Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại DN...

Tài liệu Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại DN

.DOC
20
1133
95

Mô tả:

ĐỀ TÀI: Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại DN A. LÝ THUYẾT CHUNG 1. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với quá trình tồn tại, hoàn thiện và phát triển của loài người. Ngay từ khi bắt đầu hình thành những nóm người để thực hiện các mục tiêu mà mỗi người không thể thực hiện được với tư cách cá nhân riêng lẻ thì quản trị trở thành một yếu tố quan trọng, cần thiết đảm bảo sự phối hợp hành động dựa trên một nỗ lực chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp hơn nên những nội dụng quản trị cũng phong phú hơn, các yêu cầu quản trị cũng đòi hỏi chặt chẽ, chuẩn hóa hơn và con người cũng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản trị. Lúc đầu quản trị được hiểu là những thủe thuật, thủ pháp và cao hơn là một nghệ thuật. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, quản trị trở thành một môn khoa học độc lập và có vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống các môn học về quản lý kinh tế. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong mối quan hệ giữa nhiều bộ phận như: sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính nên nhu cầu về quản trị cũng đòi hỏi phải được tổ chức triển khai ở tất cả các bộ phận nêu trên. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của quản trị tài chính là các hoạt động tài chính của doanh nghiệp được đặt trong mối quan hệ giữa các bộ phận, các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp với môi trường ngoài. Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động của nhà quản trị trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định. 1.2. Mục tiêu Mỗi hoạt động quản trị tài chính đều nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Quản trị tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:  Mục tiêu dài hạn: Hoạch định các giải pháp tối ưu trong từng giai đoạn để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể là: + Đưa ra các quyết định đầu tư đúng, hiệu quả. + Đưa ra các quyết định tài trọ hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp.  Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo năng lực thanh toán của doanh nghiệp với nguồn tài chính tối ưu – thỏa mãn điều kiện đủ về số lượng, đúng về thời gian. 2. Khái niệm nguồn tài trợ ngắn hạn Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian hoàn trả trong vòng một năm. Tài trợ ngắn hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như nợ tích lũy, mua chịu hàng hóa, vay ngắn hạn (từ các tổ chức tín dụng, người lao động trong doanh nghiệp…) và thuê hoạt động. Các đặc điểm của nguồn tài trợ là ngắn hạn được thể hiện rõ trong bảng so sánh với nguồn tài trợ ngắn hạn sau: Tiêu thức Thời gian hoàn trả Lãi suất Nguồn tài trợ nhận được Ngắn hạn Dài hạn < 1năm >1 năm Thấp hơn Cao hơn Vay nợ Vay nợ + vốn cổ phần Khả năng trao đổi Trên thị trường tiền tệ Trên thị trường vốn 3. Vai trò của các nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp Tuy chỉ sử dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp nhưng nguồn tài trợ đóng vai trò không hề nhỏ bé trong việc duy trì hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời nguồn tài trợ là nợ tích lũy một cách phù hợp vào hoạt động kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này một cách khôn ngoan thì vừa không phải trả tiền lãi vừa có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đặc điểm tuần hoàn, lưu chuyển vốn khác nhau, trong những đơn vị sản xuất kinh doanh, nên xảy ra sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đây là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Tại một thời điểm, trong khi một số nhà sản xuất có hàng hóa muốn bán thì số khác lại muốn mua hàng hóa đó nhưng không có tiền. Từ đó phát sinh việc mua bán chịu giữa các đối tượng này ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng chính là cơ sở của tín dụng thương mại.Và tín dụng thương mại đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu biết cách quan hệ tốt với các doanh nghiệp là người bán hàng thì các doanh nghiệp với vai trò là người mua có thể nhận được các điều kiện ưu ái nhất khi mua hàng, được sử dụng vốn của bạn hàng trong một khoảng thời gian nhất định,… từ đó có thể dành tiền chi trả cho các hoạt động khác cần thiết hơn. Trong trường hợp các nguồn vốn nội tại của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu (ngắn và dài hạn) thì doanh nghiệp cần vay vốn từ bên ngoài. Ngân hàng là nơi lí tưởng để thỏa mãn nhu cầu thiếu vốn đó của doanh nghiệp.Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế.Trong nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn tự có và vốn từ bên ngoài như ngân hàng, doanh nghiệp khác... Song tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả bởi vì nó thoả mãn nhu cầu về số lượng và thời hạn đồng thời chi phí sử dụng vốn tín dụng ngân hàng thấp hơn các chi phí từ chủ thể khác. Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là thuê vận hành, thì đây chính là công cụ tài chính hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi tiêu tài chính. Thuê vận hành tài sản còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế về công nghệ, thuế, chi phí quản lý... Khi thuê vận hành tài sản, bên đi thuê chỉ phải trả trước vốn đầu tư ở mức thấp, các khoản thuế và phí liên quan đến thiết bị sẽ được tính gộp vào tiền thuê và trả dần trong suốt thời gian thuê. Với những lợi ích mà nguồn tài trợ ngắn hạn mang lại cho doanh nghiệp thì không có lí do gì mà doanh nghiệp lại không sử dụng nó để làm lợi cho mình. Khi biết kết hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ ngắn hạn trên thì không những doanh nghiệp có thể tổ chức huy động vốn cho đầu tư và kinh doanh với chi phí thấp mà còn sử dụng chúng hiệu quả, tiết kiệm.Từ đó đưa hoạt động của doanh nghiệp đi lên, giành được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 4. Các nguồn tài trợ ngắn hạn 4.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn) * Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân, luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Những khoản nợ này còn gọi là nợ tích luỹ, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh.Khi các khoản nợ này chưa đến kỳ hạn thanh toán thì các doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời vào các hoạt động kinh doanh của mình. Những khoản này thường bao gồm: - Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả. Thông thường, tiền lương hoặc tiền công của người lao động trong các doanh nghiệp chi trả hàng tháng thành 2 kỳ: kỳ tạm ứng thường diễn ra vào giữa tháng, và kỳ thanh toán vào đầu tháng sau. Giữa 2 kỳ trả lương sẽ phát sinh những khoản nợ lương trong kỳ. - Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. Các khoản thuế phải nộp hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết toán được duyệt.v.v... - Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng, số tiền này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hoá đó, tình hình cung cầu trên thị trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán của đôi bên. * Ưu điểm nổi bật của nguồn vốn này là: Việc sử dụng nguồn vốn này khá dễ dàng (nguồn vốn tự động phát sinh), và không phải trả tiền lãi như sử dụng nợ vay.Đặc biệt, nếu doanh nghiệp xác định chính xác được quy mô chiếm dùng thường xuyên (còn được gọi là nợ định mức) thì doanh nghiệp có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Tuy nhiên, nguồn tài trợ này có hạn chế là thời gian sử dụng thường ngắn, quy mô nguồn vốn chiếm dụng thường không lớn. 4.2. Tín dụng thương mại * Đây là một hình thức tài trợ quan trọng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp; nó được hình thành khi doanh nghiệp mua hàng hoá dịch vụ từ nhà cung cấp song chưa phải trả tiền ngay. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản mua được từ nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp. Công cụ để thực hiện là: là kỳ phiếu và hối phiếu * Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng nhà cung cấp: - Quy mô nguồn vốn tín dụng thương mại chỉ có giới hạn nhất định vì nó phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ được mua chịu của nhà cung cấp. - Doanh nghiệp phải hoàn trả sau một thời hạn nhất định và thường là rất ngắn. - Nguồn tài trợ này không thể hiện rõ nét mức chi phí cho việc sử dụng vốn. * Ưu điểm: - Giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu vốn ngắn hạn - Thuận lợi với doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp - Người cho vay có thể dễ dàng mang chứng từ này đến chiết khấu tại ngân hàng khi chưa đến hạn thanh toán * Nhược điểm: Chi phí sử dụng tín dụng thương mại thường cao hơn so với sử dụng tín dụng thông thường của ngân hàng thương mại, mặt khác nó cũng làm tăng hệ số nợ, tăng nguy cơ rủi ro về thanh toán đối với doanh nghiệp * Yêu cầu trong quản lý: Thường xuyên theo dõi chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tránh để mất uy tín do không trả nợ đúng hạn. Chi phí của tín dụng thương mại Tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chi phí = ---------------------1-%chiết khấu 4.3. 360 x ---------------------------------------------Số ngày mua chịu-thời gian hưởng CK Tín dụng ngân hàng Quan hệ tín dụng ngắn hạn giữa doanh nghiệp với ngân hàng, hoặc với các tổ chức tài chính trung gian khác có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Vay từng từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, vay theo hợp đồng… - Vay từng lần: Là hình thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo từng lần vay vốn. Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vây vốn doanh nghiệp làm đơn xin vay và gửi tới ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay. Nếu đủ điều kiện ngân hàng thông báo doanh nghiệp và hai bên ký kết hợp đồng tín dụng, hoặc người vay lập khế ước nhận nợ. Khế ước nhận nợ thường bao gồm: Tổng số tiền vay, thời gian vay, các kỳ hạn trả nợ gốc, mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn, lãi suất vay và cách thức trả lãi. Cho vay từng lần được ngân hàng áp dụng đối với khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy tín với ngân hàng. Doanh nghiệp có nhiều bất lợi như tốn nhiều thời gian cho việc thực hiện các thủ tục vay vốn từng lần, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng bị động về nguồn vốn nếu không đủ điều kiện vay ngân hàng. Trong quá trình sử dụng vốn nhà quản trị tài chính phải thường xuyên theo dõi tình hình tài chính để chủ động trả nợ ngân hàng - Vay theo hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay và thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển luân chuyển vật tư hàng hóa của người đi vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kì mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng Hạn mức tín dụng: là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khác hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Thủ tục vay vốn: Trước kỳ kế hoạch người vay phải gửi tới ngân hàng các loại giấy tờ sau: - Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán - Kế hoạch luân chuyển vật tư, hàng hóa kế hoạch vay vốn và trả nợ - Các hợp đồng kinh tế liên quan, các chứng từ dự toán chi tiêu Sau khi thẩm định hồ sơ xin vay, nếu chấp nhận cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng. Trả nợ vay: khi có tìn thu bán hàng, ngày vay phải nộp toàn bộ vào tài khoản tiền vay đảm bảo doanh số trả nợ và vòng quay vốn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, phần còn lại chuyển vào tài khoản tiền gửi để sử dụng. Hết hạn hợp đồng, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, trên cơ sở các điểu khoản đã ký kết. Nếu số vòng vay vốn thực tế thấp hơn số vòng vay đã ký kết, ngân hàng tiến hành truy thu lãi nợ quá hạn đối với người vay. Lãi thu thêm đối với nợ quá hạn Số ngày nợ quá hạn = = Dư nợ thực tế bình quan 1ngày Số vòng quay vốn theo hợp đồng × - × Số vòng quay vốn thực tế Số ngày nợ quá hạn Số ngày của một vòng quay vốn vay theo hợp đồng Như vậy nếu doanh nghiệp được vay theo phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các thủ tục và chi phí về thời gian trong mỗi lần vay vốn, qua đó góp phần giảm chi phí thực tế khi sử dụng vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh Tín dụng thấu chi: Là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượt số dư tài khoản tiền gửi trong một thời hạn và thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai Đặc điểm: - Ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng trên cơ sở nhu cầu của khách hang, nhờ đó mà khách hàng được chủ động sử dụng quá số dư trên tài khoản vãng lai của mình đến hạn mức đã thỏa thuận trong một thời gian nhất định - Khách hàng được sử dụng hạn mức tín dụng này một cách chủ động bằng cách phát hành séc, hoặc các công cụ thanh toán khác - Trong thời gian hợp đồng, doanh số vay nợ trên TKVL có thể lớn hơn nhiều lần hạn mức tín dụng bởi hạn mức tín dụng là số dư nợ tối đa mà khách hàng được phép có trên TKVL tại bất cứ thời điểm nào trong thời han hợp đồng Điều kiện phổ biến để khách hàng được cấp tín dụng thấu chi là doanh nghiệp phải có năng lực tài chính mạn, có quan hệ vay trả thường xuyện và có uy tín với ngân hàng. Chiết khấu chứng từ có giá:là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khác hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán.số tìn mua lại quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ chiết khấu, nó được tính bằng phần còn lại giá trị chứng từ sau khi trừ đi lãi suất chiết khấu cùng với phí dịch vụ theo công thức: Md = M × [ 1 - { Rd × T/360)] – C Trong đó : Md : mức tài trợ chiết khấu chứng từ T : thời gian còn lại của chứng từ (tính theo ngày) Rd : lãi suất chiết khấu chứng từ C : chi phí dịch vụ M : mệnh giá chứng từ Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi Bao thanh toán: Là hình thức cấp tính dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh trong việc mua bán hàng hóa đã được bên bán bên mua thỏa thuận Phương thức thanh toán: có thể được thực hiện từng lần hoặc theo hạn mức Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng theo hợp đồng bao thanh toán. Có hai hình thức bao thanh toán: bao thanh toán có quyền truy đòi và không có quyền truy đòi Chi phi của các khoản vay ngắn hạn: Một số chính sách tính lãi thường được các ngân hành áp dụng là: lãi đơn, lãi chiết khấu, lãi tính thêm, ký quỹ để đảm bảo tiền vay…. Chính sách lãi đơn: người vay nhận được toàn bộ khoản tiền vay và trả vốn gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn. Chính sách lãi chiết khấu: ngân hàng cho khách hàng vay khoản tiền bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ tiền lãi tính theo theo lãi suất danh nghĩa. Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trị danh nghĩa của khoảng tiền này Re = Nếu lãi suất của khoản vay có thời hạn dưới 1 năm được xác đinh theo công thức sau: Re = Chính sách lãi tính thêm: thực chất là cho vay trả góp, tiền lãi được cộng vào vốn gốc và tổng số tiền phải trả được chia đều cho mỗi kì trả góp Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán: Khi vay vốn ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để duy trỳ khả năng thanh toán Lãi suất thực được tính theo công thức: Re = Nếu thời hạn vay ngắn hơn 1 năm thì tính theo công thức: Re = ( 1 + 4.4. Thuê vận hành Thuê vận hành là thuê ngắn hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho thuê có trác nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm thuế tài sản Đặc điểm của thuê vận hành: - Thời hạn thuê rất ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản - Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản cùng mọi rủ ro và sự sụt giảm giá trị tài sản - Do là hình thức thuê ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê phải trả cho người cho thuê có giá trị thấp hơn nhiều sao vời toàn bộ giá trị tài sản Vai trò của nguồn tài trợ thuê vận hành: - Tạo điều kiện cho cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có cơ sở vật chất thiết bị để sử dung, vì thuê tài sản không bị hạn chế tài sản thế chấp, cầm cố hoặc hạn mức tín dụng như trong quan hệ tín dung ngân hàng. - Giúp bên thuê tránh được rủ ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản do không phải đâu tư một lượng vốn lớn để có tài sản phục vụ sản xuất, kinh doanh - Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền vời mục đích kinh doanh của bên đi thuê vì vậy mục đích sử dụng vốn được bảo đảm, từ đó tạo tiền đề hoàn trả tiền thuê đúng hạn B. THỰC TIỄN 1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bibica Tên giao dịch bằng tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIÊN HÒA Tên giao dịch viết tắt Trụ sở chính : BIBICA : Trụ sở đặt tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa1, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại : (84-61) 836576-836240 Email : [email protected] Mã số thuế : 3600363970 Fax : (84-61) 836950 Ngày 16/1/1999 công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa 3 phân xưởng : bánh kẹo, mạch nha của công ty Đường Biên Hòa. Ngành nghề chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bánh kẹo, mạch nha Vốn điều lệ tại thời điểm ban đầu 25 tỷ đồng và chính thức được đổi tên thành công ty cổ phần Bibica (BBC) vào năm 2007. BBC vừa nâng vốn điều lệ lên thành 154.2 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Lotte Confectionery, một trong những tập đoàn bánh kẹo hàng đầu của Hàn Quốc. Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc đối với người tiêu dùng. Mỗi năm công ty có thể cung cấp cho thị trường khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại như: socola, bánh quy, snack, bánh bông lan kem, bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo... trong đó Hura, Chocola Bella, Orienko, Zoo, Oẳn tù tì là những nhãn hàng khá mạnh trên thị trường. Năm 2005 công ty thành lập thêm nhà máy 2 tại Hà Nội. Ngày 17/1/2007 công ty chính thức đổi tên thành công ty Cổ Phần Bibica với mong muốn ngày càng trở nên gần gũi và năng động hơn trong mắt người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được bibica coi là những vấn đề quan trọng nhất. Do đó, tất cả sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền thiết bị và công nghệ hiện đại, đa số được nhập từ Châu Âu. Ngoài ra, hệ thống quản lý chất lượng cũng được Tổ chức BVQI (Anh quốc) chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Tất cả những điều đó đã làm nên Bibica - thương hiệu sản phẩm chất lượng suốt 13 năm trở lại đây. 2. Thực tế hoạt động quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Bibica 2.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn) Đặc thù của ngành sản xuất bánh kẹo là doanh thu, lợi nhuận thường tập trung vào thời điểm 2 Quý cuối năm do thời gian này có dịp Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán (thường chiếm 60% doanh thu, lợi nhuận hàng năm). Những tháng đầu năm thì Công ty thường xảy ra tình trạng làm việc cầm chừng do thiếu vốn, gây khó khăn rất lớn cho Công ty. Để có thể tạo được nguồn vốn tài trợ trong ngắn hạn, có vốn để quay vòng, công ty đã huy động từ nguồn: 2.1.1. Các khoản phải trả công nhân Hiện nay, tổng số tiền phải trả cho người lao động trong năm 2011 vừa qua lên tới 94.340.835.462 đồng. Đây là một con số không hề nhỏ đối với một doanh nghiệp. Năm 2011 tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động: suy thoái kinh tế kéo dài, khủng hoảng trong khối đồng EURO, giá vàng, USD tăng cao… Giá điện, xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục biến động tăng. Công ty đã buộc phải sử dụng phương án vay tiền lương của nhân viên trong hai tháng: tháng 4 và tháng 5 với số tiền gần 8 tỷ đồng. Nhờ đó, Công ty kịp thời thực hiện phương án dự trữ và chốt giá 1 số nguyên vật liệu chính tại thời điểm tốt nên đã hạn chế nhiều rủi ro từ áp lực giá đầu vào. Trong đó nhập khẩu được 2000 tấn đường theo quata được cấp với mức giá bình quân thấp hơn giá thị trường khoảng 15%. Việc này đã giúp công ty giảm được một khoản chi rất lớn, từ đó tăng lợi nhuận. 2.1.2. Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp Các khoản thuế phải nộp hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết toán được duyệt.v.v... Nguồn tài trợ này không lớn lắm, nhưng đôi khi nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết cho những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời. Cụ thể năm 2011, theo Bảng cân đối kế toán khoản mục Các khoản phải trả, phải nộp khác của công ty là 20.387.236.351 đồng. Khoản mục này bao gồm những khoản thuế như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, ..Đây là một nguồn tài trợ ngắn hạn mà công ty có thể sử dụng. Thêm vào đó, khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước lên tới 10.665.852.725 đồng. Hiện nay, theo quy định của Nhà nước, nếu nộp chậm thuế 1 ngày sẽ bị xử phạt nhân với 0.05% lãi suất tổng số tiền thuế phải nộp. Do vậy, công ty có xu hướng “nộp chậm” hơn là đúng hạn. Bởi nếu dùng tổng số tiền thuế phải nộp đi gửi ngân hàng theo lãi suất qua đêm đã được hưởng lợi hơn (trường hợp sử dụng vốn kém hiệu quả nhất). 2.1.3. Tiền đặt cọc của khách hàng Theo nguồn số liệu Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2011, khoản mục Người mua trả tiền trước lên tới 5.360.845.176 đồng. Đây là một con số không hề nhỏ, giúp công ty có nguồn vốn ngắn hạn để quay vòng, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Nguồn tài trợ này được công ty sử dụng triệt để vào việc mua sắm các máy móc thiết bị, phục vụ cho việc sản xuất bánh kẹo. Cụ thể như Công ty đã đầu tư tiền vào Cải tiến thiết bị để tăng năng suất kẹo dẻo tại nhà máy Bibica biên Hòa tăng từ 30 lên 45 tấn/tháng đưa vào sử dụng quý II năm 2011 trị giá 4 tỷ đồng. Việc mua sắm máy móc thiết bị giúp cho công ty đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tránh được phần nào ảnh hưởng của lạm phát giá tăng, giải phóng nhân lực, tiết kiệm nhân công. 2.2. Tín dụng thương mại Năm 2011 Công ty đạt được kết quả kinh doanh số tương đối khả quan với doanh thu thuần lần đầu tiên đạt mốc 1000 tỷ bằng 100.5% so với kế hoạch và tăng 27% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế đạt 46.37 tỷ, tăng 11% so với năm 2010. Với những điều kiện trên, công ty đã tạo cho mình một “sơ yếu lí lịch” kinh doanh khá tốt để các nhà cung cấp chấp nhận cho công ty mua chịu nguyên vật liệu, hàng hóa. Năm 2011, Công ty đã đầu tư thiết bị tạo khí Nitơ cho dây chuyền swissroll nhà máy Bibica Biên Hòa nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ bảo quản sản phẩm bánh tươi swissroll. Hạng mục này có tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng. Việc mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuát cũng chiếm một chi phí rất lớn. Do vậy, việc nợ nhà cung cấp là một lựa chọn mà các nhà quản trị tài chính của công ty lựa chọn trong ngắn hạn để duy trì, phát triển sản xuất. Năm 2011, theo nguồn số liệu Bảng cân đối kế toán, khoản mục Phải trả người bán ngắn hạn bình quân là 94340835462 đồng. Khoản tín dụng thương mại này được doanh nghiệp rất ưu chuộng bởi thời gian thanh toán rất linh hoạt. Nó giúp công ty có khả năng đạt được sự tài trợ, quyên góp cho những việc như mở rộng, chi phí xây dựng, nghiên cứu và phát triển, và việc cung cấp cán bộ công nhân viên. Thêm vào đó, tín dụng thương mại là nhân tố đóng góp có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh doanh của công ty trong tương lai, không tính đến quỹ tiền mặt cần thiết để sinh tồn. Tín dụng thương mại tốt cũng cho phép công ty giữ được tiền mặt để trang trải những chi phí kinh doanh, khả năng thanh toán tiền mặt cho phép phản hồi lại những yêu cầu mang tính chất khắt khe về thời gian, mà không phải lưỡng lự hay thương lượng gì. 2.3. Tín dụng ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốn vay của các ngân hàng thương mại. Công ty Cổ phần Bibica cũng không là ngoại lệ trong số đó. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Về nguyên tắc, trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại. Nhưng trong tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp bị hạn chế. Tuy nhà nước đã có những chính sách mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát nhưng mức lạm phát năm 2011 của Việt Nam cũng ở mức cao đến 18.58%, lãi suất ngân hàng cho vay trên 20%/năm, số doanh nghiệp phá sản trên 5000 doanh nghiệp, giá cả leo thang kéo theo sức mua chậm. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và Bibica nói riêng. Năm 2011, công ty Bibica đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất cracker năng suất 1000 kg/giờ tại công ty Bibica miền bắc TNHH chi phí 208.521.000.000 đồng. Công ty buộc phải vay trả góp 1/3 tổng số tiền đó để tăng năng suất sản xuất kinh doanh, kịp thời phục vụ cho mùa sản xuất mũi nhọn vào 2 quý cuối năm với Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán. Việc đầu tư này, công ty phải chịu tổng mức chi phí đi vay khá lớn. Tuy nhiên việc đầu tư mua mới dây chuyền sản xuất đã giúp công ty tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh. Kết quả đạt được đó là doanh thu lần đầu tiên chạm mốc 1000 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010. 2.4. Thuê mua Công ty hiện nay không áp dụng hình thức này. 3. Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Bibica 3.1. Tạo vốn bằng nguồn tự có Các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phải trả người bán; các khoản ứng trước người mua; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trả công nhân viên; các khoản phải trả khác; và vay ngắn hạn từ ngân hàng. Trên thực tế, việc DN tận dụng mọi nguồn vốn ngắn hạn nói trên chủ yếu trong các trường hợp mà nguồn vốn nội lực của doanh nghiệp không đủ sứu chi trả, thanh toán. Vì mỗi hình thức huy động nguồn tài trợ ngăn hạn trên đều làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động nguồn vốn, áp lực từ phía công nhân viên, nhà cung cấp, ngân hàng là không hề nhỏ. Do vậy một giải pháp an toàn hơn, có chiến lược mang tính dài hơi hơn là phát huy nguồn vốn nội lực của doanh nghiệp: Nguồn vốn tự có của công ty đó là các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (ví dụ như các dự án), nợ đọng trong khách hàng và các tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hay thậm chí là vàng bạc đá quý… Tạo tính thanh khoản cao, thu nợ hiệu quả và bán bớt các tài sản cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có của công ty. Tạo tính thanh khoản cao cho hàng hóa: Tính thanh khoản cao của hàng hóa, dự án là điều luôn mơ ước của các doanh nghiệp. Công ty nên thực hiện “cuốn chiếu” các dự án, làm tới đâu bán hết tới đó nhằm tạo tính thanh khoản cho các dự án để lấy vốn tiếp tục tái đầu tư. Bán tài sản: Công ty có thể bán một số tài sản mà công ty đang sở hữu như: nhà đất, xe hơi, chứng khoán, vàng bạc đá quý… Những nguồn này cũng mang lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn không hề nhỏ để duy trì sản xuất và tiếp tục sinh lời trong các dự án tiếp theo. Thu nợ càng nhiều càng tốt: Nợ nần là điều luôn tồn đọng trong các doanh nghiệp. Chắc chắn rằng các khoản nợ của công ty phải được thu về ở mức cao nhất và trong thời hạn ngắn nhất. Vì khi vốn không tập trung mà phân tán ở mỗi khách hàng một ít là điều không hề có lợi cho doanh nghiệp. 3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Bibica Công việc quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát, cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập… Việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài chính là một việc làm cần thiết. Cụ thể như sau: Bộ phận quản lý tài chính hàng ngày dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty với các với các công ty lớn khác trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Từ đó, bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong từng thời kỳ hoạt động. Quản lý tài chính trong công ty phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ. Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững. Quản lý tài chính trong công ty còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. 3.3. Tăng khả năng tiếp cận vốn với các nhà cung cấp và ngân hàng Nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty cổ phần Bibica chủ yếu là từ hai kênh là tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Vì vậy việc tăng khả năng tiếp cận hai kênh này một việc làm cần thiết. Cụ thể như: + Đa dạng hóa nhà cung cấp. Việc tìm nhiều nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn, có thể hưởng lợi từ việc giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên cũng cần chú trọng đến những nhà cung cấp quan trọng, chủ yếu của công ty. Ưu tiên thanh toán tiền hàng cho những đối tác này trước trong những trường hợp công ty có thể thanh khoản. Điều này giúp cho doanh nghiệp tạo chữ tín trong kinh doanh. Nếu xảy ra tình huống cấp bách, doanh nghiệp có thể gia hạn thanh toán với đối tác dễ dàng hơn. + Đối với ngân hàng: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng thương mại, việc tiếp cận vốn của công ty từ kênh tín dụng ngân hàng nên đa dạng hóa. Đặc biệt cần có sự tìm hiểu, so sánh chi phí lãi vay, điều kiện cho vay, thời hạn thanh toán,… giữa các ngân hàng để tìm được đối tác ngân hàng chiến lược cho công ty. Thêm vào đó, công ty cần chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt là cần phải minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro. Từ đó, sẽ tạo “niềm tin” để ngân hàng rót vốn cho công ty.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan