Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo dường tuýp 2 điều trị ngoạ...

Tài liệu Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo dường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường phan đình phùng thành phố thái nguyên và một số yếu tố liên quan

.PDF
111
114
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THANH HÒA THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ, CƯ TRÚ TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN – NĂM 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THANH HÒA THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ, CƯ TRÚ TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y học Dự phòng Mã số: 87.20.163 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM NGỌC MINH 2. TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN – NĂM 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thanh Hòa, học viên lớp cao học Khóa 22 chuyên ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Ngọc Minh và TS. Nguyễn Thị Tố Uyên. 2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Người viết cam đoan Nguyễn Thanh Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành nhờ sự nỗ lực của tôi và sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới: Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Minh và TS. Nguyễn Thị Tố Uyên, giảng viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Là những người thầy không chỉ trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình phát triển ý tưởng, nghiên cứu y văn, xây dựng và hoàn thiện luận văn này mà còn luôn chỉ bảo, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Y tế Công cộng, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi gửi lời cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động lực to lớn giúp tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá học này. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả: Nguyễn Thanh Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu FINDRISC Finnish Diabetes Risk Score (Điểm rủi ro bệnh tiểu đường Phần Lan) FPG Fasting Plasma Glucose (Đường máu lúc đói) IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường thế giới) JNC United States, Joint National Committee (Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ) KSĐH Kiểm soát đường huyết KTC Khoảng tin cậy VĐTL Vận động thể lực WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Kiểm soát đường huyết và tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết .... 3 1.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................... 7 1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ................................................................................................... 13 1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 18 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 20 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 21 2.6. Định nghĩa biến số ................................................................................... 22 2.7. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 28 2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 28 2.9. Quản lý và phân tích số liệu ..................................................................... 30 2.10. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 31 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32 3.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu ................ 32 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ............................... 38 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................ 46 4.1. Kết quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên .... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết của bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 523 4.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại thể trạng dinh dưỡng dựa theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương ............. 30 Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VIII-2014 ở người lớn ............... 30 Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................ 32 Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...... 33 Bảng 3.3. Đặc điểm trạng thái lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .... 33 Bảng 3.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết .............................................................................. 34 Bảng 3.5. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết ................................................................................... 35 Bảng 3.6. Đặc điểm tuân thủ chế độ thuốc của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Morisky ............................................................................... 35 Bảng 3.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói ............................................................. 36 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ kiểm soát đường huyết. ......................................................................................................................... 38 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thái độ với mức độ kiểm soát đường huyết ... 38 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................ 39 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ kiểm soát đường huyết .. ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................. 40 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ kiểm soát đường huyết ..................................................................................................... 41 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá với mức độ kiểm soát đường huyết ................................................................. 41 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ kiểm soát đường huyết .................................................................................... 42 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu với mức độ kiểm soát đường huyết .................................................................................... 42 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa vận động thể lực với mức độ kiểm soát đường huyết ..................................................................................................... 43 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ kiểm soát đường huyết ..................................................................................................... 43 Bảng 3.20. Mối liên quan của một số loại thực phẩm đến mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................ 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ................................................ 19 Hình 2: Biểu đồ Venn về tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt theo hai tiêu chí ............................................................................................................. 37 Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiến thức ............................ 34 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ tuân thủ thuốc điều trị .............................................................................................................. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây liên quan chủ yếu đến dinh dưỡng, hành vi và lối sống. Hiện nay, ĐTĐ được ví như “đại dịch” toàn cầu, bệnh đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng khi số lượng bệnh nhân không ngừng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn thế giới có 451 triệu người bị ĐTĐ (ở độ tuổi từ 18-99), và dự báo tới năm 2045 có khoảng 693 triệu người mắc ĐTĐ [58]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới, khoảng 8%-10%/năm. Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [2]. Theo IDF, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Việt Nam năm 2019 là 5,7% [61]. Đái tháo đường hiện nay vẫn là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này gây ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người bệnh, làm suy giảm sức lao động, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, tăng chi phí điều trị bệnh, tăng tỷ lệ tử vong và tàn phế. Theo IDF, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ. Khoảng 12% chi phí y tế trên toàn cầu những năm gần đây là chi cho người bệnh bị ĐTĐ, năm 2017 là 727 tỷ USD và ước tính đến năm 2045 là 776 tỷ USD [58]. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể dự phòng và làm chậm tiến triển nếu đường huyết của bệnh nhân được kiểm soát tốt. Đã có nhiều nghiên cứu về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Ở các nghiên cứu này, chỉ số HbA1c được sử dụng để đánh giá mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Theo nghiên cứu của Riyadh và cộng sự (2018) ở Ả Rập Xê Út cho thấy tỷ lệ KSĐH chưa tốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 (HbA1c ≥7%) là 74,9% [53]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 70,6% [8]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,5%) lên tới 80,5% [7]. Có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Các yếu tố tác động trực tiếp đến việc KSĐH của bệnh nhân được báo cáo đó là: Hành vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân [20], hiệu quả quản lý và điều trị bệnh của cơ sở y tế [21], ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nhất là môi trường xã hội và các yếu tố sinh học như tiền sử gia đình về bệnh ĐTĐ [52]. Tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây đời sống của người dân được nâng cao hơn, kèm theo đó tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng ngày càng gia tăng. Hiện nay, số lượng bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều trị ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên khoảng trên 3.000 bệnh nhân [11]. Qua điều tra sổ theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chỉ riêng phường Phan Đình Phùng, số bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều trị tại đây là khoảng hơn 350 bệnh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu về KSĐH và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ tại cộng đồng còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Mô tả thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên năm 2019. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Kiểm soát đường huyết và tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết 1.1.1. Chỉ số HbA1c HbA1c được hình thành do sự kết hợp giữa glucose và gốc NH2 của valine ở đầu tận của chuỗi betaglobin của huyết sắc tố, phản ứng này không cần men và được gọi là phản ứng glycosyl hóa (glycosylation). Tốc độ glycosyl hóa của huyết sắc tố tùy thuộc nồng độ glucose trong máu và HbA1c tồn tại trong suốt đời sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày). Hồng cầu mới hình thành không chứa HbA1c và hồng cầu sắp bị đào thải chứa nhiều HbA1c nhất. HbA1c có mối tương quan khá chặt với nồng độ glucose máu lúc đói [6]. Có nghĩa là kiểm soát tốt glucose máu sẽ làm giảm chỉ số HbA1c. Trong vòng 2 tháng nếu nồng độ glucose máu tăng cao thì hàm lượng HbA1c có thể tăng lên đến 12-18%. Khi HbA1c tăng 1%, glucose máu trung bình sẽ tăng khoảng 29mg/dl. Người bệnh chỉ cần thay đối chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm đường huyết, nhưng HbA1c chỉ giảm khi bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá trình 2 tháng. Vì vậy, HbA1c là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị, tiên lượng biến chứng vì biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn theo dõi đường máu lúc đói cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm xét nghiệm. Ưu điểm của xét nghiệm HbA1c là có thể được thực hiện mà không cần nhịn đói và kết quả phản ánh mức độ glucose máu trung bình trong 2 tháng gần nhất. Theo quyết định của Bộ Y tế về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2” (2017), sử dụng chỉ số globulin màng (HbA1c) để đánh giá mức độ KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân là người trưởng thành, không có thai: KSĐH tốt khi HbA1c <7,0%, glucose máu lúc đói <7,2mmol/l [2]. So với chỉ số HbA1c, chỉ số gluocse máu lúc đói là xét nghiện được thực hiện thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 xuyên ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 vì chi phí phù hợp. Việc dựa vào chỉ số glucose máu lúc đói để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết có ưu điểm là có thể làm xét nghiệm tại thời điểm thu thập số liệu để đánh giá bệnh nhân KSĐH tốt hay không tốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là glucose máu lúc đói dễ dàng bị thay đổi do tác động của chế độ ăn uống. Do vậy, sẽ không phản ánh được đầy đủ việc KSĐH của đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ số HbA1c để đánh giá mức độ KSĐH và các yếu tố liên quan đến KSĐH của đối tượng nghiên cứu. 1.1.2. Tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Theo nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009), biến chứng tim mạch là hay gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm 42,8%, tiếp theo là biến chứng tại thận với tỷ lệ 39,6%, ngoài ra còn một số biến chứng khác như biến chứng tại mắt, thần kinh, hô hấp và da [4]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) cũng cho thấy biến chứng tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất ở bệnh nhân ĐTĐ (18,7%), biến chứng tại mắt (18,3%), tại thận (16,4%) [7]. Việc KSĐH tốt sẽ giúp ngăn ngừa sự phát sinh và tiến triển của các biến chứng này. Theo nghiên cứu của Stratton và cộng sự (2000), cứ giảm 1% HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng) sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng dài hạn, cụ thể: - Giảm 43% biến chứng cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại vi. - Giảm 37% biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh thận và mù). - Giảm 21% tử vong do ĐTĐ. - Giảm 14% biến chứng tim mạch. - Giảm 12% đột quỵ [49]. Như vậy, việc KSĐH ở mức tối ưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Và nhiệm vụ của nghành Y tế nói chung, của những cán bộ y Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 tế tại tuyến y tế cơ sở nói riêng là làm như thế nào để giúp bệnh nhân ĐTĐ có thể thực hiện những hành vi tốt trong việc KSĐH tại cộng đồng. 1.1.3. Biện pháp kiểm soát đường huyết Kiểm soát đường huyết là việc bệnh nhân ĐTĐ áp dụng các biện pháp giúp đường huyết duy trì ổn định theo mục tiêu điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ. Mục tiêu điều trị cần đạt ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 là chỉ số HbA1c <7,0%, glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn là 80-130mmol/l (4,4-7,2mmol/l), đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ là <180mg/dl (10,0mmol/l) [2]. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ tuýp 2 năm 2017, để duy trì đường huyết ổn định, tăng cường hiệu quả điều trị bệnh giúp cho việc KSĐH được tốt thì bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 cần phải thực hiện đồng thời các nội dung sau: 1.1.3.1. Thay đổi lối sống Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 bao gồm luyện tập thể lực và chế độ dinh dưỡng: * Luyện tập thể lực Việc luyện tập thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ có vai trò quan trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân có tình trạng thừa cân, béo phì. Vận động thể lực sẽ giúp cân nặng của bệnh nhân trở về mức bình thường. - Khi hướng dẫn bệnh nhân ĐTĐ luyện tập thể lực, trước tiên cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết > 250-270 mg/dL và ceton dương tính. - Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất đối với bệnh nhân ĐTĐ là đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ) tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 - Người già, đau khớp có thể chia bài tập thành nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần. * Chế độ dinh dưỡng Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh nhân, và tùy vào các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: - Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng hiện tại. - Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ... - Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay kéo dài có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ). - Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ. - Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày. - Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày, nên sử dụng chất xơ từ các loại rau, quả ít ngọt. - Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay kéo dài. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 - Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày. - Ngưng hút thuốc. - Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu. 1.1.3.2. Điều trị đái tháo đường bằng thuốc - Các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống và thuốc dạng tiêm không thuộc nhóm insulin. - Insulin: Insulin được sử dụng ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và cả ĐTĐ tuýp 2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc không kiểm soát được glucose máu dù đã ăn uống luyện tập và phối hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng chỉ dẫn. Ngoài ra ĐTĐ tuýp 2 khi mới chẩn đoán nếu glucose máu tăng rất cao cũng có thể dùng insulin để ổn định glucose máu, sau đó sẽ dùng các loại thuốc điều trị tăng glucose máu khác. 1.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới Theo hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân cần phải thay đối lối sống bao gồm vận động thể lực và dinh dưỡng kết hợp với tuân thủ chế độ thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ [2]. Kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c <7,0% và glucose máu lúc đói 4,7-7,2mmol/l) là một trong những mục tiêu điều trị của bệnh ĐTĐ. Thực tế, KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ là một vấn đề đang ngày càng được quan tâm trên thế giới vì tỷ lệ KSĐH tốt còn thấp mặc dù đã có những hướng dẫn và khuyến cáo cập nhật hàng năm. Theo dữ liệu điều tra quốc gia về dinh dưỡng và sức khỏe của Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đạt HbA1c <7,0% trong thập kỷ qua không được cải thiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 Chỉ có khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 1 hoặc tuýp 2 trong dân số đạt được HbA1c <7,0% trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014 [48]. Deborah Taira Juarez và cộng sự (2012), nghiên cứu về sự thay đổi mức độ KSĐH trên bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở Isfahan, Iran từ năm 2006 đến năm 2009 cho thấy trong khoảng thời gian đó KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 chưa được cải thiện, tỷ lệ bệnh nhân KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) ở lần khám gần nhất chiếm 64,4% [71]. Năm 2013, nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin tại bệnh viện đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia cho kết quả tỷ lệ KSĐH chưa tốt còn rất cao (81,7%) và ở những bệnh nhân có mức độ KSĐH chưa tốt này đã mắc thêm các biến chứng trong quá trình điều trị bệnh [43]. Một nghiên cứu hồi cứu của Lipska và cộng sự (2013) về KSĐH từ năm 2006 đến năm 2013 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có KSĐH tốt (HbA1c <7,0%) có xu hướng giảm từ 56,4% xuống 54,2% (p<0,001) và tỷ lệ bệnh nhân có HbA1c ≥9,0% tăng từ 9,9% lên 12,2% (p<0,001) [37]. Rõ ràng KSĐH là vấn đề được quan tâm và có những biện pháp để cải thiện, nhưng giường hiệu quả đạt được còn hạn chế. Nghiên cứu của Appolinary R Kamuhabwa và Emmanuel Charles (2014) trên 469 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại bệnh viện ở Dar es Salaam, Tanzani cho kết quả có đến 69,7% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có mức KSĐH chưa tốt. Ở nghiên cứu này, mức độ KSĐH ở bệnh nhân được đánh giá dựa vào chỉ số đường máu lúc đói (FBG ≥7,2mmol/l). Bệnh nhân có KSĐH chưa tốt tập trung ở nhóm bệnh nhân không có bảo hiểm y tế (71,7%), bệnh nhân nữ ở độ tuổi 40-59 tuổi có tỷ lệ KSĐH chưa tốt (76,1%) cao hơn so với nam cùng nhóm tuổi (65,4%) [57]. Kết quả nghiên cứu của Somayyeh Firouzi tại Malaysia cho thấy nồng độ HbA1c trung bình của các bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 là 7,6% ±1,4%, giá trị này nằm ở mức kiểm soát chưa tốt [47]. Một nghiên cứu của Alioune Camara và cộng sự (2015) về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở phía Nam Sahara. Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.267 bệnh nhân, trong đó tỷ lệ ĐTĐ tuýp 2 ở nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 là 61% và độ tuổi trung bình của ĐTNC là 58 tuổi. Nghiên cứu cho thấy 939 (74%) có HbA1c >7,0% trong đó bao gồm 388 (41%) có HbA1c >10,0% [55]. Nghiên cứu của Shariff Ghazali Sazlina và cộng sự về dự báo KSĐH ở bệnh nhân lớn tuổi bị ĐTĐ tuýp 2 ở Malaysia (2015). Trong số 21.336 bệnh nhân mắc ĐTĐ tuýp 2 ở độ tuổi 60 tuổi, có 38,4% có mức HbA1c ≥8,0%. Hầu hết bệnh nhân ở độ tuổi 60-69 tuổi, nữ chiếm 57,3%, có thời gian bị ĐTĐ tuýp 2 từ 5-10 năm (39,4%) [65]. Nghiên cứu của Mahmoud Radwan và cộng sự (2018) về KSĐH ở bệnh nhân chăm sóc ban đầu bị ĐTĐ tuýp 2 ở Dải Gaza, Palestine. Nghiên cứu được thực hiện trên 369 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 từ 4 trung tâm y tế ở dải Gaza cho kết quả như sau: Giá trị trung bình của HbA1c là 8,97% ±2,02%, cao hơn nhiều so với mức HbA1c khuyến cao (HbA1c <7,0%). Trong đó tỷ lệ bệnh nhân có KSĐH tốt chỉ ở mức 19,5% (HbA1c ≤7,0%). Nghiên cứu cho thấy công tác quản lý bệnh nhân ĐTĐ và các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân KSĐH tại đây còn yếu kém và đây là một thách thức lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Palestine [63]. Yohannes Tekalegn và cộng sự nghiên cứu về “Tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 tại một bệnh viện chuyên khoa ở Ethiopia” (2018). Kết quả cho thấy trong tổng số 412 bệnh nhân đang được theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ tại đây, có đến 80% đối tượng có KSĐH chưa tốt (glucose máu lúc đói >7,2mmol/l) [67]. Tỷ lệ KSĐH và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành mắc ĐTĐ tuýp 2 ở Ả Rập Xê Út do Riyadh và cộng sự tiến hành năm 2018 cho thấy tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) tại đây là 74,9% [53]. Nghiên cứu của Khattab tại Jordan, trong tổng số 917 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có đến 65,1% bệnh nhân có KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,0%) [33]. Nghiên cứu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng