Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành th...

Tài liệu Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố thái nguyên và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ

.PDF
186
40
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN MẠNH QUỲNH THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI NỘI THÀNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬT KHÚC XẠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y KHOA THÁI NGUYÊN – 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN MẠNH QUỲNH THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI NỘI THÀNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬT KHÚC XẠ Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62.72.01.64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y KHOA Hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN VĂN HIẾN PGS. TS ĐÀM THỊ TUYẾT THÁI NGUYÊN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 2 năm 2020 Nguyễn Mạnh Quỳnh ii LỜI CẢM ƠN Để có được những kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Khoa, Bộ môn và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Hiến - Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Đàm Thị Tuyết - Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, là những người thầy (cô) đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Mắt Thái Nguyên, Phòng Giáo dục thành phố Thái Nguyên, Ban giám hiệu các Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung và Nha Trang, thành phố Thái Nguyên đã hỗ trợ tôi trong quá trình làm nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Bệnh viện Mắt, các học sinh và phụ huynh tại các trường Trung học cơ sở đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận án. Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 2 năm 2020 Nguyễn Mạnh Quỳnh iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo CBYT : Cán bộ y tế CS : Cộng sự CSHQ : Chỉ số hiệu quả CT : Can thiệp CTHĐ : Cận thị học đường D : Đi ốp ĐCTĐ : Độ cầu tương đương ĐNT : Đếm ngón tay HQCT : Hiệu quả can thiệp HS : Học sinh KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, attitude, practice) MP : Mắt phải MT : Mắt trái PH : Phụ huynh PVS : Phỏng vấn sâu SL : Số lượng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TKX : Tật khúc xạ TLN : Thảo luận nhóm TT-GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe UCVA : Thị lực không kính (Uncorrected visual acuity) WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ix DANH MỤC HỘP ......................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 3 1.1. Khái niệm và một số tật khúc xạ thường gặp ........................................... 3 1.2. Thực trạng tật khúc xạ học đường trên thế giới và Việt Nam ................... 5 1.3. Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học đường .................................... 16 1.4. Giải pháp can thiệp giảm thiểu tật khúc xạ ............................................ 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 40 2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 40 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 41 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41 2.5. Một số hoạt động can thiệp được thực hiện ........................................... 46 2.6. Chỉ số nghiên cứu .................................................................................. 52 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số sử dụng trong nghiên cứu ................ 55 2.8. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin .......................................... 57 2.9. Phương pháp khống chế sai số ............................................................... 59 2.10. Xử lý và phân tính số liệu .................................................................... 60 2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 60 v Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 63 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh một số trường THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........ 63 3.2. Thực trạng quản lý và đánh giá mô hình can thiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tật khúc xạ cho học sinh trung học cơ sở.................. 82 Chương 4.BÀN LUẬN ................................................................................ 96 4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh một số trường THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........ 96 4.2. Thực trạng quản lý và đánh giá mô hình can thiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tật khúc xạ cho học sinh trung học cơ sở................ 120 KẾT LUẬN ................................................................................................ 133 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh phân bố theo trường nghiên cứu ........ 63 Bảng 3.2. Tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh theo khối lớp học .............................. 64 Bảng 3.3. Tỉ lệ tật khúc xạ theo giới tính ...................................................... 64 Bảng 3.4. Phân bố học sinh tật khúc xạ theo thời điểm phát hiện ................. 65 Bảng 3.5. Phân bố học sinh các trường bị tật khúc xạ theo mắt .................... 65 Bảng 3.6. Kết quả đo khúc xạ tự động ở học sinh tham gia nghiên cứu ........ 66 Bảng 3.7. Tình hình khám mắt định kỳ của học sinh .................................... 67 Bảng 3.8. Kiến thức về tật khúc xạ học đường của học sinh nghiên cứu....... 68 Bảng 3.9. Một số hoạt động liên quan đến nhìn gần và nhìn xa của học sinh nghiên cứu .................................................................................... 69 Bảng 3.10. Tình hình bố trí góc học tập của học sinh nghiên cứu ................. 69 Bảng 3.11. Tư thế ngồi học của đối tượng học sinh nghiên cứu.................... 70 Bảng 3.12. Kiến thức về tật khúc xạ học đường của phụ huynh.................... 71 Bảng 3.13. Nhận định của phụ huynh về tình hình sức khỏe mắt của trẻ ...... 72 Bảng 3.14. Nhận định của phụ huynh học sinh về các hoạt động nhìn gần và nhìn xa của trẻ .............................................................................. 73 Bảng 3.15. Kết quả bố trí góc học tập của phụ huynh dành cho trẻ............... 74 Bảng 3.16. Nhận định của phụ huynh về tư thế ngồi học của trẻ .................. 75 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa việc tham gia lớp học thêm ngoài giờ chính khóa của học sinh với tật khúc xạ ................................................. 76 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính học sinh với tật khúc xạ ................. 76 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian sử dụng máy tính, chơi điện tử và xem tivi mỗi ngày của học sinh với tật khúc xạ ............................ 77 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa với sự tham gia hoạt động ngoài trời và thời gian giúp việc gia đình mỗi ngày với tật khúc xạ .......................... 78 vii Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh với tật khúc xạ ......... 79 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa cách bố trí/trang bị góc học tập tại nhà của học sinh với tật khúc xạ ....................................................................... 79 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tư thế ngồi học của học sinh và việc nhắc nhở tư thế ngồi học thường xuyên của phụ huynh với tật khúc xạ ....... 80 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh về tật khúc xạ với tật khúc xạ của học sinh..................................................................... 81 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa việc khám mắt định kỳ với tật khúc xạ ......... 81 Bảng 3.26. Thay đổi kiến thức về tật khúc xạ của học sinh trường can thiệp (trường Quang Trung) .................................................................. 86 Bảng 3.27. Thay đổi kiến thức về tật khúc xạ của học sinh trường đối chứng (trường Nha Trang) ...................................................................... 87 Bảng 3.28. Thay đổi kiến thức về tật khúc xạ của phụ huynh trường can thiệp (trường Quang Trung) .................................................................. 88 Bảng 3.29. Thay đổi kiến thức về tật khúc xạ của phụ huynh trường đối chứng (trường Nha Trang) ...................................................................... 89 Bảng 3.30. Thay đổi một số hoạt động liên quan đến nhìn gần và nhìn xa của học sinh trường can thiệp (trường Quang Trung) .......................... 90 Bảng 3.31. Thay đổi một số hoạt động liên quan đến nhìn gần và nhìn xa của học sinh trường đối chứng (trường Nha Trang) ............................ 91 Bảng 3.32. Thay đổi bố trí góc học tập của học sinh trường can thiệp .......... 92 Bảng 3.33. Thay đổi bố trí góc học tập của học sinh trường đối chứng ........ 92 Bảng 3.34. So sánh sự thay đổi tỉ lệ tật khúc xạ của trường can thiệp và trường đối chứng .......................................................................... 93 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ........................................... 16 Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý tật khúc xạ bằng phần mềm .............................. 53 Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý tật khúc xạ bằng phần mềm .............................. 52 Biểu đồ 3.1. Kết quả thị lực của học sinh ở các trường tham gia nghiên cứu ..63 Biểu đồ 3.2. Phân bố mức độ thị lực theo mắt .............................................. 66 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vị trí các trường điều tra tại TP Thái Nguyên ............................... 39 Hình 2.2. Phần mềm quản lý tật khúc xạ ...................................................... 47 Hình 2.3. Phần mềm cập nhật kết quả khám tật khúc xạ ............................... 48 Hình 2.4. Các chức năng quản lý kết quả khám TKX, quản lý học sinh, quản lý phụ huynh và giáo viên của phần mềm ..................................... 48 Hình 2.5. Các chức năng tương tác giữa bác sỹ, cán bộ y tế với học sinh và giáo viên của phần mềm ............................................................... 49 Hình 2.6. Link kết nối với trang web tật khúc xạ và các bài truyền thông phòng chống tật khúc xạ ............................................................... 49 Hình 2.7. Tin tức nổi bật, tương tác với bác sỹ và chức năng chia sẻ thông tin của phần mềm............................................................................... 50 Hình 2.8. Thống kê kết quả truy cập và địa chỉ liên hệ của phần mềm ......... 50 Hình 3.1. Danh sách bệnh nhân khám tật khúc xạ ........................................ 82 Hình 3.2. Tương tác với phụ huynh học sinh thông qua phần mềm liên lạc điện tử của nhà trường .................................................................. 82 x DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Hoạt động phòng chống TKX từ phía nhà trường .......................... 82 Hộp 3.2. Hoạt động phòng chống TKX từ phía gia đình............................... 83 Hộp 3.3. Hiệu quả điều trị TKX cho học sinh ............................................... 91 Hộp 3.4. Hiệu quả truyền thông phòng chống TKX ở lứa tuổi học sinh........ 92 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tật khúc xạ là một vấn đề y tế công cộng quan trọng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị [8], [126]. Tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh đang chiếm tỉ lệ cao và ngày một gia tăng do áp lực học tập và việc thay đổi các thói quen, lối sống, cũng như sự phát triển của phương tiện nghe nhìn, công nghệ thông tin. Nghiên cứu của OvenseriOgbomo G.O. và cs (2010) ở Ghana cho tỉ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh chiếm 25,9% [101]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Triết và cs (2013) tại thành phố Quy Nhơn cho tỉ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh là 27,35% [51]. Nghiên cứu của Hoàng Hữu Khôi và cs (2016) cho tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng là 39,8% [27]. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh. Mỗi nghiên cứu cho các kết quả cụ thể khác nhau, nhưng các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh có thể phân thành 4 nhóm chính, bao gồm: (i) Các yếu tố nhân khẩu học của học sinh (tuổi, giới, địa dư, dân tộc...); (ii) Các yếu tố cá nhân trẻ liên quan đến tật khúc xạ (kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa tật khúc xạ...); (iii) Yếu tố gia đình (kiến thức, thái độ, hành vi phòng ngừa tật khúc xạ của người chăm sóc trẻ, gen di truyền...); (iv) Yếu tố nhà trường (điều kiện vệ sinh trường học, hoạt động truyền thông phòng ngừa tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh, khám chữa tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh, hoạt động ngoại khóa...). Can thiệp vào các yếu tố liên quan nhằm giảm thiểu tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh là một trong những can thiệp y tế công cộng có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu can thiệp bằng châm cứu và truyền thông đa phương tiện ở học sinh Đài Loan cho thấy sự tăng kiến thức và khả năng cải thiện thị lực ở nhóm can thiệp rõ rệt so với trước nghiên cứu (nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp, p < 0,01) [128]. Nghiên cứu can thiệp bằng việc ứng dụng điện 2 thoại trong truyền thông giáo dục sức khỏe về đeo kính mắt ở trẻ em Ấn Độ cho thấy việc sử dụng công nghệ để truyền thông giáo dục sức khỏe, kiểm tra việc đeo kính đã đem lại kết quả tốt và dễ dàng theo dõi [97]. Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc, là nơi có nhiều dân tộc anh em chung sống [10] và có nhiều trường học với số lượng học sinh lớn trên địa bàn. Trước những sự đổi mới về chương trình đào tạo, sự gia tăng áp lực về học tập và sự phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi phải có một chiến lược để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mắt cho học sinh. Câu hỏi đặt ra là thực trạng tật khúc xạ và quản lý tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên hiện nay ra sao? Yếu tố nào liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở khu vực thành phố Thái Nguyên và giải pháp can thiệp nào có thể thực hiện để phòng ngừa và chăm sóc tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh có hiệu quả? Để lời cho những vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2015. 2. Phân tích thực trạng quản lý và đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tật khúc xạ cho học sinh trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm và một số tật khúc xạ thường gặp 1.1.1. Khái niệm về tật khúc xạ Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường (mắt chính thị) là mắt mà hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ hình ảnh các vật. Nếu do nguyên nhân nào đó khiến mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi vào mắt do bất thường về khúc xạ, khiến hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc, làm cho mắt không nhìn rõ hình ảnh các vật thì gọi là mắt có tật khúc xạ (TKX) [8], [113]. TKX bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. TKX có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi; ở lứa tuổi học đường tỉ lệ cận thị là cao nhất, viễn thị và loạn thị có tỉ lệ mắc ít hơn. Tỉ lệ mắc TKX ở các nước châu Á vào hàng cao nhất thế giới, và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. 1.1.2. Ảnh hưởng của tật khúc xạ Khi bị TKX sẽ làm giảm thị lực, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể dẫn tới mù lòa. TKX là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực, mù lòa và tàn tật có thể phòng tránh được, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Với nhận thức cộng đồng còn hạn chế, nên nhiều trường hợp khi đến bệnh viện, người bệnh mắc TKX đã biến chứng sang nhược thị sâu, bong võng mạc… nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, không thể chỉnh kính, cấp kính được nữa [8], [113]. Hiện nay, TKX đã và đang trở thành một trong những vấn đề y tế công cộng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập và tương lai của học sinh. 1.1.3. Các loại tật khúc xạ 1.1.3.1. Cận thị 4 Cận thị được định nghĩa là tình trạng khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng song song đi từ vô cực vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Độ cận thị được đo bằng đi ốp (D) với dấu “-” phía trước. Đi ốp là nghịch đảo của tiêu cự của một thấu kính) [23]. Cận thị có thể được phân loại theo thể lâm sàng, theo mức độ cận thị hay theo tuổi khởi phát [23]. Cận thị thường được chia làm 2 loại chính: cận do trục và cận do khúc xạ. Theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (2000) thì cận thị được phân thành các loại sau: Bảng 1.1. Bảng phân loại cận thị Phân nhóm Loại cận thị Cận thị đơn thuần Cận thị về đêm Theo thể lâm sàng Cận thị giả Cận thị thoái hóa Cận thị thứ phát Cận nhẹ (< - 3,00 D) Theo mức độ cận thị Cận trung bình (- 3,00 D đến - 6,00 D) Cận nặng (> - 6,00D) Cận thị bẩm sinh (xuất hiện khi sinh) Theo tuổi khởi phát Cận thị xuất hiện khi trẻ (6 đến <20 tuổi) Cận thị trưởng thành (20 đến 40 tuổi) Cận thị cuối giai đoạn trưởng thành (> 40 tuổi) 1.1.3.2. Viễn thị Mắt viễn thị là mắt mà công suất của quang hệ kém so với chiều dài trục trước sau của nhãn cầu, do đó các tia sáng song song từ vô cực khi vào mắt sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Viễn thị có ảnh hưởng khác nhau lên thị giác tùy theo các yếu tố như: mức độ viễn thị, tuổi của bệnh nhân, tình trạng quy tụ 5 và điều tiết, nhu cầu thị giác [23]. Nếu không được điều chỉnh, viễn thị có thể gây: nhìn mờ, căng thẳng thị giác (mệt mỏi, nhức mắt, đau đầu và có thể kèm song thị), suy giảm điều tiết, rối loạn thị giác 2 mắt, nhược thị, lác [23]. Viễn thị thường được chia làm 2 loại chính: viễn thị do trục và viễn thị do khúc xạ [23]. Theo phân loại của WHO (2000) viễn thị được chia làm 3 loại theo mức độ: nhẹ, vừa và nặng. 1.1.3.3. Loạn thị Mắt loạn thị là mắt có một đường kinh tuyến có công suất tối thiểu (bán kính cong lớn nhất) và một đường kinh tuyến có công suất tối đa (bán kính cong nhỏ nhất) chênh lệch nhau ít nhất 0,75D. Do có sự khác biệt công suất giữa 2 đường kinh tuyến chính nên ảnh của quang hệ không còn là một điểm mà là 2 đoạn thẳng gọi là tiêu tuyến. Kinh tuyến nằm ngang sẽ cho ảnh là tiêu tuyến đứng và ngược lại kinh tuyến đứng sẽ cho ảnh là tiêu tuyến ngang. Ánh sáng từ vô cực qua hệ loạn thị sẽ trở thành một chùm tia loạn thị [23]. Có nhiều cách phân loại TKX, nhưng cách thường áp dụng tại cộng đồng theo Nhóm tư vấn về TKX của WHO (2000) đưa ra như sau: Bảng 1.2. Phân loại tật khúc xạ theo Tổ chức Y tế thế giới Phân loại TKX Nhẹ Vừa Nặng Cận thị ≤ -0,75D -1,00 đến -2,75 > -3,00 Viễn thị ≤ +2,75D +3,00 đến +4,75 > +5,00 Loạn thị ≤ 0,75D 1,00 đến 2,75 > +/-3,00 Thái độ xử trí Không cần kính Đeo kính Đeo kính 1.2. Thực trạng tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thực trạng cận thị học đường trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Thực trạng cận thị học đường trên thế giới Cận thị là một trong những vấn đề sức khỏe công cộng cần quan tâm giải quyết. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 1406 triệu người mắc cận 6 thị (chiếm 22,9% tổng dân số thế giới) [79]. Dự đoán đến năm 2050 sẽ có khoảng 4758 triệu người mắc cận thị (chiếm 49,8% tổng dân số thế giới) [79]. Cận thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng quan trọng nhất là cận thị ở lứa tuổi học đường (cận thị học đường - CTHĐ), bởi đây là lứa tuổi học sinh thường xuyên sử dụng mắt trong học tập, ảnh hưởng tới phát triển tương lai sau này. Nghiên cứu ở Thụy Điển của Villarreal M.G. và cs trên 1.045 học sinh từ 12 - 13 tuổi cho tỉ lệ học sinh bị cận thị (≥ -0,5D) là 49,7%; tỉ lệ học sinh bị cận thị cả 2 mắt là 39,0%; có 23,3% học sinh cần phải đeo kính (≥ -0,75D); tỉ lệ cận thị nặng (≥ -5D) chiếm 2,5% [121]. Nghiên cứu của McCullough S.J. và cs (2016) ở Vương quốc Anh trên 1068 trẻ thấy: tỉ lệ cận thị ở nhóm tuổi 6 - 7 tuổi là 1,9%, thấp hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm 12 - 13 tuổi (14,6%) với p < 0,001 [94]. Theo Recko M. và cs (2015) thì tại Mỹ sẽ có 43 triệu trẻ em mắc cận thị vào năm 2050 [107]. Nghiên cứu của Junghans B.M. và cs (2003) trên 2.535 trẻ em ở phía đông Sydney, Australia cho kết quả: tỉ lệ cận thị của trẻ từ 4 - 12 tuổi là 6,5%. Tỉ lệ cận thị tăng dần từ 1,0% ở trẻ 4 tuổi lên tới 8,3% ở trẻ 12 tuổi [85]. Theo Theophanous Christos và cs (2018), tỉ lệ cận thị ở trẻ 5 - 19 tuổi ở Canada là 41,9% [119]. Theo Yang M. và cs (2018) tỉ lệ cận thị ở học sinh khu vực ngoại thành của Canada là 17,5% [127]. Nghiên cứu của Saxena Rohit và cs (2015) trên 9.884 trẻ em ở Delhi, Ấn Độ cho tỉ lệ cận thị là 13,1% với mức độ cận thị trung bình là 1,86 ± 1,4D. Trong số các trẻ bị cận thị: tỉ lệ trẻ thuộc nhóm tuổi từ 5 - 10 tuổi là 20,7%, từ 11 - 13 tuổi là 55,0% và từ 14 - 15 tuổi là 24,3% [112]. Nghiên cứu của Singh N.K và cs (2019) tại Bắc Ấn Độ cho tỉ lệ cận thị là 21,1% [117]. Hittalamani S.B. và cs (2017) nghiên cứu trên 4429 trẻ từ 7 - 15 tuổi cho kết quả: tỉ lệ cận thị chung là 6,0%. Trong đó, tỉ lệ cận thị ở nữ (58,27%) cao hơn nam (41,73%). Hầu hết (91,73%) trẻ bị cận thị 2 mắt, tỉ lệ cận thị một mắt là 8,27% [78]. Theo Mohammed A.A. và cs (2018) thì tỉ lệ cận thị ở Mediha, Ả 7 rập xê út của trẻ 3 - 14 tuổi nhập viện là 3,54% [95]. Tỉ lệ cận thị ở trẻ em Hàn Quốc (2018) là 64,6% [88], tỉ lệ cận thị ở trẻ 19 tuổi là 96,5% [103] Nghiên cứu của Li Y. và cs (2017) so sánh cận thị ở học sinh trung học cơ sở (THCS) tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2006 và năm 2015 cho kết quả: tỉ lệ không cận thị giảm từ 44,05% năm 2006 xuống 34,52% năm 2015; cận thị nhẹ giảm từ 32,27% năm 2006 xuống 20,73% năm 2015; trong khi tỉ lệ cận thị trung bình tăng (từ 19,72% tăng lên 38,06%) và cận thị nặng tăng (từ 3,96% tăng lên 6,69%). Tỉ lệ cận thị chung đã tăng từ 55,95% năm 2005 lên 65,48% vào năm 2015 [87]. Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã tiến hành các nghiên cứu về TKX quy mô quốc gia trên học sinh từ 6 - 18 tuổi [90] qua nhiều giai đoạn thấy: tỉ lệ cận thị ở học sinh 7 tuổi tăng từ 5,8% năm 1983 lên 21,0% năm 2000. Tỉ lệ cận thị ở học sinh lứa tuổi 12 tăng từ 36,7% năm 1983 lên 61,0% năm 2000. Tỉ lệ cận thị ở học sinh lứa tuổi 15 là 64,2% năm 1983 và 81,0% năm 2000. Tỉ lệ cận thị cao (> -6,0D) cũng tăng từ 10,9% năm 1983 tới 21% năm 2000. Độ cận thị trung bình của học sinh 12 tuổi là -0,48D năm 1983 tăng lên -1,45D năm 2000; của học sinh 15 tuổi là -1,49D năm 1983 tăng lên -2,89D năm 2000 [90]. Nghiên cứu của Rudnicka A.R. và cs (2016) cho kết quả: Tỉ lệ cận thị có sự gia tăng theo tuổi và khác nhau giữa các dân tộc. Tỉ lệ cận thị ở trẻ 15 tuổi cao nhất là ở Đông Á, chiếm 69,0%. Tỉ lệ cận thị ở trẻ da đen 15 tuổi ở Châu Phi là 5,5%; ở trẻ em da trắng 15 tuổi là 16,7%; ở trẻ em 15 tuổi khu vực Nam Á là 13,0% [110]. Báo cáo tổng quan của Mak C.Y và cs (2018) thì tỉ lệ cận thị ở trẻ em 6 tuổi tại Hồng Kông là 18,33% và trẻ 12 tuổi là 61,5% [91]. Tỉ lệ cận thị chung ở học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Fenghua, Trung Quốc năm 2015 là 87,7% [61]. 1.2.1.2. Thực trạng cận thị học đường ở Việt Nam Cận thị là TKX phổ biến ở Việt Nam và rất hay gặp ở học sinh. Nghiên cứu của Trần Thị Dung (2008) cho tỉ lệ cận thị được chẩn đoán ở học sinh tiểu học là 13,8% [15]. Nghiên cứu của Phạm Văn Tần (2010) tại Bắc Ninh 8 thấy: tỉ lệ cận thị chung là 20,3%; trong đó tỉ lệ cận thị học khối 6 là 19,1%, khối 7 là 18,3% và khối 8 là 23,5%. Tỉ lệ cận thị học sinh nữ 24,6% và học sinh nam 16%; cận thị ở học sinh nội thành 30,2% và học sinh ngoại thành 10% [42], [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Triết và cs (2013) về TKX trên 7.200 học sinh thành phố Quy Nhơn thấy: tỉ lệ cận thị chiếm tỉ lệ khá cao ở học sinh THPT (21,21%) so với THCS (11,84%) và tiểu học (3,32%). Tỉ lệ cận thị tăng dần theo cấp học (p < 0,001). Tỉ lệ cận thị cao hơn ở nữ giới và vùng nội thành (p < 0,001) [51]. Nghiên cứu của Ngô Thị Trang và cs (2013) về cận thị ở học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho tỉ lệ mắc cận thị khối THCS của toàn tỉnh Hà Nam chiếm 3,14%. Tỉ lệ mắc cận thị khối THCS có sự chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc cao nhất ở thành phố Phủ Lý (10,5%), tiếp đến là tại huyện Kim Bảng (5,08%) và theo sau là các huyện Lý Nhân (1,81%) và Duy Tiên (0,75%) [50]. Nghiên cứu của Vũ Phong Túc (2013) tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho tỉ lệ học sinh THCS bị cận thị chiếm 9,7%, học sinh bị cận thị giả chiếm 1,7%. Tỉ lệ cận thị ở khu vực thị trấn cao hơn ở nông thôn (5,9% so với 3,8%). Tỉ lệ cận thị của nam (2,5%) thấp hơn so với nữ (7,2%) [54]. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) cho tỉ lệ cận thị ở học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên là 16,8%, học sinh nữ có tỉ lệ cận thị là 21,6% cao hơn so với học sinh nam, 12,5% (p < 0,001). Tỉ lệ cận thị có xu hướng tăng dần theo lớp học: lớp 6 là 14,2%, lớp 7 là 12,4%, lớp 8 là 19,9% và lớp 9 là 20,6% (p < 0,001). Hầu hết học sinh bị cận thị cả 2 mắt (93,3%), mức độ cận thị ở mức trung bình từ -1,0 đến < -3,0D [19]. Nghiên cứu trên 6.184 học sinh tiểu học và THCS ở 04 quận, huyện ở Hà Nội của Vũ Thị Thanh và cs (2014) thấy tỉ lệ cận thị là 33,7% (khúc xạ cầu tương đương: ≥ -0,75D). Tỉ lệ cận thị ở học sinh nữ (35,0%) cao hơn học sinh nam (32,5%), p < 0,05. Tỉ lệ cận thị ở học sinh quận Ba Đình 42,3%, quận Thanh Xuân 41,0% và huyện Từ Liêm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan