Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...

Tài liệu Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

.DOCX
28
4561
105

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI I Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh Khoa : Bảo Hiểm Lớp : D10BH1 Hà Nội, 07-2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI I Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh GVHD: Th.S Mai Thị Dung Khoa : Bảo Hiểm Lớp : D10BH1 Hà Nội, 07-2016 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỒI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC..............................................................................................3 1.1. Một số khái niệm liên quan..............................................................................3 1.1.1. Khái niệm về BHXH.......................................................................................3 1.1.2. Khái niệm về quản trị BHXH.........................................................................3 1.1.3. Khái niệm về quản lý thu BHXH...................................................................4 1.2. Đối tượng quản lý..............................................................................................4 1.3. Phạm vi quản lý.................................................................................................6 1.4. Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm.............................................6 1.5. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH..................................................7 1.6. Quản lý thu BHXH...........................................................................................8 1.7. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH............................................10 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 20132015......................................................................................................................11 2.1. Giới thiệu về huyện Thạch Hà và bảo hiểm xã hội huyện Thạch hà.............11 2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Thạch hà...........................................................11 2.1.2. Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Thạch Hà...............................11 2.2. Tình hình công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc huyện Thạch Hà..........................................................................................................12 2.2.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc............................12 2.2.2. Quản lý tổng quỹ TL, TC đóng BHXH........................................................15 2.2.3. Quản lý mức TL, TC làm căn cứ đóng BHXH............................................17 2.2.4. Quản lý việc cấp sổ BHXH...........................................................................19 2.2.5. Quản lý tổ chức thu BHXH..........................................................................19 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc huyện Thạch Hà..............................................................................20 2.3.1. Những thành tựu đạt được...........................................................................20 2.3.2. Những mặt hạn chế......................................................................................20 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế.........................................................21 Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC CỦA HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2013-2015...................................................................22 3.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền...................................................22 3.2. Quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia.........................................................22 3.2. Cải cách thủ tục hành chính..............................................................................22 3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên........23 3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.....................................................23 3.5. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra..........................................................23 KẾT LUẬN.........................................................................................................24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................25 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN Viết tắt 1 Nội dung từ viết tắt Bảo hiểm xã hội 2 Ủy ban nhân dân UBND 3 Bảo hiểm y tế BHYT 4 Người lao động NLD 5 Người sử dụng lao động NSDLD 6 Tiền lương TL 7 Tiền công TC Stt BHXH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒỒ Bảng 1: Cơ cấu số lao động tham gia bảo hiểm xã hội huyện Thạch Hà giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 2: Tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội huyện Thạch Hà giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 3: Tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Thạch Hà giai đoạn 20132015 1 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước sang thời kì phát triển mới, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn cho đất nước. Nhiều lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh, đời sống của nhân dân cũng ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, BHXH ra đời để bảo vệ cuộc sống “Của dân, do dân và vì dân” lý tưởng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. BHXH nước ta tiếp tục có bước phát triển mới và có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo định hướng cho Xã hội Chủ Nghĩa của nền kinh tế thị trường, thực hiện tién bộ và công bằng xã hội, tiến tới mọi người lao động ở mọi thành phần kinh tế đều tham gia BHXH ở 2 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; Đảm bảo cân đối thu chi quỹ BHXH; Đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH; Khắc phục cơ bản những bất hợp lý của chính sách hiện hành và từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu; Nhằm góp phần ổn định xã hội trong sự phát triển bền vững. Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, bảo hiểm xã hội đã trở thành một công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc, giúp con người vượt qua được những khó khăn rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già,… Vì thế bảo hiểm xã hội ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành và được quan tâm thực hiện. Với mục tiêu của đảng và nhà nước ta là mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội để hướng tới công bằng, an sinh xã hội và phát triển bền vững hệ thống bảo hiểm xã hội. Để thực hiện được mục tiêu ấy, việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là rất quan trọng. 2 Nhận thức tầầm quan trọng đó với đềầ tài tểu luận “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2015” em đã cốố gắống suy xét và phần tích các vầốn đềầ có liền quan, tm kiềốm, học hỏi các kiềốn thức, tài liệu tham khảo để hoàn thành bài tểu luận. Do thời gian nghiền cứu ngắốn và nắng lực sinh viền còn mới, còn bỡ ngỡ lại là bài tểu luận thứ 2 em làm, nền bài tểu luận khống thể tránh khỏi những sai sót, khuyềốt điểm. Em mong nhận được những góp ý chần thành từ phía thầầy cố để bài tểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên – Th.S Mai Thị Dung đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2015. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh 3 Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỒI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về BHXH Luật BHXH được quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 đã xác định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.” 1.1.2. Khái niệm về quản trị BHXH Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động, thì quản trị BHXH là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách BHXH. Những hoạt động cần thiết được thực hiện bao gồm: việc thiết kế cơ cấu tổ chức và quản trị tổ chức BHXH, việc quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, việc thu chi và quản lý các quỹ BHXH, việc kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ chính sách, pháp luật BHXH của các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội nhằm mục đích bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của NLD theo quy định của pháp luật về BHXH. Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì quản trị BHXH là một tiến trình bao gồm việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra và giám sát các hoạt động trong việc thực thi chính sách, pháp luật BHXH đã ban hành, nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách BHXH. 1.1.3. Khái niệm về quản lý thu BHXH - Khái niệm về thu BHXH Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định . Trên cơ sở đó hình 4 thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH. - Khái niệm về quản lý thu BHXH Quản lý thu BHXHlà sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXHtheo quy định cảu pháp luật về BHXH. 1.2. Đối tượng quản lý NLD tham gia BHXH bắt buộc Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau: NLD là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; 5 i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. NSDLD tham gia BHXH NSDLD tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. 1.3. Phạm vi quản lý - Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quản lý theo phân cấp quản lý. - Quản lý NLD thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo phân cấp quản lý. - Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của những người tham gia BHXH bắt buộc và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc. 1.4. Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: - Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH bắt buộc. - Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc do đơn vị sử dụng lao động và người tham gia lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam. - Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của từng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu của BHXH Việt Nam. 6 - Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ theo quy định của pháp luật về BHXH. - Tổ chức thu BHXH 1.5. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH - Cơ sở pháp lý Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, bởi lẽ đối tượng tham gia BHXH được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của chính phủ. Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: Pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan như: Luật doanh nghiệp, luật Hợp tác xã, luật sĩ quan quan đội nhân dân… - Bộ máy tổ chức Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ trung ương đến địa phương. Một cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH được thiết kế khoa học có sự phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, cùng với sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, thống nhất sẽ là một trong những công cụ chính để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách chặt chẽ và hiệu quả. - Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện Hồ sơ tham gia BHXH là những quy định về các loại văn bản giấy tờ cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện. Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người tham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị sử dụng lao động. - Công nghệ thông tin Khi xã hội phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc tất yếu. Khi công nghệ thông tin được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn. 7 - Các cơ quan, tổ chức liên quan Hoạt động BHXH liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức. Do đó, việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan pháp luật của NLD và các đơn vị sử dụng lao động. Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH; các tổ chức đại diện NLD và đại diện NSDLD; các cơ quan thanh tra BHXH; các cơ quan cấp phép thành lập đơn vị sử dụng lao động hoặc cấp phép hoạt động; các tổ chức ngân hàng, kho bạc… 1.6. Quản lý thu BHXH Nội dung của công tác quản lý thu bao gồm: - Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH theo địa bàn hành chính huyện, tỉnh, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống thuê mướn và sử dụng từ một lao động trở lên. Trên cơ sở nắm được các đơn vị tham gia BHXH theo địa bàn hành chính, BHXHViệt Nam mới tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH. - Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị tham gia BHXH. Danh sách này do đơn vị sử dụng lao động lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam. Danh sách người tham gia BHXH được lập hàng năm theo số liệu tăng giảm đối tượng tham gia trong đơn vị. - Quản lý mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng hoặc mức trợ cấp của từng người tham gia BHXH làm căn cứ đóng BHXH. Bảng kê khai mức lương hoặc tiền công, trợ cấp làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam, lập hàng năm theo mức tăng giảm tiền lương, tiền công, trợ cấp của từng người. - Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số người tham gia BHXH. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương do đơn vị lập theo mẫu của BHXH Việt Nam và lập hàng năm theo sự biến động của số người tham gia BHXH và mức tiền lương, tiền công hoặc mức trợ cấp thay đổi của từng người. 8 - Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị, của từng người trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và mức tiền lương, tiền công hoặc trợ cấp của từng NLD cũng như tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong từng đơn vị. - Cấp sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH các nội dung theo các tiêu thức ghi trong sổ. - Lập dự toán thu BHXH cho năm sau. Công việc này thường được tiến hành vào quý III và quý IV hàng năm. - Tổ chức thu BHXH 1.7. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách khoa học, chặt chẽ sẽ thực hiện nhưng vai trò cơ bản sau: - Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định. - Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH. - Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng pham vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của nhà nước. - Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH. - Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 2.1. Giới thiệu về huyện Thạch Hà và BHXH huyện Thạch Hà 2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Thạch Hà Huyện Thạch Hà nằm ở trung độ phần phía đông tỉnh Hà Tĩnh, trên tọa độ 18,10 08 – 18,29 độ vĩ Bắc và 105,38 -106,2 độ kinh đông; phía bắc giáp các huyện Can Lộc và Lộc Hà; phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên; phía tây là huyện Hương Khê và phía đông là biển. Thành phố Hà Tĩnh nằm lọt vào giữa, cắt địa bàn huyện thành hai phần tách rời nhau. Phần phía tây là các xã, duyên sơn và đồng bằng, phần phía đông là các xã duyên hải. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 355,03 km2 và dân số là 129.364 người (Theo số liệu thống kê đến 1/1/2011). Thạch Hà xưa nay vẫn là một huyện nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 13.757,33 hecta đất nông nghiệp; 8.315,39 hecta đất lâm nghiệp; 815,56 hecta đất nuôi trồng thủy sản,; 84,3 ha đất làm muối; 5,11 ha đất nông nghiệp khác. Từ xưa, Thạch Hà đã nổi tiếng với đặc sản những vùng chuyên canh: mía mật Kẻ Dà (Cổ Kênh), khoai lang Ngọc Điền – Ngọc Lũy, chè Hương Bộc, hồng Đồng 10 Lộ…; với sản phẩm chế biến có giá trị: Rượu Cày, nước mắm Sót, ruốc Đan Trản, muối Hộ Độ… Thạch Hà còn nổi tiếng với các sản phẩm thủ công – mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống: Đồ đồng Đức Lâm, đồ vàng bạc Nam Trị, đồ tre đan Đan Chế, nón Ba Giang, vải Đồng Môn, thợ mộc Cổ Kinh, thợ ngõa Đình Hòe… Cho đến đầu thời tự chủ, thế kỷ X, vùng nam Hà Tĩnh ngày nay vẫn còn hoang vắng, rừng rậm đầm lầy, núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt. Nhà Lý bắt đầu khai thác vùng hạ bạn, nhưng mãi đến cuối đời Trần, đầu đời Lê thì làng xóm mới đông đúc. Người từ vùng sông Hồng, sông Mã, bắc sông Cả di cư vào ngày càng nhiều, một bộ phận dừng lại ở đây rồi tiếp tục đi mở nước ở phương Nam. Nhà hậu Trần, rồi nghĩa quân Lam Sơn lấy đất nam Nghệ An, từ sông Cả trở vào, làm hậu cứ chống quân xâm lược nhà Minh. Sau chiến thắng, vùng này trở thành chỗ dựa vững chắc của nhà Lê, và sau đó là của chế độ Lê – Trịnh. Trong hai cuộc nội chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn, đất Thạch Hà nổi tiếng với rất nhiều dòng họ thế tướng, tiêu biểu là họ Ngô Trảo Nha, họ Võ Hà Hoàng, họ Nguyễn Phi Thạch Long… Việc học hành cũng phát triển khá nhanh, Thạch Hà trở thành đất khai khoa của vùng Hà Tĩnh dưới triều Lê; còn là một vùng văn hóa dân gian đặc sắc, là quê gốc của hát Giặm và hát Ả Đào. Trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc, Thạch Hà cũng nổi lên nhiều tên tuổi đáng kính phục: Bùi Thố, Nguyễn Cao Đôn, Nguyễn Huy Thuận… (thời Cần vương), Ngô Đức Kế, Đặng Văn Bá (thời Duy tân – Đông du), Nguyễn Thiếp, Lý Tự Trọng (thời Xô-viết Nghệ Tĩnh). 2.1.2. Giới thiệu chung về BHXH huyện Thạch Hà. 11 BHXH huyện Thạch Hà là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện Thạch Hà, được thành lập ngày 27-03-2009 theo quyết định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Từ đó bảo hiểm xã hội huyện chính thức đi vào hoạt động. Chức năng: BHXH huyện có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn: - Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. - Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. - Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động tham gia trên địa bàn; tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. 2.2. Tình hình công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc huyện Thạch Hà 2.2.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chính là đối tượng quản lý của hệ thống BHXH là các cá nhân tổ chức có liên quan đến quỹ BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ BHXH. Do đó những đối tượng này vừa có nghĩa vụ phải đóng BHXH đồng thời cũng là đối tượng thụ hưởng quyền lợi BHXH theo quy định của nhà nước. 12 Xác định được điều này, BHXH huyện Thạch Hà đã tập trung hiệu quả các biện pháp như: chủ động phối hợp với các ban ngành xử lý kịp thời các vướng mắc tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng lao động tham gia chế độ BHXH cho NLD; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền… qua đó số lao động tham gia không ngừng tăng lên qua các năm. Bảng 1: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH huyện Thạch Hà giai đoạn 2013 – 2015 ST Năm T Năm 2013 Số lao Tỷ Năm 2014 Số lao Tỷ Năm 2015 Số lao Tỷ động trọng động trọng động trọng (Người (%) (Người (%) (Người (%) 33,53 ) 3712 32,64 ) 3946 31,61 1 HCSN, Đảng, ) 3467 2 Đoàn thể Doanh nghiệp 1499 14,50 1305 11,47 1210 9,69 3 nhà nước Doanh nghiệp có 713 6,90 1128 9,92 1440 11,54 4 vốn ĐTNN Doanh nghiệp ngoài quốc 4244 41,05 4779 42,02 5404 43,29 5 doanh Hợp tác xã 43 0,42 51 0,45 55 0,44 6 UBND phường, 320 3,10 345 3,03 340 2,72 53 0,50 50 0,44 79 0,64 xã 7 Ngoài công lập 13 8 Hộ KD cá thể, - - 9 tổ HTX Tổng 10339 100 3 0,03 9 0,07 11373 100 12483 100 (Nguồn: BHXH huyện Thạch Hà) Qua bảng số liệu cho ta thấy khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể tập trung số lượng lao động tham gia lớn trong tổng số lao động và có sự tăng nhẹ qua các năm nhưng tỷ trọng lao động lại giảm đi. Cụ thế, năm 2013 có 3467 người tham gia chiếm tỷ trọng 33,53% đến năm 2015 tăng lên 3946 người tham gia nhưng chỉ chiếm tỷ trọng là 31,61% giảm đi 1,92%. Nguyên nhân là do khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có lao động tăng nhanh trong giai đoạn trên làm cho tổng số lao động có sự tăng. Khối doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần từ 1499 người tham gia năm 2013 giảm xuống còn 1210 năm 2015. Do các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành các công ty trách nhiệm hữu hạn vì thế mà số lượng lao động trong khối này giảm đi nhưng đây lại là khối mà NLD có mức thu nhập ổn định, tổ chức chặt chẽ và hầu như là tham gia BHXH 100%. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động tham gia lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2013 có 4244 người tham gia chiếm 41,05% đến năm 2015 tăng nhẹ lên 5404 người tham gia chiếm 43,29%. Tuy nhiên ta thấy qua 2 năm số lượng lao động tăng lên không đáng kể ( 2,24%) nguyên nhân là nhận thức của NLD còn hạn chế bên cạnh đó NSDLD vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn còn tình trạng chốn đóng BHXH cho NLD. Các khối khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc. Khối kinh doanh hộ gia đình, tổ hợp tác xã mới tham gia BHXH năm 2015 chiếm 0,07%. 2.2.2. Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH 14 Quỹ tiền lương tiền công đóng BHXH được quản lý theo từng đơn vị sử dụng lao động, giống như quản lý danh sách đối tượng tham gia. Cơ quan BHXH huyện Thạch Hà đã quản lý tốt quỹ tiền lương tiền lương trong thời gian qua không để ra sai xót gây thất thoát nguồn thu cho quỹ BHXH. Bảng 2: Tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH huyện Thạch Hà giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: Triệu đồng STT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Hành chính sự nghiệp, 97488,240 128751,867 159663,859 2 Đảng, Đoàn thể Doanh nghiệp nhà nước 39256,141 59105,842 81342,46 3 Doanh nghiệp có vốn 15315,664 37305,317 57760,483 4 đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp ngoài 90006,032 142363,479 196286,812 5 6 quốc doanh Hợp tác xã UBND xã, phường 1312,668 7214,009 2046,446 10777,904 2965,97 12076,654 7 Ngoài công lập 1085,591 1601,958 3293,467 8 Hộ kinh doanh cá thể, - 94,158 318,033 9 10 tổ hợp tác xã Tổng Lượng tổng quỹ lương 251678,359 382046,971 513706,708 tăng(giảm) liên hoàn - 130368,612 131659,737 - 51,8 34,46 (trđ) 11 Tốc độ tăng(giảm) tổng quỹ lương liên hoàn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan