Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trang pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh...

Tài liệu Thực trang pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

.DOC
15
1223
87

Mô tả:

MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………...Error: Reference source not found GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Khái quát về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh………………………………………1 1. Kháiniệm………………………………………………………………………...1 2. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT)……………………….2 3.Phân loại…………………………........................................................................3 II.Thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam……………………….… Error: Reference source not found 1.Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh…………………………………….4 2.Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm……………………………..………...7 3.Các trường hợp miễn trừ………………………………………………………….8 III.Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện thiện hệ thống pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh……………………..…….….9 1. Về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm……………………….…………..9 2. Các trường hợp miễn trừ …………………………..………………....………..11 3.Về việc điều tra, xử lý các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh………….…12 KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………………….13 0 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………14 ĐẶT VẤN ĐỀ Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trên nền kinh tế thị trường. Quá trình cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được lợi thế hơn so với các đối thủ. Sự tồn tại của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vì thế cũng là một điều tất yếu. trong những biến dạng tiêu cực của cạnh tranh thì hành vi hạn chế cạnh tranh được coi là đặc biệt nguy hiểm bởi nếu không được kiểm soát sẽ đi đến thủ tiêu cạnh tranh, gây hại cho người tiêu dùng và đồng thời là cả nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xinh chọn đề tài: “Thực trang pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những vấn đề chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1. Khái niệm Thỏa thuận theo từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một cùng mục đích nhất định” Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này: Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ 1 sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh 2. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập. Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh 2004 thì Doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính. Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận vi phạm một trong các hình thức vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản; hoặc có thể bằng hình thức không thành văn bản như: các cuộc gặp mặt, họp bàn… nhưng phải có sự ghi nhận ở những tài liệu liên quan. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể nhằm cùng một mục đích hoặc nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì doanh nghiệp đã có sự thống nhất ý chí về cùng thực hiện một hành động nào đó đều bị coi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Yếu tố hành vi được coi là 2 điều kiện cơ bản, bởi nếu mới chỉ dừng lại ở ý định, ý tưởng những chưa có sự thỏa thuận trên thực tế thì không thể coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận. 3. Phân loại Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể phân loại như sau: Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có cùng ngành hàng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan như thỏa thuận giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà những nhà bán buôn hoặc giữa những nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau. Nội dung của thỏa thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiêp khác tham gia thị trường, thông đồng trong đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp, do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thỏa thuận giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Thỏa thuận theo chiều dọc không tạo ra khả năng khống chế thị trường. Các thỏa thuận phổ biến theo chiều dọc thường có các nội dung: phân phối độc quyền theo lãnh thổ, giao dịch độc 3 quyền, buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất…; thỏa thuận ấn định giá bán lại. II. Thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 1. Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Được quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh, bao gồm 8 loại TTHCCT: a. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây: Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể; áp dụng công thức tính giá chung; duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan; không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất; dành hạn mức tín dụng cho khách hàng; không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận; sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu. b. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định. 4 c. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm sốlượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó. Thoả thuận kiểm soát sốlượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhấtấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ởmức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường. d. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác. e. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng: 5 - Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý; - Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật; - Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này; - Hạn chế về hình thức, sốlượng hàng hoá được cung cấp. Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợpđồng là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng. f. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây: - Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận; 6 - Mua, bán hàng hóa, dịch vụvới mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thịtrường liên quan. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây: - Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này; - Mua, bán hàng hóa, dịch vụvới mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh. g. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng hànhđộng dưới hình thức quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP này hoặc mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan. 2. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối Với quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật cạnh tranh, có 3 loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau đây bị cấm tuyệt đối, bao gồm: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm 7 không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; Thông đồng để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện Với quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh, ngoài 3 thỏa thuận thuộc trường hợp 2.1.1, những loại thỏa thuận sau đây bị cấm nếu các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên, bao gồm: (a) thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; (b) thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (c) thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; (d) thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; (đ) thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Theo Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh, mức thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đã có thể trao cho doanh nghiệp sức mạnh thị trường bởi được coi là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, theo đó có khả năng tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua. Và tất nhiên, với việc thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có khả năng tác động đến những yếu tố của thị trường theo hướng có lợi cho bản thân doanh nghiệp. Và những doanh nghiệp hay những nhóm doanh nghiệp cho dù có liên kết mà vẫn không có được mức thị phần thống lĩnh thì sẽ không bị coi là có sức mạnh thị trường. 3. Các trường hợp miễn trừ 8 Theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng quyền miễn trừ gồm các thỏa thuận quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004. Các thỏa thuận nói trên sẽ được hưởng miễn trừ nếu như chúng được thực hiện nhằm hạ giá thành và đem lại những lợi ích cho người tiêu dùng bằng các yếu tố sau: Thứ nhất, chiến lược liên doanh và hợp tác phát triển. Thứ hai, chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn chung về sản phẩm và các điều kiện kinh doanh. Thứ ba, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có sự cân nhắc các lợi ích và chi phí của các bên trong thỏa thuận đối với cạnh tranh, với người tiêu dùng và đối với toàn xã hội để quyết định có nên cấm hay không, tức là sẽ có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi đạt đến mức giới hạn cần thiết. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có khả năng được hưởng quyền miễn trừ theo quy định của pháp luật xuất phát từ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể. Về nguyên tắc, sự tự do được pháp luật tôn trọng và chỉ khi nào sự tự do đó gây tổn hại đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể khác thì pháp luật mới can thiệt. III. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1. Về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm 1.1 Bất cập 9 Thứ nhất, hiện nay, pháp luật cạnh tranh Việt Nam chưa có định nghĩa hoặc quy định chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các quy định hiện hành chỉ nhắm đến các hình thức biểu hiện bên ngoài một cách cứng nhắc, chưa nhắm vào bản chất phản cạnh tranh của hành vi, đồng thời chưa bao quát được hết các dạng thức kinh doanh mới với tính phức tạp ngày càng cao của doanh nghiệp. Thứ hai, việc phân nhóm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hai mức độ cấm đoán quy định tại Điều 9 Luật Cạnh tranh là chưa hoàn toàn hợp lý. Thứ ba, thị phần là cơ sở duy nhất để phân biệt hai mức độ cấm đoán cũng gây nên những bất cập trong quá trình thực thi kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trước hết, việc phân biệt các mức độ cấm đoán đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải dựa trên bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi, tính chất và mức độ tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Việc ấn định một ngưỡng thị phần kết hợp 30% cho tất cả các thị trường, các ngành nghề, lĩnh vực để xác định sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận là không hợp lý. 1.2. Giải pháp Thứ nhất, xem xét điều chỉnh các hành vi thuộc nhóm bị cấm tuyệt đối và cấm tùy theo từng trường hợp cụ thể. Cấm tuyệt đối đối với 4 dạng thỏa thuận bị coi là nghiêm trọng trong mọi trường hợp gồm: thỏa thuận ấn định giá; thỏa thuận phân chia thị trường; thỏa thuận hạn chế, kiểm soát sản lượng sản xuất, mua bán và; thông đồng đấu thầu. Cấm theo từng trường hợp cụ thể đối với các dạng thỏa thuận khác tùy theo đặc thù của từng ngành, đặc điểm của từng thị trường. Có như vậy, việc thực thi các quy định của pháp luật cạnh tranh về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới có thể phục vụ tốt cho mục tiêu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam. 10 Thứ hai, cần xem xét sửa đổi cách tiếp cận đánh giá thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dựa theo tiêu chí duy nhất là thị phần như hiện nay. Một số ý kiến cho rằng quy định như hiện tại (chỉ cần xem xét thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận) là dễ thực thi và phù hợp với các cơ quan cạnh tranh còn non trẻ. Ở một khía cạnh khác, một số ý kiến khác cho rằng việc ban hành các quy định điều chỉnh hành vi chỉ vì mục tiêu tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan thực thi luật mà làm sai lệch bản chất, ý nghĩa, mục đích của việc điều chỉnh là cần phải xem xét lại bởi nếu không việc thực thi các quy định sẽ không còn có ý nghĩa, thậm chí trong một số trường hợp còn phản tác dụng. Chính vì vậy, các nước khi ban hành các quy định điều cấm đối hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều căn cứ vào bản chất gây hạn chế cạnh tranh của hành vi và thị phần chỉ là một trong các yếu tố để cơ quan cạnh tranh có thể xem xét khi đánh giá về vụ việc. 2. Các trường hợp miễn trừ 2.1 Bất cập Thứ nhất, pháp luật quy định về miễn trừ chưa đền cập đến nguyên tắc xác định thời hạn cho hưởng quyền miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh, việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là có thời hạn. Việc cho hưởng miễn trừ có thời hạn đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hoàn toàn hợp lý bởi theo thời gian các thỏa thuận này thường có xu hướng không còn đáp ứng được các điều kiện cần thiết để hưởng miễn trừ nữa. Do đó, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thụ lý hồ sơ, ra quyết định cho hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có quyền đề xuất, quyết định thời hạn miễn trừ. Thứ hai, quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự mâu thuẫn liên quan đến thỏa thuận về giá. 11 2.2 Giải pháp Thứ nhất, pháp luật cần có quy định hướng dẫn về thời hạn miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Điều 10 Luật Cạnh tranh đặt ra một số trường hợp cho phép miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tuy nhiên việc miễn trừ này chỉ được áp dụng có thời hạn. Do đó, để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có căn cứ và có thể áp dụng thống nhất trong việc giới hạn thời gian cho các chủ thể tham gia thỏa thuận thì pháp luật cần phải có sự quy định phù hợp. Thứ hai, pháp luật cần quy định không miễn trừ đối với các thỏa thuận ấn định về giá để tránh sự mâu thuẫn với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh. Đồng thời, tham khảo quy định của các nước đi trước, thì thỏa thuận ấn định về giá là một trong những hành vi làm phương hại nghiêm trọng nhất đến cạnh tranh. Do vậy các nước có xu hướng cấm nhóm hành vi này trong mọi trường hợp và không xét miễn trừ đối với hành vi này. 3.Về việc điều tra, xử lý các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 3.1 Bất cập Thẩm quyền giải quyết khiếu nại chống lại quyết định của Hội đồng xử lý vụ cạnh tranh là Hội đồng cạnh tranh. Song trong luật không quy định Hội đồng cạnh tranh khi giải quyết khiếu nại có bao gồm cả những thành viên đã tham gia hội đồng xử lý các vụ việc cạnh tranh hay không? Ngoài ra, luật cũng không quy định thủ tục giải quyết khiếu nạu bởi Hội đồng cạnh tranh; về việc giải quyết khiếu nại chống lại quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thì thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Thương mại. Trong quá trình xem xét khiếu nại và khiếu kiện, những nội dung của quyết định không bị khiếu nại hay khiếu kiện là có hiệu lực thi hành. 3.2 Giải pháp 12 Thứ nhất, cần sửa đổi, quy định cụ thể trường hợp khi vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì khi đó cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ có quyền ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc để chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Thứ hai, liên quan đến các quy định về hình thức xử phạt và mức độ xử phạt: Điều chỉnh quy định xác định mức phạt tiền dựa trên doanh thu trên thị trường liên quan; quy định các mức nguyên tắc xác định mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền tối thiểu; quy định các hình thức xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Cạnh tranh là quy luật vận động cơ bản, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Xét một cách toàn diện thì cạnh tranh là một xu hướng chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Song cũng chính từ quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế lại xuất hiện những yếu tố mà nếu không được pháp luật điều chỉnh thì sẽ dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh. Vì thế nên cần phải có những biện pháp cụ thể để xử lí các hành vi đó. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật cạnh tranh, đại học luật Hà nội 13 2. Luật cạnh tranh 2004 3. Nghị định 116/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh 4. Quyết định của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/07/2010 về xử lí vụ việc cạnh tranh số KNCT-HCCT-0009. 5. http://vef.vn/2010-10-14-cac-thoa-thuan-ngam-thach-thuc-quan-ly-canhtranh 6. Trường đại học kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình luật cạnh tranh, 2010. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan