Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty vinamilk trong giai đoạn 201...

Tài liệu Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty vinamilk trong giai đoạn 2010 2013

.DOCX
40
354
127

Mô tả:

ĐỀỀ ÁN MÔN HỌC Đềề tài: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Đà Nẵẵ n g, tháng 11 nẵm 2014 VƯƠN CAO VIỆT NAM GVHD : Th.S Văn Ngọc Đàn Lớp : 37K08 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 MỤC LỤC A. Giới thiệu đề tài.......................................................................................................2 B. Nội dung đề tài.........................................................................................................3 Phần 1. Cơ sở lý luận trách nhiệm xã hội...............................................................3 1.1. Trách nhiệm xã hội là gì?.....................................................................................3 1.2. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội........................................................3 1.3. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội...................................................................5 1.4. Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.......7 Phần 2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam...........................8 2.1. Tổng quan thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam............................8 2.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam..............9 2.3. Một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua....................................................................................11 2.4. Một số giải pháp cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam....................11 Phần 3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty cổ phần sữa Việt Nam_Vinamilk........................................................................................................13 3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty sữa Vinamilk.....................................................13 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk từ năm 2010 đến năm 2013.......................................................................15 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Vinamilk..............................36 C. Kết luận.................................................................................................................. 38 Trang 1 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 A. Giới thiệu đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng hàng đầu việc tạo lập và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã lựa chọn một giải pháp tạo lợi thế cho mình, và đạt được hiệu quả ở mọi góc độ, đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – Corporate Social Responsibility (viết tắt là CSR). TNXHDN trong thời đại ngày nay đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng … nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp, điển hình là vụ xả nước thải trực tiếp không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, và cũng là biện pháp quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp đó, tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động của công ty. Ý thức được vấn đề này công ty Vinamilk đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình. Vinamlik luôn hiểu để thành công thì công ty không thể chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận mà còn mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc phát triển sản phẩm có ích cho cộng đồng, tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế địa phương và giúp đỡ cho cộng đồng. Đây là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Chính vì thế, em xin chọn đề tài phân tích “ Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk từ năm 2010 đến 2013”. Trang 2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 B. Nội dung đề tài PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.1. Trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.2. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 1.2.1. Giảm chi phí và tăng năng suất Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí. Công ty sản xuất gốm sứ Giang Tây Trung Quốc khi lắp đặt công nghệ thân thiện môi trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, tiết kiệm được lượng nước sử dụng, giảm được lượng lớn các chất thải và chi phí xử lý chất thải đó. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho DN bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. 1.2.2. Tăng doanh thu Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và Trang 3 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%. 1.2.3. Tăng tỉ lệ các hợp đồng quốc tế Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các công ty Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì CSR thực sự chính là một giải pháp. Các tập đoàn đa quốc gia thường yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vì họ đứng trước sức ép rất lớn từ phía khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt của dối thủ cạnh tranh hoặc do chính quy định của công ty là như vậy. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực sự lao vào cuộc cách mạng trách nhiệm xã hội thì mới có thể tham gia cuộc chơi toàn cầu này. 1.2.4. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty CSR có thể giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. 1.2.5. Thu hút nguồn lao động giỏi Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên Trang 4 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. 1.2.6. Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia. Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp. 1.3. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 1.3.1. Khía cạnh kinh tế Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Trang 5 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. 1.3.2. Khía cạnh pháp luật Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp luật đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm:  Điều tiết cạnh tranh  Bảo vệ người tiêu dùng  Bảo vệ môi trường  An toàn và bình đẳng  Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình 1.3.3. Khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành Trang 6 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. 1.3.4. Khía cạnh nhân văn: Khía cạnh nhân văn của một doanh nghiệp thể hiện qua những hành vi của doah nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như là quyên góp ủng hộ người khó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng... Điểm khác biệt giữa khía cạnh đạo đức và nhân văn chính là sự tự nguyện của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này thì vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi. 1.4. Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những bên hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lí, người lao động, đại diện cơ quan pháp lí, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ …) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Mặc dù các đối tượng hữu quan không phải lúc nào cũng đúng, những phán xét của họ luôn tác động đến sự chấp thuận của xã hội đối với doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất đây là hai khái niệm khác nhau. Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Trang 7 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. PHẦN 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam Những năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, khái niệm về “trách nhiệm xã hội (CSR) là khá xa vời đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng do nước ta phải từng bước mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài, ngoài những nhân tố về sản phẩm, giá cả… doanh nghiệp còn được đánh giá là có thực hiện tốt CSR hay không. Nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ điển hình như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda – Việt Nam, chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Unilever, chương trình khôi phục nghị lực cho trẻ em nghèo của Western Union,… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận ra được tầm quan trọng của CSR và quan tâm đến nó. Đặc biệt là trong khoảng mấy năm trở lại đây, khái niệm “trách nhiệm xã hội” (CSR) đã bắt đầu được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến và cũng đã có một số doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETTEL) là những đơn vị luôn tích cực gắn kết trách nhiệm xã hội với các hoạt động sản xuất. PVEP đặc biệt chú trọng hệ thống chính sách đối với người lao động, ưu tiên sử dụng các nguyên/nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường; xây dựng chương trình quản lý chất thải, PVEP cũng đã dành trên 350 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội. Còn Viettel lại gắn trách nhiệm xã hội của mình với cuộc sống người dân bằng việc phủ sóng di động đến một trong những huyện nghèo cũng như những miền biển đảo giúp cuộc sống của người dân mở mang rất nhiều; thực hiện chương trình "Trái tim cho em" … Trang 8 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk: hỗ trợ 500 triệu đồng cho trẻ em mổ tim (2011), 8000 ly sữa cho trẻ em đảo Lý Sơn (2012), chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam” (2012)…; tập đoàn TH với thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK đã trao tặng khoảng 600.000 ly sữa (trị giá gần 4 tỷ đồng) cho trẻ em ở khắp mọi miền Tổ quốc (2013) và nhiều chương trình, hoạt động CSR của nhiều doanh nghiệp khác. Giải thưởng CSR: Để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hoạt động CSR, vừa qua VCCI phối hợp với các cơ quan chức năng và các đối tác quốc tế phát động “Giải thưởng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2012 – CSR Award 2012” cho giai đoạn 2010-2012. Đây là lần thứ 5 giải thưởng được phát động. Có thể thấy, các hoạt động CSR đang dần được các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ, các hoạt động CSR đang là xu hướng tất yếu trong kinh doanh ngày nay và ảnh hưởng lớn đến thành công của một công ty. 2.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam Những năm trước đây, vấn đề CSR ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Trên thực tế, đa số doanh nghiệp hiểu việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống” tức là chỉ tham gia một số hoạt động xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện chứ chưa thực sự thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp của mình trên tất cả các khía cạnh. Sau đây là một số vấn đề còn hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam:  Hạn chế về chất lượng thực phẩm Thực tế, nhiều sự kiện sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng của Việt Nam như là sự kiện năm 2007 về việc 90% doanh nghiệp sản xuất nước tương của Việt Nam bị cơ quan chức năng tuyên bố vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm do hàm lượng chất 3-MCPD vượt quá mức cho phép, vụ sữa bị Trang 9 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 nhiễm melamine gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng vào năm 2008, thịt lợn siêu nạc, rau quả có chứa thuốc tăng trưởng, …  Hạn chế trong vấn đề lao động Tình hình thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề lao động đang còn khá nhiều hạn chế. Vấn đề sử dụng lao động trẻ em, lao động vị thành niên vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp; tiền lương, thu nhập trung bình của người lao động nhìn chung còn ở mức thấp, chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và chưa là động lực để người lao động hứng thú với công việc.  Hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang bị nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì lợi nhuận các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, và người tiêu dùng là những người chịu hậu quả. Thế nhưng, ý thức của cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân rất thấp nên quyền lợi của người tiêu dùng đã không được đề cao. Khi lạm phát tăng cao là chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận, việc này lại khiến lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Không những thế, nhiều doanh nghiệp nhân lúc thiên tai, ngập úng… tăng giá hoặc mặc dù người tiêu dùng phản ứng mạnh liệt vẫn không chịu giảm giá, gây khó khăn cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình.  Hạn chế về vấn đề môi trường, cộng đồng Điển hình cho việc xâm phạm nặng nề đến môi trường là vụ việc vào năm 2008 của công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải trong nhiều năm đã “giết chết” sông Thị Vải hay vụ việc xảy ra năm 2013 của công ty Nicotex Thanh Thái, công ty này đã chôn lấp hóa chất, chất thải xuống đất trong nhiều năm liền, những hành động này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tác động xấu đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Và còn nhiều trường hợp vi phạm khác của các doanh nghiệp gây hại đến môi trường, người lao động và người tiêu dùng, những sự việc này đã bị cộng đồng lên án rất dữ dội. Trang 10 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 2.3. Một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua. Thứ nhất, hiểu biết của các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay về các vấn đề đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội còn mơ hồ và hạn chế. Đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của CSR đối với khách hàng, xã hội và chính bản thân doanh nghiệp. Thứ hai, Quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, các văn bản pháp luật không sát với tình hình thực tế đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ những trách nhiệm của mình. Thứ ba, Công đoàn Việt Nam là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc hòa giải, ký kết thỏa ước lao động tập thể, là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thế nhưng hiện tại, các tổ chức công đoàn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thứ tư, tai nạn lao động, đình công đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi công tác thanh tra lao động phải được thực hiện thường xuyên. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì với các nước kém phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000 lao động phải có một thanh tra lao động. Nếu theo chuẩn này thì với trên 50 triệu lao động thì Việt Nam cần tới hơn 1000 thanh tra. Thứ năm, Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được quyền lựa chọn, được quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn – Bảo vệ NTD Việt Nam, có đến 41% người tiêu dùng Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại có biết nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng. 2.4. Một số giải pháp cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam Thứ nhất, cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Truyền thông cho các doanh nghiệp hiểu được lợi ích dài hạn của các cổ đông và công ty khi danh tiếng công ty ngày càng được nâng cao trong công tác thức hiện trách nhiệm xã hội. Vô trách nhiệm xã hội chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn cho các công Trang 11 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 ty, trong dài hạn các công ty không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ dần bị người tiêu dùng loại bỏ và dẫn đến làm ăn suy giảm. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển. Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức. Thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được. Thứ ba, tác động đến bộ phận Công đoàn trong mỗi doanh nghiệp có các hoạt động tuyên truyền, gây ảnh hưởng đến đại bộ phận các nhân viên trong tổ chức về ý thức và lợi ích trách nhiệm xã hội. Từ đó mỗi doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn đến công tác trách nhiệm xã hội. Thứ tư, thiết lập các hội đồng, liên kết các tổ chức thực hiện tốt về trách nhiệm xã hội nhằm chia sẽ kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ hợp tác hiểu biết xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Mở ra các diễn đàn chia sẽ những lợi ích thiết thực khi thực hiện trách nhiệm xã hội. Thứ năm, tăng cường mức độ đầu tư vào các chương trình tôn vinh những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác trách nhiệm xã hội. Đề nhiều doanh nghiệp thấy Trang 12 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng đến danh tiếng công ty khi tham gia thực hiện tốt các công tác trách nhiệm xã hội. Người tiêu dùng ngày càng ý thức được và trở nên thông minh hơn trong quá trình quyết định sản phẩm tiêu dùng. Họ sẽ chú ý đến những sản phẩm không chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu bản thân mà còn đem đến lợi ích cho cộng đồng xã hội. Một doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt sẽ góp phần vào việc kích thích tiêu dùng của khách hàng, điển hình như Vinamilk, với những chương trình như Một triệu ly sữa, Uống sữa giúp trẻ em nghèo…Vinamilk ngày càng chiếm giữ niềm tin của khách hàng mạnh mẽ, khách hàng không ngần ngại khi mua một sản phẩm của Vinamilk, bởi nó đem đến cho khách hàng không chỉ giá trị từ sản phẩm mà còn giá trị tinh thần là đã giúp được những trẻ em nghèo được uống sữa. Vinamilk đã làm rất tốt công tác trách nhiệm xã hội của mình. Và kết quả đạt được như ngày nay không ai có thể phủ nhận. còn những doanh nghiệp vô trách nhiệm xã hội mắc dù đem lại lợi nhuận trong ngắn hạn cho mình nhưng nó sẽ đánh mất cơ hội phát triển dài hạn. Điển hình như vụ bê bối thải nước ra sông Thị Vải của công ty Vedan, người tiêu dùng dường như tẩy chay sản phẩm của công ty sau đó, cho đến bây giờ Vedan vẫn không thể nào lấy lại được niềm tin từ khách hàng. Từ hai ví dụ điển hình trên đây chúng ta có thể thấy được vô trách nhiệm xã hội cua các doanh nghiệp là một tầm nhìn ngắn hạn và thiếu hiểu biết, hoạt động có trách nhiệm xã hội sẽ đem lại phúc lợi cho xã hội và lợi nhuận dài hạn cho công ty trong tương lai. PHẦN 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM_VINAMILK 3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty sữa Vinamilk 3.1.1. Giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần sữa Việt Nam tiền thân là công ty Sữa, cà phê miền Nam, trực thuộc tổng cục Công nghiệp thực phẩm, được thành lập vào năm 1976. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Năm 2006, Vinamilk chính thức trở thành công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Hiện nay Vinamilk là một trong những công ty đại chúng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Trang 13 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 3.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính:  Sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa.  Sản xuất và kinh doanh nước giải khát.  Hoạt động chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa tươi nguyên liệu ( thông qua công ty con bò sỡ hữu 100% vốn ) 3.1.3. Các sản phẩm nhãn hiệu chủ yếu: Vinamilk có hơn 200 sản phẩm được chia thành 5 nhóm chính:  Sữa bột và bột dinh dưỡng  Sữa đăc  Sữa nước  Sữa chua, kem, phô mai.  Sữa đậu nành, nước giải khát. 3.1.4. Thị trường  Sản phẩm của Vinamilk phục vụ chủ yếu cho thị trường Việt Nam với tất cả các dòng sản phẩm. Thị trường nội địa thường chiếm tỷ trọng cao hơm 80 % tổng doanh thu của Vinamilk.  Đối với thị trường ở nước ngoài, các thị trường chủ yếu của Vinamilk là các nước ở khu vực Trung Đông, Campuchia, Thái Lan, Philipines. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sữa bột và sữa đặc. Trong năm 2012, doanh thu xuất khẩu của công ty chiếm khoảng 14% doanh thu của Vinamilk. 3.1.5. Đối tượng khách hàng Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Vinammilk đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các đối tác phân phối và các kênh phân phối trực tiếp từ Vinamilk.  Hệ thống các đối tác phân phối ( kênh General Trade _ GT) gồm hơn 250 nhà phân phối và hớm 196000 điểm bán lẻ.  Các chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc ( kênh Modern Trade-MT)  Hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm Vinamilk.  Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí. (Kênh KA ) Tại thị trường nước ngoài, khách hàng của Vinamilk là các nhà phân phối sản phẩm. Trang 14 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 3.1.6. Sứ mệnh, viễn cảnh, giá trị cốt lõi Viễn cảnh “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội” Giá trị cốt lõi Chính trực, tôn trọng, công bằng, tuân thủ. 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk từ năm 2010 đến năm 2013 Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk là một doanh nghiệp quan tâm nhiều đến các hoạt động CSR, ngoài việc chú trọng vào việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh để tạo ra những sản phẩm chất lượng, tươi sạch nhất phục vụ người tiêu dùng, không khi nào Vinamilk quên vai trò của mình đối với cộng đồng, xã hội. Với phương châm “Vinamlik phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm đối với xã hội”, ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động, công ty đã xây dựng định hướng môi trường, phấn đấu đạt được sự hài hòa giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với việc bảo vệ liên tục, cải thiện môi trường nhằm mang đến sự phát triển bền vững cho môi trường và xã hội. Sau đây sẽ là thực trạng thực hiện CSR tại Vinamilk. Định hướng phát triển của Vinamilk sẽ tập trung vào 5 nội dung: Trang 15 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Cam kết của Vinamilk với các bên liên quan: 3.2.1. Trách nhiệm kinh tế 3.2.1.1. Trách nhiệm phát triển sản phẩm Vinamilk với phương châm đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, công ty luôn đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng, xã hội những sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, an toàn và góp phần vào sự phát triển thể chất và trí tuệ của con người. Trách nhiệm sản phẩm của Vinamilk được thể hiện thông qua các khía cạnh: Trang 16 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Sản phẩm có công thức, thành phần an toàn: Mọi sản phẩm của Vinamilk đảm bảo phải đáp ứng các yêu cầu:  Thành phần nguyên liệu được lựa chọn nghiêm ngặt, tuyệt đối không sử dụng các chất có khả năng tác động xấu đến sức khỏe.  Mọi thành phần tạo nên sản phẩm từ nguyên liệu cho tới bao bì đều phải được đánh giá và kiểm nghiệm để đánh giá tác động đến sức khỏe.  Việc kiểm tra, kiểm định sự ổn định, an toàn của sản phẩm được thực hiện tại từng công đoạn. Các hoạt động về nghiên cứu thành phần nguyên liệu, cải tiến và chuẩn hóa phương pháp kiểm nghiệm là các hoạt động thường xuyên được Trung tâm Nghiên cứu phát triển, Bộ phận an toàn thực phẩm và tác nghiệp sản xuất của Vinamilk triển khai thực hiện. Sử dụng nguyên vật liệu an toàn: Để có được những sản phẩm an toàn, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào chính là yếu tố chủ đạo. Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu được thực hiện theo các bước: Trang 17 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu cũng là yếu tố quan trọng đển đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vinamilk ưu tiên lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu từ những khu vực có nền nông nghiệp tiên tiến, có tiêu chuẩn và yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cao như Mỹ, New Zealand, Đức … Năm 2013, Vinamilk đã đẩy mạnh nhiều hoạt động với mục tiêu nâng cao chất lượng sữa tươi nguyên liệu trong thu mua. - Đối với các hộ nông dân:  Khép kín quá trình chăn nuôi – khai thác – bảo quản: Vinamilk ngưng áp dụng việc thu mua với đối tượng hộ vắt sữa thuê mà hoàn toàn chuyển sang thu mua từ các hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi. Việc này giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng sữa tươi nguyên liệu thông qua việc nâng cao trách nhiệm của người chăn nuôi và khép kín quá trình chăn nuôi - khai thác và bảo quản sữa.  Nâng cao chất lượng bảo quản: Vinamilk cũng bắt đầu áp dụng việc thay thế giao sữa bằng can nhựa sang giao sữa bằng can nhôm/can inox đạt tiêu chuẩn để giúp cho sữa tươi được bảo quản và bảo toàn chất lượng được tốt hơn.  Tổ chức chương trình hỗ trợ, tập huấn và vận động người chăn nuôi. - Đối với các trạm trung chuyển: Việc nâng cao chất lượng bảo quản và quản lý của các Trạm trung chuyển là một bước rất quan trọng trong chương trình nâng cấp hệ thống thu mua sữa tươi nguyên liệu Vinamilk giai đoạn 2012 – 2016. Trong năm 2013, Vinamilk đã nâng cấp được 18 trạm trung chuyển. Các trạm sau khi nâng cấp sử dụng hoàn toàn các đường ống là Inox 304/316, bồn làm lạnh được chuẩn hóa, vệ sinh thiết bị khép kín bằng hóa chất và nước nóng…, lắp đặt camera quan sát cho 56/56 trạm trung chuyển tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. - Cải tiến phương pháp kiểm tra chất lượng sữa tươi trong thu mua Năm 2013, Vinamilk triển khai áp dụng phương pháp kiểm tra vi sinh vật trong sữa theo phương pháp Resazurin. Với phương pháp này, người chăn nuôi sẽ có kết quả kiểm tra chất lượng trong vòng 10 phút để trực tiếp đọc kết quả chỉ tiêu vi sinh trong sữa. Trang 18 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Vinamilk trong giai đoạn 2010-2013 Vinamilk cũng đã đưa chỉ tiêu vật chất khô không béo vào chỉ tiêu tính giá sữa cho nông dân (thay cho chỉ tiêu vật chất khô tổng số trước đây). Kiểm soát chất lượng an toàn Tại Vinamilk, tất cả các sản phẩm được sản xuất đều phải trải qua việc kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, chỉ những sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu về an toàn, yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang quá trình lưu thông và phân phối. Hệ thống các phòng thử nghiệm, kiểm tra chất lượng (QA) được thiết lập ở tất cả các đơn vị sản xuất, đáp ứng các mục tiêu:  Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại.  Phương pháp kiểm nghiệm được chuẩn hóa để đảm bảo sản phẩm được kiểm soát nhất quán về chất lượng. Vinamilk cam kết hệ thống các phòng thử nghiệm của mình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Truy vét, thu hồi sản phẩm. Với trách nhiệm cao nhất của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm chặt chẽ, Vinamilk còn thiết lập hệ thống quy trình để truy vét và thu hồi sản phẩm. Việc thiết lập các biện pháp, cách thức truy vét và thu hồi sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi có sự cố về sản phẩm phát sinh. Vinamilk đã cam kết các mục tiêu:  Thu hồi một cách triệt để và nhanh chóng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.  Thông tin đến người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện nhất để người tiêu dùng nhận biết thông tin khi có sự cố.  Xác định được nguyên nhân cốt lõi để khác phục và phòng ngừa việc xảy ra trong tương lai. Nâng cao giá trị sản phẩm đối với sức khỏe con người. Chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk luôn hướng đến mục tiêu gia tăng lợi ích của sản phẩm đến con người, cả về thể chất, trí lực, sức khỏe con người. Để thực hiện được chiến lược đó, Vinmilk đã hợp tác với các tập đoàn nghiên cứu về dinh Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng