Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng sức khỏe, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và các yếu tố liên quan ở ng...

Tài liệu Thực trạng sức khỏe, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi việt nam

.PDF
116
217
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ LINH THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI CAO TUỔI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ LINH THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI CAO TUỔI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. NGUYỄN TRƢƠNG NAM ThS. ĐOÀN THỊ THÙY DƢƠNG HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại Trƣờng Đại học Y tế công cộng (2012-2014), em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức thiết thực và để hoàn thành Luận văn đƣợc kết quả nhƣ hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn đến: Thầy hƣớng dẫn khoa học là TS. Nguyễn Trƣơng Nam và Ths. Đoàn Thị Thùy Dƣơng đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc xây dựng ý tƣởng đề tài và hƣớng dẫn, hỗ trợ về mặt tinh thần và chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện nghiên cứu Y-Xã hội học đã cho phép sử dụng số liệu và tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tinh thần trong thời gian học tập và thực hiện Luận văn. Các bạn học viên lớp cao học khóa 16, các anh chị cao học khóa 14, 15 đã động viên và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và làm Luận văn. Gia đình đã động viên tinh thần để an tâm học tập. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2014 i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Một số khái niệm và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu..............................4 1.2. Tình hình già hóa dân số trên thế giới và tại Việt Nam ....................................6 1.3. Sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi ...............................................7 1.4. Các chƣơng trình, chính sách dành cho ngƣời cao tuổi tại Việt Nam ............16 1.5. Giới thiệu Điều tra Quốc gia về ngƣời cao tuổi năm 2012 .............................19 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................21 2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................21 2.2. Phân tích số liệu thứ cấp: số liệu điều tra Quốc gia về ngƣời cao tuổi năm 2012. .........................................................................................................................21 2.3. Nghiên cứu định tính với ngƣời cao tuổi và các đối tƣợng liên quan.............23 2.4. Biến số nghiên cứu ..........................................................................................26 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................28 2.6. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................................29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................30 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng tham gia nghiên cứu .....................................30 3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của ngƣời cao tuổi ..................40 3.3. Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan đến sức khỏe ngƣời cao tuổi ......................................................................................................................46 3.4. Các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi .........................................................................................................................50 3.5. Mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi ..........................................................................53 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................58 4.1. Đặc điểm chung của ngƣời cao tuổi tham gia nghiên cứu ..............................58 ii 4.2. Sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi ................59 4.3. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi. ...........................................................................................................61 KẾT LUẬN ...............................................................................................................70 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................72 PHỤ LỤC ..................................................................................................................80 Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu ............................................................................80 Phụ lục 2: Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi.....................................................................85 Phụ lục 3: Bộ câu hỏi điều tra Quốc gia về Ngƣời cao tuổi năm 2012 .....................86 Phụ lục 4: Hƣớng dẫn thảo luận nhóm với ngƣời cao tuổi .......................................96 Phụ lục 5: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu với các đối tƣợng liên quan ..........................99 Phụ lục 6: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn.................................105 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NCT Ngƣời cao tuổi BHYT Bảo hiểm y tế CBYT Cán bộ y tế CLB Câu lạc bộ CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT Cơ sở y tế ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu KCB Khám chữa bệnh LĐTBXH Lao động thƣơng binh xã hội OR Tỷ suất chênh PVS Phỏng vấn sâu TB Trung bình TLN Thảo luận nhóm TTYT Trung tâm y tế THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBQG Ủy ban quốc gia WHO Tổ chức Y tế thế giới iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 1.1. Cơ cấu dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên từ năm 1979-2009 ................6 Bảng 1.2. Tỷ số giới tính dân số cao tuổi....................................................................7 Bảng 2.1. Số lƣợng các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ..............................24 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời cao tuổi theo giới tính .....................30 Bảng 3.2. Đặc điểm sức khoẻ ngƣời cao tuổi theo giới tính .....................................32 Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi ..............34 Bảng 3.4. Đặc điểm gia đình và hoàn cảnh sống của ngƣời cao tuổi .......................35 theo giới tính .............................................................................................................35 Bảng 3.5. Đặc điểm về an sinh xã hội của ngƣời cao tuổi theo giới tính .................37 Bảng 3.6. Mức độ hài lòng của ngƣời cao tuổi về các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và xã hội ..................................................................................................39 Bảng 3.7. Một số đặc điểm về hành vi của ngƣời cao tuổi theo giới tính.................40 Bảng 3.8. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của ngƣời cao tuổi ............41 Bảng 3.9. Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan đến tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu .............................................................................................46 Bảng 3.10 Mô hình hồi quy đa biến xác định mối liên quan giữa tình trạng ...........48 hạn chế chức năng với giới tính và các yếu tố khác .................................................48 Bảng 3.11. Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan đến mắc ít nhất một bệnh mạn tính .....................................................................................................49 Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi ......................................................................................................................51 Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến xác định mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh khi bị ốm/chấn thƣơng trong 12 tháng qua ...............................53 Bảng 3.14. Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan đến việc khám chữa bệnh khi bị mắc ít nhất 1 bệnh mạn tính ..........................................................55 v Danh mục hình Hình 3.1. Cách ngƣời cao tuổi bị đối xử và quyền tham gia các quyết định trong gia đình ........................................................................................................................36 Hình 3.2: Hiểu biết về quyền lợi dành cho ngƣời cao tuổi theo giới tính.................38 vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Già hóa dân số là xu hƣớng quan trọng nhất về dân số của thế kỷ 21. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi (NCT) tăng nhanh theo thời gian, dự đoán sẽ tăng lên 2 tỷ ngƣời vào năm 2050. Việt Nam một trong những nƣớc có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, dự báo đến năm 2049 tỷ lệ NCT sẽ là 26,1%[5]. Nghiên cứu sử dụng số liệu định lƣợng từ điều tra Quốc gia về ngƣời cao tuổi năm 2012 để phân tích các yếu tố liên quan tới sức khoẻ và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của phụ nữ và nam giới cao tuổi Việt Nam. Bên cạnh đó, tổng số 13 cuộc phỏng vấn sâu và 8 cuộc thảo luận nhóm đƣợc thực hiện với NCT và các đối tƣợng liên quan tại 4 xã thuộc 2 huyện Đại Lộc (Quảng Nam) và Phúc Thọ (Hà Nội) vào tháng 5 và tháng 6 năm 2014 nhằm cung cấp thêm các thông tin về sự khác biệt giữa sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của nam giới và phụ nữ cao tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ cao tuổi có học vấn thấp, bị đối xử không tốt trong gia đình, ít thu nhập, sống cô đơn, ít lƣơng hƣu và bảo hiểm xã hội, không hài lòng về các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và thƣờng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với nam giới cao tuổi. Phụ nữ cao tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, bị hạn chế chức năng và mắc bệnh mạn tính cao hơn so với nam giới. Tuổi, học vấn, cách bị đối xử trong gia đình, tình trạng kinh tế hộ gia đình, tình trạng lƣơng hƣu, và bảo hiểm y tế là những yếu tố có liên quan đến sức khỏe của NCT. Ngoài ra, hỗ trợ kinh tế cho các thành viên khác, điều kiện kinh tế hộ gia đình, tình trạng lƣơng hƣu có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của NCT. Nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt trong việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh khi bị ốm/chấn thƣơng hoặc mắc bệnh mạn tính giữa nam giới và phụ nữ cao tuổi. Xu hƣớng già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh tại Việt Nam, do đó Chính Phủ cần có những chƣơng trình phúc lợi và chính sách phù hợp với NCT đặc biệt với phụ nữ cao tuổi. Bên cạnh đó, cần có các chƣơng trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT, chƣơng trình truyền thông giáo dục cho cộng đồng và gia đình trong việc chăm sóc NCT. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Già hoá dân số là xu hƣớng quan trọng nhất về dân số của thế kỷ 21, với khoảng 810 triệu ngƣời từ 60 tuổi trở lên, con số này sẽ tăng lên 2 tỷ ngƣời vào năm 2050. Già hoá dân số đang tăng rất nhanh ở các nƣớc đang phát triển, đặc biệt những nƣớc có nhóm dân số trẻ đông nhƣ Brazil, Ấn Độ… [51]. Già hóa dân số tạo ra rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai, vận hành và đảm bảo bảo tài chính cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, hệ thống phúc lợi cũng nhƣ đảm bảo ngƣời cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, xã hội[29]. Ở các nƣớc phát triển, hệ thống y tế hiện đại và sẵn có, hệ thống bác sỹ gia đình và chăm sóc sức khỏe (CSSK) tại nhà rất phát triển do đó NCT ít gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế (DVYT). Ngƣợc lại, tại các nƣớc đang phát triển, hệ thống y tế vẫn tập trung nhiều vào các bệnh truyền nhiễm, các bệnh của trẻ em cũng nhƣ các bệnh về sức khoẻ sinh sản, do đó chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng tăng của NCT[53]. Việt Nam là nƣớc có tốc độ già hoá dân số nhanh hàng đầu tại khu vực Châu Á, trong khi các nƣớc khác thấp nhất cũng là 22 năm thì Việt Nam chỉ mất chƣa đến 20 năm[5]. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về tuổi thọ của NCT, nhƣng tuổi thọ khoẻ mạnh của ngƣời Việt Nam lại chƣa cao. Trung bình mỗi NCT Việt Nam phải sống 14 năm bị bệnh tật trong số 72,2 năm sống của mình, phải chịu gánh nặng bệnh tật kép: vừa có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm, vừa có nguy cơ mắc các bệnh không lây và mạn tính cao. Việc tiếp cận DVYT của NCT còn nhiều khó khăn, rào cản. Tỷ lệ NCT không tiếp cận đƣợc các DVYT nói chung là 15,8%. Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân không tiếp cận đƣợc DVYT của NCT nhƣ không đủ điều kiện kinh tế, không có ngƣời đƣa đi khám, do hệ thống y tế còn yếu và thiếu thuốc men, trang thiết bị và một phần do khoảng cách đi lại[24]. Chi phí điều trị đƣợc coi là một trong những rào cản lớn nhất cản trở việc tiếp cận DVYT của NCT. Các nghiên cứu cho thấy trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7-8 lần so với trẻ em[18]. 2 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy có rất nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của NCT ví dụ nhƣ giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, cách bị đối xử trong gia đình, tình trạng kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ kinh tế cho các thành viên khác, tình trạng lƣơng hƣu và bảo hiểm y tế. Tại Việt Nam chƣa có nhiều khảo sát quy mô lớn và phân tích sâu về các yếu tố liên quan đến sức khỏe và sử dụng DVYT của ngƣời cao tuổi. Phân tích các yếu tố liên quan tới sức khoẻ và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc ngƣời cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu CSSK cho NCT. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi Việt Nam”. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng sức khoẻ và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi Việt Nam. 2. Xác định yếu tố liên quan đến sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi Việt Nam. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu Có rất nhiều định nghĩa về ngƣời cao tuổi (NCT), theo nhƣ quan niệm của hội NCT thì NCT là những ngƣời từ 50 tuổi trở lên. Theo luật lao động, NCT là những ngƣời từ 60 tuổi trở lên (với nam) và từ 55 tuổi trở lên (với nữ)[15]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa NCT theo Luật ngƣời cao tuổi Việt Nam cũng nhƣ theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì NCT là những ngƣời từ 60 tuổi trở lên[14]. Theo định nghĩa của WHO, NCT gặp khó khăn trong thực hiện các hoạt động hàng ngày có nghĩa là họ phải gắng sức hơn, phải thực hiện chậm hơn, hoặc thấy đau, mỏi bộ phận cơ thể nào đó khi thực hiện hoạt động này. Trong đó bao gồm các dạng khó khăn sau:  Khó khăn về hoạt động thể lực là khi NCT gặp bất kỳ khó khăn nào trong 7 khó khăn chung về hoạt động thể lực trong 30 ngày qua bao gồm: 1. đi bộ 200300m; 2. nâng hoặc vác vật gì đó nặng khoảng 5kg; 3. ngồi hoặc ngồi xổm; 4. sử dụng ngón tay để nắm giữ; 5. bƣớc lên hoặc bƣớc xuống cầu thang; 6. đứng dậy khi đang ngồi; 7. vƣơn tay trên vai.  Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày là khi NCT gặp bất kỳ khó khăn nào trong 5 khó khăn sau trong 30 ngày qua: 1. ăn; 2. mặc và cởi quần áo; 3. tắm/rửa; 4. ngồi dậy khi đang nằm; 5. đại/tiểu tiện.  Hạn chế khả năng nhìn là khi không đeo kính thì NCT không thể nhìn thấy gì, hoặc nhìn rất kém, hoặc nhìn kém.  Hạn chế khả năng nghe là khi không đeo máy trợ thính thì NCT không thể nghe thấy gì hoặc nghe rất kém hoặc nghe kém. NCT bị coi là hạn chế chức năng khi họ gặp khó khăn trong hoạt động thể lực, hoặc khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày hoặc hạn chế khả năng nhìn hoặc hạn chế khả năng nghe. 5 Tự đánh giá tình trạng sức khỏe đó là cách NCT tự đánh giá khách quan về tình trạng sức khỏe của mình theo thang đo 5 mức độ (1) rất yếu; (2) yếu; (3) bình thƣờng; (4) tốt; (5) rất tốt. Trong nghiên cứu này, những NCT đƣợc định nghĩa là mắc ít nhất một bệnh mạn tính là khi ngƣời đó bị mắc ít nhất một trong các bệnh sau: viêm khớp, đau thắt ngực, tiểu đƣờng, các bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh huyết áp, ung thƣ, đục thuỷ tinh thể, bệnh tim, hoặc bệnh gan. NCT sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh khi họ đƣợc cán bộ y tế có trình độ chuyên môn thăm khám khi bị ốm/chấn thƣơng trong 12 tháng qua hoặc khi bị mắc ít nhất một bệnh mạn tính. Cán bộ y tế bao gồm bác sỹ đông hoặc tây y, y tá, y sỹ, điều dƣỡng, nữ hộ sinh, bác sỹ tâm lý, các chuyên gia làm trong ngành y. Chi phí chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe: bao gồm cả chi phí trực tiếp (khám, thuốc..) hoặc gián tiếp (đi lại, ăn ở, chăm sóc…). Bảo hiểm y tế bắt buộc: với NCT thì đó là loại bảo hiểm áp dụng cho cán bộ/viên chức nhà nƣớc hoặc khu vực tƣ nhân đã nghỉ hƣu. Miễn phí đƣợc áp dụng cho các trƣờng hợp ƣu tiên nhƣ: hộ nghèo, ngƣời có công, ngƣời từ 80 tuổi trở lên… Trợ cấp xã hội: theo điều 17 Luật Ngƣời cao tuổi, đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách bảo trợ xã hội là: NCT thuộc hộ gia đình nghèo không có ngƣời có nghĩa vụ và quyền phụng dƣỡng, hoặc có ngƣời có nghĩa vụ hoặc quyền phụng dƣỡng nhƣng ngƣời này đang hƣởng chế độ trợ cấp hàng tháng. NCT đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trƣờng hợp đã nêu trên mà không có lƣơng hƣu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. NCT thuộc trƣờng hợp này nếu vẫn sinh sống tại gia đình thì đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội hàng tháng và đƣợc hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Trƣờng hợp NCT đƣợc tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì đƣợc hƣởng trợ cấp nuôi dƣỡng hàng tháng, cấp tƣ trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thƣờng ngày, bảo hiểm y tế, cấp thuốc chữa bệnh thông thƣờng, cấp dụng cụ, phƣơng tiện hỗ trợ phục hồi chức năng, mai táng khi chết[14]. 6 1.2. Tình hình già hóa dân số trên thế giới và tại Việt Nam Già hoá là một trong những xu hƣớng quan trọng nhất về dân số của thế kỷ 21. Trên thế giới cứ 1 giây có 2 ngƣời tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi, trung bình 1 năm có gần 58 triệu ngƣời tròn 60 tuổi. Năm 2012 toàn thế giới có khoảng 810 triệu ngƣời cao tuổi và con số này sẽ tăng lên 2 tỷ ngƣời đến năm 2050. Tỷ lệ NCT so với tổng dân số ở các nƣớc phát triển cao hơn so với ở các nƣớc đang phát triển. Ở Châu Âu, cứ 5 ngƣời thì có 1 NCT, ở Châu Á, Châu Mỹ la tinh và vùng Caribe cứ 9 ngƣời thì có 1 NCT, trong khi đó ở Châu Phi cứ 16 ngƣời thì có 1 NCT[51]. Tỷ lệ NCT ngày càng tăng lên đáng kể theo thời gian. Với tốc độ gia tăng NCT trong thời kỳ 1950-1955 chỉ là 1,7% tƣơng đƣơng với tốc độ gia tăng dân số (1,8%) thì trong thời kỳ này tốc độ gia tăng là 2,6%, cao hơn gấp đôi so với tốc độ gia tăng dân số (1,2%). Già hoá dân số đang tăng rất nhanh ở các nƣớc đang phát triển đặc biệt là ở các nƣớc có tỷ lệ dân số trẻ cao. Hiện nay, trong số 15 nƣớc có hơn 10 triệu NCT thì 7 nƣớc là đang phát triển[16]. Ở các nƣớc phát triển, việc giảm mức sinh đã bắt đầu từ những năm 1900, mức sinh ở các nƣớc này hiện đã thấp hơn mức sinh thay thế, đạt tổng tỷ suất sinh 2 con/phụ nữ. Không chỉ ở những nƣớc phát triển, tốc độ giảm mức sinh ở các nƣớc đang và kém phát triển trong 20 năm qua cũng đáng kinh ngạc. Năm 2006, tổng tỷ suất sinh đã đạt đƣợc bằng hoặc dƣới mức sinh thay thế ở 44 nƣớc đang phát triển. Kết quả là số NCT ở các nƣớc đang và kém phát triển tăng lên[8]. Tại Việt Nam, tổng số NCT đã tăng lên nhanh chóng, từ 3,7 triệu ngƣời năm 1979 (chiếm 6,9% tổng dân số) lên tới 4,6 triệu ngƣời (7,2% tổng dân số) sau 10 năm, và tăng lên đến 6,2 triệu ngƣời (chiếm 8,1% tổng dân số) năm 1999, đạt tới 7,7 triệu ngƣời năm 2009 (chiếm 9% tổng dân số) (bảng 1.1). Bảng 1.1. Cơ cấu dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên từ năm 1979-2009 Triệu ngƣời từ 60 tuổi trở % tổng dân số từ 60 tuổi trở lên lên 1979 3,71 6,9 1989 4,64 7,2 1999 6,19 8,1 2009 7,72 9,0 Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 Năm 7 Theo dự báo của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2009-2049 cho thấy tỷ lệ NCT sẽ tăng rất nhanh từ 8,7% đến 11,8%; 16,7%; 21,4% và 26,1% tƣơng ứng với các năm 2009, 2019, 2029, 2039 và 2049. Tốc độ già hoá dân số của Việt Nam nhanh hàng đầu Châu Á và cũng là một trong những nƣớc có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới, ngắn hơn nhiều các quốc gia phát triển khác. Ví dụ, Thuỵ Điển phải mất tới 85 năm, Nhật Bản là 26 năm và Thái Lan là 22 năm trong khi dự báo Việt Nam là chƣa đến 20 năm[5]. Xu hƣớng nữ hoá dân số cao tuổi do tỷ lệ phụ nữ cao tuổi ngày càng cao đặc biệt là ở nhóm NCT già nhất (từ 80 tuổi trở lên) ở Việt Nam cũng là điểm đáng lƣu ý. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy ở độ tuổi 60-69, cứ 100 nam giới thì có 131 phụ nữ, tƣơng tự tỉ lệ này trong nhóm tuổi 70-79 là 100 nam giới/149 phụ nữ và trong nhóm 80 tuổi trở lên tỉ lệ này là 100 nam giới/200 phụ nữ[17] (bảng 1.2). Bảng 1.2. Tỷ số giới tính dân số cao tuổi Nhóm tuổi 60-69 70-79 80+ Số cụ bà so với 100 cụ ông 131 149 200 Nguồn: tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Hiện tƣợng già hoá dân số ở các vùng có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển kinh tế khác nhau là khác nhau. Có khu vực tỷ lệ NCT cao là do mức di cƣ lớn của dân số trong độ tuổi lao động. Ngƣợc lại, với những khu vực có tỷ lệ NCT thấp hơn là do mức sinh cao[4]. 1.3. 1.3.1. Sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi Sức khỏe người cao tuổi Một thách thức đang đƣợc đặt ra với công tác CSSK NCT hiện nay là mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT thay đổi nhanh chóng, “gánh nặng bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Một mặt NCT phải chịu nhiều bệnh tật do lão hoá gây ra, mặt khác ngƣời cao tuổi cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dƣới tác động của phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình bệnh tật chuyển từ các bệnh lây nhiễm 8 sang bệnh mạn tính không lây đang là thách thức và nhanh chóng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong cho NCT[18]. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ NCT tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, bị hạn chế chức năng và mắc ít nhất một bệnh mạn tính tƣơng đối cao. Ở đó, tình trạng sức khỏe của phụ nữ cao tuổi kém hơn, nhu cầu sử dụng DVYT cao hơn so với nam giới và có xu hƣớng tìm kiếm các DVYT nhiều hơn[16, 34, 40, 43, 49, 50]. Theo nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc năm 2010 tại Việt Nam cho thấy 95% NCT có bệnh, với 40,6% mắc bệnh xƣơng khớp, tim mạch và huyết áp (45,6%), tiền liệt tuyến (63,8%) và rối loạn tiểu tiện (35,7%). Hơn 60% NCT gặp các khó khăn về vận động, gần 40% gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, khoảng 60% gặp khó khăn về nhìn, hơn 30% gặp khó khăn về nghe[7]. Cũng theo báo cáo khảo sát đời sống NCT do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 2004 cho thấy 2/3 phụ nữ cao tuổi mắc bệnh mạn tính đa số là các bệnh về xƣơng khớp, hệ thần kinh, huyết áp cao, tim mạch[9]. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe người cao tuổi Theo mô hình “Môi trƣờng xã hội” và các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trên thế giới[46-48, 54] cho thấy sức khỏe con ngƣời có liên quan đến các yếu tố nhƣ môi trƣờng sống, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, mối quan hệ với gia đình, sử dụng DVYT…. Các yếu tố này đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau:  Yếu tố nhân khẩu học: ví dụ nhƣ tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập… Theo phân tích của Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình cho thấy cơ cấu dân số Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn “cơ cấu dân số già” sớm hơn dự tính của chúng ta từ 7-10 năm, với tỷ lệ NCT (từ 60 tuổi trở lên) tăng nhanh chóng chiếm gần 10% cơ cấu dân số. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về tuổi thọ của NCT, nhƣng tuổi thọ khỏe mạnh của NCT Việt Nam lại chƣa cao. Trung bình mỗi ngƣời Việt Nam phải sống 14 năm bệnh tật trong tổng số 72,2 năm sống của mình. Xu hƣớng nữ hóa dân số cao tuổi hiện nay dẫn tới tình trạng chênh lệch về tỷ lệ nam giới và phụ nữ cao tuổi càng lớn, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 80 trở lên. Theo báo cáo 9 từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy ở độ tuổi 60-69, cứ 100 nam giới thì có 131 phụ nữ, ở nhóm tuổi 70-79 cứ 100 nam có 149 phụ nữ và 200 phụ nữ so với 100 nam giới ở độ tuổi từ 80 trở lên. Các nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra tình trạng mù chữ hay học vấn thấp tƣơng đối phổ biến ở NCT, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi. Theo nghiên cứu do Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội tiến hành tại 9 tỉnh phía Nam năm 1999 cho thấy tỷ lệ mù chữ trong số NCT từ 26% đến 36%, tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ cao tuổi sống ở vùng nông thôn. Nghiên cứu của Giang Thanh Long và Pfau năm 2009 cho thấy tỷ lệ NCT biết đọc và viết ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ NCT có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên và đƣợc đào tạo nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT có trình độ học vấn cao (từ đại học trở lên) vẫn còn thấp. Trong số những ngƣời chƣa từng đến trƣờng, NCT là nữ, sống ở vùng nông thôn hoặc những vùng điều kiện kinh tế-xã hội thấp có tỷ lệ cao hơn[33]. Trong tất cả các yếu tố tác động đến cuộc sống của NCT thì tình trạng hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì vợ/chồng chính là nguồn hỗ trợ và chia sẻ chủ yếu về vật chất và tinh thần cũng nhƣ chăm sóc khi ốm đau và bệnh tật[42]. Tỷ lệ NCT đang sống cùng con cháu vẫn tƣơng đối cao 69,5%, nhƣng tỷ lệ này đã giảm đi nhiều so với tỷ lệ 80% vào năm 1993[11]. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ gia đình chỉ có 2 vợ chồng NCT tăng lên một cách đáng kể, đáng chú ý hơn là tỷ lệ NCT sống cô đơn đã tăng lên từ 3,5% năm 1993 lên 6,1% năm 2008. Theo một số nghiên cứu, số NCT sống cô đơn (năm 1999) ở Việt Nam khoảng 100.000 ngƣời và trong số này có 35% ốm đau hoặc tàn phế, 29% sống phụ thuộc và 12,5% sống lang thang không nơi nƣơng tựa. Ở Việt Nam, số phụ nữ cao tuổi cô đơn nhiều hơn nam giới cao tuổi, tỷ lệ NCT góa tăng nhanh chóng theo giới và độ tuổi. Ở đó, phụ nữ góa chồng cao gấp 4,4 lần nam giới góa vợ ở độ tuổi trên 70 và cao gấp 2 lần ở độ tuổi dƣới 70[9]. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn ngƣời Việt Nam vẫn tiếp tục lao động khi về già. Có tới 80% NCT dƣới 80 tuổi vẫn tham gia sản xuất kinh doanh hoặc phụ giúp con cháu, nhóm tuổi trên 80 tuổi cũng có tới 20% vẫn tham gia sản 10 xuất. Đa số NCT tự sản xuất kinh doanh và nội trợ trong gia đình[20]. Phần lớn phụ nữ nông thôn làm nông nghiệp, làm kinh tế gia đình và có thu nhập thấp hoặc không đƣợc trả lƣơng, do đó khi về già họ không có lƣơng hƣu, không có bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội[10]. Theo điều tra của UBQG về NCT Việt Nam tại 8 tỉnh năm 2007 cho thấy NCT có thu nhập từ nhiều nguồn nhƣ chế độ bảo hiểm xã hội, ƣu đãi xã hội, trợ cấp xã hội, tự làm, con cháu ngƣời thân giúp đỡ…Thu nhập của NCT nhìn chung ở mức tƣơng đối thấp, bằng khoảng 50% thu nhập bình quân của 1 ngƣời của cả nƣớc. Thu nhập bình quân của NCT thành thị cao hơn gần 2 lần so với thu nhập bình quân của NCT nông thôn. Trong các nhóm NCT, nhóm có thu nhập ổn định ở mức cao nhất là nhóm NCT có chế độ lƣơng hƣu, trợ cấp thƣơng tật[20].  Yếu tố về gia đình: ví dụ nhƣ hoàn cảnh sống, vai trò của NCT trong gia đình, mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình, kinh tế hộ gia đình…. Vai trò của NCT vẫn đƣợc khẳng định và phát huy trong gia đình và ngoài xã hội. Ở đó NCT tham gia xây dựng chính sách của địa phƣơng, tham gia các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội, tham gia các phong trào làm kinh tế giỏi. Trong gia đình, NCT vẫn có vai trò quan trọng trong việc đƣa ra ý kiến quyết định và nhận đƣợc sự tôn trọng từ con cháu. Tuy nhiên, vẫn còn NCT cho biết rằng họ ít đƣợc tôn trọng hơn trƣớc và hoàn toàn không đƣợc tham gia vào các quyết định trong gia đình. Phụ nữ cao tuổi thƣờng ít có vai trò quyết định trong gia đình hơn so với nam giới, phụ nữ có học vấn cao tham gia vào việc quyết định các việc lớn trong gia đình nhiều hơn so với phụ nữ học vấn thấp[6]. Khoảng 90% NCT cho biết họ vẫn đóng góp đáng kể vào kinh tế chung của hộ. Điều này một lần nữa cho thấy vai trò của NCT trong gia đình vẫn đƣợc khẳng định không chỉ trong lĩnh vực tinh thần mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế. Hơn 90% NCT cho biết họ đƣợc con cháu chăm sóc chu đáo khi ốm đau, việc chăm sóc không phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ. Tuy nhiên, tình trạng NCT bị ngƣợc đãi, bạo hành vẫn còn tồn tại, theo điều tra của UBQG về NCT năm 11 2007 cho thấy, hơn 7% NCT vẫn bị ngƣợc đãi, bạo hành. Theo nhận định đây chƣa phải là con số phản ánh đúng tình hình thực tế về tình trạng NCT bị ngƣợc đãi, bạo hành, thực tế tỷ lệ sẽ cao hơn[20]. Cũng theo điều tra của UBQG về NCT năm 2007 cho thấy có 57% hộ gia đình có NCT có mức sống trung bình so với mức sống ở địa phƣơng, 23% số hộ có mức sống nghèo và tỷ lệ này cao hơn số hộ gia đình có mức sống giàu và khá[20]. Bên cạnh đó, khảo sát về đời sống của phụ nữ cao tuổi Việt Nam do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 2004 cũng cho thấy phần lớn phụ nữ cao tuổi sống trong gia đình có mức sống trung bình, khoảng 17% phụ nữ sống trong gia đình nghèo và chỉ khoảng 14% phụ nữ cao tuổi sống trong hộ gia đình khá giả[9].  Yếu tố về an sinh xã hội: ví dụ nhƣ bảo hiểm y tế, lƣơng hƣu, tham gia hoạt động đoàn thể, hiểu biết về quyền lợi của NCT… Từ năm 1969 Liên Hợp Quốc có nhiều tuyên bố, kế hoạch hành động và kinh phí để thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ chăm sóc NCT. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nƣớc luôn quan tâm chăm sóc NCT, điều này đƣợc thể hiện rõ qua hiến pháp năm 1992, các bộ luật (luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ CSSK nhân dân, luật lao động, luật ngƣời cao tuổi…) đã đƣợc ban hành nhằm thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về CSSK NCT. Theo điều tra của UBQG về NCT Việt Nam năm 2007 cho thấy việc thực hiện các chính sách nhằm trợ giúp cho NCT chƣa đƣợc thực hiện tốt ở một số địa phƣơng. Có 30% ngƣời từ 90 tuổi trở lên không có nguồn thu nhập ổn định và 40,5% số ngƣời già cô đơn chƣa đƣợc nhận trợ cấp hàng tháng[20]. Tuy nhiên tình hình đã đƣợc cải thiện hơn, theo thống kê năm 2011 khoảng 32,9% NCT có thu nhập hàng tháng từ các nguồn trợ cấp, lƣơng hƣu 9,5% tổng số NCT thuộc diện trợ giúp xã hội và khoảng 3% NCT đƣợc cấp BHYT. Nhƣ vậy có khoảng hơn 40% NCT nhận đƣợc hỗ trợ từ nhà nƣớc[3]. Điều tra Quốc gia về NCT năm 2012 cho thấy tỷ lệ NCT tham gia các câu lạc bộ hay đoàn thể tại địa phƣơng khoảng 36% có tăng hơn so với năm 2007 (16%) nhƣng vẫn ở mức thấp. Tỷ lệ NCT hiểu biết về các quyền lợi dành cho mình vẫn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất