Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp cho ngân hàng thưong mại việt nam sau wto...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp cho ngân hàng thưong mại việt nam sau wto

.PDF
26
88
56

Mô tả:

Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nƣớc ta đang diễn ra sôi động quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế theo cơ chế mới. Trong đó, một lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng, đó là lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Bởi vì, tiền tệ - ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thƣơng mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ nhƣ cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nƣớc, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nƣớc ta, đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng; tuy nhiên cũng đặt ra không ít những khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoà chung vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam một mặt sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trƣờng; mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro khi mức vốn của các NHTM Việt Nam còn thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực, trình độ quản lý còn hạn chế, các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chƣa phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, trình độ công nghệ còn lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam phải GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức và sẵn sàng vƣợt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội nhập. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM SAU MỘT NĂM GIA NHẬP WTO” đƣợc tiến hành nghiên cứu. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển ngày càng bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam năm 2007. - Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển bền vững. III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, Internet, tạp chí Ngân hàng… - Phƣơng pháp xử lý số liệu: dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích và so sánh các số liệu đã thu thập đƣợc. Dựa vào các tài liệu thu thập và các số liệu phân tích để nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam và đề ra một số giải pháp. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM. - Không gian nghiên cứu: Việt Nam. - Thời gian thu thập số liệu: năm 2006 - 2007. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2008 đến tháng 04/2008. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM 1.1. Thế nào là NHTM: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiên toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.2. Chức năng của NHTM: Nhìn chung, NHTM có ba chức năng cơ bản: - Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế. - Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. 1.3. Phân loại NHTM: - Dựa vào hình thức sở hữu: Dựa theo tiêu thức này, có thể phân loại NHTM thành NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và chi nhánh NHTM nƣớc ngoài. - Dựa vào chiến lƣợc kinh doanh: Dựa theo tiêu thức chiến lƣợc kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng có thể chia NHTM thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, và ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. - Dựa vào quan hệ tổ chức: Dựa theo tiêu thức quan hệ tổ chức, có thể chia NHTM thành ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và phòng giao dịch. 1.4. Cơ cấu tổ chức của một NHTM: - NHTM quốc doanh ở Việt Nam hiện có Ngân hàng công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Phát GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, và Ngân hàng Chính sách – Xã hội. Các ngân hàng này thƣờng có tổ chức hệ thống thống nhất từ Hội sở trung ƣơng đến chi nhánh ở các tỉnh, thành và quận, huyện. - NHTM cổ phần là loại ngân hàng đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần. Hiện tại và trong tƣơng lai loại hình ngân hàng này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức, một NHTM cổ phần thƣờng có: + Hội sở với đầy đủ các phòng nhƣ: Phòng giao dịch, Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính – tổ chức, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin. + Phòng giao dịch hoặc kiểm dịch trực thuộc chi nhánh, thƣờng mở ở những nơi đông dân cƣ và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhƣ: siêu thị, trƣờng học, khu công nghiệp. 1.5. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM: Các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm: - Hoạt động huy động vốn. - Hoạt động tín dụng. - Hoạt động dịch vụ thanh toán. - Hoạt động ngân quỹ. - Các hoạt động khác nhƣ góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trƣờng tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tƣ vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan hoạt động của NHTM năm 2007: Năm 2007, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan có những đóng góp quan trọng vào phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế. Đến nay hệ thống ngân hàng nƣớc ta có 6 NHTM quốc doanh, 37 NHTM cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nƣớc ngoài. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lƣợng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ƣớc tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tƣ toàn xã hội. Tăng trƣởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ƣớc tính tăng khoảng 24% cao hơn mức 19% năm 2005. Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều đóng góp cho tăng trƣởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trong những năm qua. Với hệ thống NHTM rộng khắp cả nƣớc, với số lƣợng lao động đông đảo khoảng trăm ngàn cán bộ, nhân viên với nhiều loại hình dịch vụ, có thể nói hệ thống ngân hàng đã lớn mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Tính chung trong cả nƣớc, tính đến hết tháng 12/2007, tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,8% so với cuối năm 2006 và tăng gấp 2 lần so với mức dự kiến từ đầu năm là 17-21% (xem đồ thị 1). Trong cơ cấu dƣ nợ cho vay, ƣớc tính đến 87% là dƣ nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, thƣơng mại và dịch vụ, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp và thủy hải sản, chế biến nông sản chiếm tới 29%; còn lại 13% là dƣ nợ cho vay các lĩnh vực khác. Dƣ nợ cho vay chứng khoán của toàn bộ các NHTM dừng ở tỷ lệ 1,37% trong tổng dƣ nợ cho vay. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2007 giảm 0,65% so với năm 2006, nhƣng số tuyệt đối thì không tăng. Tổng dƣ nợ tăng cao chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tƣ cũng nhƣ sức hấp thụ vốn của nền kinh tế là rất lớn trong bối cảnh năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO). Về nguyên lý cũng nhƣ thực tiễn GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO vốn đầu tƣ tăng trƣởng mạnh thời kỳ này sẽ là tiền đề cho tăng trƣởng nền kinh tế ở thời kỳ sau ít nhất là 6 tháng cho đến 1 năm. Tuy nhiên dƣ nợ tín dụng tăng cao đƣợc dựa trên cơ sở vốn huy động trong xã hội, vốn huy động từ nền kinh tế và nguồn vốn huy động từ bên ngoài vào hệ thống ngân hàng tăng nhanh, do đó không đến nỗi quá lo ngại. Hay nói cách khác vốn tín dụng tăng cao không phải từ nguồn cho vay tái cấp vốn, cho vay tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Bởi vì trong năm 2007 vốn huy động trong xã hội vào hệ thống ngân hàng còn có tốc độ tăng trƣởng lớn hơn dƣ nợ cho vay. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và Tổ chức tín dụng trong cả nƣớc tính đến hết 31/12/2007 tăng tới 39,6%, gấp hơn 3,5 lần tốc độ tăng trƣởng kinh tế ( xem đồ thị 2). Nhƣ vậy, tốc độ dƣ nợ cho vay tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng vốn huy động. Điều đó cho thấy, vai trò trung gian tài chính của các NHTM trong nền kinh tế càng đƣợc thể hiện rõ. Đây là tốc độ tăng trƣởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay. Tốc độ tăng trƣởng đó cũng cho thấy tiềm lực về vốn trong dân, trong xã hội rất lớn, hoạt động ngân hàng đổi mới mạnh mẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho ngƣời gửi tiền, dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng. Đồng thời cũng cho thấy, ngƣời dân ngày càng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng vừa hƣởng lãi, vừa an toàn. Bảng 1: Tốc độ tăng dƣ nợ và tốc độ tăng huy động vốn qua các năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng dƣ nợ 22,8 27,6 30,9 26,2 19 22,8 37,8 Tốc độ tăng huy động vốn 23,5 22,5 24,7 20,9 27,5 34,6 39,6 (Nguồn: báo cáo thƣờng niên Ngân hàng Nhà nƣớc) GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO Đồ thị 1: Tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng qua các năm 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng dƣ nợ qua các năm Đồ thị 2: Tốc độ tăng huy động vốn qua các năm 50 40 30 20 10 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng huy động vốn qua các năm 2.2. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM: 2.2.1. Hoạt động của một số NHTM: Trong năm 2007, tất cả các khối NHTM đều có sự phát triển bền vững và hiệu quả, kinh doanh có lãi. Trong đó, khối NHTM cổ phần có tốc độ phát triển nhanh nhất. Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ, lợi nhuận trƣớc thuế, mạng lƣới giao dịch,…của khối này có tốc độ tăng bình quân khoảng 70% so với năm trƣớc, nhiều chỉ tiêu tăng gấp 2 lần. Nhiều NHTM cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên thành thị có tốc độ tăng quy mô kinh doanh từ 200% đến hơn 700%, hay cao hơn nữa. NHTM cổ phần An Bình (ABBank) là một ví dụ, mặc dù chƣa phải là có mức độ tăng cao nhất. Tính đến ngày 26/12/2007, ABBank đã đạt tổng tài sản trên 17000 tỷ đồng, tăng tới 538% so với cuối năm 2006; vốn điều lệ đạt 2300 tỷ GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO đồng, tăng 103%; tổng dƣ nợ đạt trên 6300 tỷ đồng, tăng 557%; huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cƣ đạt 6700 tỷ đồng; lợi nhuận trƣớc thuế đạt 226 tỷ đồng, tăng 280% so với cuối năm trƣớc. ABBank có 54 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng gấp 5 lần cuối năm 2006. Một ví dụ khác đó là NHTM cổ phần Đông Nam Á (Sea Bank). Tính đến hết năm 2007, Sea Bank đạt tổng nguồn vốn hơn 20249 tỷ đồng, tăng 243%; tổng dƣ nợ cho vay đạt 11041 tỷ đồng, tăng 329%; tăng 410 tỷ đồng, tăng 300% so với cuối năm 2006. Trong năm 2007, Sea Bank tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng, đứng thứ ba trong khối NHTM cổ phần. Sea Bank đã phát hành thành công 2000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Trong năm 2008, Sea Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng. NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – VP Bank đến hết năm 2007, đạt tổng tài sản hơn 20000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động 15500 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2006; tổng dƣ nợ cho vay đạt trên 13000 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 313 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2006. VP Bank hiện là 1 trong số 15 NHTM cổ phần có mạng lƣới rộng nhất, đến hết năm 2007, có 130 chi nhánh và phòng giao dịch. Đứng đầu trong khối NHTM cổ phần về tất cả các chi tiêu quy mô kinh doanh chủ yếu đó là NHTM cổ phần Á Châu (ACB). Tính đến hết năm 2007, ACB đạt quy mô tổng tài sản hơn 87000 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay hơn 31600 tỷ đồng và lợi nhuận trƣớc thuế tới 2100 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 55%. Lớn nhất về vốn chủ sở hữu trong khối trong khối NHTM cổ phần đó là Eximbank, đạt khoảng 13000 tỷ đồng. Dịch vụ thẻ đa năng đứng đầu trong khối là NHTM cổ phần Đông Á, năng động đƣa ra sản phẩm mới về thẻ trong năm 2007, đứng đầu là VP Bank. Tốc độ tăng trƣởng cao nhất về vốn huy động là NHTM cổ phần Dầu khí Toàn cầu, gấp hơn 10 lần so với năm trƣớc. Khối NHTM Nhà nƣớc có tốc độ tăng trƣởng bình quân 20%; riêng Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam có tốc độ tăng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ lên tới trên 39% so với năm trƣớc và lợi nhuận trƣớc thuế đạt khoảng trên 3000 tỷ đồng, cao nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguồn vốn huy động đạt 295000 GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO tỷ đồng, ƣớc tính chiếm khoảng trên 1/4 thị phần cho vay của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Sự hợp tác, liên kết với các công ty, tổng công ty, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nƣớc với tƣ cách là đối tác cung ứng dịch vụ hay cổ đông chiến lƣợc,…cũng là xu hƣớng rất tích cực góp phần đem lại sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều NHTM trong nƣớc cần đƣợc ghi nhận. Sự liên kết, hợp tác khác cũng rất đáng đƣợc ghi nhận, đó là một số NHTM cùng với các đối tác khác thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã công bố ngân hàng này cùng với 6 tập đoàn, tổng công ty lớn khác trong nƣớc thành lập một Công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lƣợng lớn nhất Việt Nam, với số vốn lên tới 10000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 625 triệu USD. Ngân hàng đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cũng cùng với một số đối tác trong nƣớc thành lập Tổng công ty đầu tƣ phát triển đƣờng cao tốc Việt Nam… Tiếp tục xu hƣớng diễn ra trong 2 năm 2005-2006, trong năm 2007, nhiều tập đoàn ngân hàng và định chế tài chính lớn trên thế giới tiếp tục tìm kiếm cơ hội trở thành cổ đông chiến lƣợc của các NHTM Việt Nam, mà phần lớn là NHTM cổ phần. Eximbank bán 15% vốn cổ phần cho đối tác Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản, với số tiền 225 triệu USD, với giá phát hành cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh giá. Bên cạnh đó, Eximbank cũng đã hoàn tất và ký kết thỏa thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài, đó là, Quỹ VOF do VinaCapital quản lý cùng với quỹ Marie Asset của Hàn Quốc, trở thành đối tác chiến lƣợc Eximbank. OCBC của Singapore mua tiếp 5% vốn điều lệ tại VP Bank nâng tỷ lệ sở hữu lên 15% vốn cổ phần tại đối tác này. Một đối tác khác cũng của Singapore, đó là UOB mua 10% vốn điều lệ của NHTM cổ phần Phƣơng Nam. Deutsche Bank của Đức mua 10% vốn điều lệ tại Habubank. Cuối năm 2007, NHTM cổ phần Phƣơng Nam đã hoàn tất việc ký kết bán 10% cổ phần cho Ngân hàng UOB của Singapore, với số tiền là 480 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 30 triệu USD. Thông qua giao dịch này, vốn tự có của NHTM cổ phần Phƣơng Nam tăng lên 1970 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng từ 1230 tỷ đồng, lên 1434 tỷ đồng. UOB nằm trong số 100 ngân hàng lớn nhất trên thế giới và đây là GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO ngân hàng của Singapore có số vốn đầu tƣ lớn nhất vào một NHTM cổ phần của Việt Nam. Đồng thời, NHTM cổ phần Phƣơng Nam cũng ký kết thỏa thuận bán 15% cổ phần cho quỹ Marie Asset của Hàn Quốc. Việc tiếp tục bán cổ phần cho các tập đoàn ngân hàng lớn của nƣớc ngoài không chỉ giúp nâng cao năng lực tài chính, nâng cao uy tín quốc tế, thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà các đối tác nƣớc ngoài còn trợ giúp các ngân hàng trong nƣớc về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng. 2.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ: Trong vài năm gần đây, thị trƣờng thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2007. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của lƣợng thẻ phát hành ra lƣu thông những năm gần đây năm khoảng 150-300%/năm. Tính đến tháng 11/2007 lƣợng thẻ phát hành ra lƣu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006. Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nƣớc phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%). Điều này phản ánh đặc điểm tiêu dùng của ngƣời Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lƣợng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dƣ tiền gửi nhất định trong đó. Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thƣơng hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thƣơng hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thƣơng hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thƣơng hiệu thẻ tín dụng và 2% là thƣơng hiệu thẻ trả trƣớc. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hƣởng các ƣu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO kê, chi lƣơng qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác. Các ngân hàng không ngừng đầu tƣ vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho ngƣời sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lƣợng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%); Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%) và Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lƣợng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%). Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Tuy nhiên thị trƣờng thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tƣợng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Để tăng cƣờng hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nƣớc đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đƣa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phƣơng tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nƣớc đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chƣơng trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO 2.2.3. Nghiệp vụ thị trƣờng mở: Trong năm 2007, nghiệp vụ thị trƣờng mở đã dạt đƣợc thành công lớn trong can thiệp vào vốn khả dụng của NHTM và thu hút bớt tiền từ lƣu thông về, kiềm chế lạm phát. Tổng khối lƣợng giấy tờ có giá ngắn hạn Ngân hàng Nhà nƣớc mua vào kỳ hạn ngắn lên tới 61133 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn khả dụng cho các NHTM. Nhƣng cũng năm 2007, tổng doanh số tín phiếu Ngân hàng Nhà nƣớc và giấy tờ có giá bán ra là 356850 tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trƣớc đến nay. Đặc biệt là, Ngân hàng Nhà nƣớc đã tổ chức tới 355 phiên giao dịch, nhiều ngày tổ chức tới 2 – 3 phiên để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Nhiều phiên Ngân hàng Nhà nƣớc chào bán tới 10000 tỷ đồng. Đây cũng là những con số kỷ lục từ trƣớc đến nay. Tổng số có 584 lƣợt thành viên dự thầu, trong đó 399 lƣợt thành viên là NHTM Nhà nƣớc, 142 lƣợt thành viên là NHTM cổ phần và 43 lƣợt thành viên là chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ở Việt Nam; có 481 lƣợt thành viên trúng thầu, trong đó có 360 lƣợt thành viên trúng thầu là NHTM Nhà nƣớc, 86 lƣợt thành viên trúng thầu là NHTM cổ phần và 35 lƣợt thành viên trúng thầu là chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Đây cũng là diễn biến khác với nhiều năm trƣớc và cho thấy tính tham gia rộng rãi, vai trò của thị trƣờng mở đối với các NHTM cũng nhƣ đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Thời hạn giấy tờ có giá giao dịch cũng khác nhau, nhƣng rất đa dạng, khoảng 10 kỳ hạn, nhƣng chủ yếu là 7 ngày, 14 ngày,…lãi suất có xu hƣớng tăng và ở mức cao so với các năm gần đây. 2.2.4. Thị trƣờng đấu thầu tín phiếu kho bạc Nhà nƣớc: Trong năm 2007, thị trƣờng đấu thầu tín phiếu kho bạc không sôi động nhƣ các năm trƣớc nhƣng vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc Ngân hàng Nhà nƣớc can thiệp vào vốn khả dụng của các NHTM và tạo hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng mở, từ đó tác động vào lãi suất thị trƣờng tiền tệ, tác động vào lãi suất huy động vốn của NHTM. Quy mô giao dịch của thị trƣờng đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2007 không đạt cao nhƣ dự kiến từ đầu năm và thấp hơn năm 2006, tổng khối lƣợng trúng thầu là 10220 tỷ đồng, thấp nhất trong nhiều năm qua. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO 2.3. Một số thành tựu và hạn chế của hoạt động NHTM: 2.3.1. Thành tựu: Đánh giá tổng quan, hoạt động NHTM trong năm 2007 tiếp tục tăng trƣởng, phát triển và đạt đƣợc những thành tựu nhất định gắn liền với 4 kết quả nổi bật sau: - Thứ nhất, năm 2007 là năm hệ thống các NHTM có tốc độ tăng trƣởng rất lớn về tài sản có, dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và nguồn vốn chủ sở hữu. So với GDP, tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dƣ nợ đạt 85%. So với cuối năm 2006, tính đến cuối tháng 11/2007, tổng tài sản có của hệ thống các NHTM tăng trƣởng khoảng 44%, tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế và tổng vốn huy động tăng 37,8%, đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của các NHTM Nhà nƣớc tăng 57%; con số này là hơn 70% đối với các NHTM cổ phần. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ khoảng 2%. Hầu hết các NHTM kinh doanh có lãi, đặc biệt là khối các NHTM cổ phần đạt mức chênh lệch thu chi lớn. - Thứ hai, hầu hết các NHTM đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%, có một số NHTM Nhà nƣớc đã đạt mức trên 10% do vốn tự có (chủ yếu là vốn điều lệ) của các ngân hàng tiếp tục đƣợc bổ sung mạnh trong năm 2007 (NHTM Nhà nƣớc tăng 50% và NHTM cổ phần tăng 67%). Đặc biệt, vào những ngày cuối cùng của năm 2007, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã trở thành NHTM Nhà nƣớc đầu tiên thực hiện IPO thành công đợt phát hành 97,5 triệu cổ phiếu với sự tham gia của 9326 nhà đầu tƣ với mức giá trúng thầu bình quân 107.860 đồng/cổ phiếu và đây cũng là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đến nay. - Thứ ba, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng đa dạng hoá, hiện đại hoá. Các NHTM tập trung khai thác thị trƣờng dịch vụ ngân hàng bán lẻ hết sức tiềm năng. Các NHTM tung ra thị trƣờng nhiều dịch vụ ngân hàng hấp dẫn nhƣ tài khoản cá nhân, ATM, thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng. Dịch vụ thẻ có bƣớc phát triển về chiều rộng và chiều sâu, công nghệ thẻ chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn EMV, nhiều dịch vụ gia tăng của thẻ thanh toán đã đƣợc triển khai. Đặc biệt tháng 11/2007, thị trƣờng thẻ Việt Nam đã chứng kiến một sự kiện đột phá đó là việc đạt đƣợc thỏa thuận kết nối giữa hai hệ thống thẻ thanh toán lớn nhất Việt Nam (Công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam BanknetVn và Công ty Smartlink) để tạo ra một hạ tầng kỹ thuật GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO chấp nhận thẻ với 4500 máy ATM và hơn 2 vạn thiết bị đọc thẻ POS. Năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc triển khai trả lƣơng qua tài khoản là bƣớc tích cực về mặt chính sách có tác dụng thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển. - Thứ tƣ, năm 2007 tiếp tục chứng kiến xu hƣớng hợp tác cùng phát triển giữa các NHTM và giữa NHTM với các doanh nghiệp thông qua thiết lập các liên minh, liên kết, đối tác chiến lƣợc hoặc thỏa thuận hợp tác toàn diện. Các NHTM Việt Nam thu hút đƣợc sự quan tâm lớn của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc. Nhiều định chế tài chính lớn đã trở thành cổ đông lớn, cổ đông chiến lƣợc hoặc đối tác chiến lƣợc của các NHTM, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị, hiện đại hoá công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam. 2.3.2. Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần đƣợc khắc phục để hội nhập đƣợc tốt, có khả năng cạnh tranh cao trong môi trƣờng quốc tế. Cụ thể: - Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nƣớc còn đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao, chƣa định hƣớng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Huy động vốn chủ yếu dƣới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng hoạt động là chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Do không thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các NHTM Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. - Tình hình nợ xấu vẫn có xu hƣớng giảm chƣa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là khối các NHTM Nhà nƣớc. Nợ tồn đọng trong cho vay đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng VNĐ đang ở mức cao trên tổng dƣ nợ. - Tự do hóa lãi suất có xu hƣớng làm cho mặt bằng lãi suất trong nƣớc tăng lên. Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhƣng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần không nhỏ số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và phá sản nếu GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO không đƣợc tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn. - Các công cụ điều tiết chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc còn cần phải bàn và còn bất cập nên tác dụng điều tiết chƣa cao. Do đó, khi lãi suất thị trƣờng lên cao trong khi vốn khả dụng của các NHTM dƣ thừa, Ngân hàng Nhà nƣớc thiếu khả năng can thiệp để điều tiết mặt bằng lãi suất. - Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài trên 1 năm tại các NHTM chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 30%, còn lại là ngắn hạn dƣới 1 năm chiếm tới 70%. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn hiện đã ở mức trên 40% và đang có sức ép tăng lên với quá trình công nghiệp hóa của đất nƣớc. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với các nƣớc đang phát triển, kinh tế vĩ mô chƣa thực sự ổn định, độ tin cậy của đồng tiền còn thấp, huy động vốn dài hạn khó khăn…Chính phủ đều có chính sách cho phép sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đồng thời áp dụng một số chính sách hỗ trợ để đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trên phải có một giới hạn nhất định. Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở nƣớc ta hiện nay tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống. - Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn bằng ngoại tệ còn chƣa cao nhƣ mong muốn và chƣa chuyển đƣợc nhiều thành vốn tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Phần lớn vốn của các NHTM Việt Nam đều thấp nên khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chƣa đƣợc cao. Hệ thống NHTM Nhà nƣớc chiếm đến trên 75% thị trƣờng huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trƣờng tín dụng, sức ép cạnh tranh còn thấp. Các NHTM cổ phần, quỹ tín dụng quá nhỏ bé và yếu kém đang là điểm dễ bị tổn thƣơng nhất của hệ thống. Có một số công ty tài chính và quỹ tài chính đƣợc thành lập nhƣng mới bắt đầu hoạt động. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO - Các ngân hàng chƣa mở rộng và thay đổi phƣơng thức kinh doanh; năng lực thẩm định dự án thấp. Tình trạng này một phần do thị trƣờng tài chính chƣa phát triển và các khuôn khổ pháp luật, kế toán và quản lý không đầy đủ, nhƣng chủ yếu là do thiếu sự cạnh tranh, điều kiện tạo ra rất ít động lực cho các ngân hàng cải thiện chất lƣợng hoạt động. - Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trƣờng tài chính, cho phép các ngân hàng quốc tế đƣợc hoạt động và đối xử bình đẳng nhƣ những ngân hàng trong nƣớc sẽ tạo ra những sức ép lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Hệ thống ngân hàng chƣa tạo dựng đƣợc một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. - Nhiều NHTM chƣa xây dựng quy trình và thực hiện quản lý tập trung đối với rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng phân tích kỳ hạn. Việc quản lý rủi ro thanh khoản hầu nhƣ chỉ thực hiện ở những chi nhánh đơn lẻ, do đó khi xuất hiện những biến động bất thƣờng, một số NHTM luôn phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng chi trả tạm thời trên toàn hệ thống. - Phần lớn các NHTM chƣa xây dựng đƣợc quy trình tập trung tại hội sở chính đối với rủi ro về tỷ giá và kinh doanh ngoại hối; quy trình quản lý trạng thái ngoại hối chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nên chƣa có những giải pháp hiệu quả để hạn chế tác động của những rủi ro này khi có sự biến động bất lợi về lãi suất và tỷ giá. Bên cạnh đó, một số NHTM đƣợc phép kinh doanh ngoại hối không chấp hành các giới hạn về trạng thái ngoại tệ, báo cáo thiếu trung thực, đầu cơ trong kinh doanh nhƣng không kiểm soát đƣợc rủi ro tỷ giá. Vì vậy, khi phải đối mặt với sự biến động của thị trƣờng đã gây tổn thất cho chính NHTM. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO CHƢƠNG 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Thuận lợi: Hoạt động ngân hàng phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, hiệu quả, chất lƣợng và quy mô. Đạt đƣợc những kết quả trên là do tác động của các yếu tố sau: - Trong năm 2007, nền kinh tế đất nƣớc tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao, gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ và du lịch tiếp tục mở rộng và phát triển. - Những tác động tích cực từ việc gia nhập WTO, sau một năm bƣớc đầu đã phát huy tác dụng. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức tăng trƣởng cao, tác động kích thích hoạt động dịch vụ ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, cho vay…của các NHTM phát triển hơn. - Thị trƣờng chứng khoán phát triển, thu hút vốn đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, đáp ứng cho quá trình mở rộng và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, việc tăng trƣởng vốn điều lệ thuận lợi hơn. Mặt khác, thông qua thị trƣờng chứng khoán các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần, có điều kiện tạo thƣơng hiệu, nâng cao uy tín và tăng trƣởng nguồn vốn điều lệ thuận lợi hơn, dễ dàng hơn so với trƣớc đây. - Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và cạnh tranh rất sôi động sau một năm nền kinh tế nƣớc ta gia nhập WTO. Môi trƣờng cạnh tranh hoạt động ngân hàng bình đẳng hơn. Các khối ngân hàng, đặc biệt là khối NHTM cổ phần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, hiện đại hóa dịch vụ, đổi mới quản trị điều hành, đẩy mạnh quảng bá thƣơng hiệu và marketing, mở rộng mạng lƣới, đổi mới phong cách giao dịch, năng động và phân quyền tự chủ trong kinh doanh rõ ràng hơn. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO 3.2. Thách thức: Trong bức tranh sáng của hoạt động ngân hàng trong năm 2007 còn xuất hiện những mảng tối có thể trở thành nguy cơ đe doạ sự an toàn và lành mạnh của các NHTM. Có thể nói, các NHTM đang phải đối mặt với những rủi ro trọng yếu là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ bên cạnh các rủi ro chiến lƣợc và rủi ro danh tiếng. Cụ thể: - Tài sản có, tín dụng và huy động vốn của các NHTM đạt tốc độ tăng trƣởng rất cao, đặc biệt là các NHTM mới chuyển đổi từ NHTM cổ phần nông thôn sang NHTM cổ phần đô thị trong điều kiện mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao, rủi ro tiềm ẩn lớn, trình độ công nghệ và năng lực quản trị điều hành của các NHTM chƣa đƣợc cải thiện một cách tƣơng xứng với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động. Đáng lƣu ý, năm 2007 có tới gần 50 NHTM có tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng trên 50% và gần 30 NHTM có tốc độ tăng trƣởng tín dụng trên 100%. Các NHTM tăng trƣởng tín dụng quá nhanh và có dấu hiệu nới lỏng kiểm soát tăng trƣởng tín dụng của các NHTM, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Có NHTM đã cho vay tiêu dùng không cần tài sản bảo đảm lên tới 200 - 300 triệu đồng hay cho vay tín chấp tiêu dùng với mức gấp 5 lần thu nhập với thời hạn dài (có thể lên đến 20 năm). Tăng trƣởng tín dụng nhanh trong năm 2007 đƣợc kích thích bởi cả bên cung và cầu về vốn: Nguồn vốn cho vay dồi dào, các NHTM tăng mạnh vốn điều lệ, huy động đƣợc khối lƣợng vốn lớn từ nền kinh tế, mở rộng màng lƣới chi nhánh; nhu cầu vốn vay của nền kinh tế tăng mạnh. Chất lƣợng tăng trƣởng tín dụng vẫn trong tầm kiểm soát song khối lƣợng nợ xấu tiếp gia tăng, cao nhất là khối NHTM nƣớc ngoài và liên doanh (hơn gấp đôi), sau đó đến các công ty tài chính (gần 100%), khối NHTM cổ phần (36%). Vi phạm các quy định, quy trình, thủ tục cấp tín dụng vẫn xảy ra một cách phổ biến ở nhiều NHTM. Nhiều NHTM chƣa có khả năng quản trị rủi ro danh mục tín dụng, đánh giá hợp lý ngành nghề kinh doanh và rủi ro của khách hàng. Nửa cuối năm 2007, một số NHTM có xu hƣớng tập trung mở rộng cho vay đầu tƣ, kinh doanh bất động sản trong khi thị trƣờng nhà đất đã xuất hiện dấu hiệu phát triển “nóng”, chƣa lành mạnh do một phần yếu tố đầu cơ. Điều này khiến cho rủi ro tiềm ẩn đằng sau kết quả tăng trƣởng GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO ngoạn mục của năm 2007 là lớn và trở thành thách thức đối với các NHTM và cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong năm 2008. - Một số NHTM đang có chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động và phát triển trở thành tập đoàn tài chính hoạt động đa năng, đa lĩnh vực trong khi đó hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý, giám sát đối với các tập đoàn tài chính còn chƣa đầy đủ và sự hạn chế về năng lực quản trị của các NHTM trong việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát toàn diện các rủi ro phát sinh từ sự đa dạng hóa hoạt động. Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, trình độ quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hiện nay rất sơ khai, nhiều các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro chƣa đƣợc áp dụng. Thậm chí, nhiều ngân hàng chƣa coi trọng đúng mức việc quản trị vốn theo mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tính toán và duy trì chủ yếu để đáp ứng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc; hệ thống quản trị rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động còn yếu; hệ thống công nghệ, hệ thống thông tin báo cáo nội bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu quản trị rủi ro lành mạnh; hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ chƣa hoạt động hữu hiệu. - Dƣới tác động của tự do hóa tài chính, các thị trƣờng tài chính trong nƣớc có xu hƣớng ngày càng liên thông. Năm 2007 đã khép lại với những cung bậc thăng trầm chƣa từng có của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index từ mức 741 điểm ngày 2/1/2007 đã có lúc lên đến đỉnh điểm 1170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 (mức cao nhất trong lịch sử 7 năm hoạt động) và sau đó điều chỉnh giảm sâu xuống mức 900 điểm. Lãi suất trong năm 2007 cũng có nhiều biến động, lãi qua đêm trên thị trƣờng liên ngân hàng đã có lúc lên tới mức 1010,6%/năm do nhu cầu vốn thanh khoản của các ngân hàng tăng mạnh. Dấu hiệu này cho thấy có những thời điểm một số NHTM phải trải qua rủi ro thanh khoản (sự mất đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn) và rủi ro lãi suất là tƣơng đối lớn. - Thị trƣờng chứng khoán phát triển bùng nổ từ giữa năm 2006 đã thu hút một khối lƣợng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc. Một phần vốn không nhỏ từ các NHTM đã đƣợc chuyển qua đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán thông qua các hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán, song các NHTM lại thiếu chính sách, quy trình, thủ tục đo lƣờng, đánh giá và quản trị rủi ro liên quan đến chứng khoán một cách phù GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO hợp. Một số NHTM đã có mức dƣ nợ cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán trên 40% tổng dƣ nợ. Trƣớc sự phát triển nóng kèm theo nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trƣờng chứng khoán, các NHTM có thể phải chịu tổn thất nặng nề nếu thị trƣờng chứng khoán diễn biến bất lợi. Để cảnh báo và giảm thiểu rủi ro cho các NHTM, ngày 25/8/2006, Ngân hàng Nhà nƣớc đã có văn bản số 7318/NHNNCSTT đƣa ra một số biện pháp chỉ đạo các NHTM trong việc cho vay mua cổ phiếu. Tiếp theo, ngày 28/5/2007, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN (hiệu lực từ ngày 1/7/2007) yêu cầu các NHTM phải khống chế dƣ nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán ở mức dƣới 3% tổng dƣ nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra một số giải pháp bổ trợ nhƣ NHTM không đƣợc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán mà NHTM nắm quyền kiểm soát; cấm cho vay không có bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán; quy định hệ số rủi ro ở mức 150% đối với các khoản cho vay đầu tƣ chứng khoán, các khoản cho vay công ty chứng khoán. Đến cuối năm 2007, Chỉ thị số 03 đƣợc hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm chỉnh và tỷ lệ cho vay kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán bình quân giảm xuống mức dƣới 3% tổng dƣ nợ toàn hệ thống, nhờ đó góp phần ổn định thị trƣờng chứng khoán. - Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng và có xu hƣớng tiếp tục mạnh hơn trong năm 2008 và những năm tiếp theo do có thêm nhiều NHTM mới của Việt Nam và NHTM nƣớc ngoài gia nhập thị trƣờng. Trong khi đó, nhiều NHTM hiện nay chƣa xác định đƣợc cho mình chiến lƣợc cạnh tranh, chiến lƣợc kinh doanh và phân đoạn thị trƣờng phù hợp trong khi đó màng lƣới chi nhánh của các NHTM tiếp tục đƣợc mở rộng nhƣ một phƣơng thức cơ bản chiếm lĩnh thị trƣờng, duy trì và mở rộng thị phần cùng với thiếu hụt về nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, hạn chế về năng lực quản trị điều hành, công nghệ góp phần làm tăng chi phí, rủi ro chiến lƣợc và rủi ro hoạt động cho các NHTM. GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan