Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics ở việt nam hiện nay

.PDF
22
131
139

Mô tả:

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I-THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1-Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về logistics Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, chúng ta có thể rút ra sự nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh dịch logistics được thể hiện ở những điểm cụ thể sau đây: 1.1- Logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận. Logistics chính là sản phẩm của sự phát triển vận tải giao nhận ở trình độ cao. Cho đến nay, việc kinh doanh dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ xoay quanh hoạt động vận tải giao nhận. Do đó theo các doanh nghiệp Việt Nam thì hoạt động logistics có thể chia thành 4 giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1: Người kinh doanh dịch vụ logistics có nhiệm vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, làm các thủ tục và tư vấn cho chủ hàng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong giao nhận vận chuyển hàng hóa. * Giai đoạn 2: Người kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhiệm giao nhận hàng hóa, làm tất cả các thủ tục có liên quan như là người đại lý của chủ hàng, nhưng người kinh doanh dịch vụ logistics phải đứng ra tiến hành việc gom hàng. * Giai đoạn 3: Người kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối. Họ đảm nhiệm tất cả các dịch vụ của một số người vận tải và cung cấp dịch vụ. Nguời kinh doanh dịch vụ logistics cũng đảm nhận việc thông quan cho hàng hóa và thương thảo với cảng với tư cách là một người kí hợp đồng độc lập với cảng để thực hiện một số công việc cần thiết. Lúc này người kinh doanh dịch vụ logistics không còn hành động như một đại lý thay mặt chủ hàng nữa mà là người đứng ra cung cấp các dịch vụ cho chủ hàng. Họ đã trở thành một người chủ trong dây chuyền vận tải với tư cách là một bên chính, phát hành các chứng từ vận chuyển đa phương thức và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chở cho tới khi giao hàng xong cho người nhận hàng, kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. * Giai đoạn 4: Hiện nay người kinh doanh dịch vụ logistics không còn làm những công việc đơn thuần của giao nhận vận chuyển mà còn đảm nhận nhiều công việc khác nữa theo yêu cầu của khách hàng đồng thời kết hợp các công việc liên quan trở thành một chuỗi dịch vụ cung cấp.Logistics trong quan niệm của các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm mọi dịch vụ liên quan tới vận tải giao nhận (đường biển, đường hàng không, đường bộ và nội thủy) lưu kho lưu bãi, sắp xếp hàng hóa sẵn sàng cho việc vận chuyển đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, thương hiệu và phân phối đi các nơi theo yêu cầu của khách hàng. 1.2- Lợi ích logistics mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng nhận thấy rằng tất cả các chi phí của việc lập kế hoạch sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hóa để sẵn sàng cung cấp và chi phí lưu thông có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trên nhiều khía cạnh. Nếu tận dụng được công nghệ tin học để tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu, các quá trình lưu chuyển thì giá thành của hàng hóa sẽ giảm đáng kể, do vậy năng lực cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao. Logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các hoạt động về vận tải giao nhận hàng hóa như: đóng gói, lưu kho, lưu bãi, phân phối hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) đi các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở trạng thái có yêu cầu của khách hàng là vận chuyển ngay. Chính vì vậy mà khi nói đến logistics bao giờ người ta cũng đề cập đến chuỗi dịch vụ (logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung ứng dẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa cũng như chi phí tương thự ở đầu ra. Qua khảo sát điều tra một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất-kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì lợi ích của logistics đối với doanh nghiệp như sau: * Giảm được chi phí trong khâu vận tải giao nhận. Theo kết quả điều tra, có tới 56% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng: ứng dụng hoạt động logistics trong kinh doanh sẽ giảm được rất nhiều chi phí đặc biệt là chi phí vận chuyển. Bởi vì khi ứng dụng hoạt động logistics, nhà kinh doanh sẽ tập hợp được các kế hoạch riêng lẻ của các cung đoạn, các phần việc trong lưu chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu thành một kế hoạch thống nhất nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã được vạch ra trên toàn bộ hành trình của hàng hóa. Đảm bảo chi việc hàng được giao đúng thời gian, đúng thời điểm theo yêu cầu của khách hàng. Áp dụng logistics đã tạo ra sự thống nhất trong hành động nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã định sẵn cho nên tất cả các chi phí trong vận tải đã được giảm đi rất nhiều như chi phí lưu kho tại các điểm đầu, điểm cuối của hành trình giao nhận vận chuyển, hạn chế được các nhược điểm của phương thức vận tải tham gia cũng như phát huy được những ưu điểm của chúng, giảm được thời gian giao nhận vận chuyển, tăng nhanh thời gian giao hàng. * Tăng cường chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp đang diễn ra hết sức gay gắt. Ngành thương mại cũng không tránh khỏi quy luật đó. Trong bối cảnh đó, để chiến thắng không có biện pháp nào hữu hiệu hơn là nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Chỉ có nâng cao chất luợng dịch vụ đáp ứng đwocj mọi nhu cầu của khách hàng mới đảm bảo được sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại trên thị trường. Logistcis chính là yếu tố tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Hiệu quả của logistics chính là sản phẩm được giao nhận và vận chuyển đến đúng địa điểm, đúng thời gian và an toàn trong điều kiện tốt nhất với giá cả thỏa thuận hợp lý nhất. Nhờ áp dụng logistics, chất lượng dịch vụ thương mại được nâng lên rất nhiều, nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường so vói các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thông thường trước đây. * Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận. Logistcis là một công nghệ tiên tiến, khi ứng dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh. Nhờ tiết kiệm được chi phí trong các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu và gia tăng được chất lượng dịch vụ mà từ đó các doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận của mình. Khi cung ứng dịch vụ logistics các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận sẽ cung cấp toàn bộ dịch vụ cho cả chuỗi lưu chuyển hàng hóa “từ kho đến kho”. Hàng hóa của chủ hàng sẽ được lưu gửi trong hệ thống kho bãi của doanh nghiệp vận tải giao nhận, được vận chuyển trên các phương thức vận tải của doanh nghiệp vận tải gioa nhận theo một kế hoạch được vạch sẵn. Như vậy chi phí lưu kho của khách hàng sẽ tăng dẫn tới doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng. Mặt khác, nếu quy mô hoạt động cũng như dịch vụ cung cấp càng lớn, càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì càng làm tăng lợi thế của doanh nghiệp bấy nhiêu. Chi phí cho giao nhận một lô hàng lớn bao giừo cũng rẻ hơn nhiều chi phí giao nhận vận tải ch nhiều lô hàng nhỏ, lẻ. Việc thu gom các lô hàng lẻ của nhiều chủ gửi để hình thành một lô hàng lớn hơn đã tạo cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận khai thác triệt để nguồn hàng trong vận tải giao nhận, tiết kiệm được thời gian, tận dụng tối đa phương tiện vận chuyển và kết quả cuối cùng là lợi nhuận tăng thêm. 2-Thực trạng kinh doanh logistics trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 2.1- Các hình thức hoạt động kinh doanh logistics ở Việt Nam Hiện nay, theo quy định tại điều 233 Luật Thương mại năm 2005, dịch vụ logistics được phân loại như sau: a) Các dịch vụ chủ yếu, bao gồm: * Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; * Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; * Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả thủ tục làm đại lý hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; * Dịch vụ bổ trợ khác; bao gồm cả hoạt đoọng tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. b) Các dịcg vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: * Dịch vụ vận tải hàng hải * Dịch vụ vận tải thủy nội địa * Dịch vụ vận tải hàng không * Dịch vụ vận tải đường sắt * Dịch vụ vận tải đường bộ * Dịch vụ vận tải đường ống c) Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: * Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật * Dịch vụ bưu chính * Dịch vụ thương mại bán buôn * Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm các hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; * Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh logistics bao gồm rất nhiều mảng, nhiều hoạt động. Tất cả các hoạt động được nêu ở trên tạo thành một chuỗi có mối quan hệ mật thiết với nhau, gọi là “chuỗi cung ứng”. Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, mà các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng. Trong đó, chúng ta thấy phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là người mua buôn sau đó bán lại cho người mua lẻ. Thông qua hãng vận tải biển, hàng sau khi được gom thành những container sẽ được vận chuyển đến quốc gia của người nhận. Tại đó các đại lý mà các công ty Việt Nam có quan hệ đối tác sẽ làm thủ tục hải quan nhận, dỡ hàng và giao lại cho người mua hàng tại kho. Như vậy hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics. 2.2- Qui mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay. Quy mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún. Nguồn lợi hàng tỷ đô đang chảy vào túi của các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có phần nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày phình to của dịch vụ logistics. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đã thực sự là một thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển. Năm 2006, lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự là một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá. Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics ở Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng gioa thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo vê mặt kỹ thuật. Hiện tải chỉ có khoảng 20 cảng biển tham gia vào việc vận tải hàng hóa quốc tế, các cảng đnag trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong việc điều hàng xếp dỡ container. Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được máy bau chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường như không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kĩ, năng lực vận tải đường sắt không được tận dụng hiệu quả do chưa hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hóa lưu thông. Tuy nhiên đường sắt Việt Nam vẫn đang sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau ( 1000 và 1435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội-Hồ Chí Minh hiện vẫn còn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Quy mô của doanh nghiệp còn thể hiện thông qua số nhân viên của công ty, nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 3-5 nhân viên, kể cả người phụ trách. Doang nghiệp chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của một khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực it nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong logistics không có. Đặc biệt hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của các doanh nghiệp logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng kí vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng ( tương đương 18.750-31.250 USD). Trên thực tế nếu muốn kí vận đơn vào Hoa Kỳ thì phải kí quỹ tới 150.000 USD. Nhiều doanh nghiệ nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với cỡ vốn 5 tỷ đồng ( khoảng 312.500 USD ). Với quỹ vốn như vậy các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng kí kinh doanh và mang tên dịch vụ logistics, nhưng doanh nghiệp dịch vụ logistics thực sự thì không nhiều. Nói một cách giản đơn theo nghĩa đen thì những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói Door to Door cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển Door to Door. 2.3- Thực trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam theo các nhóm sau: 2.3.1- Các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam - Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức VD: Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển. - Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức - Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng - Các công ty môi giới vận tải Các loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú. Từ chỗ kinh doanh vận tải chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp nhà nước, đến nay trên thị trường giao nhận đã có đầy đủ các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra sôi động và mạnh mẽ nhất, chủ yếu nhất vẫn là lĩnh vực Hàng hải. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam mới chỉ chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, các cảng lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Các doanh nghiệp lớn đều thành lập chi nhánh của mình tại các cửa khẩu quốc tế từ Bắc vào Nam. Các chi nhánh hoạt động trực thuộc sự quản lý của các doanh nghiệp hoặc các công ty con có tư cách pháp nhân nhưng kinh doanh độc lập và trực thuộc các tổng công ty. Các chi nhánh chủ yếu cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng trên địa bàn mình hoạt động hoặc phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động quá cảnh, chuyển tải theo kế hoạch chung. Hiện tại, hầu như tất cả các tổ chức, mạng lưới hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở trong nước, cho đến nay chưa có một doanh nghiệp nào kể cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có khả năng thành lập chi nhánh của mình ở nước ngoài để khai thác nguồn hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kể cả các nước lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc…trừ vận tải hàng không như VietnamAirline và Pacific Airline có đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài. 2.3.2- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối - Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi - Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối Về phân phối hàng hóa, nếu các doanh nghiệp nhà nước có thế manh trong việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, theo đúng kế hoạch, hàng siêu trường, siêu trọng thì các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã… lại có thế mạnh trong vận chuyển hàng thông thường như hàng bách hóa, hảng rời, hàng container có số lượng nhỏ và thầu việc phân phối các sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như: hang xe máy VMEP, hang nước ngọt Cocacola, Pepsi… hoặc vận chuyển máy móc, thiết bị, hàng công trình ra vào các cảng Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ thầu phân phối có thưòi gian từng quí, từng năm và lượng hàng giao nhận khá ổn định nên hiệu quả kinh doanh cao. Về dịch vụ kinh doanh kho bãi, hệ thống kho bãi phục vụ hoạt động vận tải giao nhận ỏ Việt Nam hiện nay phần lớn tập trung ở các doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước hay các bộ, còn các doanh nghiệp khác như tư nhân hay cổ phần có nhưng rất nhỏ và hạn chế. Kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải phần lớn tập trung ở các cảng biển lớn, phần còn lại có thể nằm sâu trong đất liền. Các chủ hàng xuất nhập khẩu rất ít khi có kho bãi riêng của mình để thực hiện lưu giữ hàng hóa, vì vậy thường phải thuê kho bãi của các doanh nghiệp giao nhận vận tải hoặc cảng. Hệ thống kho bãi của các cảng lớn như cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đá Nẵng là phát triển nhất, còn các cảng khác quy mô kho bãi cỏn rất khiêm tốn. Loại hình kho bãi được kinh doanh ở Việt Nam cũng khá da dạng và phong phú, điển hình là bãi container, kho hàng lẻ, kho ngoại quan và các loại hình kho bãi khác. 2.3.3 Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa - Các công ty môi giới khai thuế hải quan - Các công ty giao nhận gom hàng lẻ - Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm - Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển Về phân loại đóng gói bao bì cho hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay cũng là một trong những chuỗi dịch vụ mà các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận triển khai cung cấp cho khách hàng. Các hàng mậu dịch có khối lượng lớn, nhu cầu xuất khẩu thường xuyên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thường sử dụng trọn gói các dịch vụ do các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp, từ việc đóng gói bao bì, kiểm đếm… cho đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam tự đứng ra thực hiện tất cả các công việc này nhằm tiết kiệm chi phí Nhiều đơn vị có những vị trí thích hợp tại các cảng, sân bay, các công ty vận tải… đã tận dụng lợi thế này để đọc quyền kinh doanh loại hình dịch vụ , đơn phương quy định giá dịch vụ mà khách hàng không có cơ hội hay quyền lựa chọn. Cụ thể, theo ông Thái Duy Dương, chánh văn phòng Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam, giá xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu do một công ty làm ở sân bay Tân Sơn Nhất thu khoảng 0,05 USD/kg, mức này đã gần bằng giá của Singapore, trong khi đó thu nhập GDP của Singapore gấp gần 20 lần của Việt Nam nên mức thu này hoàn toàn không hợp lý. “ Do đây là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ này ở sân bay nên các khách hàng bắt buộc phải chấp nhận. Nếu tại đây có một công ty thứ hai cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa, lưu kho bãi thì chắc chắn giá dịch vụ sẽ thấp hơn và chất lượng phục vụ sẽ tốt hơn và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ được cải thiện”, ông Dương nhấn mạnh. 2.3.4- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành - Các công ty công nghệ thông tin - Các công ty viễn thông - Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm - Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành đã có những tác động rất mạnh mẽ tới việc phát triển các dịch vụ logistics tạo ra cơ hội cho logistics Việt Nam phát triển hội nhập thế giới. Là các công ty hỗ trợ cho quá trình dịch vụ logistics trơn tru hơn và đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung cấp. 3- Thực trạng hoạt động các dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam. 3.1- Tổng công ty hàng hải Việt Nam ( Vinalines ) Tổng công ty hàng hải Việt Nam được xếp vào vị trí số 1 trong nước về khả năng thực hiện dịch vụ logistics. Được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định 250/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/1995, Vinalines lúc đầu gồm 22 công ty nhà nước, 2 công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 49 tàu với tổng trọng tải là 396696 DWT và có 18456 lao động. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1996. Tổng công ty đã tham gia vào rất nhiều hoạt động vận tải như: - Vận tải biển, khai thác cảng, đại lý vận tải, môi giới, giao nhận, kinh doanh vận tải đa phương thức, sửa chữa tàu biển, cung cấp dịch vụ hàng hải và các hoạt động khác liên quan; - Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị chuyên ngành; - Cung cấp thuyền viên; - Tham gia liên doanh, hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2007, Tổng công ty hàng hải Việt Nam cùng các doanh nghiệp thành viên đã tham gia góp vốn thành lập các công ty cổ phần như Vinalines, kinh doanh bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc, đầu tư cảng Cái Lân, cảng Hiệp Phước, đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình… Trong năm 2007, tổng sản lượng vận tải biển ước đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm, tương ứng tăng 7% và 30%, tổng sản lượng hàng thông qua cảng đạt 54,2 triệu tấn, tăng 9%. Năm 2008, Tổng công ty vận chuyển được 27,3 triệu tấn và 92,6 tỷ Tkm, tăng lần lượt 9% và 23%, tổng lượng hàng hóa thông cảng đạt 47,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2007. * Vận tải biển Đến cuối năm 2007, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải là 2,1 triệu DWT. Tổng số hàng hóa vận chuyển bởi đội tàu đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm. Trên thực tế, Vinalines đã có kế hoạch phát triển đội tàu để tăng năng lực lên 2,6-3 triệu DWT vào năm 2010 này và 6-7 triệu DWT vào năm 2020. Cơ cấu đội tàu sẽ được thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ các tàu chuyên dụng như tàu container, tàu hàng rời cỡ lớn và tàu chở tàu, đồng thời giảm tuổi thọ của đội tàu xuống dưới 16 tuổi. Theo đó, Vinalines đang mong muốn chiếm được thị phần lớn hơn nhờ nâng cao vị trí và thương hiệu cảu mình tại thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. * Dịch vụ phụ trợ khác Hiện nay Vinalines nắm giữ khoảng trên 40 công ty dịch vụ tham gia vào nhiều hoạt động logistics khác nhau trong hệ thống logistics toàn quốc. Những công ty này cung cấp nhiều dịch vụ như giao nhận, đại lý tàu biển, vận tải đường bộ, thông quan, cung cấp thuyền viên, quản lý tài sản… Với hệ thống dịch vụ rộng khắp, Vinalines có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường vận tải của thị trường trong nước. Bên cạnh đó, Vinalines đẩy mạnh hoạt động cung cấp thuyền viên, đáp ứng kế hoạch đầu tư đội tàu và bắt đầu những dịch vụ mới ở Việt Nam như môi giới tàu, môi giới hàng hải… Để tăng cường và mở rộng mạng lưới logistics, Vinalines sẽ thành lập hệ thống cảng container nội địa (ICD) Bắc vào Nam thông qua việc cơ cấu lại các ICD hiện có và đầu tư xây dựng các ICD mới. Việc này giúp Vinalines cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động. Từ đó, Vinalines sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nập mạng lưới logistics khu vực và quốc tế thông qua việc hợp tác với các tập đoàn và công ty quốc tế, thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài. * Khai thác cảng Với việc quản lý và khai thác 5 cảng biển chính tại 5 khu vực kinh tế trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Vinalines hiện là nhà khai thác cảng hàng đầu tại Việt Nam. Sáu tháng đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp khai thác cảng trong Tổng công ty đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2008 về chỉ tiêu sản lượng hàng thông qua cảng. Có thể kể đến công ty TNHH 1 thành viên cảng Sài Gòn đạt sản lượng hàng thông qua 8,7 triệu tấn (tăng 26%); Cảng Đoạn Xá đạt sản lượng hàng thông qua 2,2 triệu tấn (tăng 50%); Công ty TNHH 1 thành viên Cảng Đà Nẵng đạt sản lượng hàng thông qua 1,5 triệu tấn (tăng 14%); cảng Cái Cui đạt sản lượng hàng thông qua 2,6 triệu tấn (tăng 482%); cảng Cần Thơ đạt sản lượng hàng thông qua trên 4 triệu tấn (tăng 312%); Công ty Viconship Việt Nam đạt sản lượng hàng thông qua 1,4 triệu tấn (tăng 15%) ... 3.2- VietnamShipper Tạp chí điện tử VietnamShipper cung cấp các thông tin cần thiết cho giới chủ hàng tại Việt Nam, gồm các thông tin về lịch tàu, lịch bay, tin Logistics, hàng hải. Là một kênh thông tin điện tử được đánh giá cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao nhận, tiếp vận và logistics… Trang web: www.vietnamshipper.com có lượng thông tin lớn, được cập nhật nhanh liên tục trong ngày. Website có thiết kế thuận lợi cho việc truy cập và tìm kiếm thông tin và là nơi cung cấp các dữ liệu tìm kiếm cho các search engine như Google, Yahoo, MSN… Mỗi ngày có trên 7000 người truy cập website, chủ yếu là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, giao nhận, tiếp vận và logistics Tạp trí điện tử này có 10% diện tích dành cho quảng cáo. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà vận tải, các hãng tàu, các hãng hàng không… giới thiệu dịch vụ của mình đến khách hàng một cách hiệu quả thông qua dịch vụ quảng cáo. Tạp chí chủ hàng Việt Nam là một kênh thông tin để liên kết khách hàng với chủ hàng, nó đóng góp một phần rất lớn trong việc liên kết và phát triển chuỗi logistcis. 3.3- Vietnam Airlines Tổng công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 27/5/1996 trên cơ sở sát nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không với hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Hãng nằm dưới sự quản lí của một hội đồng 7 người do Thủ tướng chỉ định. Hãng từng là cổ đông chi phối của hãng hàng không thứ hai của Việt Nam- Pacific Airlines nhưng cổ phần của hãng đã được chuyển sang bộ tài chính vào tháng 1/2005 Trong các năm qua, các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam, nhất là Vietnam Airlines đã có bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Vietnam Airlines đang có đội bay trẻ và hiện đại thuộc hàng đầu thế giới. Tỷ lệ máy bay hiện đại và mới trong tổng số máy bay của Vietnam Airlines là rất cao so với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới. Độ tuổi trung bình đội máy bay Vietnam Airlines là 8,3 năm và đội máy bay sở hữu là 5,2 năm. Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố nước và 40 điểm đến quốc trên cả tế. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, ký một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020. II- Thực trạng cơ sở pháp lý về hoạt động logistics ở Việt Nam hiện nay. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, logistics đã được biết đến ở Việt Nam, thực tế cho đến nay không ít doanh nghiệp trong và ngoài nước ứng dụng và triển khai hoạt động cung cấp dịch vụ logistics nhưng hiện tại ở Việt Nam chỉ duy nhất có luật Thương mại sửa đổi tháng 6/2005 đề cập đến dịch vụ logistics và luật Thương mại mới có hiệu lực 1/1/2006. Dưới đây là các điều luật nhằm mục đích hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động kinh doanh logistics: Điều 233. Dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc. Điều 234. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. 1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh logistics theo qui định của pháp luật. 2. Chính phủ qui định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. 1. Trừ các trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác; b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn; d) Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thựuc hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. Điều 236. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng. Trừ trường hợp có thảo thậu khác khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; 2. Cung cấp đầy đủe chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; 3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; 4. Đóng goi, ghi kí mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này; 5. Bồi dưỡng thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra; 6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. 1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm qui định ở điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh trong các trường hợp sau đây: a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền; b) Thổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền; c) Tổn thất là do khuyết tật cảu hàng hóa; d) Tổn thất phát sinh trong trường hợp miễn trách nhiệm theo qui định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải; đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thoèi hạn 14 ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận; e) Sauk hi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng. 2. Thương nhân kinh doanh dịch vuk logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình. Điều 238. Giới hạn trách nhiệm. 1. Trừ trưòng hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt qua giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa. 2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thưưong nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế. 3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố hành động hoặc không hành động để gây mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc đã hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra. Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa. 1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. 2. Sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa hoặc chứng từ cí liên quan đến hàng hóa, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kì khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. 3. Trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhận kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó. 4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa đó do khách hàng chịu. 5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa để thanh toán các khảon mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phỉa chịu trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc chứng từ đã được định đoạt Điều 240. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa. Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hóa theo quy định thuộc điều 239 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa có các nghĩa vụ sau: 1. Bảo quản, giữ gìn hàng hóa. 2. Không được sử dụng hàng hóa nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý. 3. Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa quy định tại điều 239 của Luật này không còn. 4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hóa bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cầm giữ. III- Đánh giá chung về sự phát triển của dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 800 nhà cung cấp dịch vụ logistics, trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty tư nhân, 10% là không đăng kí và 2% là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ước tính, mặc dù chỉ chiếm 2% trong tổng số doing nghiệp, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30-35% thị phần của thị trường. Và hơn 784 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL trong nước sẽ phải chia nhau 60-65% thị phần còn lại. Vì thế thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam rất phân tán, điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngành sẽ rất cao. Hơn thế nữa, dưới áp lực cạnh tranh và thiếu hẳn những dịch vụ giá trị gia tăng, giá sẽ trở thành công cụ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp giao nhận và logistics. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng mà chúng ta thấy phổ biến là hình thứuc giao nhận vận tải. Đối với doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp xây dựng: Dịch vụ logistics đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về xu hướng phát triển và về quy mô. Logistics phát triển yêu cầu lớn đối với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan