Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng hiến máu tình nguyện và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh si...

Tài liệu Thực trạng hiến máu tình nguyện và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh sinh viên tại trường cao đẳng y tế hà nam năm 2015.

.PDF
83
236
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH --------- & --------- TRẦN MINH DŨNG THỰC TRẠNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN VÀ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NAM NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG THÁI BÌNH - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH --------- & --------- TRẦN MINH DŨNG THỰC TRẠNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN VÀ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NAM NĂM 2015 Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 60720301 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC TIẾN TS. TRẦN THỊ KHUYÊN THÁI BÌNH – 2016 ĐẶT VẤN ĐỀ Máu đƣợc coi là loại thuốc đặc biệt mà đến nay loài ngƣời vẫn chƣa tạo ra chất gì có thể thay thế đƣợc [4]. Ngày nay, Y học càng phát triển, nhiều kỹ thuật cao đƣợc áp dụng trong điều trị: mổ ghép tạng, mổ tim hở... cùng với diễn biến phức tạp của bệnh nhân đa chấn thƣơng do tai nạn giao thông thì càng cần tới nhiều máu. Ở Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định lấy ngày 07/04 hằng năm là ngày toàn dân hiến máu tình nguyện [12]. Từ đó đến nay phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) đƣợc phát động và triển khai ngày càng phát triển rộng rãi và thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ về số ngƣời tham gia hiến máu và số đơn vị máu thu gom đƣợc năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên số đơn vị máu thu gom đƣợc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp cứu và điều trị, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là cần 2% dân số hiến máu [49]. Tỉnh Hà Nam với dân số tính đến hết năm 2014 là 798.572 ngƣời, hàng năm phải cần vận động và tiếp nhận hơn 15.971 đơn vị máu mới đủ cho nhu cầu điều trị và cấp cứu ngƣời bệnh, nhƣng lƣợng máu tiếp nhận đƣợc hàng năm hiện nay khoảng 5.633 đơn vị đạt 35,3% so với nhu cầu thực tế [7]. Trong khi đó, lực lƣợng tham gia hiến máu tình nguyện hàng năm chủ yếu là đoàn viên thanh niên và học sinh - sinh viên (HSSV) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, lực lƣợng này luôn biến động vào các dịp nghỉ hè, ngày lễ tết và đi làm ăn xa, do đó ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác điều trị, cấp cứu ngƣời bệnh. Theo Hoàng Văn Phóng số đơn vị máu thành phố Hải Phòng tiếp nhận từ H S S V giảm từ 7.567 đơn vị (chiếm 69,2%) năm 2010 xuống còn 7.494 đơn vị (chiếm 67,2%) năm 2011 [30]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang năm 2012 tại Trƣờng Đại học Y Hà Nội thì số sinh viên có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện là 46,7%; về thái độ có 86% sinh viên quan tâm đến hiến máu tình nguyện; số sinh viên đã từng tham gia hiến máu tình nguyện là 46,7% [28]; Theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Huệ tại Học viện Báo chí năm 2011 thì số sinh viên có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện là 40,6%; số sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện là trên 40% [5]. Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam với số lƣợng học sinh - sinh viên tham gia học tập gần 1000 ngƣời. Do vậy, xác định đây là lực lƣợng chủ chốt trong quá trình vận động tuyên truyền và giáo dục y đức cứu sống ngƣời bệnh qua hoạt động hiến máu tình nguyện. Hằng năm, cứ vào dịp "Lễ hội Xuân Hồng" Chi bộ, Ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên đều quan tâm chỉ đạo vận động tuyên truyền các em học sinh - sinh viên tích cực tham gia hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, hơn mƣời năm triển khai phong trào hiến máu tình nguyện tại Trƣờng vẫn chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh - sinh viên về vấn đề này để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác vận động và tuyên truyền hiến máu tình nguyện. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng hiến máu tình nguyện và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh - sinh viên tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam năm 2015", nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng phong trào hiến máu tình nguyện của học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam năm 2015. 2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan tới hiến máu tình nguyện của học sinh - sinh viên tại địa bàn nghiên cứu. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về máu và sinh lý máu: 1.1.1. Khái niệm về máu Máu là một tổ chức lỏng lƣu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến chức năng sống của cơ thể [19]. 1.1.2. Sinh lý máu 1.1.2.1. Lượng máu trong cơ thể Lƣợng máu trong cơ thể ngƣời khỏe mạnh tƣơng đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tuổi, giới, trọng lƣợng cơ thể,... Bình thƣờng tổng số lƣợng máu trong cơ thể ngƣời bằng khoảng 1/13 trọng lƣợng cơ thể. Nếu tính theo thể tích máu thì tổng thể tích máu của cơ thể là 77ml/kg cân nặng đối với nam và 66ml/kg cân nặng đối với nữ. Lƣợng máu trong cơ thể tƣơng đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể giữa lƣợng máu sinh ra ở tủy xƣơng bằng với lƣợng máu mất đi. Tuy vậy, nếu mất một lƣợng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xƣơng bị rối loạn thì lƣợng máu trong cơ thể mất ổn định. Lƣợng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể, khi mất nhiều mồ hôi, khi mất nƣớc thì lƣợng máu giảm do bị cô đặc. Trong những trƣờng hợp bệnh lý nhƣ thiếu máu do mất máu, do suy tủy,... lƣợng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Nếu mất máu trên 1/3 tổng lƣợng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể sốc thậm chí gây tử vong [19]. 1.1.2.2. Quá trình tạo máu - Chu trình sống của tế bào máu Các tế bào máu đƣợc sinh ra tại tủy xƣơng. Sau khi tham gia hoạt động chức năng ở máu và các mô trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy. Khi tiêu hủy, một phần chúng sẽ đƣợc tái hấp thu vào cơ thể, một phần sẽ đƣợc đào thải ra khỏi cơ thể. Bình thƣờng thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng nhau để đảm bảo duy trì lƣợng máu ổn định trong cơ thể. Ƣớc tính mỗi ngày sẽ có một lƣợng máu tƣơng đƣơng với 40ml đến 80 ml đƣợc thay thế và tủy xƣơng có khả năng sinh máu gấp 10 lần nhƣ vậy (khoảng 400ml đến 800ml). Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn mất máu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 80 đến 140 ml máu. Khi cơ thể mất nhiều máu vƣợt quá khả năng sinh máu của tủy xƣơng thì sẽ bị thiếu máu và có những rối loạn tùy mức độ mất máu. Bên cạnh đó nhiều bệnh lý tuy không bị mất máu nhƣng do tủy xƣơng không sinh hoặc giảm sinh máu hoặc sinh ra các tế bào máu bất thƣờng cũng sẽ gây thiếu máu. Một trong những nguyên nhân khá phổ biến là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn các thức ăn có nhiều sắt và uống viên sắt để dự phòng thiếu máu [19]. - Điều hòa tạo máu Ở ngƣời lớn, cơ quan tạo máu là tủy xƣơng của các xƣơng dài và xƣơng dẹt. Ở đó có các tế bào gốc, chúng nhân lên và phân chia nhiều lần để trở thành tế bào máu trƣởng thành. Hàng ngày tủy xƣơng tạo ra hàng tỷ tế bào máu để phát triển và thay thế các tế bào chết. Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lƣợng máu dự trữ trong gan, lách,... và cả các chất nội môi để duy trì huyết áp không thay đổi. Sau đó, tủy xƣơng sẽ tăng sinh máu để bù lƣợng máu đã mất. Các cơ quan cảm nhận thiếu oxy sẽ tiết ra các chất nội tiết kích thích tủy xƣơng tăng sinh máu. Bạch cầu và tiểu cầu do cƣ trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hƣởng nhiều sau khi bị mất máu. Huyết tƣơng hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày khi bị mất máu [19]. 1.2. Hiến máu 1.2.1. Các hình thức tham gia hiến máu 1.2.1.1. Người cho máu lấy tiền Là ngƣời cho máu nhận tiền hoặc các dạng vật chất khác có thể quy đổi ra tiền. Xét về động cơ cần tiền thì có rất nhiều yếu tố, có những yếu tố chấp nhận đƣợc nhƣng có những yếu tố cần sàng lọc, tƣ vấn để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong truyền máu. Vì động cơ tiền, có những ngƣời cho máu nhiều lần trong thời gian ngắn, điều này không những ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng máu mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời cho máu. Hầu hết đối tƣợng này đều thuộc diện khó khăn về tài chính, thậm chí trong diện nghèo, họ có thể cần tiền đóng học, nuôi con, cần tiền đột xuất... Họ tự nguyện đến cho máu và nhận một ít tiền cho sử dụng. Những trƣờng hợp này nếu tuân thủ đúng quy trình hiến máu thì vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Bên cạnh đó nên khuyến khích họ trở thành ngƣời HMTN không nhận tiền bồi dƣỡng. Có ba cách gọi tên đối tƣợng này: Ngƣời cho máu lấy tiền (Paid donor) Ngƣời bán máu (Blood seller); ngƣời cho máu chuyên nghiệp (Professional donor). Hiện nay, ở nƣớc ta tỷ lệ ngƣời cho máu lấy tiền còn khá cao 9,6%. Chúng ta đang nỗ lực để từng bƣớc giảm dần các đối tƣợng trên, việc không tăng số tiền chi trả cho họ cũng là một biện pháp quan trọng [8]. Hiện nay ở một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ luật pháp đã cấm việc cho máu lấy tiền nhƣng vẫn bồi dƣỡng bằng tiền cho ngƣời hiến huyết tƣơng. 1.2.1.2. Người nhà cho máu (Relative/Family donor) Là những ngƣời hiến máu (HM) khi có yêu cầu về máu để điều trị cho ngƣời thân của họ. Ở nhiều nƣớc việc lấy máu của ngƣời nhà vẫn diễn ra phổ biến. Trong trƣờng hợp thiếu máu thì đó cũng là nguồn HM cần thiết cho điều trị. Việc lấy máu từ ngƣời nhà có thể bao gồm việc lấy máu từ ngƣời cho máu lấy tiền nhƣng ngƣời nhà bệnh nhân trả tiền cho họ. Ở nƣớc ta, theo thống kê của Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN thì năm 2010, lƣợng ngƣời nhà HM chiếm tỷ lệ 6,1% trong tổng số lƣợng máu thu gom. Tuy nhiên, việc vận động ngƣời nhà HM cũng có một số điểm hạn chế: + Khi ngƣời bệnh cần truyền máu sẽ khiến cho những ngƣời thân của họ chịu áp lực rất lớn về việc HM; có thể có những ngƣời HM khi có yếu tố nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền qua đƣờng máu hoặc tình trạng sức khỏe không tốt gây nên những nguy cơ đối với an toàn truyền máu. + Việc không có đủ ngƣời nhà hoặc trong nhiều trƣờng hợp ngƣời nhà không muốn cho máu sẽ dẫn đến việc họ sẽ tìm kiếm ngƣời cho máu thay thế; đó có thể là ngƣời bán máu, có thể là những ngƣời không rõ về quan hệ, tiền sử bệnh tật... Do sức ép phải HM cho ngƣời nhà nên xuất hiện tình trạng “mua ngƣời nhà" để có máu cho ngƣời bệnh với chi phí có thể cao hơn nhiều lần so với quy định. + Không nên thực hiện với những ngƣời thân có quan hệ gần gũi về huyết thống nhƣ anh em cho nhau, con cho mẹ và ngƣợc lại. Vì trong hoàn cảnh đó cơ thể ngƣời nhận sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, sinh ra các kháng thể sẽ không thuận lợi cho họ nếu phải thực hiện việc ghép tế bào gốc, ghép phủ tạng (ngƣời trong huyết thống thƣờng là nguồn dự trữ hiến mô, phủ tạng, tế bào gốc cho chính ngƣời thân của mình, nhất là anh chị em) [8]. 1.2.1.3. Người cho máu thay thế (Replacement donor) Là những ngƣời HM khi có bệnh nhân cụ thể cần truyền máu mà lƣợng máu dự trữ không đáp ứng. Khi đó, cơ sở y tế cần huy động thêm ngƣời HM cho những bệnh nhân này đồng thời để duy trì cơ số tối thiểu cho dự trữ. Ngƣời HM thay thế có thể là ngƣời nhà, bạn bè hoặc những ngƣời không quen biết với ngƣời bệnh. Số ngƣời HM bằng hoặc nhiều hơn số đơn vị máu bệnh nhân cần. Lƣợng máu này đƣợc đƣa vào trung tâm truyền máu và đƣợc sử dụng chung cho các bệnh nhân, ngƣời bệnh sẽ nhận đƣợc số lƣợng máu cần thiết và tƣơng ứng nhƣng không biết ngƣời cho máu là ai [8]. 1.2.1.4. Người HM tình nguyện (Voluntary Non-Remunerated Blood Donor) Ngƣời HMTN là ngƣời hiến máu hoặc các thành phần của máu, trên cơ sở tự nguyện không nhận tiền hoặc bất cứ loại vật chất gì có thể quy đổi thành tiền. Những hỗ trợ chi phí hợp lý cho việc đi lại, hoặc đƣợc nghỉ làm việc hoặc những quà tặng vẫn đƣợc công nhận là hiến máu tự nguyện không nhận bồi hoàn. Ngƣời HMTN không lấy tiền hiến máu với động cơ duy nhất là cứu sống ngƣời bệnh, không vụ lợi, không có sức ép. Đây là đối tƣợng đảm bảo an toàn truyền máu tốt nhất, đặc biệt là ngƣời HMTN thƣờng xuyên. Ở nhiều nƣớc trên thế giới HMTN đã đạt mức 100% ngƣời HMTN, tại Việt Nam đã đạt đƣợc 84,2% (năm 2010). Tuy vậy, ở một số địa phƣơng trên cả nƣớc việc HMTN chƣa thực sự đƣợc đảm bảo theo đúng quy tắc - tự nguyện, không nhận bồi hoàn [8]. 1.2.1.5. Người cho máu tự thân (Autologous donor) Đây là loại hình cho máu an toàn nhất, tuy nhiên ở các nƣớc đang phát triển số ngƣời cho máu còn ít, số lƣợng máu đáp ứng chƣa đủ. Có thể cho trƣớc khi mổ, trong khi mổ (có chƣơng trình cho máu tự thân). Kinh phí chí cho xét nghiệm sàng lọc cũng giảm đi đáng kể [29]. 1.2.1.6. Cho máu trực tiếp (Direct donor) Đây là trƣờng hợp ngƣời cho máu đề nghị máu của họ đƣợc truyền trực tiếp cho ngƣời bệnh cụ thể hoặc ngƣợc lại, xuất phát từ mong muốn của chính ngƣời bệnh. Việc này thƣờng xuất phát từ niềm tin rằng chỉ có máu của những ngƣời thân mới đảm bảo an toàn. Tuy vậy, cũng nhƣ những hạn chế của ngƣời nhà cho máu, việc ngƣời bệnh biết ngƣời trực tiếp cho máu sẽ có nhiều vấn đề phức tạp (đôi khi cả về quan niệm, tín ngƣỡng, văn hóa). Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới không ủng hộ việc này [8]. 1.2.2. Hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe Giải thích tại sao hiến máu theo đúng hƣớng dẫn không có hại đến sức khỏe là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuận và cộng sự năm 2011 tại Hà Nội trên 1000 ngƣời dân trong độ tuổi hiến máu liên quan tới nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện thì có tới 34,2% ngƣời dân đƣợc nghiên cứu cho rằng hiến máu ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe; 33,2% ngƣời dân không biết hiến máu tình nguyện có hại hay không có hại tới sức khỏe [23]. Để khẳng định hiến máu tình nguyện không ảnh hƣởng đến sức khỏe các tình nguyện viên tham gia hiến máu chúng ta có thể dựa trên ba cơ sở chính là cơ sở sinh lý máu, qua các công trình nghiên cứu khoa học và thực tế ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới để khẳng định hiến máu theo hƣớng dẫn không ảnh hƣởng tới sức khỏe. 1.2.2.1. Cơ sở sinh lý máu - Các thành phần máu có đời sống nhất định và thƣờng xuyên đƣợc thay thế: Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng và đời sống nhất định và đƣợc thay thế hàng ngày. Các tế bào máu: Trong mỗi lít máu, có khoảng 4.000 - 5.000 tỷ hồng cầu. Một ngày, có khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu chết theo chu trình tự nhiên và cũng có khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu mới đƣợc sinh ra. Bạch cầu và tiểu cầu có đời sống ngắn hơn (khoảng một tuần) và cũng đƣợc thay thế hằng ngày. Trong máu, 55% là huyết tƣơng, trong đó chủ yếu là nƣớc. Huyết tƣơng thƣờng xuyên đƣợc bổ sung và thay thế qua đƣờng ăn, uống hàng ngày (đây là lý do ngƣời ta khuyến khích uống nhiều nƣớc trƣớc và sau khi hiến máu) [19]. - Lƣợng máu có trong cơ thể và lƣợng máu cho đi là phù hợp: Một ngƣời trƣởng thành khỏe mạnh, lƣợng máu có trung bình là 70ml/kg cân nặng. Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, nếu hiến lƣợng máu không quá 7 - 9ml/kg cân nặng/lần thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe (mỗi ngày không hiến quá 500ml) [19]. Nhƣ vậy, nếu một ngƣời nặng 50kg sẽ có khoảng 3500ml máu, ngƣời đó có thể hiến tối đa 450ml máu/lần mà không ảnh hƣởng tới sức khỏe. - Khả năng bù trừ của cơ thể khi mất máu, hiến máu: Khi bị mất máu ngay lập tức cơ thể huy động lƣợng máu đƣợc dự trữ nhiều trong gan, lách... để duy trì thể tích tuần hoàn và huyết áp. Đồng thời, sau khi hiến máu tủy xƣơng tăng sinh nhanh chóng để bù lại lƣợng máu mất đi (thƣờng cao hơn mức sinh lý máu bình thƣờng). Tủy xƣơng có thể tăng sinh máu gấp 4 - 10 lần so với nhu cầu bình thƣờng của cơ thể, giúp cho lƣợng máu đƣợc bù kịp thời [13]. 1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu khoa học Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, cũng nhƣ ở nƣớc ta đã theo dõi diễn biến sức khỏe và các chỉ số về máu sau hiến máu ở nhiều đối tƣợng: HM lần đầu, HM nhiều lần. Tất cả đều khẳng định sau khi HM các chỉ số lâm sàng không thay đổi, các chỉ số về máu có dao động nhƣng trong giới hạn cho phép. Ở ngƣời HM nhắc lại trên 5 lần chỉ số về máu đƣợc phục hồi nhanh hơn ở ngƣời HM lần đầu [19]. Theo tính toán lƣợng máu đƣợc thay thế hoàn toàn trong hai ngày sau HM, hồng cầu đƣợc thay trong 4 - 7 ngày, nhƣ vậy một thế hệ tế bào mới ra đời thay thế cho lƣợng hồng cầu đã hiến tặng [29]. 1.2.2.3. Bằng chứng thực tiễn HM có thể gây một số phản ứng bất lợi cho ngƣời HM nhƣ đau, khó chịu, vã mồ hôi...Nhƣng mỗi ngày, trên thế giới có hơn 260.000 ngƣời HM, nƣớc ta có hơn 2.000 ngƣời HM, nhiều ngƣời trong số họ đã HM tới trên 100 lần, sức khỏe hoàn toàn bình thƣờng và họ vẫn tiếp tục HM. Đó là bằng chứng rõ nhất về HM không có hại cho sức khỏe [13]. 1.2.3. Những tiêu chuẩn hiến máu an toàn Với phƣơng châm chữa cho ngƣời bệnh khỏi bệnh chứ không làm cho họ mắc thêm bệnh. Do đó, để có đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn thì ngƣời cho máu phải đạt những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới đƣợc cho máu. Vì vậy, tuyển chọn ngƣời cho máu tình nguyện là một khâu quan trọng trong công tác đảm bảo cung cấp máu có chất lƣợng và an toàn phục vụ cứu chữa ngƣời bệnh. Việc tuyển chọn ngƣời hiến máu tình nguyện nhằm mục đích sau: - Đảm bảo an toàn thuận lợi ngƣời HM - Lựa chọn ngƣời khỏe mạnh, không có hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đƣờng máu [21]. 1.2.3.1. Tiêu chuẩn lâm sàng Ngƣời cho máu phải là những ngƣời khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện, phải sẵn sàng hợp tác với thầy thuốc (trả lời những câu hỏi theo quy chế truyền máu của Bộ Y tế). Đây là biện pháp tự sàng lọc mình. Ngƣời cho máu phải có hồ sơ theo dõi sức khỏe về thời gian cho máu (với ngƣời cho máu nhắc lại) còn với ngƣời HM lần đầu phải có giấy tờ tùy thân, địa chỉ rõ ràng để ngân hàng máu quản lý. Tuổi tham gia HMTN với nam từ 18 - 60 tuổi; nữ từ 18 - 55 tuổi Thời gian cho máu: thời gian tối thiếu giữa hai lần cho máu là 2 tháng rƣỡi. Đối với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong một năm. Số lƣợng máu cho: lƣợng máu tối đa của mỗi lần cho máu bằng 1/13 lƣợng máu (trong cơ thể có khoảng từ 4 - 5 lít máu) hoặc tính một cách khác từ 5 đến 7ml/1kg thể trọng thì hoàn toàn không có ảnh hƣởng cho sức khỏe. Hiện nay chúng ta quy định đơn vị máu là 250ml và 350ml. Chỉ số cân nặng của ngƣời tham gia HMTN với nam giới từ 45kg trở lên; nữ giới từ 40kg trở lên. Chỉ số huyết áp phải ở giới hạn bình thƣờng: HATĐ ≤ 160mmHg; HATT ≥ 70mmHg. Ngƣời cho máu không đƣợc mắc các bệnh lây qua đƣờng truyền máu: HBV, HBC, HIV, giang mai, sốt rét. Ngƣời cho máu không phải là ngƣời nghiện hút, tiêm chích ma túy. Ngƣời cho máu không phải là ngƣời có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới với ngƣời ngoài hôn nhân (mại dâm, lây nhiễm HIV, tiêm chích ma túy). Ngƣời cho máu không phải là tù nhân đang giam giữ. Ngƣời cho máu không phải là ngƣời nhận chế phẩm máu dƣới một năm, còn trên hai năm phải đƣợc xem xét kiểm tra xét nghiệm một cách thận trọng. Ngƣời cho máu không phải là ngƣời vừa tiêm chủng vaccin, vừa uống thuốc nhƣ aspirin v.v... Ngƣời cho máu không phải là ngƣời cƣ trú trong vùng có nguy cơ sốt rét cao trong thời gian trên 6 tháng. Ngƣời cho máu không có các tiền sử mắc bệnh tim mạch, gan, thận, hô hấp v.v... và các bệnh khác nữa [29]. 1.2.3.2. Tiêu chuẩn về xét nghiệm Huyết sắc tố tối thiểu với nam ≥ 120g/l; với nữ ≥ 110g/l. Ở các cơ sở lớn có điều kiện quy định chung cả nam và nữ huyết sắc tố ≥ 120g/l. Các xét nghiệm: HbsAg phải âm tính; Anti HIV1-2 phải âm tính; Anti HCV phải âm tính; Giang mai (RPR, TPHA) phải âm tính; ký sinh trùng sốt rét không có; men gan ALT (khi có điều kiện) phải ở giới hạn bình thƣờng và một số xét nghiệm khác khi có nhu cầu [29]. 1.2.4. Lợi ích hiến máu 1.2.4.1. Những lợi ích hiến máu với cộng đồng Có đủ nguồn máu cho điều trị ngƣời bệnh. Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm ở mỗi nƣớc số đơn vị máu cần cho điều trị tối thiểu bằng 2% dân số. Nhƣ vậy, việc HM giúp có đủ nguồn máu cho điều trị [13]. Giáo dục về lối sống lành mạnh trong cộng đồng về truyền thống nhân ái. Các hoạt động giáo dục, truyền thông HMTN giúp nâng cao nhận thức của ngƣời dân về máu, an toàn truyền máu. Qua đó, ngƣời dân ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, sẵn sàng HM, mỗi lần HM họ đƣợc khám sức khỏe, việc đó giúp họ quan tâm hơn, ý thức nghiêm túc hơn về sức khỏe bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh để phòng bệnh cho bản thân và ngƣời thân trong gia đình [13]. 1.2.4.2. Lợi ích với sức khỏe người hiến máu Hiến máu tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái. Nhiều nghiên cứu về xã hội học đã khẳng định, việc HM có thể giúp ngƣời HM có những trải nghiệm tâm lý và tinh thần thú vị, có lợi cho sức khỏe. Có cảm giác tự hào và hạnh phúc đã cứu đƣợc ngƣời khác: HM là hành động của lòng nhân ái, vị tha. Cảm giác đó sẽ tạo sự phấn chấn, vui vẻ và là "liều thuốc tinh thần” rất tốt [13]. Đƣợc kiểm tra, tƣ vấn sức khỏe, giúp ngƣời HM theo dõi và tự giám sát sức khỏe của mình. Mỗi lần HM, ngƣời HM sẽ đƣợc kiểm tra sơ bộ về sức khỏe: khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ... làm xét nghiệm: huyết sắc tố, viêm gan B. Máu sau khi hiến còn đƣợc xét nghiệm sàng lọc năm bệnh chính đó là: HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét và ngƣời HMTN sẽ đƣợc thông báo về kết quả xét nghiệm này [13]. Mỗi lần HM là cơ thể cho đi nhiều thành phần máu trong cơ thể: Hồng cầu, tiểu cầu, cholesterol... Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lƣợng máu dự trữ trong gan, lách,... và cả các chất nội môi để duy trì huyết áp không thay đổi. Sau đó tủy xƣơng sẽ tăng sinh máu để bù lƣợng máu đã mất. Do đó cơ thể lại nhận đƣợc nhiều hồng cầu mới tăng cƣờng vai trò và chức năng của máu [19]. Hiến máu còn có tác dụng làm giảm quá tải sắt. Mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu chết đi và đƣợc thay thế bằng hồng cầu mới. Lƣợng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ tạo ra lƣợng sắt một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài, một phần tồn tại trong cơ thể. Sắt dƣ thừa sẽ kích thích quá trình tạo gốc tự do, oxy hóa cholesterol. Những ngƣời có hàm lƣợng sắt dƣ thừa cao gây tổn hại nhiều cơ quan: tụy, thƣợng thận... và có thể gây ra nhiều bệnh nhƣ: tiểu đƣờng, bệnh gan, tim mạch... [13]. Hiến máu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự có mặt của quá nhiều sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol sản phẩm của quá trình này lắng đọng ở lớp dƣới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện xơ vữa mạch máu, gây cơn đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy những ngƣời hiến máu nhiều lần có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ít hơn so với những ngƣời không HM [13]. Giảm nguy cơ bị ung thƣ. Việc cơ thể hấp thu sắt vƣợt quá mức nhất định cũng nhƣ việc tiêu hủy tế bào máu hằng ngày sẽ thúc đẩy hình thành các gốc tự do; các gốc tự do này gây ra các thay đổi trong tế bào làm vỡ chức năng bình thƣờng của tế bào và làm tăng nguy cơ gây ung thƣ gan, phổi, đại tràng... nhiều nghiên cứu đang tập trung làm rõ hơn vấn đề này, nhƣng bƣớc đầu ngƣời ta ghi nhận tỷ lệ ung thƣ giảm hơn ở những ngƣời HM thƣờng xuyên so với ngƣời không HM [13]. HM tăng quá trình đốt cháy calo và giúp đỡ quá trình giảm cân. Ngƣời ta đã so sánh việc HM thƣờng xuyên với chế độ ăn kiêng hoặc giữ cân thông thƣờng. HM là phƣơng pháp đơn giản nhất hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tiêu năng lƣợng của cơ thể. Ngƣời ta tính mỗi lần hiến khoảng 450ml giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lƣợng cholesterol trong máu [13]. Mỗi lần HM là một lần gửi máu vào ngân hàng máu. Ở nƣớc ta với việc quy định ngƣời HM đƣợc nhận giấy chứng nhận HMTN sau mỗi lần HM...và chế độ bồi hoàn máu cho ngƣời đã HM giúp đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho ngƣời HM. Mỗi một lần HM là cách ngƣời HM gửi máu của mình vào ngân hàng máu khi không may mắn ngƣời HM cần nhận máu sẽ đƣợc bồi hoàn miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc [13]. 1.3. Hiến máu tình nguyện 1.3.1. Định nghĩa HMTN Hiến máu tình nguyện là những ngƣời khỏe mạnh, không có tiền sử mắc các bệnh về máu, có tinh thần nhân đạo, tự nguyện cứu giúp ngƣời bệnh. Có ý thức về hiến máu an toàn cho ngƣời bệnh và vận động nhiều ngƣời cùng tham gia hiến máu [19]. 1.3.2. Đặc điểm của người HMTN 1.3.2.1. Nghề nghiệp, lứa tuổi HM Theo Nguyễn Đức Thuận và cộng sự nghiên cứu” Đặc điểm người hiến máu tình nguyện năm 2010 tại một số thành phố” tỷ lệ ngƣời đã đăng ký HMTN và có đủ điều kiện hiến máu đạt khá cao tới 80,11% trong đó tỷ lệ đã hiến máu đạt 77,89%. Có một tỷ lệ khá lớn (15,71%) số ngƣời tuy đã đăng ký HMTN nhƣng không đủ điều kiện HM do các phát hiện về mặt lâm sàng (10,25%) hoặc các phát hiện về xét nghiệm (5,46%); có 2,23% số ngƣời hoàn toàn đủ điều kiện HMTN nhƣng đã không hiến máu. Trong số ngƣời HMTN thì lực lƣợng chính vẫn là ngƣời trẻ tuổi (từ 18 - 35 tuổi) chiếm 79,15%; hơn 1/2 là nam giới (57,38%); có gần 1/2 là HSSV (45,56%). Đây là lực lƣợng HM tiềm năng lớn của quốc gia [22]. Theo Nguyễn Thị Thu Hiền và Hoàng Văn Phóng nghiên cứu "Đặc điểm ngƣời HMTN tại Hải Phòng hai năm 2010 - 2011" nhận thấy độ tuổi của ngƣời HMTN chủ yếu từ 18 - 25 tuổi; tỷ lệ nam cao hơn nữ (59,65% và 40,35%). Đối tƣợng HMTN vẫn chủ yếu là HSSV (71,32%) [3]. 1.3.2.2. Về tâm lý người HM Theo Nguyễn Đức Thuận thì đặc điểm chung về tâm lý của ngƣời HM là hồi hộp, lo lắng và đan xen với niềm vui, niềm tự hào khi làm đƣợc một việc thiện. Trƣớc khi đăng ký HM ngƣời HM phải trải qua "Giai đoạn tự lựa chọn" tức là tự đấu tranh có hay không tham gia HMTN, nhiều khi câu trả lời đơn giản là "cứ đi đến điểm HM rồi quyết định". Khi đăng ký HM có sự lúng túng trƣớc một số câu hỏi đặt ra trong phiếu đăng ký HM rất dễ làm cho ngƣời HM trả lời không chính xác. Khi khám lâm sàng và xét nghiệm ngƣời HM có cảm xúc hồi hộp, lo lắng không biết nhân viên y tế nhận xét nhƣ thế nào về sức khỏe của bản thân. Sợ đau khi lấy máu, sợ phát hiện mình bị bệnh. Trong khi HM sợ đau là cảm giác hay gặp nhất là những ngƣời HM lần đầu. Một số ngƣời có biểu hiện "tự ám thị" nhƣ cảm thấy mình đang "mệt dần"; cảm thấy mình "đang khó thở". Sau khi HM cảm xúc vui vẻ, thấy nhẹ nhõm kết hợp với cảm giác lâng lâng vì đã hoàn thành việc HM cứu ngƣời [26]. 1.3.3. Vận động HMTN an toàn không vì lợi ích kinh tế 1.3.3.1. Do nhu cầu máu cho điều trị bệnh, cho cấp cứu, cho dự phòng thảm họa, cho an ninh quốc phòng ngày càng tăng Hiện nay, trên toàn quốc mới đạt đƣợc 25% nhu cầu máu. Do không có đủ máu dự trữ, nên nhiều trƣờng hợp cấp cứu do chấn thƣơng, do thảm họa ở các bệnh viện gặp nhiều khó khăn dẫn đến tử vong, mặt khác không có điều kiện chuẩn bị kỹ nên nguy cơ lây nhiễm cao, không thực hiện đƣợc truyền máu từng phần gây nhiều tác hại và lãng phí [29]. 1.3.3.2. Tình hình nhiễm trùng liên quan đến đường máu Số ngƣời nhiễm HIV trong cộng đồng ngày càng tăng nhanh là nguy cơ đe dọa an toàn truyền máu. Tháng 10 năm 1982, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) xác nhận về trƣờng hợp đầu tiên nhiễm HIV do truyền máu. Một bệnh nhi Hemophilia A 20 tháng tuổi, đƣợc mô tả những triệu chứng của AIDS; nghiên cứu hồi cứu cho thấy, bệnh nhi này đã đƣợc nhận máu từ một ngƣời HM mà sau đó ngƣời này có biểu hiện của AIDS. Vào thời điểm đó, đã có 788 trƣờng hợp đƣợc phát hiện nhiễm HIV và cụm từ bệnh “có khả năng liên quan tới truyền máu" (possible transfusionassociated" ra đời. Năm 1983, Trung tâm Sức khỏe cộng đồng Mỹ khuyến cáo rằng, những ai có nguy cơ nhiễm HIV không nên cho máu [17]. Số ngƣời nhiễm virus viêm gan B rất cao (15-20%), có nơi cao hơn. Số này khi cho máu không đƣợc sàng lọc tốt sẽ là nguy cơ lây nhiễm do truyền máu. Virus viêm gan gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: viêm gan mạn, xơ gan, ung thƣ gan [29]. 1.3.3.3. Tình hình nghiện chích ma túy đang có chiều hướng gia tăng trong đội ngũ thanh niên trẻ có khả năng cho máu Nhóm ngƣời này cần tiền, họ sẵn sàng cho máu để lấy tiền. Số ngƣời nghiện chích ma túy bị nhiễm HIV chiếm 70 - 80%. Nếu không vận động đƣợc ngƣời cho máu tình nguyện không vì lợi ích kinh tế thì nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho máu có thể lây HIV cho nhiều ngƣời [29]. 1.4. Nghiên cứu thực trạng hiến máu tình nguyện 1.4.1 Trên thế giới Theo kết quả nghiên cứu của Hossein Safizadeh trên đối tƣợng là sinh viên đại học ở thành phố Kerman của Iran cho thấy 66,6% số ĐTNC cho rằng máu tặng là một cách để lây các bệnh truyền nhiễm. Số ĐTNC có nhận thức đúng độ tuổi tham gia HMTN chiếm có 11,7%; nhận thức đúng về trọng lƣợng cơ thể tham gia HMTN là 51,2%. Khi đƣợc hỏi số lần hiến máu tối đa trong một năm thì chỉ có 24,6% ĐTNC trả lời đúng. Số ĐTNC tham gia hiến máu ở nam giới đạt 33,3% và nữ giới là 18,7% [38]. Trong nghiên cứu trên hai nhóm đối tƣợng ngƣời hiến máu lấy tiền và không lấy tiền của Ilona Buciuniene tại Litva cho thấy lý do tham gia HMTN của ĐTNC là giúp đỡ ngƣời bệnh chiếm 50%, hiến máu vì tiền chiếm 21,8% và cho rằng hiến máu vì nghĩa vụ cao cả là 18,6% [40]. Nghiên cứu của Sana Saleem về tác động của tín nhắn tới việc trở thành ngƣời hiến máu tình nguyện trong tƣơng lai tại Ấn Độ cho thấy có tới 93,4% số ngƣời cho rằng hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ số ngƣời không tham gia hiến máu chiếm khá lớn với 74%, lý giải về việc nhiều ngƣời không tham gia hiến máu trong khi nhận thức tốt là vì nhiều ngƣời cho rằng mình không đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe chiếm 47,6%, tiếp theo nhiều ngƣời cho rằng máu hiến của mình không đƣợc sử dụng đúng mục đích với 24,7% [47]. Nghiên cứu của Anju Dubey và cộng sự về "Kiến thức, thái độ và niềm tin của trẻ, các nhà tài trợ máu sinh viên đại học về vi rút suy giảm miễn dịch của con ngƣời" tại Ấn Độ cho thấy nhận thức của sinh viên về tự sàng lọc tiêu chuẩn hiến máu rất cao khi có tới 85% số sinh viên nói sẽ từ chối hiến máu nếu bị nhiễm HIV. Trong nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm virus HIV ở ngƣời hiến máu Ấn Độ trong khoảng từ 0,084% đến 3,87%. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng và tự sàng lọc trƣớc hiến máu là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn truyền máu [32]. Nghiên cứu của V.Kowsalya và cộng sự về kiến thức, thái độ và thực hành hiến máu của sinh viên tại Puducherry, Ấn Độ cho biết trong thực tế có 13,2 sinh viên đã hiến máu (năm thứ nhất hiến 10%, năm thứ hai hiến 13% và năm thứ ba là 24% trong đó có 2,7% nam sinh viên một mình hiến máu thƣờng xuyên. Trong tất cả các sinh viên năm thứ 3 cho thấy kiến thức cao hơn đáng kể so với năm 1, trong thái độ và phần thực hành năm thứ 3 của học sinh cho thấy thái độ tích cực đáng kể cao hơn và thực tế hơn so với 1 và năm thứ 2. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy có một mối liên hệ thuận giữa kiến thức, thái độ và thực hành về hiến máu, trong đó đề xuất rằng thái độ tích cực và thực hành có thể đƣợc cải thiện bằng việc khắc sâu kiến thức về hiến máu giữa các sinh viên đại học để tuyển dụng và hiến máu thƣờng xuyên, sẽ giúp cho đạt 100% hiến máu trên cơ sở tự nguyện [52]. Nghiên cứu của Benedict Nwogoh và cộng sự tại Nigeria chỉ ra rằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất