Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN KHOA HỒI S...

Tài liệu THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN KHOA HỒI SỨC, CẤP CỨU TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2017

.DOC
96
324
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- NGỌC SAO THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN KHOA HỒI SỨC, CẤP CỨU TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CỘNG CỘNG Hà Nội – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- NGỌC SAO THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN KHOA HỒI SỨC, CẤP CỨU TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 60.72.03.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ BÌNH Hà Nội – Năm 2017 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:..................................................................3 1.1.1. Sức khỏe tâm thần:.................................................................................................3 1.1.2. Áp lực và áp lực công việc:.................................................................................3 1.1.3. Chất lượng giấc ngủ:.............................................................................................4 1.1.4. Lo âu..........................................................................................................................5 1.1.5. Căng thẳng...............................................................................................................7 1.1.6. Trầm cảm................................................................................................................9 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN............................................................11 1.2.1. Áp lực công việc...................................................................................................11 1.2.2. Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan.................................................13 1.2.3. Lo âu, trầm cảm, căng thẳng và các yếu tố liên quan..................................15 1.3. CÁC THANG ĐO ĐÁNH GIÁ VỀ ÁP LỰC CÔNG VIỆC, CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM, CĂNG THẲNG:........17 1.3.1. Thang đo đánh giá áp lực công việc:...............................................................17 1.3.2. Thang đo đánh giá chất lượng giấc ngủ:.........................................................18 1.3.3. Thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng:..........................................18 1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:..........................................19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................22 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................22 2.1.2. Địa điểm:...............................................................................................................22 2.1.3. Thời gian nghiên cứu:.........................................................................................22 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:.........................................................................22 2.3. CỠ MẪU VÀ CÁCH CHỌN:......................................................................22 2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN...............................................23 2.3.1. Công cụ nghiên cứu:............................................................................................23 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:...................................................................................23 2.3.3. Khung lý thuyết nghiên cứu:.............................................................................24 2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:............................................................24 2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ:............................................................24 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU:.........................................................................25 2.11. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU:...........................................................25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ.........................................................................................35 3.1. Một số thông tin nhân khẩu học và điều kiện công việc của nhân viên y tế khoa hồi sức cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội (n=341):35 3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa hồi sức, cấp cứu trên một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội:...............................................38 3.2.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu.......................38 3.2.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu...........................................40 3.2.3. Thực trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu....................................42 3.2.4. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu........................................45 3.3. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội:...............................................48 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. ................................................................................................................................................48 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. ................................................................................................................................................51 3.3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu......53 3.3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................................56 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN......................................................................................59 4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa hồi sức, cấp cứu trên một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................61 4.1.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu.......................61 4.1.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu...........................................62 4.1.3. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu...................................................64 4.1.4. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu........................................65 4.2. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................67 4.2.1. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. ................................................................................................................................................67 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. ................................................................................................................................................69 4.2.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu......71 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................................72 KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALCV: Áp lực công việc BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CLGN: Chất lượng giấc ngủ DASS: Depression Anxiety Stress Scales (Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng) NVYT Nhân viên y tế PSQI: Pittsburgh Sleep Quality Index (Thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh) QES: Quality of Employment Surveys (Khảo sát chất lượng công việc) RLCT: Rối loạn căng thẳng RLLA: Rối loạn lo âu RLTC: Rối loạn trầm cảm DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3. 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................................................35 Bảng 3. 2. Áp lực từ môi trường làm việc, tài chính, các mối quan hệ với đồng nghiệp và bệnh nhân/người nhà bệnh nhân của đối tượng nghiên cứu (n=341)........................................................36 Bảng 3. 3. Áp lực từ khối lượng công việc, thời gian làm việc và sự công nhận các nỗ lực trong công việc của đối tượng nghiên cứu................................................................................................37 Bảng 3. 4. Các yếu tố tạo áp lực ngoài công việc khác của đối tượng nghiên cứu...........................37 Bảng 3. 5. Chỉ số chất lượng giấc ngủ tổng thể (PSQI) của đối tượng nghiên cứu (n=341)............38 Bảng 3. 6. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo từng câu hỏi cụ thể (n=341).........40 Bảng 3. 7. Tình trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu theo từng câu hỏi cụ thể (n=341).. .42 Bảng 3. 9.Tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu theo từng câu hỏi cụ thể (n=341)........45 Bảng 3. 10. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341).....................................................................................................................................48 Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341)...............................................................................................................49 Bảng 3. 12. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341)....................................................................................50 Bảng 3. 13. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=341).....................................................................................................................................51 Bảng 3. 14. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=341)...............................................................................................................52 Bảng 3. 15. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=341)...................................................................................53 Bảng 3. 16. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu (n=341)............................................................................................................................................53 Bảng 3. 17. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu (n=341)...............................................................................................................54 Bảng 3. 18. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu (n=341)..............................................................................................55 Bảng 3. 19. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n=341).........................................................................................................................56 Bảng 3. 20. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n=341)...............................................................................................................57 Bảng 3. 21. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n=341)................................................................................58 Biểu đồ 3. 1. Điểm trung bình theo từng đặc điểm rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341)............................................................................................................................................38 Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có rối loạn giấc ngủ (n=341)..........................................39 Biểu đồ 3. 3. Thực trạng rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341).......39 Biểu đồ 3. 4. Thực trạng trầm cảm chung của đối tượng nghiên cứu (n=341).................................41 Biểu đồ 3. 5. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341)...................41 Biểu đồ 3. 6. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo nhóm ngành (n=341)...............42 Biểu đồ 3. 7. Thực trạng rối loạn lo âu chung của đối tượng nghiên cứu (n=341)...........................43 Biểu đồ 3. 8. Thực trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341).............44 Biểu đồ 3. 9. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu theo nhóm ngành (n=341).....................44 Biểu đồ 3. 10. Thực trạng căng thẳng chung của đối tượng nghiên cứu (n=341)............................46 Biểu đồ 3. 11. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341)..............46 Biểu đồ 3. 12. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu theo nhóm ngành (n=341)..........47 Hình 1. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực công việc của nhân viên y tế......................................18 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái; muốn có một trạng thái tâm thần thoải mái cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội . Sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội khiến cho các nghiên cứu y tế công cộng hiện nay chú ý nhiều hơn đến các yếu tố sức khỏe tâm thần. Các nghiên cứu cũng tập trung đến nhiều ngành nghề riêng biệt do áp lực công việc và các yếu tố phát sinh trong quá trình làm việc của mỗi ngành nghề là khác nhau. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên đã chứng minh rằng áp lực công việc và các yếu tố phát sinh trong các môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe như gây nên các vấn đề tim mạch , , tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp hay tác động đến các hội chứng chuyển hóa ... Sự căng thẳng, lo âu, trầm cảm và chất lượng giấc ngủ kém là những yếu tố sức khỏe tâm thần điển hình hay gặp nhất của người lao động. Ngành Y là một ngành đặc biệt bởi đối tượng tác động là con người và sức khỏe của con người. Các yếu tố trong công việc như thời gian làm việc, cường độ công việc, tính chất công việc ngành Y cũng có sự khác biệt lớn so với các ngành khác . Trong các bệnh viện, các khoa hồi sức, cấp cứu là những khoa chiếm vị trí quan trọng, nhất là với các bệnh viện lớn khi tần suất bệnh nhân nhập viện cao. Mọi trường hợp hồi sức cấp cứu đều cần cán bộ y tế phải hết sức kịp thời, tỉnh táo. Công tác hồi sức cấp cứu luôn phải đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giờ. Khoa hồi sức, cấp cứu cũng là khoa yêu cầu sự tập trung của nhân lực, trang thiết bị y tế tốt nhất, được đào tạo chuyên môn kỹ lưỡng để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình , . Chính những điều này khiến áp lực công việc của các nhân viên y tế tại khoa hồi sức cấp cứu có những đặc điểm riêng biệt. Các yếu tố phát sinh trong quá trình làm việc của các nhân viên y tế làm việc tại khoa hồi sức, cấp cứu có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề sức khỏe tâm 1 thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Hiện nay đã có một số nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của công việc đến các yếu tố sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế , , . Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ tập trung vào một yếu tố sức khỏe tâm thần riêng biệt. Đồng thời chưa nhiều nghiên cứu được thực hiện trên nhân viên y tế làm việc trong khoa hồi sức, cấp cứu tại các bệnh viện. Hà Nội là Thủ đô và là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam với mật độ dân cư cao. Là nơi tập trung các bệnh viện lớn và chất lượng, trong số đó có các bệnh viện như Bạch Mai, Thanh nhàn, Vinmec, Đức giang, Đống đa.... Tại các bệnh viện này, số lượng bệnh nhân nhập viện tại khoa hồi sức cấp cứu hàng ngày rất lớn, cùng với các yếu tố công việc khác tạo nên áp lực cho đội ngũ Y tế. Việc đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại đây là công việc cần thiết. Các đánh giá như vậy là cơ sở để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho các nhân viên y tế làm việc tại khoa hồi sức, cấp cứu. Từ đó giúp họ cải thiện hiệu quả công việc. Chính vì những lý do trên, em quyết định tiến hành đề tài “Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên khoa Hồi sức, Cấp cứu tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, năm 2017” với hai mục tiêu cụ thể sau: - Mô tả thực trạng một số rối loạn sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa Hồi sức cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017. - Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1.1.1. Sức khỏe tâm thần: Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái; muốn có một trạng thái tâm thần thoải mái cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội . Một số các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp nhất hiện nay bao gồm: Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, căng thẳng… 1.1.2. Áp lực và áp lực công việc: - Áp lực là một thuật ngữ được dành cho nhiều lĩnh vực khác nhau, với sự khởi điểm là một định nghĩa dành riêng cho vật lý mô tả về lực tác động trên diện tích bề mặt của vật hay lực ép vuông góc với mặt chịu lực. Nói đến áp lực người ta thường nói đến cường độ của áp lực (do phương và hướng của lực đã được xác định) , . - Áp lực công việc là một thuật ngữ xã hội mô tả các giới hạn của công việc mà người lao động phải hoàn thành. Các giới hạn thường là: giới hạn về số lượng công việc mà người lao động phải hoàn thành, thời gian để thực hiện công việc, chất lượng của công việc và bối cảnh làm việc , . Hiện nay, khái niệm “Áp lực công việc (Work pressure)” và “Căng thẳng công việc (Work Stress)” thường được sử dụng để thay thế cho nhau. Trong một số ngữ cảnh việc thay thế này có thể không thực sự chính xác. Áp lực công việc là một thuật ngữ trung tính, không tác động tiêu cựu ngay lập tức. Bất cứ công việc nào cũng có áp lực. Thực tế, nhiều người làm việc tốt nhất khi họ làm việc với áp lực vừa phải. Khi áp lực công việc vượt quá ngưỡng chịu đựng của người lao động, nó dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng (Stress) có thể gây tổn hại cho hiệu quả của công việc. 3 1.1.3. Chất lượng giấc ngủ: Giấc ngủ ngon và chất lượng là giấc ngủ đáp ứng các tiêu chí sau: - Đủ về số lượng: Có nghĩa là đảm bảo thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ theo sinh lý bình thường. - Đảm bảo về chất lượng: Có nghĩa là sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh không còn cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, năng suất làm việc cao và không có những cơn ác mộng trong khi ngủ . Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ. Mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút lại bao gồm 5 giai đoạn với những đặc điểm sau: - Giai đoạn I: Chiếm khoảng 5% thời gian, còn gọi là giai đoạn ru giấc ngủ. Giai đoạn này rất ngắn, chỉ kéo dài vài phút rồi chuyển sang giai đoạn II. Giai đoạn này được xem như giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ. Những kích thích ở giai đoạn này sẽ làm thức giấc ngay lập tức. Điện não đồ có sự hoạt hóa của song theta với tần số từ 4 đến 7 chu kỳ giây có thể có sóng alpha với tần số từ 8 đến 12 chu kỳ giây. - Giai đoạn II: Chiếm khoảng 50% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ nông. Điện não đồ ở giai đoạn này có sự hoạt hóa của sóng theta tần số 4 đến 7 chu kỳ giây xen kẽ với những đợt sóng nhanh tần số 12 đến 14 chu kỳ giây. Ở giai đoạn này tỉnh dậy khó khăn. - Giai đoạn III: Chiếm khoảng 5% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ sâu. Ở giai đoạn này, các dấu hiện sinh tồn đều giảm như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. Hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra, trùng xuống. Điện não đồ thấy hoạt hóa sóng chậm delta từ 1.5 đến 2 chu kỳ giây tỷ lệ chiếm khoảng 20 đến 50%. - Giai đoạn IV: Chiếm khoảng 25% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ rất sâu. Các dấu hiệu sinh tồn đạt mức độ thấp nhất. Tỉnh dậy lúc này là rất khó. Miên hành có thể xuất hiện ở giai đoạn này. Điện não đồ cho thấy sự hoạt hóa lan tỏa của sóng 4 delta chiếm khoảng trên 50%. Ở trẻ em giai đoạn III và IV chiếm khoảng 50% nhưng ở người lớn và nhất là người lớn tuổi chỉ chiếm 15% đến 25%, cũng có thể mất và thay vào đó là giai đoạn ngủ nông. - Giai đoạn V: Chiếm khoảng 20 đến 25% thời gian, còn gọi là giấc ngủ nghịch thường. Sau khoảng 90 phút từ khi xuất hiện giai đoạn I, giai đoạn này người ngủ vẫn còn trong giấc ngủ sâu nhưng nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều tăng, ngược lại nhu động dạ dày và ruột thì giảm, trương lực cơ hoàn toàn mất. Sở dĩ có tên là giấc ngủ nghịch thường là do ở giai đoạn này điện não đồ xuất hiện sóng alpha giống như giai đoạn thức nhưng người ngủ thì vẫn ngủ rất sâu. Trong giai đoạn này những giấc mơ xuất hiện. Giai đoạn này còn có tên gọi khác là giấc ngủ REM (Rapid Eye Movements) bởi vì xuất hiện những cử động đưa qua đưa lại liên tục của nhãn cầu. Kế tiếp giai đoạn giấc ngủ nghịch thường người ngủ sẽ thức dậy trong khoảng thời gian rất ngắn một vài phút rồi lại tiếp tục chu kỳ mới cho tới sáng. Như thế nếu một đêm ta ngủ 8 giờ thì giai đoạn I, II chiếm khoảng 4 giờ, giai đoạn III, IV 2 giờ và giai đoạn ngủ nghịch thường 2 tiếng. Ở những chu kỳ đầu bao giờ cũng ngủ sâu hơn, ở những chu kỳ sau càng về sáng giấc ngủ nghịch thường càng dài hơn. Đặc điểm này tiến triển theo lứa tuổi. Ở người lớn tuổi, giấc ngủ của họ được mô tả như sau: + Kéo dài thời gian giai đoạn I và II. + Giảm thời gian giai đoạn III và IV. + Sự ổn định của giấc ngủ nghịch thường. + Tăng số lần thức giấc trong đêm. + Ngủ gà ngủ gật ban ngày , . 1.1.4. Lo âu Lo âu là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng (lo âu dai dẳng thường do đặc điểm nhân cách) khi con người phải đối đầu với một sự đe dọa, 5 một công việc khó hoàn thành, thường thì các nguyên nhân này không có tính trực tiếp và cụ thể, mơ hồ, khó xác định, lo âu trở nên bệnh lý khi ta không kiểm soát được nó, lúc này lo âu gây rối loạn toàn bộ hành vi con người , , . Lo âu thường có sự kết hợp với các rối loạn khác như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ... Rối loạn lo âu tổng quát có thể là một thách thức lâu dài. Trong nhiều trường hợp, nó xảy ra cùng với sự lo lắng khác hoặc các rối loạn tâm trạng. Trong hầu hết trường hợp, rối loạn lo âu tổng quát được cải thiện bằng thuốc hoặc tư vấn tâm lý. Thay đổi lối sống, học tập kỹ năng đối phó và sử dụng các kỹ thuật thư giãn cũng có thể giúp đỡ. Các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khác nhau. Có thể bao gồm: Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn, bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung tâm trí, khó chịu, cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt, run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc dễ dàng bị giật mình, khó ngủ, ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy, khó thở hoặc nhịp tim nhanh. Có thể các nguy cơ hoàn toàn biến mất, nhưng tình trạng lo âu vẫn tiếp diễn ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể cảm thấy lo lắng căng thẳng về sự an toàn hoặc của những người thân yêu, hoặc có thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Các yếu tố nguy cơ của lo âu bao gồm: - Là phụ nữ: Phụ nữ có nguy cơ lo âu nhiều hơn nam giới từ 1,5 – 2 lần , , . - Chấn thương thời thơ ấu: Những trẻ em đã phải chịu đựng sự lạm dụng hoặc chấn thương, bao gồm cả chứng kiến sự kiện chấn thương, có nguy cơ cao phát triển rối loạn lo âu tổng quát tại một số thời điểm trong cuộc sống , . - Bệnh tật: Có một tình trạng bệnh mãn tính hay bệnh tật nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, có thể dẫn đến nỗi lo thường trực về tương lai, điều trị và tài chính ,. 6 - Căng thẳng: Một sự kiện lớn hoặc một số tình huống căng thẳng nhỏ hơn có thể gây ra lo lắng quá mức. Sự liên kết giữa các tình trạng rối loạn tâm lý khác với rối loạn lo âu cũng có thể xảy ra. - Rối loạn nhân cách và di truyền: Một số rối loạn nhân cách có thể liên quan đến rối loạn lo âu tổng quát. Rối loạn lo âu cũng có thể di truyền trong gia đình , . - Lạm dụng lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể làm trầm trọng thêm rối loạn lo âu tổng quát: Caffeine và nicotine, rượu và các chất ma túy tổng hợp cũng có thể làm tăng sự lo lắng . - Áp lực từ môi trường: Các áp lực từ môi trường như công việc, gia đình, bạn bè, cũng tạo ra hoặc làm tăng nặng tình trạng rối loạn lo âu của đối tượng . Lo âu nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng khác không mong muốn như : Trầm cảm, lạm dụng thuốc, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề tiêu hóa hay đường ruột, nhức đầu, nghiến răng… Vì vậy, một số các biến chứng được lấy làm mốc đánh dấu giai đoạn của rối loạn lo âu. 1.1.5. Căng thẳng Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là "kéo căng". Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó. Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với stressor (nghĩa là "tình huống căng thẳng") như là điều kiện môi trường hay một kích thích tố (stimulus). Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng đánh- hay-chạy . Một cách khái quát, khái niệm chung về căng thẳng bao gồm: - Tình huống căng thẳng: dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra căng thẳng (stressor). Các stressor bao gồm: 7 + Căng thẳng do môi trường ( nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp , mức độ âm thanh cao , quá sáng , quá đông người ) + Sự kiện căng thẳng hàng ngày (ví dụ, giao thông , bị mất chìa khóa, chất lượng và số lượng của các hoạt động thể chất) + Cuộc sống thay đổi (ví dụ, ly dị , mất người thân) + Căng thẳng tại nơi làm việc (ví dụ, nhu cầu công việc , động tác lặp đi lặp lại hoặc duy trì, động tác mạnh mẽ, tư thế khó) + Yếu tố gây căng thẳng là hóa học (ví dụ, thuốc lá , rượu , ma túy) + Căng thẳng xã hội (ví dụ như nhu cầu, xã hội và gia đình) - Đáp ứng căng thẳng: dùng để chỉ trạng thái phản ứng với căng thẳng (reaction). - Căng thẳng bình thường: là một tình huống căng thẳng nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoả đáng. - Căng thẳng bệnh lý: là khi tình huống căng thẳng xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan căng thẳng. Có hai nhân tố chính trong cơ chế gây nên căng thẳng bệnh lý là đặc điểm gây bệnh và sức chống đỡ của nhân cách. - Đặc điểm gây bệnh: Căng thẳng bệnh lý thường là những căng thẳng mạnh và cấp diễn ( ví dụ: người thân mất đột ngột, thiệt hại nặng nề về kinh tế). Tuy nhiên cũng có thể là những căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần ảnh hưởng đến nội tâm và gây bệnh. Các căng thẳng với ý nghĩa thông tin lớn quyết định đến căng thẳng bệnh lý chứ không phải cường độ căng thẳng. Các căng thẳng dồn nén vào một cá nhân có thể gây nên căng thẳng bệnh lý nhanh chóng, các căng thẳng trong 8 một cộng đồng thường ít gây nên căng thẳng bệnh lý cho cộng đồng do có sự chia sẻ và hỗ trợ trong cộng đồng. - Sức chống đỡ của nhân cách: Tình huống căng thẳng có thể được nhận thức bởi cá nhân. Nhân cách của người ấy có khả năng quyết định sức chống đỡ với căng thẳng đó. Nếu không, căng thẳng sẽ gây nên bệnh lý. Các yếu tố như lo âu, chất lượng giấc ngủ thấp cũng góp phần đẩy nhanh quá trình dẫn đến căng thẳng bệnh lý. Những người dễ xúc động, khó làm chủ bản thân, đánh giá thấp bản thân cũng là những người dễ mắc căng thẳng bệnh lý. Ngược lại những người có ý chí, tinh thần và trách nhiệm, có khả năng thích nghi, mềm dẻo có sức chống đỡ tốt với các tình huống căng thẳng. Vì vậy khả năng bị căng thẳng bệnh lý của nhóm người này thấp. Một điều đáng lưu ý là môi trường và nhân cách tác động qua lại, cảm ứng với nhau rất mật thiết. Đồng thời, một cơ thể khỏe mạnh có khả năng chống đỡ những căng thẳng tốt hơn , . Cũng cần lưu ý rằng, tình trạng căng thẳng tổng quát khác biệt so với tình trạng căng thẳng công việc (Work stress). Hiện nay, tình trạng căng thẳng công việc được sử dụng như nghĩa của áp lực công việc (Work Pressure). Và tất nhiên các căng thẳng không việc thường không phải là căng thẳng bệnh lý trong tâm thần học. 1.1.6. Trầm cảm Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao trong nhân dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. Định nghĩa: Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng chung nghiêm trọng. Nó gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày như ngủ, ăn uống, hay làm việc . Hội chứng trầm cảm điển hình bao gồm các thành phần sau: - Cảm xúc ức chế: Trương lực cảm xúc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ, mau mỏi mệt,không muốn làm việc, không thấy hứng thú trong công việc, chán ăn, hoạt 9 động tình dục giảm, mọi việc dường như vô nghĩa, mất cảm giác thích thú cũ, cuộc sống gia đình, xã hội nhàm chán, tương lai đen tối. - Tư duy ức chế: suy nghĩ chậm chạp, quá trình liên tưởng khó khăn, ý tưởng nghèo nàn, bệnh nhan khó phát triển các ý tứ của mình, khó tập trung tư tưởng, có nhiều ý tưởng tự ty, tự buộc tội, bệnh nhân trở nên vô vọng, có thể có những ý tưởng đen tối như ý tưởng tự sát. - Vận động ức chế: vẻ mặt bệnh nhân trầm buồn, lờ đờ, chậm chạp, vẻ mặt và dáng điệu nghèo nàn, giọng nói trầm và đơn điệu, bệnh nhân trông già trước tuổi, giảm động tác, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến bất động. - Các triệu chứng kết hợp: các triệu chứng thường gặp như lo âu, bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi với nhiều rối loạn thần kinh thực vật như hồi hộp, nhịp tim tăng, đau vùng trước tim, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, táo bón, chán ăn, gầy ốm, mất ngủ, thường là mất ngủ cuối giấc, bệnh nhân thức dậy với nhiều triệu chứng lo âu , , , . Các giai đoạn trầm cảm theo ICD-10 bao gồm: - Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường). - Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi). - Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị). - Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác. - Những giai đoạn trầm cảm khác . 10 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. 1.2.1. Áp lực công việc. Áp lực công việc (Work Pressure , Work Stress hay Work strain) được các nhà kinh tế học rất quan tâm. Tạo áp lực công việc vừa phải sẽ giúp người quản lý sử dụng được tối đa năng lực của người lao động. Tuy nhiên, việc tạo áp lực công việc không đúng, đặc biệt là áp lực công việc quá mức làm năng suất lao động giảm. Đây là điều các nhà kinh tế học không mong muốn. Ở khía cạnh Y học, áp lực công việc quá mức có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe không tốt cho cộng đồng. Mặc dù vậy, nó lại không phải là một yếu tố nguy cơ nghề nghiệp được quan tâm cho dù có rất nhiều các ngành nghề phải tiếp xúc với áp lực công việc lớn. Một số nghiên cứu trước đây đã ít nhiều đề cập đến áp lực công việc của người lao động. Trong nghiên cứu thuần tập tương lai của Mika Kivimäki và cộng sự trên 812 công nhân công nghiệp tại tổ hợp nhà máy Valmet. Các công nhân với các ngành nghề khác nhau như: sản xuất giấy, máy kéo, vũ khí, đồng hồ đo. Số công nhân có áp lực ông việc vừa là 389 người (47,9%,) số công nhân phải làm việc trong điều kiện áp lực ông việc cao là 201(24,7%). Trong đó các thành phần của áp lực ông việc là nhu cầu đối với công việc, điều khiển công việc, các nỗ lực và chính sách tiền lương . Nghiên cứu của Landsbergis PA và công sự năm 1994 trên 262 nhân viên nam văn phòng làm việc toàn thời gian về ảnh hưởng của áp lực công việc với các vấn đề tim mạch cũng cho thấy. Tỷ lệ dân số làm việc dưới áp lực công việc cao là 21%. Bộ câu hỏi đo áp lực công việc được Landsbergis xây dựng trên công thức của mô hình làm việc căng thẳng (QES- Quality of Employment Surveys) . Một nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực công việc lên cơ, xương khớp các nhân viên điều dưỡng tại Thụy Điển cũng cho thấy, tỷ lệ nhân viên điều dưỡng có áp lực công việc cao và rất cao lên đến 80% . Các nghiên cứu khác cũng tiết lộ tình 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất