Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung h...

Tài liệu Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp. hồ chí minh

.PDF
89
228
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lý Thị Hồng Thắm THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ HỌC SINH VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lý Thị Hồng Thắm THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ HỌC SINH VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÕ VĂN NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 T 3 T 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 T 3 T 3 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................5 T 3 T 3 2. Mục đích nghiên cứu: .....................................................................................................6 T 3 T 3 3. Khách thể & đối tượng: .................................................................................................6 T 3 T 3 4. Giả thuyết khoa học: ......................................................................................................6 T 3 T 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................................................7 T 3 T 3 6. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................................7 T 3 T 3 7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................10 T 3 T 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 11 T 3 T 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .......................................................................................11 T 3 T 3 1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: .......................................................................13 T 3 T 3 1.2.1 “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là gì? ...............................................13 T 3 T 3 1.2.2 Cơ sở pháp lý của việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật: ........................................15 T 3 T 3 1.3. Một số khái niệm liên quan: .....................................................................................17 T 3 T 3 1.3.1. Học sinh cá biệt: ...................................................................................................17 T 3 T 3 1.3.2 Kỷ luật học sinh: ....................................................................................................18 T 3 T 3 1.3.3. Quản lý nhà nước về giáo dục: .............................................................................18 T 3 T 3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................21 T 3 T 3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................ 23 T 3 T 3 2.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội và giáo dục phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh: ............................................................................................................................................23 T 3 T 3 2.1.1 Đặc điểm Kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh: .......................................23 T 3 T 3 2.1.2 Đặc điểm về giáo dục phổ thông ở TP Hồ Chí Minh: ...........................................26 T 3 T 3 2.2. Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................29 T 3 T 3 2.2.1. Thực trạng giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo văn bản quy phạm pháp luật của ngành tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh ...............................29 T 3 T 3 2.2.2 Thực trạng quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh theo 04 chức năng quản lý:........................................50 T 3 T 3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................................66 T 3 T 3 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ HỌC SINH VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 68 T 3 T 3 3.1. Một số giải pháp cấp bách quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................68 T 3 T 3 3.2. Một số giải pháp lâu dài trong quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................70 T 3 T 3 3.3. Khảo cứu tính khả thi của các biện pháp ................................................................72 T 3 T 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 81 T 3 T 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88 T 3 T 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ đề năm học từ năm học 2008-2009, được xác định là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ", nhằm triển khai phong trào "Xây dựng trường T 2 học thân thiện, học sinh tích cực" theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và T 2 Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với các loại hình trường. “Thân thiện” ở đây có nghĩa là thầy cô phải giống như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh - người dẫn dắt các em vào đời. Thầy cô phải gần gũi, thân mật, tạo niềm tin, giúp các em phấn đấu học tập tốt vì nếu có sự ngăn cách, các em sẽ khó học tập tốt môn học đồng thời cũng khó phấn đấu rèn luyện nhân cách của mình. Các nhà quản lý giáo dục đều thống nhất rằng mục tiêu của “học sinh tích cực” là học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách chủ động, năng nổ, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là phong trào thi đua được phát động sâu rộng trong phạm vi cả nước. Tại cuộc sơ kết một năm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Phong trào này, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần lưu giữ phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Năm học mới này, phong trào cần được nhân rộng hơn với nhiều chủ đề mới gắn với các sự kiện của đất nước”. Trên tinh thần đó, các trường đều có những chuyển biến tích cực, đáng mừng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại một số giáo viên của một số trường tỏ ra “lạc hậu” với yêu cầu trên. Thậm chí có nơi, có lúc còn xử lý học sinh một cách thiếu thân thiện, làm “hao hụt” tính tích cực vốn có và phải có ở học sinh. Tình hình trên cho thấy, hiện nay một bộ phận giáo viên phổ thông còn lúng túng thậm chí ứng xử sai luật trong công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật. Lý do chính là giáo viên bộ môn và thậm chí là giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn chưa nắm rõ văn bản Thông tư 08 (TT08) ra ngày 21.8.1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông là văn bản quy phạm pháp luật của ngành giáo dục đào tạo có tính bắt buộc chung trong toàn ngành, nên dẫn đến việc giáo viên không biết rõ quy định quyền hạn và cách xử lý của mình trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật. Bức xúc trước thực trạng của ngành giáo dục như trên dẫn đến lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh trung học phổ thông vi phạm kỷ luật tại một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý việc xử lý học sinh trung học phổ thông vi phạm kỷ luật ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số biện pháp để cung cấp thông tin nhằm giúp CBQL quản lý giáo viên hình thành ý thức đúng đắn và đầy đủ về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong xử lý học sinh trung học phổ thông vi phạm kỷ luật hiện nay. 3. Khách thể & đối tượng: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh Trung học phổ thông vi phạm kỷ luật ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học: Khi đánh giá đúng thực trạng việc quản lý xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đề xuất những giải pháp phù hợp để góp phần vào phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của giáo viên trong xử lý kỷ luật học sinh làm cho tình hình xử lý kỷ luật đúng tinh thần của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Hệ thống hóa tài liệu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài 5.2 Khảo sát thực trạng “quản lý giáo viên áp dụng văn bản pháp luật trong xử lý học sinh phổ thông vi phạm kỷ luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, gồm: * Địa điểm: - Một số trường ở khu trung tâm - Một số trường ở vùng ven - Một số trường ở ngoại thành (có tính cả trường ngoài công lập) * Đối tượng khảo sát: - Ban giám hiệu (Cán bộ quản lý) - Giáo viên - Học sinh 5.3 Đề xuất giải pháp 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu về lý luận giáo dục; về văn bản pháp luật, hiệu lực pháp luật về việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6.2.1 Phương pháp quan sát thực trạng việc quản lý xử lý học sinh vi phạm kỷ luật của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông đóng tại: * Khu trung tâm: chọn một số trường thuộc một trong số quận 1, 3, 4. * Vùng ven: chọn một số trường thuộc một trong số quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp. * Ngoại thành: chọn một số trường thuộc một trong số huyện Hóc Môn, Bình Chánh. 6.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Khách thể điều tra: hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh ở trường THPT. - Nội dung điều tra:  Thái độ, nhận thức của giáo viên, học sinh đối với việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật.  Mức độ điều chỉnh, cập nhật TT08 cho phù hợp với thời kỳ mới.  Nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo quy định.  Các công tác quản lý cụ thể: dự tập huấn và tập huấn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá.  Các biện pháp cụ thể để quản lý hiệu quả công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo quy định. - Mẫu điều tra: 14 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh:  THPT Thalmann, Quận 1  THPT Lê Qúy Đôn, Quận 3  THPT Nguyễn Thị Diệu, Quận 3  THPT Nguyễn Trãi, Quận 4  THPT Võ Trường Toản, Quận 12  THPT Nguyễn Thượng Hiền, Quận Tân Bình  THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình  THPT Tây Thạnh, Quận Tân Phú  THPT Trần Phú, Quận Tân Phú  THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng, Quận Tân Phú  THPT Chu Văn An, Quận Tân Phú  THPT Nguyễn Công Trứ, Quận Gò Vấp  THPT An Lạc, Quận Bình Tân  THPT Bà Điểm, Huyện Hóc Môn. - Bảng hỏi được phát cho khách thể nghiên cứu là 35 CBQL, 228 giáo viên, 300 học sinh ở 14 trường Trung học phổ thông tại TPHCM. Từ những lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng ba bảng hỏi như sau: Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể điều tra chính của đề tài gồm 10 câu, phân thành các nội dung: - Phần 1: các câu hỏi về thực trạng áp dụng TT08 ở các trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm các câu: câu 1 khảo sát phân loại giáo viên biết qua TT08 và chưa biết nội dung TT08 này; câu 2, 3, 4 tìm hiểu mức độ phổ biến, thực hiện nội dung TT08 (rất thường xuyên, thường xuyên, không thường xuyên, hiếm khi, hoàn toàn không); câu 5 tìm hiểu thực trạng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở trường. - Phần 2: các câu hỏi về thực trạng áp dụng TT08 có những điều gì cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, gồm các câu: + Câu 6, 7, 8 tìm hiểu nhận thức và thái độ của giáo viên về việc áp dụng quy định trong xử lý tình huống thực tế học sinh vi phạm trong giờ học. + Câu 9 tìm hiểu nhận thức giáo viên về sự cần thiết của TT08 trong nghề nghiệp hiện nay (rất cần thiết, cần thiết, không ý kiến, hơi cần thiết, không cần thiết). + Câu 10 tìm hiểu có hay không mức độ nhận thức sự khác biệt giữa quy định của TT08 với thực tế áp dụng của giáo viên khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật. Bảng hỏi thứ hai, dành cho khách thể điều tra bổ trợ của đề tài là các cán bộ quản lý tại 14 trường Trung học phổ thông tại TPHCM. Bảng hỏi này được thiết kế với 7 câu hỏi như sau: - Phần 1: Câu 1 khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL về việc giáo viên áp dụng TT08 trong khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật. Câu 2,3,4: chọn lọc một số câu hỏi trong bảng hỏi thứ nhất với mục đích để so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát ở bảng hỏi thứ nhất. Đồng thời thêm câu 5 khảo sát mức độ thực hiện những yêu cầu để quản lý công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật (Tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 6 khảo sát thực trạng mức độ CBQL áp dụng các biện pháp để quản lý công tác xử lý học sinh vi phạm tại trường của họ (rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, không, hoàn toàn không); câu 7 khảo sát kiến nghị của CBQL nhằm quản lý tốt công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật trong trường THPT. - Phần 2: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của CBQL , gồm các câu hỏi thu thập thông tin về họ tên, đơn vị công tác, chuyên môn giảng dạy, trình độ đào tạo, giới tính, thâm niên công tác, chức vụ của CBQL. Bảng hỏi thứ ba, gồm 3 câu hỏi. Bảng hỏi này được phát cho 300 học sinh ở một số trường Trung học phổ thông tại TPHCM. Trong đó, câu 1 tìm hiểu thực thực trạng nhận thức của học sinh về việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đồng ý); câu 2 tìm hiểu mức độ thực hiện các hình thức xử lý học sinh vi phạm kỷ luật ở trường học sinh đang học (có, không); câu 3 tìm hiểu về những kiến nghị của học sinh về việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật cho phù hợp với tinh thần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (kiến nghị). Kết quả thu được từ bảng hỏi thứ hai và bảng hỏi thứ ba là cơ sở để nhận định về mức độ phù hợp giữa công tác quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo TT08 của CBQL với nhận định của giáo viên và học sinh. 6.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia • Lấy ý kiến về việc lựa chọn các nội dung cần thiết để điều chỉnh TT08 nhằm giúp giáo dục học sinh Trung học phổ thông khi các em vi phạm kỷ luật. • Lấy ý kiến về biện pháp kiểm tra và cách thức đánh giá hiệu quả công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo đúng tinh thần TT08 hướng dẫn. • Lấy ý kiến về việc bổ nhiệm giáo viên chuyên tham vấn tâm lý cho học sinh. Cụ thể: • Lấy ý kiến CBQL, Thanh tra Sở Giáo dục – Đào tạo về việc lựa chọn các nội dung cần thiết để điều chỉnh TT08 nhằm giáo dục học sinh Trung học phổ thông khi các em vi phạm kỷ luật. • Lấy ý kiến CBQL, Thanh tra Sở Giáo dục – Đào tạo về biện pháp kiểm tra và cách thức đánh giá hiệu quả công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo đúng tinh thần TT08 hướng dẫn. • Lấy ý kiến CBQL về việc bổ nhiệm giáo viên chuyên tham vấn tâm lý cho học sinh. 6.2.4 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 11.5 để xử lý thống kê làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo đúng tinh thần TT08 hướng dẫn ở 14 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Quá trình nghiên cứu cũng như kết quả của đề tài chỉ tiến hành và áp dụng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh trung học phổ thông vi phạm kỷ luật đáp ứng những yêu cầu thực hiện năm chủ điểm chú trọng giáo dục toàn diện học sinh và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Trường học thân thiện (Child-friendly school) là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng T 4 T 4 Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới với những đặc điểm do UNICEF đưa ra. Những dự án này được thực hiện ở một số nước Đông Nam Á và một số nước phát triển. Ở Việt Nam, từ năm 2001, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS (trong đó có một số trường ở TP.HCM). Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học và THCS trong toàn quốc, rồi phát triển đến tất cả các trường phổ thông cho tới năm 2013. Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Từ những thập niên 60, 70 thế kỷ XX, với triết lý “Đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm này đã được bền bỉ thực hiện rất có kết quả tại Trung tâm Công nghệ giáo dục (do Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc). Năm 1981, ở Hà Nội xuất hiện mô hình trường học mới do giáo sư Hồ Ngọc Đại – người đã có một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm tại Matxcơva – đó là trường phổ thông cơ sở Thực Nghiệm. Với sự trưởng thành nhanh chóng của cơ quan nghiên cứu thực nghiệm, ngày 11/8/1984, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ra quyết định thành lập Trung tâm Thực Nghiệm giáo dục phổ thông trực thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1988, Trung tâm đã có T 6 trường thực nghiệm với đủ các cấp, từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Năm 1992, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đổi tên Trung tâm thực nghiệm giáo dục phổ thông thành Trung tâm công nghệ giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, Trung tâm trở thành một cơ quan nghiên cứu và thực nghiệm được trang bị đầy đủ trang T 6 thiết bị hiện đại. Triết lý của trung tâm chính là: “Đi học là hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường là náo nức một niềm vui”. Qua một thời gian dài, trung tâm có trên 207 cán bộ giáo viên, nhân viên và hơn 2.000 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 của hệ thống Trường Thực nghiệm. Giáo dục Thực nghiệm đã được triển khai công nghệ tới 43 tỉnh, thành và vùng sâu vùng xa. Hồ Ngọc Đại nói rằng: "Cái gì tự nhiên là cái đáng tin nhất. Càng tự nhiên càng vĩ đại. Trung tâm đã nghiên cứu một mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm". Như vậy, những vấn đề lý thuyết có liên quan đến trường học thân thiện đã được đề cập đến từ năm học 1992 – 1993 và mô hình này đã được bền bỉ thực hiện và có kết quả tốt tại Trung tâm Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc. Sau đó, được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước khi đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm” được nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt. Tuy nhiên sau nhiều lần thay Bộ trưởng, vì những lẽ khác nhau nên mô hình trên đã bị lãng quên. (Giữa “trường học thân thiện” và “công nghệ giáo dục” gặp nhau ở phần “ngọn” (mỗi ngày đi học là một niềm vui), nhưng có sự khác biệt ở phần “gốc” (triết lý giáo dục)). Theo Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cũng nhấn mạnh, trường học thân thiện là thành tố tác động vào việc phổ cập giáo dục phổ thông thông qua việc hạn chế tối đa học sinh bỏ học. Đặc biệt, trong việc vận động học sinh đến trường còn có sự tham gia tích cực của chính học sinh. Các em cảm thấy yêu trường lớp hơn, lễ phép, tôn trọng thầy cô và người lớn tuổi. Đặc biệt, kỹ năng ứng xử giao tiếp, tinh thần đoàn kết thân ái, tôn trọng và bảo vệ được nâng cao hơn. Ngày 31/3/2009, lãnh đạo của hơn 30 Sở Giáo dục-Đào tạo các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia hội thảo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Câu lạc bộ giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo các tỉnh phía Nam tổ chức tại Nha Trang. Hầu hết các đại biểu đều nhất trí với các tiêu chí về trường học thân thiện của Bộ Giáo dục-Đào tạo và có những đề nghị cụ thể về các biện pháp xây dựng trường học thân thiện, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò chủ động của Hiệu trưởng các trường. Ngày 30/01/2010, được sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục & Đào tạo mà trực tiếp là Ban chỉ đạo phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình đã tổ chức Ngoại khóa phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Nội dung chủ yếu của buổi ngoại khóa được thầy Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên trình bày tập trung vào các biện pháp thiết thực để xây dựng trường học thân thiện và vai trò của các nhà quản lý giáo dục. Ngày 1/9/2010 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng các bộ, ngành (Văn hóa, T 5 T 5 T 5 Thể thao & Du lịch, Trung ương đoàn TNCS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội khuyến học) đã ký kết kế hoạch liên tịch chương trình phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 – 2011. Mỗi Bộ, ngành, T 5 đoàn thể đóng góp vào phong trào thi đua phù hợp với thế mạnh của mình và thông qua kế hoạch phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc chăm lo sự nghiệp “trồng người”, vì tương lai của mỗi gia đình và sự phát triển của đất nước. Những vấn đề lý thuyết về trường học thân thiện và quản lý việc xây dựng trường học thân thiện trên thế giới và ở Việt Nam còn rất ít, tuy vậy trên cơ sở những nghiên cứu thì việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” ở Việt Nam đang được sự quan tâm của ngành và dư luận xã hội. 1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 1.2.1 “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là gì? 1.2.1.1 Trường học thân thiện: “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. Khẩu hiệu trong nhà trường là mỗi giáo viên phải như mẹ hiền. Trong tiếng Việt, bản thân từ ghép “nhà trường” cho thấy trường học trước hết là mái nhà thân thương. “Trường học thân thiện” là mô hình trường học do UNICEF đưa ra và đã được áp T 4 T 4 dụng thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam giáo dục phổ thông hiện nay còn cần rất nhiều T 4 T 4 yếu tố quan trọng để tạo ra một “trường học thân thiện” bao gồm: môi trường thân thiện, T 4 T 4 phương pháp dạy học thân thiện, phương pháp kiểm tra – đánh giá thân thiện, các mối quan hệ thân thiện. Trong phạm vi của đề tài, phần cơ sở lý luận chỉ nêu nội dung của các mối quan hệ thân thiện. Phương pháp dạy theo hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher-centered) hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ thầy trò. Nhiều giáo viên vẫn duy trì quan niệm rằng thầy là “người trên” và học sinh là “người dưới” nên dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò. Học sinh rất ít khi dám tranh luận với giáo viên vì sợ giáo viên phật ý; ngược lại các giáo viên cũng ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ học sinh đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ áp đặt và chủ quan với học sinh. Phần lớn giáo viên hiện nay vì vậy rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy để học sinh có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và học sinh luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri thức, nhất là rào cản tâm lý. Việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm” (learner-centered) giúp giáo viên có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì học sinh được xem là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục; các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân; mối quan hệ thầy trò sẽ gần gũi, thoải mái hơn. Giáo viên cần học cách lắng nghe ý kiến của học sinh, biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” từ học sinh và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ tranh luận với học sinh. Giáo viên có thể lấy ý kiến đánh giá của học sinh thông qua các phiếu điều tra không ghi tên để không ngừng tự hoàn thiện mình. Để có một “Ngôi trường thân thiện” thực sự nếu như chỉ chú trọng đưa vào các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khoá khác thì chưa đầy đủ. Vì đó mới là những hoạt động bổ trợ cho nhiệm vụ chính là học tập của các em. Vấn đề quan trọng nhất mà các em cần là môi trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp dạy học thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trường. Có như vậy, các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như ngôi nhà của mình. Mỗi khi xa trường một ngày các em chỉ mong chóng trở lại trường, học sinh sẽ gắn bó với trường học và mỗi ngày đến trường mới thực sự là một ngày vui của các em. 1.2.1.2. Học sinh tích cực: Là sự chủ động, hứng thú của người học trong việc tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện ở cả nhà trường, gia đình và cộng đồng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà chuyển dần từ học thụ động sang tự học, tự rèn luyện của học sinh, học chủ động vì mục tiêu mai sau cho mình, cho gia đình, cho quê hương, đất nước. Học sinh tích cực là những học sinh của thời đại mới, năng động sáng tạo, không thụ động trong mọi công việc, nỗ lực phấn đấu trong mọi hoàn cảnh, học tập theo tấm gương đạo đức của Bác. Vậy chủ động trong học tập như thế nào? Đó là việc chủ động tìm hiểu kiến thức, nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Học ở thầy cô, bè bạn, xã hội. Không chỉ học kiến thức hiện tại để làm chủ tương lai mà cũng là nhìn nhận về quá khứ với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, bồi dưỡng thêm lòng yêu nước. Chủ động cũng là những sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cách tiếp nhận tri thức. 1.2.1.3 Quan hệ giữa “Trường học thân thiện và học sinh tích cực”: - Thân thiện là tạo tiền đề cho tích cực, không có thân thiện thì khó có thể phát huy tính tích cực của con người. - Tích cực là kết quả của sự thân thiện. Mục tiêu cuối cùng là sự tích cực của người học để tiếp thu được tri thức, rèn luyện được kỹ năng, hình thành lòng đam mê với cuộc sống thông qua việc học. - Tích cực thì sẽ tạo điều kiện cho thân thiện có chiều sâu và bền vững hơn. Người ta có thể chấp nhận điều kiện còn khó khăn vì vật chất và có thể xây dựng môi trường thân thiện. Tuy nhiên nếu các bên tham gia không cố gắng tạo điều kiện một cách không tương xứng với hoàn cảnh thì đó chưa phải là thân thiện. Thân thiện phải được thể hiện thông qua sự tích cực của các bên tham gia. 1.2.2 Cơ sở pháp lý của việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật: 1.2.2.1 Văn bản pháp luật: Hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008) bao gồm: * Văn bản luật 1. Hiến pháp 2. Luật (bộ luật) 3. Nghị quyết của Quốc hội. * Văn bản dưới luật 1. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 3. Nghị định của Chính phủ. 4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. 5. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân 6. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 7. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 8. Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Như vậy văn bản quy phạm pháp luật có nội dung là quy phạm pháp luật, tức là những quy tắc xử sự cụ thể có dự kiến giả định, quy định, chế tài, có tính bắt buộc chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông tư 08/TT ngày 21.8.1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông là văn bản quy phạm pháp luật của ngành giáo dục đào tạo có tính bắt buộc chung trong toàn ngành. 1.2.2.2 Hiệu lực pháp luật; hiệu lực pháp lí: Các văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực pháp lí sau các văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội và của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thường được gọi chung là văn bản dưới luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn (Điều 80 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Giá trị bắt buộc thi hành của một văn bản quy phạm pháp luật: từ một thời điểm bắt đầu đến thời điểm chấm dứt, hoặc có văn bản khác thay thế, hay có văn bản bãi bỏ, hủy bỏ (Hiệu lực về thời gian); trên một lãnh thổ nhất định (Hiệu lực về không gian; Hiệu lực về đối tượng áp dụng). Theo nguyên tắc chung, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực về sau tức là thời điểm sau khi văn bản ra đời được ghi trên văn bản ấy hoặc theo nguyên tắc đã được quy định ( Hiệu lực về thời gian). Thực tế hiện nay chỉ có Quy chế 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mới về đánh giá, xếp loại học sinh để làm cơ sở khen thưởng, xét lên lớp... nhưng vẫn chưa có văn bản nào khác thay thế phần xử lý học sinh vi phạm kỷ luật. Đồng thời theo điều 40,41,42 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định những điều học sinh không được làm, khen thưởng và kỷ luật học sinh còn sơ sài, thiếu chi tiết để áp dụng mức phạt cho đúng mức nên gây khó khăn cho giáo viên khi áp dụng. Từ thực tế như trên nên Thông tư 08/TT ngày 21.8.1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn chi tiết về việc thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông vẫn còn giữ nguyên giá trị và hiệu lực pháp lí. 1.3. Một số khái niệm liên quan: 1.3.1. Học sinh cá biệt: Trước nay chúng ta vẫn quen dùng thuật ngữ "học sinh cá biệt" để nói về các em học sinh hay quậy phá, vi phạm nội quy có hệ thống. Nhưng trong không khí toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", cách gọi như trên có lẽ gây ra sự phân biệt và mặc định các em học sinh trên không tiến bộ được. Thiết nghĩ chúng ta có thể đổi cụm từ "học sinh cá biệt" thành "học sinh chưa ngoan". Theo tác giả, cụm từ học sinh cá biệt đã gắn sâu vào tiềm thức của giáo viên và thông thường học sinh được xếp vào loại này đều được hưởng sự "quan tâm đặc biệt" gây ức chế cho học sinh và đôi khi bất lợi cho công tác giáo dục. Vì vậy cần phải loại bỏ cụm từ này ra khỏi hệ thống ngôn ngữ của trường học để tạo sự bình đẳng trong đối xử với học sinh, phù hợp với môi trường thân thiện mà nhà trường đang thực hiện. Những học sinh chưa ngoan là những học sinh đặc biệt. Vì những học sinh này thường có cá tính mạnh, không biết cách kiềm chế cảm xúc và thường mong muốn chứng tỏ mình với bạn bè chung quanh. Mặt khác, xét cho cùng, mỗi học sinh đều là một cá thể riêng biệt – là một học sinh cá biệt có: cá biệt giỏi – cá biệt kém, cá biệt ngoan – cá biệt chưa ngoan. Một số thầy cô giáo vì nhọc nhằn, mệt mỏi trong cuộc sống mưu sinh, gia đình... thường gặp những học sinh chưa ngoan nên cũng hay bực bội, quát mắng hoặc xử lý vi phạm theo cảm tính của giáo viên với mong muốn lập lại nhanh nhất trật tự trường lớp. Nhưng kết quả thường là trái ngược, vô tình các thầy cô đã xúc phạm nhân cách học sinh, chạm tới lòng tự ái hoặc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các em. 1.3.2 Kỷ luật học sinh: Việc kỷ luật đối với học sinh cần nghiêm minh, nhưng phải dựa trên nguyên tắc giáo dục là chính và bảo đảm tính nhân văn, phù hợp với Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.. Do đó khi áp dụng, giáo viên phải thực hiện đúng những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có phối hợp chặt chẽ với gia đình, chính quyền địa phương (khi cần thiết) để có biện pháp giúp đỡ những em vi phạm kỷ luật có cơ hội tiến bộ. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến những giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa, cảm hóa để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải dùng các hình thức kỷ luật. Đây là việc cần làm để xây dựng trường học thân thiện. Nhà trường là cái nôi để giáo dục đạo đức học sinh, vì vậy không thể chấp nhận những hành vi kỷ luật học sinh trái phép, không mang tính sư phạm cho dù có được biện minh vì bất kỳ mục đích gì. Học sinh và phụ huynh cũng cần được biết những quy định về kỷ luật cũng như những quyền lợi chính đáng của con em mình và có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm của nhà trường khi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh. Đây là giải pháp cần thiết để chống sự lạm dụng, áp dụng thái quá các biện pháp của việc xử lý kỷ luật học sinh. 1.3.3. Quản lý nhà nước về giáo dục: Theo Từ điển bách khoa về giáo dục, khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục được giải nghĩa là việc “Thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội”. Có thể hiểu một cách tường minh hơn như sau: Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục quốc gia. Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục nổi lên ba bộ phận chính. Đó là: chủ thể, đối tượng, mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) được phân công theo quy định của pháp luật. Chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở được cụ thể hóa ở Điều 100 của Luật Giáo dục 2005. Đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, hoặc rộng hơn là mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục là bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật trong các hoạt động giáo dục, để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội; hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân. Ở mỗi cấp, bậc học và trình độ đào tạo mục tiêu này được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường. Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục cùng với việc phân tích các tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục có thể rút ra: Quản lý nhà nước về giáo dục là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động quản lý giáo dục các cấp. Quản lý nhà nước về giáo dục thực chất là quản lý các hoạt động hành chính – giáo dục, vì vậy nó có hai mặt thâm nhập vào nhau, đó là quản lý hành chính sự nghiệp giáo dục và quản lý chuyên môn trong quá trình sư phạm. Cách xác định đó cho phép phân biệt rõ quản lý nhà nước với quản lý của nhà trường, được hiểu là “thực hiện hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chức nhà trường và chịu sự tác động của những chủ thể quản lý bên trên nhà trường nhằm hướng dẫn vào tạo điều kiện cho hoạt động của nhà trường và các mối liên hệ bên ngoài nhà trường, các thực thể trong cộng đồng, nhằm xây dựng những định hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển”. Quản lý nhà trường “Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ việc dạy và việc học của cán bộ, nhân viên trong trường”. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, quản lý trường học là hệ thống gồm bốn chức năng cơ bản và chủ yếu sau:  Kế hoạch hóa: là việc làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Là quá trình xác định hình thành các mục tiêu phát triển của nhà trường, đồng thời xác định, đảm bảo các nguồn lực và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Sản phẩm quan trọng của chức năng kế hoạch hóa là kế hoạch. Có ba loại kế hoạch: kế hoạch chiến lược (giải quyết mục tiêu chiến lược); kế hoạch chiến thuật (giải quyết mục tiêu chiến thuật) và kế hoạch tác nghiệp (giải quyết mục tiêu tác nghiệp).  Tổ chức: được tiến hành sau khi xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Đó là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nếu tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Nội dung chủ yếu của tổ chức là xây dựng cơ cấu tổ chức: xác định các bộ phận cần có, thiết lập các mối quan hệ hàng ngang và dọc của các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận (xây dựng qui chế hoạt động); quản lí nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp, đề bạt, sa thải, tổ chức các hoạt động.  Chỉ đạo: là quá trình liên kết, liên hệ các thành viên trong tổ chức; tập hợp được các lực lượng tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau. Bên cạnh đó, người chỉ huy theo dõi, giám sát hoạt động của bộ máy để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận đồng thời điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng và động viên khuyến khích người lao động để các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch; các thành viên hoàn thành những nhiệm vụ nhất định nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan