Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần kết cấu thép thái nguyên...

Tài liệu Thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần kết cấu thép thái nguyên

.PDF
70
244
55

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng PHẦN MỞ ĐẦU Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính trong nền kinh tế. Hoạt động tài chính có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để có những kế hoạch, biện pháp điều chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng, chấp hành pháp luật. Thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được thực trạng tài chính, vạch rõ mặt tích cực cũng như tiêu cực của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Từ đó đề các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp với mong muốn được kết hợp giữa kiến thức quý báu đã học ở trường và những kinh nghiệm bổ ích đã tiếp thu từ thời gian thực tập tại công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên, em đã lựa chọn chuyên đề “Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên”. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên Chương III: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên Em nhận thấy rằng phân tích tình hình tài chính là một vấn đề rất rộng SV: Triệu Trung Kiên 1 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng lớn, cần có khả năng phân tích và tổng hợp chính xác, chính vì vậy trong quá trình làm báo cáo thực tập về phân tích tình hình tài chính tại Công ty không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bác, các anh chị trong phòng Kế toán -Thống kê của Công ty để em hoàn thiện hơn nữa báo cáo tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Việt Dũng và tập thể cán bộ nhân viên trong phòng Kế toán - Thống kê của Công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập. SV: Triệu Trung Kiên 2 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTCP KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên đơn vị: Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên Trụ sở: km số 7, quốc lộ 3, phường Tân Lập, tp Thái Nguyên Số tài khoản: 39010000000076 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên Mã số thuế: 4600425354 Điện thoại: 0280.3.847.562 Fax: 0280.847.417 Vốn điều lệ 4.200.000.000. Tiền thân là Xí nghiệp kết cấu thép xây dựng được thành lập từ những năm 1970 phục vụ sản xuất thi công cho công trình trọng điểm là Công ty Gang thép thái nguyên. Trước ngày 04/01/2008, Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên có tên là Chi nhánh thép Thái Nguyên, trực thuộc Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng. Từ ngày 04/01/ 2008, Chi nhánh thép Thái Nguyên chính thức tách ra hoạt động độc lập và đổi tên thành Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên theo quyết định số 543/QĐ - HĐQT, ngày 28/12/2007 của hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần thép xây dựng. Hiện nay công ty Cổ phần Kết cấu thép Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công các công trình xây lắp công nghiệp trong phạm vi cả nước. 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần kết cấu thép thái nguyên với năng lực và thiết bị đồng bộ tiên tiến cho chuyên ngành sản xuất kết cấu thép cơ khí hàng năm Công ty sản xuất hơn 6000 tấn sản phẩm. SV: Triệu Trung Kiên 3 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Một số sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp đó là sản xuất các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí, nhà thép tiền chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện hạ cao thế, cột vi ba truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục phục vụ cho các công trình công nghiệp và dân dụng… Bên cạnh những nhiệm vụ mà cấp trên giao cho thì công ty còn phải chủ động tìm kiếm khách hàng trên thị trường. 1.2 Hiện trạng của công ty. 1.2.1 Tình hình nguồn nhân lực Công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề có thể cùng lúc đáp ừng được nhiều nhu cầu của các bạn hàng. Với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp sẽ tư vấn, thiết kế cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và thoả mãn với nhu cầu của khách hàng. Hiện nay Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên có 157 cán bộ công nhân viên và lao động. Công ty phân công lao động đối với nhân viên văn phòng làm việc theo giờ hành chính. Đối với nhân viên phân xưởng và công nhân làm theo ca (ca 1 và ca 2) Công nhân của Công ty đều được đào tạo qua các trường trung cấp nghề trở lên, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Nhân viên các phòng ban đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt các kế hoạch cũng như các phong trào của Công ty. Trình độ lao động thể hiện qua bảng sau: SV: Triệu Trung Kiên 4 Lớp: K3KTDNCNA  Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Dũng Bảng 1.1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN Năm 2008 Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 Số Cơ lượng cấu (người) (%) Năm 2009 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I- Tổng lao động - Trực tiếp 150 100 157 100 +7 +4.67 99 66 105 66.88 +6 +6.06 - Gián tiếp 51 34 52 33.12 +1 +1.96 - Đại học 23 15.33 25 15.92 +2 +8.69 - Cao đẳng 18 12 16 10.19 -2 -11.11 - Trung cấp 12 8 10 6.37 -2 -16.67 - Công nhân 97 64.67 106 67.52 +9 +9.27 II- Trình độ ( Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động) Như vậy trong năm 2009 công ty đã tăng số lượng lao động lên 7 người trong đó số lao động trực tiếp tăng 1 người và số lao động gián tiếp tăng 6 người. Điều này khá phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, số lao động gián tiếp tăng chậm hơn số lao động trực tiếp. Người lao động trong công ty được quan tâm đúng mức, được hưởng các chế độ bảo hiểm, các điều kiện về an toàn lao động được đảm bảo. 1.2.2 Tình hình hoạt động công ty trong các năm qua Công ty đã tham gia vào các công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân như: Sản xuất thi công khu liên hiệp Gang thép Thái nguyên, các nhà máy Nhiệt điện, Nhà máy xi măng, các nhà máy chế biến thực phẩm, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài như Nhà máy kết cấu thép Zamil, nhà máy sản xuất Honda, nhà máy sản xuất otô Toyota, thiết bị phi tiêu chuẩn của các nhà máy thức ăn gia súc..... SV: Triệu Trung Kiên 5 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Tại thời điểm ngày 01/01/2009 Nhà máy có số vốn và tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh như sau:  Tổng tài sản: 20.133.921.837đ  Tài sản ngắn hạn: 17.229.169.162đ  Vốn chủ sở hữu: 4.676.312.000đ Trong thời gian vừa qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy diễn ra tốt, đảm bảo sản lượng theo kế hoạch của Công ty. Lương cán bộ ổn định và có xu hướng tăng lên, đảm bảo đời sống cho người lao động. công ty luôn hoàn thành tốt mọi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các cơ quan Nhà nước. Tình hình hoạt động cụ thể của Nhà máy được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2009 ĐVT: vnđ STT Chỉ tiêu 1 Tổng doanh thu 2 Lợi nhuận sau thuế 3 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 49.829.340.554 51.680.947.545 45.851.868.862 1.195.079.266 468.042.000 783.771.882 28.857.241.654 20.133.921.837 27.450.852.825 Nguồn vốn kinh doanh (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) 1.2.3 Định hướng hoạt động công ty trong các năm tiếp theo Công ty cần không ngừng đổi mới, nhanh nhạy nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường cũng như sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới để đưa ra những bước đi cho riêng mình nhằm đứng vững và phát triển. Để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài công ty đã đặt ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể như sau: - Tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh cung cấp đủ sản phẩm cho các đơn đặt hàng, đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất được liên tục. SV: Triệu Trung Kiên 6 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Từng bước đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thông qua các lớp đào tạo chuyên môn, đầu tư các trang thiết bị làm việc cần thiết có khả năng tiếp cận với công nghệ mới. Thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí, giảm chi phí đầu vào nhằm ổn định giá thành sản phẩm. Nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và tham gia SXK . Đảm bảo đạt và vượt mức kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động, cổ tức, nộp ngân sách. Xây dựng thương hiệu của công ty trở thành 1 thương hiệu mạnh. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công tại các công trình. 1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất 1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 1.1 cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Đội lắp ráp Phân xưởng cơ khí Tổ phôi SV: Triệu Trung Kiên Tổ gá Tổ hàn 7 Phòng kế hoạch kỹ thuật Tổ sơn Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Hệ thống ban lãnh đạo chính của Công ty cố phần kết cấu thép Thái Nguyên bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc và các phòng ban. - Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty có nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hành sản xuất và đưa ra các quyết định quản trị giúp cho Công ty hoạt động có hiệu quả, đi đúng phương hướng, thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Phó giám đốc: Phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, thực hiện chức năng thuộc thẩm quyền kế hoạch từ khi xây dựng nhiệm vụ kế hoạch đến khi điều hành thực hiện kế hoạch, thanh toán, thanh lý hợp đồng kinh tế. - Phòng tổ chức – hành chính: tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty, làm công tác tổ chức quản lý công tác lao động, phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đào tạo, bổ nhiệm xắp xếp cán bộ, nâng bậc lương cho công nhân viên công ty, và giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động. - Phòng kế toán – tài chính: Lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng, xác định vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cùng với lãnh đạo công ty xây dựng quy chế quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị. Quản lý vốn và tài sản của đơn vị, việc quản lý vốn và tài sản phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng đúng mục đích, đáp ứng vốn cho hoạt đống sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả. - Phòng kế hoạch – kỹ thuật: là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác kế hoạch kỹ thuật, vật tư và các nhiệm vụ được giao. Xác lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm,và dự án đầu tư,cải tạo mở rộng năng lực sản xuất của công ty,dự báo các năm sau,kế hoạch dài hạn trình giám đốc bảo vệ tính đúng đắn khoa học hiện thực với cấp trên… - Các bộ phận khác thực hiện đúng quy chế của công ty và hoàn thành nhiệm vụ được giao. SV: Triệu Trung Kiên 8 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng 1.3.3 Công nghệ sản xuất của công ty Sản phẩm chủ yếu của công ty đó là sản xuất các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí, nhà thép tiền chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện hạ cao thế, cột vi ba truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục phục vụ cho các công trình công nghiệp và dân dụng… Tất cả các sản phẩm của công ty đều trải qua một quy trình công nghệ thống nhất như sau: Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất thép Kho nguyên liệu Bộ phận lấy dấu Cắt Gá dựng hình hàn Mài vệ sinh sơn Đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư của công ty sẽ trình bày các giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn phương án tối ưu. Sau khi thống nhất phương án, công ty sẽ hoàn chỉnh phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu và thể hiện ý đồ trên các bản vẽ. Hiểu rõ rằng sai phạm trên bản vẽ sẽ là những sai phạm gây ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng công SV: Triệu Trung Kiên 9 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng trình nên đội ngũ quản lý dự án của công ty luôn ưu tiên cho công tác xem xét và kiểm soát lỗi bản vẽ. Theo bản vẽ gia công, công nhân đưa thép tấm qua máy cắt và cắt thành những phôi thép rời rạc của cấu kiện. Sau khi khoan cắt, các phôi thép được đo đạc lại để đảm bảo kích thước và đặt mã số chính xác. Các thành phần rời rạc trên được đưa sang máy ráp, tại đây chúng được nắn thẳng, bo cạnh và ráp thành các cấu kiện bởi các mối hàn tạm, theo đúng mã số đã chỉ định. Cấu kiện tạm được so khớp mã số để đảm bảo các thành phần không ráp nhầm. Để đảm bảo các thành phần của cấu kiện kết dính với nhau như một khối thống nhất, chúng được đưa qua hệ thống hàn hồ quang chìm tự động. Với nhiệt độ hơn 1200 độ C, hai mép của 2 bản thép được nấu chảy và dính liền với nhau như được đúc ra từ khuôn. 30% tuổi thọ của công trình nhà thép được quyết định bởi chất lượng sơn phủ. Để sơn có độ bám cao và chịu được sự phá hoại do thời tiết, trước khi sơn, các cấu kiện thép được đưa vào máy phun cát tự động để làm sạch bề mặt. Các hạt cát từ máy phun cát tự động động cơ thổi mạnh vào bề mặt các cấu kiện liên tục từ 10-30 phút, làm cho chúng ánh kim và tạo một độ nhám kỹ thuật đặc trưng, giúp sơn bám chặt hơn rất nhiều lần. Cuối cùng là công đoạn sơn phủ cấu kiện. Có tất cả 3 lớp sơn phủ. Đầu tiên là sơn chống sét tiếp đến là 2 lớp sơn bao phủ. Các cấu kiện hoàn chỉnh được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi vận chuyển ra công trình sẵn sàng cho việc lắp đặt. Đây là quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn về chất lượng được công ty sử dụng từ năm 2004. 1.4 Tổ chức công tác kế toán tài chính tại công ty 1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán của Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên gồm 6 người, thể hiện qua sơ đồ dưới đây: SV: Triệu Trung Kiên 10 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Sơ đồ 1.3 cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Trưởng phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán tổng hợp, tính giá thành và tiêu thụ) Kế toán thanh toán Thủ quỹ, kế toán vật tư Kế toán công nợ. TSCĐ Kế toán lương Thủ kho * Trưởng phòng kế toán: Có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giúp các nhân viên hoàn thành tốt các phần hành được giao, bên cạnh đó có trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính của nhà máy, chịu trách nhiệm trước kiểm toán viên về số liệu sổ sách trong kỳ, tập hợp chi phí theo từng đối tượng, tính giá thành để xác định giá thành cho sản phẩm tiêu thụ. * Kế toán thanh toán: Theo dõi các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phát sinh trong kỳ, số dư tài khoản tiền tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên. * Thủ quỹ kiêm kế toán vật tư: Quản lý toàn bộ tiền mặt của nhà máy. Căn cứ vào các chứng từ đã đủ tiêu chuẩn để nhập, xuất quỹ tiền mặt phù hợp. Theo dõi tình hình tăng giảm các loại vật tư thông qua các bản báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, CC C… * Kế toán công nợ, TSCĐ: theo dõi tình hình công nợ của công ty để từ đó đưa ra ý kiến với kế toán trưởng về việc sử dụng nguồn vốn của công ty. Theo dõi tình hình biến động TSCĐ của Công ty. * Kế toán tiền lương: Tính lương và các chế độ hưởng theo lương cho người lao động. SV: Triệu Trung Kiên 11 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng * Thủ kho: Theo dõi tình hình biến động của NVL và cung cấp các số liệu về kho phục vụ cho công tác phòng kế toán. 1.4.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán. Cty cp kêt cấu thép Thái Nguyên hạch toán theo hình thức nhật ký chung. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: việt nam đồng ( vnđ) Sơ đồ 1.4: công tác tổ chức kế toán Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra SV: Triệu Trung Kiên 12 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Hiện nay, Cty đang sử dụng phần mềm kế toán Standard 6.0 để thuận lợi cho việc hạch toán, tạo độ chính xác và nhanh chóng Sơ đồ 1.5 :Trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm kế toán Standard 6.0 Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi chú: SỔ CÁI Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm Đối chiếu, kiểm tra + Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp, chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm, từ đó các thông tin sẽ được tự động nhập vào các nhật ký chứng từ, các sổ cái và các thẻ kế toán chi tiết có liên quan. + Cuối quý hoặc bất kỳ thời điểm nào có nhu cầu, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối SV: Triệu Trung Kiên 13 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng quý, năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý về sổ kế toán ghi bằng tay rồi tiến hành lưu trữ. * Hệ thống chứng từ, tài khoản sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản cũng như chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Cty cp kết cấu thép Thái Nguyên sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính ban hành như: - Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư, biên bản kiểm nghiệm… - Chứng từ tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ… - Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, giấy nghỉ phép… - Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường… - Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có, giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng… * Hệ thống sổ kế toán Cty hạch toán kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”. o vậy hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng trong Cty bao gồm: - Bảng phân bổ gồm: Bảng phân bổ NVL và CC C, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao,bảng kê các khoản trích nộp theo lương. - Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… - Sổ tổng hợp: sổ cái các TK, sổ NKC. * Hệ thống báo cáo tại Nhà máy gồm: - Bảng cân đối số phát sinh - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính SV: Triệu Trung Kiên 14 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN 2.1 Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên Trong năm 2009 Công ty Cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên đã thực hiện việc phân tích tình hình tài chính của Công ty để phục vụ cho công tác quản lý nhằm nắm bắt được thực trạng tài chính của công ty giúp cho việc xác định những ưu điểm và nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác phân tích tình hình tài chính do phòng kế toán của Công ty thực hiện. Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh. Bằng cách so sánh giữa kỳ phân tích với các kỳ gốc khác nhau cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính, sau đó căn cứ vào sự biến động cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu lên nhận xét. Số liệu sử dụng để phân tích được lấy trong hệ thống báo cáo tài chính. Trong đó dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty như sau: Phân tích chung về tình hình tài chính. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. Số liệu Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện: SV: Triệu Trung Kiên 15 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của Công ty BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (31/12 năm 2007, năm 2008 và năm 2009) ĐVT: đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 26.624.238.379 17.229.169.162 21.666.868.445 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 44.709.370 564.287.681 1.122.590.227 1. Tiền 44.709.370 564.287.681 1.122.590.227 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 15.124.794.541 13.488.993.006 14.037.952.945 1. Phải thu của khách hàng 15.229.696.949 13.067.551.397 14.548.846.335 225.124.850 53.636.364 573.501.894 224.447.978 TÁI SẢN A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 2. Trả trước cho người bán 5. Các khoản phải thu khác 6. P các khoản phải thu khó đòi 297.282.727 (402.185.135) (377.185.135) (788.977.732) IV. Hàng tồn kho 11.170.799.468 2.967.855.515 5.519.499.710 1. Hàng tồn kho 11.170.799.468 2.967.855.515 5.519.499.710 V. Tài sản ngắn hạn khác 283.935.000 208.032.960 986.825.563 4. Tài sản ngắn hạn khác 283.935.000 208.032.960 986.825.563 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 2.233.003.275 2.904.752.675 5.783.984.380 II. Tài sản cố định 2.164.016.607 2.774.013.594 5.624.354.405 1. Tài sản cố định hữu hình 1.810.741.223 2.745.289.767 5.624.354.405 - Nguyên giá 4.317.255.722 5.856.484.267 9.561.448.031 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2.506.514.499) (3.111.194.500) (3.937.093.626) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 353.275.384 28.723.827 V. Tài sản dài hạn khác 68.986.668 130.739.081 159.629.975 1. Chi phí trả trước dài hạn 68.986.668 130.739.081 159.629.975 28.857.241.654 20.133.921.837 27.450.852.825 26.948.971.654 15.457.609.837 22.458.810.943 TỔNG CỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A – NỢ PHẢI TRẢ SV: Triệu Trung Kiên 16 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp I. Nợ ngắn hạn  GVHD: Nguyễn Việt Dũng 26.948.971.654 15.457.609.837 22.458.810.943 8.928.900.000 9.204.295.323 8.921.305.019 10.257.925.763 2.163.444.993 8.477.686.076 3.320.314.239 1.282.246.571 1.014.115.725 532.924.814 774.185.389 1.199.146.793 1.013.429.354 471.955.673 1.629.958.710 497.107.926 5.870.000 900.000 733.009.144 1.555.611.888 1.215.698.620 B – NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.908.270.000 4.676.312.000 4.992.041.882 I. Vốn chủ sở hữu 1.906.200.000 4.674.242.000 4.989.971.882 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.900.000.000 4.200.000.000 4.200.000.000 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 9. Phải trả, phải nộp khác 7. Quỹ đầu tư phát triển 1.665.360.414 6.200.000 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.200.000 6.200.000 468.042.000 783.771.882 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.070.000 2.070.000 2.070.000 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 2.070.000 2.070.000 2.070.000 28.857.241.654 20.133.921.837 27.450.852.825 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính ) SV: Triệu Trung Kiên 17 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng Bảng số 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (31/12 năm 2007, năm 2008 và năm 2009) ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU T về bán hàng và cung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 49.829.340.554 51.680.947.545 45.851.868.862 oanh thu thuần 49.829.340.554 51.680.947.545 45.851.868.862 Giá vốn hàng bán 45.507.301.302 47.121.755.038 40.672.809.134 4.322.039.252 4.559.192.507 5.179.059.728 3.839.060 4.937.066 8.224.931 Chi phí tài chính 1.195.628.266 1.829.339.074 968.951.850 Chi phí bán hàng 3.558.000 11.579.268 45.052.000 1.917.789.275 2.141.120.079 3.263.921.152 1.209.230.041 582.091.152 909.359.657 97.703.197 50.849 74.631.820 Chi phí khác 111.853.972 210 33.964.953 Lợi nhuận khác (14.150.775) 50.639 40.666.867 1.195.079.266 582.141.791 950.026.524 114.099.791 166.254.642 468.042.000 783.771.882 cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ oanh thu hoạt động tài chính Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Thuế TN N phải nộp Lợi nhuận sau thuế TN N 1.195.079.266 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) SV: Triệu Trung Kiên 18 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng 2.1.1. Phân tích chung về tình hình tài chính Trước hết dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nhận thấy năm 2008 tổng tài sản và tổng nguồn vốn là 20.133.921.837 đồng, còn năm 2009 thì tổng tài sản và tổng nguồn vốn là 27.450.852.825 đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 783.771.882 đồng, cao hơn so với năm 2008. Như vậy trong năm 2009 khả năng huy động vốn của Công ty cao, tăng 7.316.930.990 đồng, quy mô của công ty được mở rộng so với năm 2008. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự thay đổi đáng kể, lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng hơn so với năm 2008 là 315.729.882 đồng. 2.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 2.1.2.1 Phân tích kết cấu tài sản. Công ty tiến hành so sánh tổng tài sản của năm 2007 và 2008 và 2009 để thấy sự biến động về giá trị và cơ cấu. Tài sản của công ty chia làm 2 loại: - tài sản ngắn hạn. - tài sản dài hạn. Qua bảng cân đối kế toán công ty nhận thấy tổng tài sản năm 2009 tăng lên so với năm 2008. sự thay đổi đó là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cụ thể tài sản ngắn hạn tăng 4.437.699.283 đồng. tài sản dài hặn tăng 2.879.231.705 đồng. Cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2009 chiếm 78,93 % trong tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản đã giảm so với năm 2008. 2.1.2.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn. Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ nhiều nguồn, phần lớn là vốn chủ sở hữu và vốn đi vay nợ từ bên ngoài. Tổng nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm 2008. trong đó vốn chủ sở hữu tăng lên 315.729.882 đồng. nợ phải trả tăng 7.001.201.106 đồng.tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 18,19% trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nở phải trả chiếm SV: Triệu Trung Kiên 19 Lớp: K3KTDNCNA Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: Nguyễn Việt Dũng 81,81%. Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đã tăng cao hơn so với năm 2008. 2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành so sánh phân tích các chỉ tiêu của năm 2009 so với năm 2008 để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2009. Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng do giá vốn hàng bán giảm, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khắc tăng lên nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đã tăng lên 367.884.733 đồng. Kết quả trên cho thấy năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tốt hơn năm 2008. 2.1.4 phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1.4.1 Phân tích các khoản phải thu. Công ty chỉ có các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng 548.959.939 đồng so với năm 2008. Việc không có khoản phải thu dài hạn cho thấy khả năng thu hồi nợ dài hạn rất tốt. 2.1.4.2 Phân tích các khoản phải trả. Trong năm 2009 không có các khoản phải trả dài hạn Các khoản phải trả ngắn hạn tăng cao trong năm 2009. So với năm 2008 thì nợ phải trả tăng lên 7.001.201.106 đồng. Tình hình thanh toán các khoản nợ chưa có dấu hiệu tích cực. Cần có những biện pháp để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài. 2.1.4.3 Phân tích khả năng thanh toán. Để phân tích chỉ tiêu này, công ty đã tính toán các chỉ số thanh toán sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Sau khi tính toán và phân tích kết quả công ty đưa ra kết luận : khả năng thanh toán của công ty còn gặp nhiều hạn chế. Thể hiện ở các hệ số khả năng SV: Triệu Trung Kiên 20 Lớp: K3KTDNCNA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng