Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (K...

Tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
91
277
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- LÒ THANH XUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH Hệ đào tạo Định hướng đề tài : Chính quy : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành Khoa Khóa học : Phát triển nông thôn : Kinh tế & Phát triển nông thôn : 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- LÒ THANH XUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH Hệ đào tạo Định hướng đề tài Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Hướng nghiên cứu : Phát triển nông thôn : K45 – PTNT – N02 : Kinh tế & Phát triển nông thôn : 2013 - 2017 : TS. Hà Quang Trung Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn” của các trường chuyện nghiệp nói chung và trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành. Được sự nhất trí của ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Trong thời gian thực hiện đề tài của mình, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, dìu dắt tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. TS. Hà Quang Trung đã không ngừng hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo khóa luận. Các cán bộ tại Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ trong trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh, đặc biệt là anh Nguyễn Văn Điệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể bạn bè, gia đình và các cô chú trong các hợp tác xã nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo cùng các cô chú luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người cũng như sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Sinh Viên Lò Thanh Xuân ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2016.....16 Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du qua 3 năm (2014 – 2016) ....... 31 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du năm (2014 – 2016) .. 32 Bảng 4.3: Phân loại HTX điều tra theo trụ sở riêng ...................................... 37 Bảng 4.4: Phân loại HTX theo năm thành lập............................................... 38 Bảng 4.5: Phân loại HTX theo loại hình HTX .............................................. 38 Bảng 4.6: Một số thông tin chung của các HTX nông nghiệp điều tra .......... 39 Bảng 4.7: Một số thông tin chung của giám đốc HTX Nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................................................... 40 Bảng 4.8: Đất sản xuất của HTX nông nghiệp .............................................. 44 Bảng 4.9: Giới tính của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp...... 45 Bảng 4.10: Trình độ chuyên môn của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp. 46 Bảng 4.11: Độ tuổi của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp ...... 47 Bảng 4.12: Ngành sản xuất kinh doanh chính của các HTX ......................... 48 Bảng 4.13: Hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp............................ 49 Bảng 4.14: Những khó khăn của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du .. 51 Bảng 4.15: Trình độ học vấn của các thành viên trong HTX nông nghiệp điều tra. 55 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ ngành sản xuất kinh doanh chính của các HTX ............... 48 Hình 4.2: Biểu đồ hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp .................. 49 Hình 4.3: Biểu đồ những khó khăn chủ yếu của các HTX nông nghiệp ........ 51 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CC : Cơ cấu CCN : Cụm công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐVT : Đơn vị tính GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp NN & PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn KCN : Khu công nghiệp THT : Tổ hợp tác TTCN : Tiểu thủ công nghiệp v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................ 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................... 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 4 2.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................. 10 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu........................................ 18 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 18 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 18 3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................ 20 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 20 3.5.1. Số tuyệt đối .................................................................................. 20 3.5.2. Số tương đối ................................................................................. 22 3.5.3. Số bình quân................................................................................. 22 vi Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 24 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 30 4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 ......................................................................................... 34 4.2.1. Thuận lợi ...................................................................................... 34 4.2.2. Khó khăn ...................................................................................... 35 4.3. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ............................................. 37 4.3.1. Tình hình cơ bản của các HTX nông nghiệp điều tra .................... 37 4.3.2. Phân tích nguồn lực của các HTX nông nghiệp ............................ 39 4.3.3. Tình hình thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp ........... 44 4.3.4. Tình hình hoạt động và những khó khăn chủ yếu của các HTX nông nghiệp trong địa bàn nghiên cứu ............................................................ 48 4.4. Nguyên nhân và những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng đến thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trong địa bàn huyện Tiên Du ........................ 53 4.4.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................. 53 4.4.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 54 4.4.3. Hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn phát triển HTX ...................... 58 4.5. Bài học kinh nghiệm........................................................................... 58 4.6. Các giải pháp thát triển hợp tác xã nông nghiệp ................................. 59 4.6.1. Nhóm các giải pháp về phía hợp tác xã......................................... 59 4.6.2. Giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước ................................ 69 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 71 5.1. Kết luận .............................................................................................. 71 5.2. Kiến nghị............................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 73 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự CNH – HĐH đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực được coi là thế mạnh của Việt Nam. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển, hình thức kinh tế HTX trong nông nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí đích thực của nó trong nền kinh tế quốc dân nói chung và nền sản xuất nông nghiệp nói riêng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên trước sự biến động không ngừng của nên kinh tế, nhu cầu ngày càng cao của thị trường và quan trọng là hình thức và cơ chế hoạt động của các loại hình kinh tế HTX nông nghiệp theo luật HTX năm 2003, luật HTX năm 2012 sửa đổi là một tất yếu khách quan. Đặc biệt, HTX nông nghiệp có vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa các thành viên và bà con nông dân tiếp cận với các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời là nơi tổ chức, hướng dẫn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho thành viên, hộ nông dân như: Thủy lợi, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm, thú y,… Tuy nhiên, để hoàn thành công cuộc CNH – HĐH đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta phải trải qua nhiều thách thức trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến HTX nông nghiệp như: Hiện tại HTX nông nghiệp nước ta phát triển còn chậm, các HTX điển hình tiên tiến, làm ăn có lãi trong nông nghiệp còn ít, số HTX hoạt động đáp ứng như cầu 2 thiết thực và mang lại hiệu quả thực sự chưa nhiều, trong khi số HTX yếu kém còn chiếm tỷ lệ cao. Trong đó đáng lưu ý là còn một số HTX đang hoạt động mang tính hình thức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể. Tình trạng một số HTX thành lập mới không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà ra đời đời với mục đích để hưởng chính sách vốn ưu đãi hoặc các chương trình tài trợ của tỉnh còn khá nhiều. Vì thế, khi phải bước vào hoạt động và hoạch toán độc lập thì các HTX này tỏ ra lúng túng và bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Qua đó sẽ có nhiều vấn đề lớn cần đặt ra như: Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, các HTX nông nghiệp theo hướng nào cho hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng thời điểm của Việt Nam. Từ thực tiễn trên tôi lựa chọn Đề tài nghiên cứu “Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ về thực trạng hoạt động hiện nay của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX để phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng phát triển các HTX nông nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác và hình thức tổ chức HTX. - Khảo sát thực trạng phát triển HTX và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo. Là kết quả tham khảo cho việc tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế HTX nông nghiệp và các gải pháp nhằm phát triển kinh tế HTX nông nghiệp. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đánh giá được thực trạng phát triển, các khó khăn gặp phải ảnh hưởng đến tình hình phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn. Giúp sinh viên được tham gia tìm hiểu, nghiên cứu và nâng cao kiến thức về HTX nông nghiệp cũng như kiến thức chuyên ngành. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải các hình thái kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triển của lực lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính vì vậy sự hợp tác giữa con người với con người với nhau trong quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của cuộc sống để nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống cũng như trong sản xuất [1]. Bởi lẽ, thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ được kết hợp lại lớn mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ rất khó khăn mà thậm trí là không thể làm được. Chính vì vậy, cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá trình hợp tác ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi vùng, quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Một minh chứng cụ thể cho quá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội,… đã làm cho sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp đều phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với xu thế mới [1]. Khái niệm về kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác là một phạm trù về lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại nói lên sự liên kết tự nguyện của những người lao động, của các tổ chức, dưới 5 nhiều hình thức, kết hợp sức mạnh của các thành viên, các tập thể để thực hiện có hiệu quả hơn các vấn đề trong sản xuất - kinh doanh và đời sống. Kinh tế hợp tác giản đơn là các tổ, hội, nhóm hợp tác được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập và có mục đích, hoạt động kinh doanh giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi những kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khái niệm về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp: Là phạm trù kinh tế nói lên lợi ích kinh tế do hợp tác giữa các đơn vị kinh tế trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp để cùng nhau tiến hành sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp một cách có hiệu quả. Khái niệm về HTX Thực tiễn có muôn vàn cách thức con người có thể hợp tác với nhau, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong các loại hình kinh doanh, mô hình kinh tế hợp tác mà đỉnh cao là HTX là một mô hình mang tính nhân văn sâu sắc vì bản chất của nó không thuần túy là lợi nhuận, mà tính cộng đồng và tính xã hội rất cao. HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng ra đời trên cơ sở các mối quan hệ hợp tác phát triển. Vì vậy, ở đâu có mối quan hệ hợp tác phát triển thì ở đó sẽ xuất hiện hình thức HTX. 1. HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX [8]. 2. Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 HTX tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của 6 HTX thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp HTX [8]. Luật giải thích rõ thuật ngữ nhu cầu chung: Nhu cầu chung của thành viên, HTX thành viên là nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên, hợp tác xã thành viên. Đối với HTX tạo việc làm thì nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu việc làm của thành viên trong HTX do HTX tạo ra [8]. Đồng thời, Luật giải thích thuật ngữ: Sản phẩm, dịch vụ của HTX, liên hiệp HTX cho thành viên, HTX thành viên là sản phẩm, dịch vụ do HTX, liên hiệp HTX cung ứng cho thành viên, HTX thành viên theo hợp đồng dịch vụ thông qua một hoặc một số hoạt động sau đây: • Mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để phục vụ cho thành viên, HTX thành viên. • Bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên ra thị trường. • Mua sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên để bán ra thị trường. • Mua sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để bán cho thành viên, HTX thành viên. • Chế biến sản phẩm của thành viên, HTX thành viên. • Cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thành viên, HTX thành viên. • Tín dụng cho thành viên, HTX thành viên. • Tạo việc làm cho thành viên đối với HTX tạo việc làm. • Các hoạt động khác theo quy định của điều lệ HTX, liên hiệp HTX. 3. Khi HTX, liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX; doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp [8]. 7 Như vậy, HTX là sự phát triển ở trình độ cao hơn của kinh tế hợp tác mà được hình thành và nuôi dưỡng chính từ quá trình hợp tác trong sản xuất, trong kinh doanh, tuy nhiên ở đó mức độ gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ hơn, các quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối được thiết lập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để các hộ thành viên tham gia một cách hoàn toàn tự nguyện vào HTX thì trên thực tế phải thể hiện trên kết quả sản xuất kinh doanh của HTX đó, phải thực sự thuyết phục được các hộ thành viên khi HTX đó làm ăn thực sự có hiệu quả, có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là thiết lập các mối quan hệ: cung - cầu, phân phối lưu thông,… thực sự có hiệu quả. Như vậy, cho dù các HTX hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì đều có chung những đặc điểm sau: Một là, các thành viên liên kết với nhau ít nhất vì một lợi ích chung. Hai là, các thành viên luôn cố gắng theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế của mình bằng cách phối kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Ba là, các thành viên có cùng sở hữu và vận hành một đơn vị cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho họ. Bốn là, mục đích của HTX là nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực chung để phát triển sản xuất. Tuy nhiên do đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro trong sản xuất và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, các HTX nông nghiệp còn có các đặc điểm riêng sau: - HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế mà trong đó tập trung được đông đảo nông dân ở các khu vực nông thôn, một lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã hội. Do chiếm ưu thế về số lượng lao động chính vì vậy tổ chức kinh tế này có rất nhiều yếu tố thuận lợi khi cùng nhau tham gia vào quá trình sản xuất. Một lực lượng lao động trẻ, có ý trí vươn lên nếu được 8 bồi dưỡng, học tập - đào tạo về chuyên môn, về khoa học kỹ thuật một cách chính quy, bài bản sẽ là yếu tố cơ bản, là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp nông thôn bắt kịp với quá trình CNH HĐH của đất nước. - Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi nên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, HTX nông nghiệp vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. Đặc điểm này thường làm cho các HTX nông nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế không cao, tích luỹ thấp do bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu,… Việt Nam, trên cơ sở đúc rút từ thực tế hoạt động và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới đặc biệt là ở những nước mà hệ thống HTX phát triển sớm Nhà nước đã ban hành Luật HTX năm 1996 tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động liên quan đến HTX, trong đó nêu rõ những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các HTX (Theo Luật HTX năm 1996) 1. Tự nguyện ra nhập và ra hợp tác xã: Mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có thể trở thành xã viên hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xa theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. 2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên hợp tác xã có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. 3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về kết quả và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm hợp tác xã và xã viên cùng có lợi. 9 4. Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của hợp tác xã: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã do Đại hội xã viên quyết định. 5. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong hợp tác xã và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau ở trong nước và ngoài nước the quy định của pháp luật. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các HTX (Theo luật HTX năm 2012) 1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX. HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX. 2. HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên. 3. Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX, được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. 4. HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. 5. Thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm. 10 6. HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp HTX. 7. HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp ở các nước trên thế giới - Nước Đức, một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình HTX vẫn duy trì một hệ thống HTX mạnh. Kinh tế HTX có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung. Hiện nay, các HTX nông nghiệp có các hoạt động chính thức như: Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, mua bán nông sản, sữa và sản phẩm sữa, cung cấp nước sạch, chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt, chế biến rau - quả, trồng cỏ và chế biến thưc ăn gia súc, cung cấp điện, dịch vụ máy nông nghiệp, thủy hải sản, hoa - cây cảnh, bánh mì, bánh ngọt, dịch vụ nhà kho, nhà đông lạnh, chế biến nho,... Các HTX nông nghiệp của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho [1]. Các HTX nông nghiệp ở Đức rất nhạy bén để định hướng, tư vấn hỗ trợ các thành viên của mình trong việc trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến các nông sản sạch, nông sản sinh thái theo đãng tiêu chuẩn, quy định. Các sản phẩm thịt sạch, sữa sạch, rau, quả sạch mang thương hiệu HTX đang là những sản phẩm rất có lợi thế trên thị trường tiêu dùng ở Đức. Sự trợ giúp đó của HTX giúp cho người nông dân tiêu thụ được sản phẩm và tăng thêm thu nhập trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn [1]. 11 Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên, các HTX nông nghiệp tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp. Tính trung bình, mỗi HTX nông nghiệp sử dụng 46 lao động. Theo quy định của Luật HTX Đức, hằng năm, các HTX đều được kiểm toán định kỳ và do Hiệp hội HTX thực hiện [1]. - Nước Mỹ, các HTX nông nghiệp (3.500 HTX) đóng vai trò quan trọng, đảm bảo gần 1/3 công việc thu hoạch, chế biến và thương mại nông nghiệp. Tổng doanh thu của các HTX này vào khoảng 100 tỷ USD, trong đó 1/3 thuộc về 100 HTX lớn nhất. HTX ở Mỹ rất mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất bơ sữa, ví dụ như Dairy Famer of America với doanh số khoảng 10 tỷ USD [1]. Trong vòng 20 năm qua, ở nước Mỹ đang nổi lên một thế hệ các HTX nông nghiệp mới dựa trên việc đánh giá các nguyên tắc HTX. Sự ra đời của các HTX mới này xuất phát từ nhu cầu tạo thêm nguồn sinh lực mới cho các HTX nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh [1]. - Nước Nhật Bản, HTX là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, các HTX nông nghiệp ở Nhật Bản có mặt ở hầu hết các làng mạc, thành phố, thị trấn. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của HTX nông nghiệp Nhật Bản là hợp tác trong phân phối chứ không hợp tác trong sản xuất. HTX nông nghiệp thực hiện hai nhiệm vụ chính: Một là, cung cấp cho nông dân các yếu tố ‘‘đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, hóa chất nông nghiệp, trang thiết bị, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi gia súc,..; Hai là, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bằng cách thu gom, bảo quản, dự trữ, bán các nông sản, vật tư dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế. HTX nông nghiệp là kênh tiêu thụ nông sản chính: 90% lúa gạo; trên 50% rau, hoa, quả, sữa tươi;... nông dân Nhật Bản chủ yếu mua hàng qua HTX [1]. 12 Mô hình HTX nông nghiệp Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: Các HTX nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. HTX nông nghiệp cơ sở có hai loại: Loại thứ nhất là HTX nông nghiệp đa chức năng tham gia hầu hết các hoạt động và dịch vụ, từ tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên vật liệu sản xuất và vật dụng thiết yếu hằng ngày, nhận gửi tiền và cho vay, đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm đến hướng dẫn kinh doanh cho nông dân,...; Loại thứ hai là HTX nông nghiệp đơn chức hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác, tiếp thị sản phẩm của các thành viên và cung ứng nguyên vật liệu sản xuất,... [1]. 2.1.2.2. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam Quá trình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam qua các giai đoạn: Ở Việt Nam, ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước đã bắt tay vào khôi phục nền kinh tế đất nước sau bao năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế kiệt quệ, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không thể khai thác được. Một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Nhà nước hướng tới là phát triển nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là hệ thống HTX nông nghiệp. Trải qua thời gian dài, các HTX vẫn tồn tại và phát triển, tuy nhiên do cơ chế quản lý Nhà nước có nhiều thay đổi chính vì vậy mà cơ chế quản lý, hoạt động của các HTX cũng có những thay đổi nhất định theo thời gian. Cụ thể như sau: - Từ khi thành lập HTX đến khi đổi mới cơ chế (từ 1957 - 1986) Nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thực hiện chỉ thị Trung ương (5- 1955) việc hình thành các tổ đổi công đã trở thành phong trào rộng khắp thu hút rất đông số hộ nông dân tham gia. Cũng trong thời gian này Hội nghị lần thứ 8 của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng