Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường ...

Tài liệu Thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường trái phiếu việt nam

.PDF
106
265
135

Mô tả:

Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA ĐÀ O TẠO SAU ĐẠI HỌC LỚP CAO HỌC KHÓA 19  TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU CÁC NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Giảng viên Nhóm thực hiện Lớp : TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên : Nhóm 06 : K19 - Đêm 2 – Ngân hàng Tp.HCM, tháng 08 năm 2010 Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 0/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU ............................................................................................................................ 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU .................................................... 4 1.1.Khái niệm về trái phiếu .............................................................................................. 4 1.2 Đặc điểm của trái phiếu ............................................................................................. 4 1.3. Phân loại trái phiếu ................................................................................................... 5 1.3.1 Phân loại trái phiếu theo hình thức phát hành ........................................................... 5 1.3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành ............................................................................... 5 1.4. Phƣơng thức phát hành trái phiếu ........................................................................... 8 1.5. Xếp hạng tín nhiệm đầu tƣ trái phiếu.................................................................... 10 1.5.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm đầu tư trái phiếu ..................................................... 10 1.5.2 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm đầu tư trái phiếu ......................................................... 10 1.5.3 Vai trò của xếp hạng tín dụng.................................................................................. 11 1.5.3.1 Đối với Nhà nước ................................................................................................. 11 1.5.3.2 Đối với nhà phát hành: ......................................................................................... 11 1.5.3.3 Đối với nhà đầu tư ................................................................................................ 11 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU ....................... 12 2.1 Khái niệm và phân loại thị trƣờng trái phiếu ........................................................ 12 2.2 Các chủ thể tham gia vào thị trƣờng trái phiếu..................................................... 13 2.2.1 Chủ thể phát hành .................................................................................................... 13 2.2.2 Chủ thể đầu tư (Nhà đầu tư) .................................................................................... 13 2.2.3 Tổ chức trung gian tài chính .................................................................................... 14 2.2.4 Chủ thể quản lý, giám sát hoạt động thị trường trái phiếu ...................................... 15 2.3 Vai trò của thị trƣờng trái phiếu ............................................................................. 15 2.3.1 Đối với các doanh nghiệp ........................................................................................ 15 2.3.2 Đối với Chính Phủ ................................................................................................... 16 2.3.3 Đối với nền kinh tế quốc dân ................................................................................... 16 2.3.4 Đối với công chúng đầu tư ...................................................................................... 16 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ................... 17 1Thực trạng thị trƣờng trái phiếu ở một số nƣớc trên thế giới ..................................... 17 1.1 Xu hƣớng chung của thị trƣờng trái phiếu quốc tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 ................................................................................................................... 17 1.2 Thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc ......................................................................... 20 1.2.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Trung Quốc ......... 20 1.2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Trung Quốc .......................................................... 21 1.2.3 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Trung Quốc ............................................. 31 1.3 Thị trƣờng trái phiếu Hàn Quốc ............................................................................. 34 1.3.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Hàn Quốc ............ 34 1.3.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Hàn Quốc ............................................................. 35 1.3.3 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Hàn Quốc................................................. 44 Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 1/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN 1.4 Thị trƣờng trái phiếu Singapore ............................................................................. 44 1.4.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu singapore ............. 44 1.4.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Singapore ............................................................. 47 1.4.3 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Singapore ................................................. 61 2.Thực trạng thị trƣờng trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua ......................... 63 2.1 Sự ra đời, hình thành và phát triển của thị trƣờng trái phiếu Việt Nam ............ 63 2.2 Thực trạng thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam ................................... 64 2.2.1 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua .......... 64 2.2.2 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua ...... 68 2.2.3 Những ưu nhược điểm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam .............. 69 2.3 Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Chính phủ Việt Nam ........................................ 71 2.3.1 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua .......... 71 2.3.2 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua ...... 75 2.3.2.1 Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ: ..................................... 75 2.3.2.2 Tình hình giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ: ..................................... 76 2.3.3 Những ưu nhược điểm của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam ................... 77 2.4 Vai trò của thị trƣờng Trái phiếu Việt Nam .......................................................... 79 3. So sánh thị trƣờng trái phiếu Việt Nam và thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore .................................................................................................................. 80 3.1 Điểm tƣơng đồng giữa các thị trƣờng trái phiếu ................................................... 80 3.2 Điểm khác nhau giữa các thị trƣờng trái phiếu ..................................................... 81 3.2.1 Về sự hình thành và phát triển ................................................................................. 81 3.2.2 Về cơ cấu thị trường: .............................................................................................. 82 3.2.3 Về phát hành trái phiếu:.......................................................................................... 83 3.2.4 Về đặc điểm thị trường: ........................................................................................... 84 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM ............................................................................................. 87 1. Bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam .......................................... 87 2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam .............................................. 90 2.1 Nhu cầu trái phiếu....................................................................................................... 90 2.2 Triển vọng trái phiếu, những thuận lợi và khó khăn .................................................. 91 2.3 Định hướng mô hình phát triển .................................................................................. 92 2.3.1. Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ............................................... 92 2.3.2. Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp ....................................................... 95 3. Đề xuất giải pháp phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam .................................... 96 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 104 Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 2/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thị trường trái phiếu ở Việt Nam đã từng bước được hình thành và hoàn thiện dần. Đặc biệt là từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp đã có thị trường thứ cấp để các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của trái phiếu được cải thiện. Trái phiếu dần dần trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và từ đó mở rộng và thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Chính phủ và các Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh những khía cạnh đạt được, thị trường trái phiếu ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và được phản ánh rõ nét cả ở thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Một số đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ đã không thành công, chưa có nhiều các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Việc phát hành trái phiếu như một phương tiện tăng nguồn vốn dài hạn nhưng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường giao dịch rất hạn chế. Với thực trạng trên và với mong muốn thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực, Nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng thị trƣờng trái phiếu các nƣớc và bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam”. Với đề tài này, Nhóm nhằm làm rõ vai trò thị trường trái phiếu, đánh giá thực trạng thị trường trên cơ sở có so sánh với thị trường trái phiếu các nước, đồng thời vạch ra xu hướng phát triển thị trường trái phiếu, đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, góp phần từng bước phát triển thị trường vốn và đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 3/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU 1.1. Khái niệm về trái phiếu Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do chủ thể phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của chủ thể phát hành đối với ngƣời sở hữu trái phiếu. Tại Việt Nam, theo nghị định 52/52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 có định nghĩa về trái phiếu doanh nghiệp như sau: “Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu”. Theo nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 có định nghĩa trái phiếu Chính phủ “Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu.” Cho đến nay tài liệu của quốc tế cũng như của Việt Nam đưa ra khá nhiều định nghĩa về trái phiếu. Tuy nhiên, khái niệm về trái phiếu thường được đề cập là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định (gốc công lãi) vào một ngày xác định trong tương lai với một mức lãi suất đã được thoả thuận trước trong hợp đồng mua bán trái phiếu hoặc được xác định ngay trên trái phiếu. Các trái phiếu thường thể hiện mệnh giá, ngày đáo hạn và lãi suất. Khi mua trái phiếu, người mua trái phiếu (nhà đầu tư) sẽ chuyển cho tổ chức phát hành vay một khoản tiền. Trái phiếu thể hiện bằng chứng liên hệ giữa người cho vay ( chủ nợ hay còn gọi là trái chủ) và người đi vay (con nợ hay chủ thể phát hành). Đây là một loại chứng khoán (nợ) bởi vì nó có thể được giao dịch, mua bán trên thị trường chứng khoán. Thông thường thời gian phát hành trái phiếu phổ biến tối thiểu khoảng một năm. Các loại chứng khoán nợ khác với thời hạn thanh toán dưới một năm thường được gọi là tín phiếu. 1.2 Đặc điểm của trái phiếu Trái phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hay phi vật chất (bút toán ghi sổ hay điện tử) và cho dù theo hình thức nào thì trái phiếu đều bao gồm các thông tin sau: Mệnh giá (Face of value, Par value, maturity value): Mệnh giá là giá trị ghi trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết trả cho trái chủ khi đáo hạn. Lãi suất : Là mức lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Lãi suất thường được Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 4/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN công bố theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu. Lãi suất có thể được quy định trả hàng năm hoặc trả một lần lúc đáo hạn theo. Công thức tính số tiền lãi trái phiếu ( trái tức ) như sau: Số tiền lãi trái phiếu = Mệnh giá trái phiếu x Trái suất Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư thực trả để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể là “ngang giá” (Tức là trả bằng mệnh giá), có thể là “giá gia tăng” (tức cao hơn mệnh giá) hoặc “Giá chiết khấu” (Thấp hơn mệnh giá). Kỳ hạn: Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày chủ thể phát hành thực hiện hoàn trả tiền vốn (lãi phát sinh nếu có) lần cuối cho trái chủ, ngày đó gọi là ngày đáo hạn. Kỳ hạn của trái phiếu thường được phân thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Trái phiếu ngắn hạn thông hường có kỳ hạn từ một năm trở xuống, trái phiếu trung dài hạn có có kỳ hạn từ trên một năm trở lên. Kỳ hạn của bất kỳ loại trái phiếu nào cũng được xác định trong trong hợp đồng phát hành trái phiếu. 1.3. Phân loại trái phiếu 1.3.1 Phân loại trái phiếu theo hình thức phát hành Trái phiếu được phân thành hai loại là: trái phiếu vô danh ( Bearer Bond ) và trái phiếu ghi danh (Name Bond, Registered Bond ). Trái phiếu vô danh (Bearer Bond): Là loại trái phiếu không ghi tên người chủ sở hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu cũng như trên sổ của tổ chức phát hành, mà thay vào đó là số sê ri của trái phiếu. Loại trái phiếu này có phiếu lĩnh lãi (Coupon) đính kèm theo. Tới kỳ hạn thanh toán trái tức, người sở hữu trái phiếu cắt phần cuống phiếu trả lãi tương ứng mang tới tổ chức phát hành hoặc ngân hàng được tổ chức phát hành ủy quyền để nhận trái tức. Tới thời điểm đáo hạn, người sở hữu trái phiếu trình giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu để nhận lại tiền gốc tương đương với mệnh giá . Đặc điểm của trái phiếu vô danh là dễ dàng chuyển nhượng, bất kỳ người nào có trái phiếu trong tay đều có quyền hưởng lãi và quyền được thanh toán trái phiếu . Người sở hữu trái phiếu có thể nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn hoặc có thể bán nó trên thị trường thứ cấp trước ngày đáo hạn. Trái phiếu ghi danh (Name Bond, Registered): Là loại trái phiếu ghi rõ họ tên, địa chỉ của người sở hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu và hoặc trong sổ sách hay phòng đăng ký của tổ chức phát hành. Đặc điểm của trái phiếu ghi danh là khó chuyển nhượng, nhưng trường hợp bị mất có thể xin cấp lại. Đến ngày nhận lãi sẽ được đại lý công ty phát hành chi trả lãi. 1.3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 5/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Trái phiếu được phân thành hai loại: là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Công ty. Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phƣơng (Goverment Bond): Trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích cân đối ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia. Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất, hầu như không có rủi ro vì có nguồn vốn ngân sách bảo đảm cuối cùng. Trái phiếu Chính phủ đƣợc chia thành: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc trung và dài hạn, trong đó:  Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill): Tín phiếu kho bạc là những công cụ ngắn hạn từ một năm trở xuống , phổ biến nhất là các loại 3 tháng và 6 tháng. Các tín phiếu ngắn hạn là công cụ chiết khấu (Discount Instrument).  Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn (Treasury Notes , Treasury Bond): Trái phiếu trung hạn được phát hành từ trên một năm đến mười năm. Trái phiếu dài hạn được phát hành với kỳ hạn từ mười đến ba mươi năm. Các trái phiếu trung và dài hạn thường có mức lãi suất cố định và được trả lãi trên cơ sở một năm hoặc nửa năm. Trái phiếu chính quyền địa phƣơng là những công cụ nợ do chính quyền địa phương và các cơ quan của họ phát hành để tài trợ cho các dự án và các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. Trái phiếu công ty (Doanh nghiệp) – Corporate Bond: Trái phiếu công ty là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Các công ty phát hành trái phiếu khi có nhu cầu huy động vốn lớn để tài trợ cho việc mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà không đủ vốn hoặc không muốn phát hành cổ phiếu, hoặc do chiến lược quản lý vốn của Công ty. Trái phiếu công ty có thể là trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng thông thường là trái phiếu trung dài hạn, bởi vì khi có nhu cầu vốn ngắn hạn công ty áp dụng các hình thức vay vốn qua các ngân hàng thương mại, hơn là phát hành kỳ phiếu. Các loại trái phiếu công ty đặc trƣng bao gồm:  Trái phiếu có thể mua lại trước hạn: Là loại trái phiếu có điều khoản cho phép công ty phát hành mua lại trái phiếu trước khi đến hạn.Thông thường, công ty chấp nhận trả cho trái chủ theo giá gia tăng khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó. Về phía người mua trái phiếu thì đây là một bất lợi, do vậy loại trái phiếu này thường phải bán giá rẻ hơn trái phiếu không có đặc tính này.  Trái phiếu có thể chuyển đổi (Convertible Bond): Là loại trái phiếu cho phép người sở hữu nó được quyền chuyển đổi sang một loại chứng khoán theo một tỷ lệ chuyển đổi nhất định. Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường của công ty phát hành (thông thường là cổ phiếu thường ). Đặc tính chuyển đổi được quy định ngay Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 6/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN lúc phát hành trái phiếu và chỉ thay đổi trong trường hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng phiếu.  Trái phiếu kèm chứng quyền: Theo xu hướng hiện nay thì đây chủ yếu là loại trái phiếu cho phép người mua nó được kèm theo quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định (ứng với số lượng trái phiếu mà mình nắm giữ) với mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định. Cũng như trường hợp trái phiếu chuyển đổi, đặc quyền mua này được xác định ngay từ đầu khi phát hành trái phiếu. Trường hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu thì giá cổ phiếu và số lượng quyền được điều chỉnh lại tương tự như trên. Trong trường hợp này, giá trị trái phiếu phát hành được tính vào vốn nợ của công ty, còn giá trị chứng quyền được tính vào vốn cổ đông.  Trái phiếu đảm bảo (Secured Bond): Là loại trái phiếu mà công ty phát hành thường đưa ra các tài sản làm vật bảo đảm cho các khoản vay. Trái chủ được bảo đảm với mức độ cao trong trường hợp tổ chức phát hành không có khả năng trả nợ (tiền lãi vay vốn vay khi đáo hạn) bởi vì họ có một trái quyền trên tài sản thế chấp. Nếu công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người thụ thác tài sản sẽ có quyền sở hữu tài sản nhân danh cho những người chủ trái phiếu này. Sau đó người thụ thác có thể thanh lý tài sản và phân phát tiền thu được cho những trái chủ. Tùy theo hình thức trái phiếu đƣợc bảo đảm , ngƣời ta chia ra làm ba loại trái phiếu đảm bảo chủ yếu là:  Trái phiếu có tài sản cầm cố (Mortgage Bond ): Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc công ty phát hành cầm cố bất động sản để đảm bảo việc thanh toán cho trái chủ. Một nguyên tắc cơ bản đối với tài sản cầm cố để bảo vệ cho những trái chủ là tổng mệnh giá của các trái phiếu đang lưu hành phải nhỏ hơn giá trị của bất động sản cầm cố.  Trái phiếu có tài sản thế chấp (Collateral Trust Bond): Nếu có một công ty sở hữu chứng khoán ( thường là cổ phiếu ) của công ty khác, công ty đó có thể sử dụng những chứng khoán này làm tài sản thế chấp cho việc phát hành trái phiếu. Công ty phát hành trái phiếu thường dùng số chứng khoán này ký thác tại một bên thứ ba (thường là công ty ủy thác) nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trái phiếu.  Trái phiếu không đảm bảo: Thường được áp dụng ở các công ty lớn, có danh tiếng dựa vào uy tín của mình để phát hành, không đưa ra một tài sản gì làm vật bảo đảm. Trong trường hợp tổ chức phát hành không có khả năng trả nợ và tuyên bố phá sản thì trái chủ của các trái phiếu không đảm bảo này sẽ được thanh toán sau trái chủ các trái phiếu bảo đảm nhưng trước cổ đông khi thanh lý công ty. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 7/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Ngoài các loại trái phiếu nêu trên, chúng ta có tham khảo thêm một số loại trái phiếu công ty theo một cách liệt kê khác như:  Trái phiếu thu nhập (Income Bond): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả tùy thuộc vào lợi nhuận công ty và không cao hơn trái suất . Do không cam kết trả lãi , trái phiếu thu nhập giao dịch với nguyên giá , bán với mức triêt khấu lớn , và được xem như một dạng đầu cơ . Trái phiếu thu nhập có phần giống cổ phiếu ưu đãI không tích lũy .  Trái phiếu không có phiếu trả lãi (Zezo Counpon Bond): Trái phiếu không có phiếu trả lãi là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ. Nhà đầu tư thường mua trái phiếu này với một giá chiết khấu nhất định. Sự tăng giá của trái phiếu bằng mệnh giá khi đáo hạn biểu hiện cho tổng số tiền thu nhập của nhà đầu tư.  Trái phiếu Seri: Là loại trái phiếu được phát hành một đợt nhưng mỗi seri có ngày đáo hạn khác nhau, theo định kỳ đều đặn cho đến khi toàn bộ đợt phát hành được hoàn trả.  Trái phiếu đầu cơ (Speculative Bond hay Junk Bond): Là loại trái phiếu do các doanh nghiệp có uy tín thấp phát hành, vì vậy loại trái phiếu này có rất nhiều rủi ro và thường phải bán với giá thấp. Thông thường, trái phiếu đầu cơ sẽ đưa ra lợi tức cao hơn các trái phiếu thông thường khác. Những nhà đầu tư sẽ yêu cầu có thu nhập cao hơn khi mua trái phiếu đầu cơ bởi vì họ phải chịu nhiều hơn rủi ro hơn. 1.4. Phƣơng thức phát hành trái phiếu  Phát hành nội địa: Đối với trái phiếu chính phủ: thông thường các quốc gia đều giao cho cơ quan có thẩm quyền đại diện chính phủ phát hành. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho Bộ Tài Chính và đa số đều thông qua hình thức đấu thầu (theo nghị định 143/NĐ-CP ngày 20/11/2003), ví dụ như:  Tín phiếu kho bạc: được phát hành theo phương thức đấu thầu, trong đó:  Khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc hình thành qua kết quả đấu thầu.  Bộ Tài chính có thể ủy thác cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc.  Trái phiếu kho bạc: phương thức phát hành như:  Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước,  Đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán.  Bảo lãnh phát hành.  Đại lý phát hành. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 8/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN  Trái phiếu công trình trung ƣơng: được phát hành theo phương thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành. Đối với trái phiếu công ty: Thông thường khi các công ty muốn phát hành trái phiếu huy động vốn thường phải chịu ràng buộc bởi pháp lý và điều kiện phát hành của chính quốc gia đó. Ví dụ, tại Việt nam, theo Nghị định 52/NĐ-CP năm 2006 có quy định như sau: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau:  Là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này;  Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;  Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán;  Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi (BCTC năm trước có kiểm toán);  Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua;  Công khai phương án, thông tin phát hành rõ ràng;  Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (nếu có);  Và một số chế tài khác theo luật Việt Nam... Phƣơng thức phát hành trái phiếu công ty có thể gồm có một hoặc nhiều các phƣơng thức sau: bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu trái phiếu. Hình thức do doanh nghiệp tự linh động tổ chức để phù hợp với chi phí và hiệu quả phát hành.  Phát hành trái phiếu quốc tế: Việc phát hành trái phiếu quốc tế cũng nhằm huy động vốn phụ vụ các công trình Nhà Nước (trái phiếu quốc tế Chính phủ) hoặc bổ sung vốn đầu tư cho doanh nghiệp (trái phiếu quốc tế doanh nghiệp). Tại Việt Nam, theo Nghị định 53/NĐ-CP năm 2006 có quy định, tTrái phiếu quốc tế chỉ được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. 2. Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm. 3. Các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định là có hiệu quả, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Đối với các trường hợp phát hành theo các hình thức trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu bảo đảm bằng các hình thức khác nhau cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 9/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN 5. Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín nhiệm). 6. Người phát hành đã hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp nước ngoài áp dụng cho từng đợt phát hành, cho từng loại hình phát hành và luật pháp Việt Nam. 7. Và một số quy định khác liên quan... Các phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành và/hoặc Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ (Clearing systems and depository). Thông thường phát hành trái phiếu quốc tế đều có sự tham gia của Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm. 1.5. Xếp hạng tín nhiệm đầu tƣ trái phiếu 1.5.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm đầu tƣ trái phiếu Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura (Nomura Research Institute): Xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc, lãi) đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Xế p ha ̣ng tiń nhiê ̣m đầ u tư trái phiế u là viê ̣c đưa ra nhâ ̣n đinh ̣ về mứ c đô ̣ tiń nhiê ̣m đố i với trách nhiệm tài chính , hoă ̣c đánh giá mức đô ̣ rủi ro khi đầ u tư phu ̣ thuô ̣c các yế u tố bao gồ m năng lực đáp ứng các cam kế t tài chính , khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổ i, ý thức và thiê ̣n chí trả nơ ̣ của các công ty phát hành trái phiế u đó . 1.5.2 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm đầu tƣ trái phiếu Tổ chức tham gia đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia, doanh nghiệp đó. Theo định nghĩa của NRI (viện Nomura): Công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA) là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính có thể bao gồm trái phiếu, thương phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, nhưng không nhất thiết giới hạn. Để hoạt động được trên thị trường một cách hiệu quả, các CRA cũng cần phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định. Sau đây là các tiêu chuẩn chính mà một CRA cần phải đạt được thống nhất trên toàn cầu giữa những thành phần tham gia thị trường và các cơ quan quản lý. Thứ nhất, các CRA phải đảm bảo tính công bằng, khách quan và minh bạch để tạo niềm tin vững chắc cho các thành phần tham gia thị trường, đảm bảo uy tín cho công ty xếp hạng tín nhiệm. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 10/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Thứ hai, các CRA phải đảm bảo tính độc lập, tức là không phụ thuộc vào sức ép chính trị hoặc kinh tế để các kết quả đưa ra được chính xác và công minh nhất. Thứ ba, các CRA phải đảm bảo về mặt tài chính, về mặt kỹ thuật, về cơ sở hạ tầng thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và để đảm bảo hoạt động lâu dài. Tổ chức xếp hạng tín dụng là các tổ chức độc lập, chuyên đưa ra nhận định và xếp hạng tín dụng đối với các tổ chức đi vay nợ.  Xếp hạng tín dụng cho thấy khả năng trả nợ của người đi vay.  Xếp hạng tín dụng ảnh hưởng lớn đến lãi suất mà người vay nợ phải trả cho các chứng khoán (trong đó có trái phiếu) mà họ phát hành.  Tụt hạng tín dụng khiến chi phí vốn của các tổ chức (bao gồm cả các chính phủ) trở nên đắt đỏ hơn. 1.5.3 Vai trò của xếp hạng tín dụng 1.5.3.1 Đối với Nhà nƣớc Thông qua biện pháp hành chính (các quy định) sẽ ngăn không cho các nhà phát hành yếu kém tham gia thị trường dựa vào những xếp hạng tín nhiệm đã được xác định. Nhà nước sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro của thị trường, nhà đầu tư nào thích mạo hiểm hoặc an toàn đều được cung cấp qua xếp hạng tín nhiệm. Nâng cao tính công khai, lành mạnh, vững chắc của thị trường vì các thông số đã được công khai để các thành phần tham gia thị trường hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn mục tiêu của mình. 1.5.3.2 Đối với nhà phát hành: Xếp hạng tín nhiệm giúp mở rộng số lượng các nhà đầu tư. Nhà phát hành được xếp hạng tín nhiệm cao có thể tham gia nhiều thị trường vốn, mở rộng các nhà đầu tư tiềm năng. Khi có xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để cân nhắc việc đầu tư của mình. Xếp hạng tín nhiệm giúp duy trì sự ổn định của thị trường, nhà phát hành có thể duy trì được thị trường vốn trong mọi hoàn cảnh. Ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi thì những nhà phát hành đã được tín nhiệm vẫn luôn yên tâm về sự tham gia của các nhà đầu tư vào đọt phát hành của mình. Xếp hạng tín nhiệm giúp giảm chi phí vay. Xếp hạng tín nhiệm càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng giảm. Các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. 1.5.3.3 Đối với nhà đầu tƣ Là một chỉ tiêu rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu để xem xét, quyết định đầu tư. Nhà đầu tư dựa vào kết quả xếp hạng tín nhiệm để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cho mình. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 11/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận thu được. Nhờ vào hệ thống xếp hạng tín nhiệm, người đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro của mỗi khoản đầu tư, từ đó so sánh, đánh giá mối quan hệ lợi nhuận - rủi ro giữa các công cụ để tìm ra công cụ có lợi nhất; đảm bảo hiệu quả đầu tư và sự an toàn của đồng vốn. Là công cụ quản lý danh mục đầu tư bởi vì mối sự thay đổi xếp hạng tín nhiệm của một loại công cụ nhất định đều ảnh hưởng đến giá của nó, các nhà đầu tư căn cứ vào sự thay đổi này để thay đổi danh mục đầu tư thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn của đồng vốn. Là công cụ đánh giá một số rủi ro có liên quan, ví như việc đánh giá lãi suất bồi hoàn rủi ro, các nhà đầu tư cần biết mức độ rủi ro được xác định bởi xếp hạng tín nhiệm. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU 2.1 Khái niệm và phân loại thị trƣờng trái phiếu Thị trƣờng trái phiếu là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái phiếu Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Trái phiếu sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhau như bảo lãnh phát hành, đấu thầu ,... sau đó các trái phiếu này sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường thứ cấp, các nhà bảo lãnh phát hành và các nhà giao dịch trên thị trường sơ cấp không còn đóng vai trò chào bán chứng khoán . Thay vào đó, các trái phiếu được mua bán giữa các nhà đầu tư và các tổ chức đầu tư thông qua các nhà môi giới, kinh doanh chứng khoán. Sự tồn tại của một thị trường thứ cấp năng động sẽ có tác dụng làm cho trái phiếu có tính thanh khoản. Như vậy trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và giảm chi phí vốn cho Chính phủ và các doanh nghiệp. Thị trƣờng trái phiếu thứ cấp được chia ra làm hai loại : Thị trường sở giao dịch và thị trường OTC. Tại đây, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng mua và bán trái phiếu trước khi tới hạn thanh toán. Thị trường sở giao dịch: Trái phiếu được giao dịch trên một thị trường có tổ chức và có thể chuyển sang tiền mặt một cách dễ dàng. Trên Sở giao dịch, kết quả yết giá và giao dịch được công bố trên hệ thống máy tính. Hệ thống này được kết nối với các thành viên của sở giao dịch và các tổ chức đầu tư, đồng thời được công bố ra công chúng. Thị trường OTC: Các loại trái phiếu không được giao dịch trên Sở giao dịch thì sẽ giao dịch trên thị trường OTC. Thị trường OTC bao gồm số lượng đông đảo các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Những nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán không ở cùng một nơi mà sử dụng máy vi tính cũng như điện thoại để tiến hành giao dịch. Các nhà môi giới giao dịch khi nhận được lệnh của khách hàng sẽ trở thành nhà tạo lập thị trường và đặt mức giá Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 12/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN hiện tại của tất cả các chứng khoán OTC dưới hình thức của nhiều nguồn thông tin; ví dụ như hình thức truyền thông tin điện tử và thông báo ra công chúng hàng ngày. 2.2 Các chủ thể tham gia vào thị trƣờng trái phiếu 2.2.1 Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành trái phiếu là tổ chức huy động vốn bằng cách bán trái phiếu cho người đầu tư. Chủ thể phát hành bao gồm Chính phủ và các doanh nghiệp, hay các tổ chức khác theo quy đinh của pháp luật. Chính phủ: Chính phủ và các chính quyền địa phương là một trong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường. Điều này là dễ hiểu vì không phải lúc nào Chính phủ cũng có thể bù đắp sự thiếu hụt vốn xảy ra khá thường xuyên trong chi tiêu của mình bằng cách yêu cầu Ngân hàng Trung ương in thêm tiền mặt . Cho nên việc phát hành trái phiếu để huy động vốn là cách làm phổ biến nhất . Do vậy về phương diện này có thể nói Chính phủ tham gia thị trường trái phiếu như một doanh nghiệp bình thường , cung cấp hàng hóa ra thị trường thông qua việc phát hành trái phiếu ( trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương , trái phiếu công trình ) nhằm huy động vốn từ các tầng lớp dân cư phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Các doanh nghiệp: Việc thiếu vốn trong kinh doanh, sản xuất, trả lương công nhân, mua nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất ...là điều thường thấy trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng dễ dàng giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách vay ngân hàng . Phát hành trái phiếu để vay vốn là một trong những cách phổ biến và hiệu quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được mục tiêu của mình. Hơn nữa khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, máy móc cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần những khoản vốn lớn và thường phải mất rất nhiều năm để thu hồi vốn. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường ít mặn mà trong việc cho vay. Do vậy vay dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu là một trong những lựa chọn tốt nhất. 2.2.2 Chủ thể đầu tƣ (Nhà đầu tƣ) Nếu như chủ thể phát hành là người tạo ra sức cung hàng hóa thì chủ thể đầu tư chính là những người tạo ra sức cầu của hàng hóa. Điều đó có nghĩa là chủ thể đầu tư là những người trực tiếp mua các chứng khoán do các chủ thể phát hành cung cấp. Có hai loại chủ thể đầu tƣ, đó là các nhà đầu tƣ cá nhân và các nhà đầu tƣ có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân thường là những hộ gia đình, những người có vốn tiết kiệm hay tích lũy được, thay vì việc gửi tiền nhàn rỗi này vào ngân hàng, họ đem đi mua trái phiếu để Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 13/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN hy vọng nhận được tiền lãi và các khoản chênh lệch giá khi bán trái phiếu đi. Còn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, ngân hàng ... là những tổ chức chuyên sâu về chứng khoán . Họ sử dụng số tiền huy động được từ dân chúng để đầu tư vào trái phiếu nhằm thu được lợi nhuận. 2.2.3 Tổ chức trung gian tài chính Không giống như thị trường hàng hóa thông thường, nơi hoạt động mua bán thường diễn ra một cách trực tiếp, thị trường trái phiếu đòi hỏi phải có những tổ chức tài chính trung gian, những tổ chức đứng ở giữa người người mua và người bán trái phiếu.  Tổ chức bảo lãnh phát hành: Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức đứng ra giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán trái phiếu như chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, phân phối trái phiếu ... Bảo lãnh phát hành gồm hai khâu cơ bản, đó là tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán. Thông thường để phát hành trái phiếu tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu tổ chức phát hành là một công ty nhỏ và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành chính là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tùy thuộc vào hình thức bảo lãnh, mức độ rủi ro và tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ thuận lợi hay khó khăn). Nói chung nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp. phí bảo lãnh phát hành trái phiếu thường thấp hơn phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu, ngoài ra phí bảo lãnh hoặc hoa hồng còn phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành phải cao và ngược lại).  Tổ chức xếp hạng tín nhiệm: Đây là tổ chức được hình thành nhằm mục đích đánh giá mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành và xếp hạng chúng theo mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán để các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư cần thiết chủ yếu là trong trường hợp đầu tư vào trái phiếu. Hiện nay trên thế giới có hai tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng là Moody’s Invester Service và Standard & Poor’s Corp. Mức độ “tín Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 14/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN nhiệm” của các công ty được ghi bằng các chữ cái A,B,a,b ... theo thứ tự xếp loại . Ví dụ : Theo xếp hạng của Standard & Poor’s Corp. Công ty được xếp hạng AAA là công ty làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán cao, với hạng AA thì năng lực chỉ kém một chút so với AAA , tiếp đó là các hạng A, BBB , CCC, CC, C,... và thấp nhất là D. Nếu một tổ chức phát hành được đánh giá mức độ tín nhiệm cao thì phụ phí phát hành thấp và do vậy lãi suất trái phiếu phát hành sẽ thấp. Ngược lại, một tổ chức phát hành được đánh giá mức độ tín nhiệm thấp thì phụ phí phát hành cao và lãi suất phát hành trái phiếu sẽ cao.  Các trung gian khác như: Đại diện người sở hữu trái phiếu: Tổ chức này thay mặt những người sở hữu trái phiếu của một tổ chức phát hành tiến hành đàm phán các vấn đề liên quan đến quyền lợi của trái chủ với tổ chức phát hành. Những quyền lợi này bao gồm quyền hưởng lãi, quyền được thanh toán vốn gốc khi công ty bị phá sản, giám sát các cam kết vay nợ của tổ chức phát hành ... Các tổ chức kinh doanh trái phiếu: bao gồm các công ty chứng khoán, các tổ chức, các tổ chức khác được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động trên thị trường thứ cấp, có chức năng làm trung gian môi giới cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua bán trái phiếu để hưởng phí môi giới và thực hiện các giao dịch mua bán trái phiếu cho chính mình để kiếm lợi, các tổ chức kinh doanh trái phiếu này còn còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động giao dịch trái phiếu. Các tổ chức kinh doanh trái phiếu có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường. 2.2.4 Chủ thể quản lý, giám sát hoạt động thị trƣờng trái phiếu Ngoài các tổ chức tham gia thì thị trường trái phiếu luôn chịu sự giám sát bởi các cơ quan thẩm quyền Nhà Nước (tại Việt Nam là Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước) nhằm bảo đảm thị trường hoạt động có trật tự và hiệu quả tốt nhất. Việc giám sát này sẽ thực hiện thông qua khung pháp lý và các chế tài tương ứng. 2.3 Vai trò của thị trƣờng trái phiếu Thị trường trái phiếu là một kênh chủ yếu huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cho Chính phủ và các doanh nghiệp. Do vậy sự tạo lập và phát triển thị trường trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính cũng như đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường .Thị trường trái phiếu thực hiện các vai trò chủ yếu sau đây: 2.3.1 Đối với các doanh nghiệp Ngày nay sự ra đời của thị trường trái phiếu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn mới linh hoạt và có hiệu quả hơn. Khi một doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó có thể phát hành trái phiếu để Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 15/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN huy động vốn. Đây là những nguồn vốn được đảm bảo và có khả năng sử dụng lâu dài. Các doanh nghiệp không phải quá lo lắng về thời gian hoàn trả như khi đi vay vốn ngân hàng bởi vì khác với khoản vay vốn ngân hàng là những khoản vay ngắn hạn thì các khoản huy động trên thị trường trái phiếu đều là những khoản huy động dài hạn (thường là từ 05 năm trở lên). Ngược lại khi các doanh nghiệp có vốn nhưng chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể mua trái phiếu tốt như là một tài sản kinh doanh và các trái phiếu đó sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết trên thị trường. 2.3.2 Đối với Chính Phủ Do thu hút được nguồn vốn khổng lồ của toàn bộ nền kinh tế và nguồn vốn từ nước ngoài qua việc phát hành trái phiếu, thị trường trái phiếu giúp Chính phủ giải quyết được các vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà không phải phát hành thêm tiền tạo ra sức ép về lạm phát. Chính vì vậy ngày nay ở hầu hết các quốc gia, việc Chính phủ phát hành trái phiếu để vay tiền của công chúng đầu tư là hoạt động diễn ra rất thường xuyên, theo một kế hoạch xác định nằm trong kế hoạch tổng thể của chiến lược huy động vốn của quốc gia. Ngoài ra, phát hành trái phiếu cũng là một hoạt động thường thấy trong nghiệp vụ thị trường mở, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. 2.3.3 Đối với nền kinh tế quốc dân Do khả năng có thể cho phép các chủ thể kinh tế tự do và trực tiếp huy động vốn tiết kiệm của công chúng để đầu tư phát triển, thị trường trái phiếu trở thành công cụ tự do hóa nền kinh tế. Nó tạo điều kiện cung cấp cho nền kinh tế nguồn vốn có thời hạn sử dụng đáp ứng với thời gian cần thiết của khoản đầu tư, đồng thời định hướng đúng nguồn vốn sẵn có với giá phù hợp với nhu cầu sử dụng cần thiết cho nền kinh tế, nhờ vậy góp phần điều hòa, phân phối nguồn vốn trong nền kinh tế giảm sức ép đối với hệ thống ngân hàng. 2.3.4 Đối với công chúng đầu tƣ Thị trường trái phiếu có chức năng chuyển các khoản tiết kiệm thành vốn đầu tư, một mặt huy động nguồn vốn nhàn rỗi tài trợ cho nền kinh tế, mặt khác giúp cho những người có tiền tiết kiệm không có khả năng tiến hành sản xuất kinh doanh có thể thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán để cho khoản tiền đó sinh lợi cao. Do đó với những công cụ đầu tư đa dạng phong phú mới của mình, thị trường trái phiếu đã góp phần nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư và của toàn xã hội nói chung. Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 16/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 1. Thực trạng thị trƣờng trái phiếu ở một số nƣớc trên thế giới 1.1 Xu hƣớng chung của thị trƣờng trái phiếu quốc tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Sau khủng hoảng năm 2008, tâm lý trốn tránh rủi ro của các nhà đầu tư vào lúc cao trào đã giúp các thị trường trái phiếu nhìn chung trãi qua một năm tăng trưởng khả quan. Các thị trƣờng trái phiếu đặc biệt khởi sắc khi giới đầu tư sợ rủi ro cao và điểm đáng lưu ý là xu hướng này vẫn tiếp diễn cho dù kinh tế toàn cầu đã bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, kinh tế thế giới lại đối mặt với khả năng khủng hoảng nợ của các quốc gia lớn trên thế giới. Điều này cũng tạo ra không ích những khó khăn chung cho tính thanh khoản trái phiếu của các quốc gia phát hành và cũng là mối nguy cơ tiềm ẩn cho các nhà đầu tư. Nợ chính phủ các nƣớc thời hậu khủng hoảng sẽ là vấn đề lớn trên thị trƣờng trái phiếu, điều này đáng lo ngại hơn cả nỗi lo lợi tức sẽ tăng mạnh tại những nước có thâm hụt ngân sách lớn. Khủng hoảng nợ ở Dubai đã khiến người ta lại đổ dồn mọi lo ngại vào tình trạng tài chính công căng thẳng của Hy Lạp, một thành viên của khu vực sử dụng đồng euro. Đồng thời, đây cũng là lời thức tỉnh đối với các thị trường trái phiếu về thâm hụt và nợ của chính phủ nói chung. Trong năm 2009, Hy Lạp đã nổi lên là nước có thâm hụt ngân sách lớn, với mức thâm hụt dự báo tăng lên 12,7% GDP trong năm 2009 và nợ lên tới 113% GDP. Điều này khiến các nhà phân tích nghĩ đến tình trạng xấu nhất là một nước trong khu vực đồng euro bị vỡ nợ gây ra vỡ nợ đối với khối này, và đã lung lay đến tình hình tài chính toàn cầu (đối với các quốc gia có tỷ lệ nợ cao trên GDP). Thống kê nợ Chính phủ ở Châu Âu: Stt 1 Quốc gia Mỹ %Mức thâm %Nợ nƣớc Giá trị Nợ nƣớc ngoài hụt nền kinh tế ngoài/GDP 2009 2009 2009 (tỷ USD) 11% 83% 13,77 ngàn tỷ USD Nguồn Bản tin tài chính toàn cầu 09/07/2010; bản tin chứng khoán thế giới (stox.vn) 21/05/2010 (quý 3/2009) 2 Hy Lạp 13,6% 170.5% 581,68 tỷ USD Bản tin tài chính toàn cầu 07/07/2010; bản tin 3 Anh -- 425.9% 9,15 ngàn tỷ USD Bản tin tài chính toàn cầu 07/07/2010; bản tin 4 Thụy Sỹ -- 382.2% 1,21 ngàn tỷ USD Bản tin tài chính toàn cầu 07/07/2010; bản tin chứng khoán thế giới (stox.vn) 21/05/2010 chứng khoán thế giới (stox.vn) 21/05/2010 chứng khoán thế giới (stox.vn) 21/05/2010 Q3/2009) 5 Đức -- Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 182.5% 5,13 ngàn tỷ USD Bản tin tài chính toàn cầu 07/07/2010; bản tin chứng khoán thế giới (stox.vn) 21/05/2010 Trang 17/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Thống kê nợ Chính Phủ tại Châu Á (năm 2009): Nền kinh tế Stt Nợ Nợ/GDP (tỷ USD) (%) Xếp hạng tín nhiệm 1 Sri Lanka 18,470 82,9 S&P B 2 Ấn Độ 506,299 59,6 BBB- -- BBB- 3 Philippines 78,273 58,7 BB- Ba3 BB 4 Việt Nam 15,585 52,3 BB Ba3 BB- 5 Malaysia 101,069 47,8 A- A3 A- 6 Thái Lan 82,463 45,9 BBB+ Baa1 BBB 7 Pakistan 29,917 45,3 B- B3 -- 8 Bangladesh 13,903 38,2 -- -- -- 9 Đài Loan 147,170 33,5 AA- -- A+ 10 Indonesia 86,191 29,8 BB Ba2 BB+ 11 Hàn Quốc 327,608 28,0 A A1 A+ 12 Trung Quốc 850,751 18,2 A+ A1 A+ 13 Singapore 118 --- --- --- 14 Mông Cổ -- BB- -- B -- Moody -- Fitch B+ Nợ và định mức tín nhiệm của Việt Nam và một số nền kinh tế khác. Nguồn: Bloomberg. Theo tính toán của Economist , đến hết tháng 2/2010, tổ ng số nơ ̣ của tấ t cả các nước trên thế giới là 36 nghìn tỷ USD. Mỹ nợ nần chồng chất. Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ trình Quốc hội nước này trong tháng 6/2010, tổng số nợ của nước Mỹ đến năm 2015 có thể lên tới 19,6 nghìn tỷ USD từ mức 13,6 nghìn tỷ USD trong năm nay. Tỷ lệ nợ/GDP năm nay là 93% GDP, con số này đến năm 2015 có thể lên 102% GDP. Trung Quốc và một số nước, cá nhân và quỹ hưu trí hiện nắm tổng lượng nợ của Mỹ khoảng 9,1 nghìn tỷ USD, con số này vào năm 2009 mới chỉ là 7,5 nghìn tỷ USD. Châu Âu cũng chìm trong nơ ̣ nần . Tỷ lệ nợ/GDP của một số nước châu Âu ở mức cao: Hy Lạp 115% GDP, Ý 115.8% GDP... Chiến lƣợc thoái lui sẽ là chủ đề lớn nhất năm 2010. Các nhà phân tích đã đôi lần cảnh báo tình trạng thâm hụt ngân sách và lạm phát gia tăng - có thể là hậu quả của các gói kích thích kinh tế của chính phủ các nước - nhiều khả năng sẽ gây ra sự căng thẳng lớn trên các thị trường trái phiếu chính phủ. Giai đoạn tồi tệ nhất có lẽ chưa đến, nhưng dù sao các thị trường cũng mong muốn chính phủ các nƣớc triển khai “những chiến lược thoái lui” đáng tin cậy để rút lại các gói kích thích kinh tế được tung ra trong giai đoạn khủng hoảng, giảm thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ, đồng thời kiềm chế sức ép lạm phát trong năm tới. Nhìn chung, các ngân hàng trung ƣơng đã có những bƣớc đi khá cẩn trọng trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, chủ động duy trì các chính sách tiền tệ lỏng để thúc Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 18/106 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN đẩy các nền kinh tế còn “mong manh” nhƣng vừa có động thái thu hẹp dần chính sách nới lỏng tiền tệ, hạn chế lạm phát. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hồi đầu tháng 12/2009 đã giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1%, đi kèm với tuyên bố bắt đầu ngừng các biện pháp tiền tệ lỏng từ ngày 16/12/2009. Quyết định trên “rất phù hợp với việc loại bỏ dần các biện pháp bất thường”. Chính phủ các nƣớc bán trái phiếu có thu nhập bảo đảm để trang trãi các khoản thâm hụt ngân sách và giảm nợ chính phủ. Những trái phiếu này được đánh giá tín dụng dựa trên mức độ an toàn mà các chuyên gia đánh giá về chúng. Nhưng nếu lãi suất trái phiếu tăng lên hay nếu rủi ro đối với các nền kinh tế hoặc lạm phát gia tăng, một số nhà đầu tư sẽ không ngần ngại bán trái phiếu, qua đó đẩy thu nhập tăng lên. Bất chấp các vấn đề nợ ở Châu Âu, các nhà phân tích cho rằng nhu cầu trái phiếu từ các thị trƣờng đang nổi vẫn mạnh. Các thị trường này nhìn chung đang ở vị thế tốt hơn các nước phát triển trong việc vươn lên mạnh mẽ từ khủng hoảng toàn cầu. Các nhà đầu tƣ sẽ tập trung vào các nền kinh tế mạnh nhất. Các nƣớc đang phát triển, nhƣ Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ, đƣợc cho là những nƣớc sẽ đƣợc lợi từ sự tập trung này, trong khi Dubai, Hy Lạp, Argentina, Ukraine, Venezuela, Hungary, Romania và các nước Baltic là những địa chỉ ít được khuyến nghị nhất. Biểu đồ sự tăng trƣởng thị trƣờng trái phiếu Đông Á Bảng Giá trị trái phiếu chƣa đến hạn thanh toán tại các quốc gia Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 19/106
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan