Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành tại công ty tnhh tư vấn và cu...

Tài liệu Thực trạng kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành tại công ty tnhh tư vấn và cung cấp thông tin

.DOC
45
213
71

Mô tả:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ I, Những đặc điểm hoạt động của ngành kinh doanh dịch vụ và ảnh hưởng tới kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.1 Những đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ. Dịch vụ là một ngành kinh tế có nhiều đặc điểm riờng cú,khỏc biệt với các ngành sản xuất vật chất khác. Những điểm đặc đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, giá thành nói riêng. Một là, Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thuần túy thường không có hình thái hiện vật cụ thể mà được thể hiện bằng lợi ích cho khách hàng thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: Nhu cầu thông tin, nhu cầu di chuyển, nhu cầu tri thức,... Đặc điểm này dẫn đến thực tế là quá trình sản xuất, tiêu thụ và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thường khó tách bạch một cách riêng biệt; Mục đích cũng như quy luật phát sinh và vận động của các khoản chi phí trong quá trình thực hiện dịch vụ khó có thể được phân tích một cách rõ ràng. Hai là, Hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự đa dạng về phương thức thực hiện. Chẳng hạn như ngành tư vấn có thể có các loại hình tư vấn tài chính, bất động sản, tư vấn luật, tư vấn sức hôn nhân gia đỡnh,…Ngành vận tải có các phương thức như: Vận tải thủy, vận tải đường bộ, đương sắt, đường khụng,..Ngành du lịch cú cỏc phương thức du lịch theo Tuor trong nước, Tour quốc tế, Tour trọn gói hoặc từng phần,… Chính sự đa dạng về phương thức thực hiện dịch vụ dẫn đến sự đa dạng về đối Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH tượng quản lý cũng như sư phức tạp trong tổ chức công tác kế toán nói chung, đặc biệt là tổ chức kế toán chi phí,, doanh thu, và kết quả kinh doanh như: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí, đối tượng ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có thể theo từng loại hình, từng phương thức và loại hình kinh doanh dịch vụ. Ba là, Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh nghiệp dịch vụ thường thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh theo quy trình thực hiện dịch vụ hoặc theo đơn đặt hàng. Đặc điểm này cũng dẫn đến sự đa dạng trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. Bốn là, Các doanh nghiệp dịch vụ có nhiều hình thức phối hợp, hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh như: Liên doanh, liên kết,… Các hình thức phối hợp này dẫn đến những phức tạp trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng như: Kế toán chi phí, doanh thu trong các hình thức liên doanh “Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản kinh doanh đồng kiểm soát”; “Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soỏt”. 1.2 Sự cần thiết công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Thương trường vô cùng khắc nghiệt, nó sẽ không giành chỗ cho những kẻ kém cỏi, không biết “chớp” thời cơ nhưng lại là miếng mồi ngon đối với những người có đầu óc kinh doanh và nắm bắt tốt thời cơ. Thị trường là cạnh tranh, là ganh đua giành giật nhau mạnh mẽ nên chỉ cần sơ hở một chút là có thể bị các đối thủ cạnh tranh vươn lên, thậm chí là thôn tính. Vậy sao vẫn có những người chốc lát trở thành ông chủ từ hai bàn tay trắng nhưng cũng đầy rẫy trường hợp các cơ đồ to lớn bỗng chốc sụp đổ.Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy nhà doanh nghiệp phải có đầu óc kinh doanh, phải có đầu óc tính toán tài tình. Một trong những vấn đề các nhà doanh nghiệp quan tâm chính là tiết kiệm chi Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH phí, tiết kiệm với nghĩa hợp lý, hạ giá thành (không đồng nghĩa với việc giảm chất lượng sản phẩm)…Tận dụng mọi cơ hội, nắm bắt tình hình thị trường để tối đa hóa lợi nhuận. Kế toán với chức năng công cụ quản lý sẽ chỉ phát huy tác dụng đối với người biết sử dụng nó. Sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý này đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ góp phần không nhỏ thực hiện tối đa hóa lợi nhuận của Doanh nghiệp. Kế toán sẽ thực hiện được đầy đủ yêu cầu của nhà quản lý trong việc xác định hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp bằng chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh, kiểm tra thường xuyên vật tư, tiền vốn mà Doanh nghiệp bỏ ra, trên cơ sở đó tớn toán chính xác chi phí bỏ ra và giá thành sản phẩm của dịch vụ. Kế toán có thể cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình kinh doanh từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng vốn, các chi phí bỏ ra là tiết kiệm là tiết kiệm hay lãng phí, cao hay thấp so với định mức cụ thể của từng mặt hàng… Đó là những thông tin sống còn đối với Doanh nghiệp, không có nó chủ Doanh nghiệp không thể ra các quyết định chính xác và đúng đắn. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là không thể thiếu và chiếm một vai trò vô cùng vô cùng quan trọng. 1.3 Những vấn đề chung về chi phí, giá thành trong Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. 1.3.1 Khái niệm và bản chất chi phí, giá thành. a. Chi phí Bất kỳ một Doanh nghiệp nào, để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có đủ ba yếu tố đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đối với các doanh nghiệp khác nhau kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì mức độ các yếu tố trên mà Doanh nghiệp phải bỏ ra không giống nhau nhưng không thể thiếu một yếu tố nào. Bằng cách này hay cách khác, Doanh nghiệp đưa các yếu tố đó vào quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm đem bỏn trờn thị trường và thu tiền về. Trên phương diện này, chi phí được Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH xác định là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. Chi phí luôn có tính cá biệt, bao gồm tất cả các chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động của mình, bất kể đó là chi phí cần thiết hay không. Tất cả những gì Doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một thời kỳ nhất định gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các hao phí về lao động sống (chi phí thuê công nhân viên) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định,…) để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp còn phải bỏ ra nhiều các khoản chi phí khỏc, cỏc khoản chi phí có thể là một bộ phận giá trị mới do Doanh nghiệp sáng tạo ra và cũng có khoản chi phí rất khó xác định là hao phí về lao động sống hay lao động vật hóa. Do vậy hiện nay, chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà Doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Thực chất chi phí kinh doanh dịch vụ là sự chuyển dịch vốn, giá trị của các yếu tố kinh doanh vào giá thành hoạt động kinh doanh dịch vụ. Chính điều này ảnh hưởng đến hạch toán kế toán: chỉ được tính vào sản xuất kinh doanh của kỳ hạch toán những chi phí có liên quan đến khối lượng dịch vụ trong kỳ. b. Giá thành Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định là bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở cấu thành nên giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH chỉ tiêu của Doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. Giá thành sản xuất thực tế của hoạt động kinh doanh dịch vụ là biểu hiện bằng tiền hao phí lao động sống, lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Nú không bao gồm CP QLDN. Giá thành phẩm là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động… trong quá trình sản xuất đồng thời còn phản ánh tình hình tổ chức, giải pháp kinh tế kỹ thuật, công nghệ mà Doanh nghiệp áp dụng. c. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặ của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vỡ cựng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa Doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí phát sinh trong kỳ: a. Phân loại chi phí. CP SXKD trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Chúng có tính chất, nội dung, công dụng khác nhau, yêu cầu quản lý cũng không giống nhau. Vì vậy, để giúp hạch toán, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng chi phí, ta cần phân loại chi phí. Phân loại chi phí kinh doanh là việc sắp xếp những chi phí kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí tùy mục đích cũng như yêu cầu quản lý, một Doanh nghiệp đồng thời có thể tiến hành phân loại chi phí theo nhiều Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên mỗi cách phân loại có một tác dụng nhất định đối với quản lý chi phí, tùy theo yêu cầu sử dụng thông tin mà ta có thể đưa ra cách phân loại phù hợp. -Trước hết xin đề cập đến cách phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế. Với cách phân loại này, người ta không phân biệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào, ở đâu mà sắp xếp theo nội dung, tính chất kinh tế của chúng, bao gồm: * Chi phí nguyên vật liệu. * Chi phí nhân công. * Chi phí khấu hao TSCĐ. * Chi phí dịch vụ mua ngoài. * Chi phí bằng tiền khác. Ưu điểm của phương pháp này là cho ta cơ sở số liệu để lập thuyết minh Báo cáo tài chính, đồng thời là căn cứ lập dự toán, phân tích tình hình thực hiện dự toán CP SXKD. -Doanh nghiệp có thể phân loại chi phí theo mục đích và công dụng thành những khoản mục sau * Chi phí sản xuất kinh doanh. +Chi phí sản xuất: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC,… +Chi phí ngoài sản xuất: CP BH, CP QLDN *Chi phí hoạt động tài chính: chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chớnh,chi phớ liên quan cho vay vốn,… Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. -Doanh nghiệp cũng có thể phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành: * Chi phí khả biến (biến phí). * Chi phí bất biến (định phí). * Chi phí hỗn hợp Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. -Doanh nghiệp cũng có thể phân loại chi phí theo đầu vào của quá trình sản xuất, bao gồm: * Chi phí ban đầu * Chi phí luân chuyển nội bộ Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý ở tầm vĩ mô. Đồng thời nó cũng là cơ sở lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền Kinh tế quốc dân, là cơ sở tính thu nhập Quốc dân. -Doanh nghiệp cũng có thể phân loại theo cách thức lựa chọn giữa các phương án kinh doanh: * Chi phí cơ hội. * Chi phớ chỡm. * Chi phí chênh lệch. Cách phân loại này giúp nhà quản trị cân nhắc, lựa chọn phương án Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH kinh doanh để đạt đươc hiệu quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của Doanh nghiệp. b. Phân loại giá thành. Giá thành là một chỉ tiêu quan trọng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, vì thế mà giá thành cũng phải được phân loại để phục vụ cho các mục đích khác nhau đó. -Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: * Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bước vào kinh doanh do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, đồng thời được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. * Giá thành định mức: việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Nó là thước đo về tình hình sử dụng lãng phí hay tiết kiệm các yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp * Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tập hợp được trong kỳ. Nó phản ánh sự cố gắng phấn đấu của Doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp. Nó cũng là một cơ sở để Doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh. -Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành: * Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). * Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản = phẩm Giá Chi thành sản phí quản xuất của + sản phẩm lý doanh Chi + phí bán hàng nghiệp -Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn: *Giá thành toàn bộ sản phẩm: được xác định bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi. *Giá thành sản phẩm theo biến phí: được xác định bao gồm các chi phí biến đổi kể cả chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí biến đổi gián tiếp. Chi phí cố định được xem như chi phí thời kỳ và được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. *Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: được xác định bao gồm toàn bộ chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định được xác định trên cơ sở mức độ hoạt động thực so với mức độ hoạt động tiêu chuẩn. 1.3.3 Nhiệm vụ kế toán chi phí, giá thành. Kế toán trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trong trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm toàn bộ hệ thống kế toán Doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Kế toán căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của Doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của Doanh nghiệp. Kế toán căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của Doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận có liên quan, đặc biệt là bộ phận kế toán chi phí. Kế toán thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thông tài khoản, sổ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, gí thành của Doanh nghiệp. Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm giỳp các nhà quản trị Doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.4 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành. 1.4.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành trong doanh nghiệp dịch vụ. Nhà quản lý luôn phải đương đầu với việc làm sao để giảm thiểu chi phí đồng thời lại đạt được mức lợi nhuận tối đa. Muốn đạt được điều đó họ phải quản lý chặt chẽ các khoản chi theo các địa điểm phát sinh cũng như xem Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH xét các hoạt động sinh ra chi phí để từ đó tính giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Việc tính giá thành sản xuất thực hiện được là nhờ quá trình tập hợp CP SXKD. Mà muốn làm được điều đó thì phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. A, Đối tượng tập hợp chi phí Do tính chất đa dạng về loại hình dịch vụ và phương thức thực hiện dịch vụ gắn với từng ngày dịch vụ cụ thể nên việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh là khá phức tạp. Doanh nghiệp dịch vụ phải căn cứ vào đặc thù về tổ chức quản lý, loại hình và phương thức thực hiện dịch vụ để xác định đối tượng tập hợp chi phí, làm cơ sở tổ chức kế toán chi phí đáp ứng yêu cầu tính giá thành, kiểm soát và quản lý chi phí một cách có hiệu quả. Thông thường các doanh nghiệp dịch vụ có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là: -Toàn bộ quy trình thực hiện các loại hình hoặc một loại hình dịch vụ, hoặc -Từng bộ phận thực hiện dịch vụ, hoặc -Từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, hoặc -Từng khâu trong quy trình thực hiện dịch vụ… B, Đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí chính là để phục vụ cho việc tớnh giỏ thành sản phẩm, dịch vụ. Đối tượng tớnh giỏ là đối tượng phải gánh chịu chi phí, nó có thể là các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ do đơn vị sản xuất ra cần được tính giá thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành phụ thuộc vào các nhân tố sau: -Đặc điểm tổ chức và cơ cấu sản xuất. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -Quy trình sản xuất,cung cấp sản phẩm, dịch vụ. -Đặc điểm sử dụng sản phẩm, dịch vụ. -Yêu cầu, khả năng cung cấp thông tin cho quản lý. C, Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí là cơ sở hợp lý đối tượng tập hợp chi phí là cơ sở, nền tảng, tiền đề để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành. Mối quan hệ này sẽ quyết định phương pháp, ký thuật tính giá thành. Mối quan hệ này sẽ quyết định phương pháp, kỹ thuật tính giá thành. Trên thực tế một đối tượng tập hợp chi phí cũng có thể là đối tượng tính giá thành. 1.4.2 Phương pháp kế toán chi phí, giá thành ở doanh nghiệp dịch vụ Tổ chức hệ thống chứng từ để hạch toán chi phí, giá thành: đây là công việc của kế toán trưởng, kế toán trưởng phải tổ chức việc tập hợp các chứng từ cũng như việc luân chuyển chứng từ cho từng đối tượng tập hợp chi phí. -Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chứng từ có thể là: phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng nếu mua đưa ngay vào sử dụng không qua nhập kho. -Đối với chi phí nhân công trực tiếp thì chứng từ có thể là: bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng thanh toán lương,.. -Đối với chi phí KH TSCĐ thì chứng từ có thể là bảng tính và phân bổ khấu hao -Chi phí khác bằng tiền thì chứng từ có thể là phiếu chi, giấy báo có của ngân hàng. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH A, Phương pháp tập hợp chi phí ở Doanh nghiệp dịch vụ. Phương pháp tập hợp chi phí là cách mà các Doanh nghiệp dùng để tập hợp, phân loại chi phí theo giới hạn của chúng mà chế độ kế toán Doanh nghiệp quy định. Đú chớnh là phương pháp hạch toán vào các tài khoản chi phí liên quan thích hợp. *Phương pháp tập hợp trực tiếp. Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng cần tớnh giỏ thì kế toán sẽ áp dụng phương pháp này, CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC liên quan từng đối tượng tớnh giỏ thập thường được tập hợp trực tiếp. Đây là phương pháp có độ chính xác cao, nên trong công tác kế toán được sử dụng nhiều. Chỉ những chi phí nào không đủ điều kiện để tập hợp trực tiếp thì Doanh nghiệp mới sử dụng cách khác. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này đòi hỏi việc tổ chức ghi chép ban đầu rõ ràng, đúng đối tượng trên cơ sở đó ghi vào các sổ kế toán liên quan. *Phương pháp phân bổ gián tiếp. Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể phân biệt được khi hạch toán ban đầu. Trong trường hợp đó kế toán phải tiến hành tập hợp những chi phí đó và tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thích hợp. Việc tính giá thành sản phẩm có chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào việc phân bổ chi phí gián tiếp này. Công thức phân bổ: C1  �C x T �T i i C1: chi phí chung cần phân bổ cho đối tượng i  C: Tổng chi phí chung cần phân bổ  T1: Tổng tiêu chuẩn phân bổ Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Ti: Tiờu thức phân bổ. B, Tổ chức kế toán tập hợp chi phí. Đây là khâu mà kế toán viên phải sử dụng phương pháp tập hợp chi phí phù hợp để tổng hợp, hệ thống hóa các chi phí dịch vụ trong một kỳ nhất định theo đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Theo quy định hiện hành, các tài khoản sử dụng: -TK 621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. -TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”. -TK 627: “chi phí sản xuất chung”. -TK 154: “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. -TK 631: “giỏ thành sản xuất” (phương pháp kiểm kê định kỳ) Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 334, TK 338, TK 131,…  Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. CP NVLTT là chi phí về nguyên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ của Doanh nghiệp. Sau khi xác định đối tượng tập hợp chi phí thì chi phí nguyên vật liệu thường được tập hợp riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Để tập hợp CP NVLTT kế toán sử dụng TK 621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Kết cấu và trình tự kế toán CP NVLTT: xem sơ đồ 1.1  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả chi cho công nhân trực tiếp sản xuất, thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Trong đó tiền lương được xác định tùy thuộc vào hình thức tiền lương là lương thời gian hay lương sản phẩm. Cũn cỏc khoản trích theo lương được xác định căn cứ vào tổng số vào tiền lương cơ bản hay lương thực tế và tỷ lệ trích theo quy định. Để tập hợp CP NVLTT, kế toán sử dụng TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu và trình tự hạch toán CPNCTT: sơ đồ 1.2  Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí này phải được tập hợp lại theo từng địa điểm phát sinh. Cuối kỳ phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp. Nếu phân xưởng, bộ phận kinh doanh đó chỉ sản xuất một loại sản phẩm, cung cấp một loại dịch vụ thì tập hợp trực tiếp trên sản phẩm, dịch vụ đó. Để tập hợp, phân bổ CP SXC kế toán sử dụng tài khoản 627: “chi phí sản xuất chung” Kết cấu và trình tự kế toán CP SXC: xem sơ đồ 1.3 1.4.3. Đánh giá sản phẩm kinh doanh dở dang cuối kỳ Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn thường có quy trình công nghệ đơn giản, không có sản phẩm tồn kho, quá trình sản xuất, tiêu thụ diễn ra đồng thời nên có thể coi là không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 1.4.4 Phương pháp tính giá thành. Tính giá thành sản phẩm dịch vụ là căn cứ vào chớ phớ kinh doanh dịch vụ đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính toán giá thành dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ tư vấn là quá trình sản xuất đồng thời với tiêu thụ nên chỉ tính giá thành cho khối lượng sản phẩm dịch vụ đã coi là tiêu thụ. Giá thành thực tế vủa dịch vụ là số chi phí thực tế được tính cho khối lượng dịch vụ không gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ bằng giá thành sản xuất thực tế cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp tính giá thành, nhưng thông thường áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên: sơ đồ 1.4 Trình tự kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ: sơ đồ 1.5 1.5 Hình thức sổ kế toán Tùy vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô hoạt động mà kế toán doanh nghiệp lựa chọn hình thức sổ kế toán cho phù hợp. Các hình thức sổ kế toán mà Doanh nghiệp có thể áp dụng theo quy định hiện hành gồm: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. 1.6 Hình thức kế toán trên máy vi tính 1.6.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ cú cỏc loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 1.6.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Sơ đồ số 04) (a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. - Các bước tiến hành trên phần mềm kế toán: Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thị Thanh Xuân HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Lớp: CQ 46/21.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Chương II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN HOÀNG NHÂN 2.1 Tổng quan về công ty TNHH tư vấn và cung cấp thông tin Hoàng Nhân 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH tư vấn và cung cấp thông tin Hoàng Nhân được thành lập ngày 19/5/2007, có trụ sở đặt tại số 9B, Ngõ 44, phố Nguyễn Phúc Lai, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là cung cấp các dịch vụ tư vấn. Tel: (04) 275 2775 Website: tuvantamly.vn hoặc tuvanhoangnhan.com. Mã số Thuế: 0102544778 Giấy phép kinh doanh số: 01003026290 Vốn điều lệ:1.000.000.000 Tài khoản tại: ngân hàng VIETCOMBANK Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực từ gia đình, cụng việc…Cụng ty ra đời nhằm giúp mọi người có thể có những lời khuyên tốt nhất để giải quyết vấn đề của bản thân. Tiêu chí cuối cùng mà công ty hướng đến chính là hạnh phúc của mọi người. Các lĩnh vực mà công ty tư vấn bao gồm: -Tư vấn và trị liệu khủng hoảng, trầm cảm, stress,.. -Tư vấn quan hệ ứng xử hôn nhân gia đình. -Tư vấn phương pháp giáo dục con cái. -Tư vấn cai nghiện, người đồng tính, HIV,… -Tư vấn luật, tài chính. Trần Thị Thanh Xuân Lớp: CQ 46/21.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất