Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở tp bạc liêu – tỉ...

Tài liệu Thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở tp bạc liêu – tỉnh bạc liêu

.PDF
174
266
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM TIẾN CÔNG THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN XÃ HỘI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TP BẠC LIÊU – TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ************** PHẠM TIẾN CÔNG THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN XÃ HỘI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TP BẠC LIÊU – TỈNH BẠC LIÊU CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC MÃ SỐ: 60.31.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN SƠN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Huỳnh Văn Sơn. Thầy đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong tổ bộ môn Tâm lý học, quý thầy cô giảng dạy lớp cao học cũng như quý thầy cô phòng Sau đại học đã tận tình dạy bảo tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo thuộc hai trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu và Trung học cơ sở Hiệp Thành, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và toàn thể học sinh các lớp được nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Dù rất cố gắng để hoàn thành luận văn này, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô. Trân trọng! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012 Học viên Phạm Tiến Công LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giáo dục, hiện tượng hành vi lệch chuẩn xã hội có xuất hiện trong trường học, cần có nghiên cứu cụ thể để tìm hiểu thực trạng này, từ đó tìm biện pháp phòng ngừa và khắc phục, xuất phát từ nhu cầu của bản thân nên đã hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiên cứu khoa học. Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chua từng được công bố trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 4 6.1.Phương pháp luận: ......................................................................................................................... 4 6.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................. 5 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................................................... 5 6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................................... 5 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6 7.1. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................................... 6 7.2. Chọn mẫu nghiên cứu.................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN XÃ HỘI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................ 7 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn .................................................. 7 1.1.1. Nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn ở nước ngoài ................................................... 7 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn ở trong nước...................................................... 11 1.2. Lý luận về hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở ........................ 15 1.2.1. Hành vi và hành vi lệch chuẩn ............................................................................... 15 1.2.1.1. Khái niệm về hành vi ............................................................................................................. 15 1.2.1.2. Khái niệm hành vi lệch chuẩn............................................................................................... 17 a. Định nghĩa hành vi lệch chuẩn ...................................................................................................... 17 1.2.1.3. Hành vi lệch chuẩn xã hội ..................................................................................................... 30 1.2.2. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS (tuổi thiếu niên).......................... 45 1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý của học sinh THCS (thiếu niên) ............................................................... 45 1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS (thiếu niên) ............................................................... 47 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở ............................................................................................................... 51 1.2.4. Phòng ngừa và điều chỉnh hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh THCS .................. 56 1.2.4.1. Phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh THCS. ...................................... 56 1.2.4.2. Điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở. ........................ 59 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI LỆCH CHUẨN XÃ HỘI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU ................. 62 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ................................................................................ 62 2.2. Khái quát về thể thức nghiên cứu .............................................................................. 65 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................................................. 65 2.2.2. Phương pháp quan sát .............................................................................................................. 65 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................................................... 66 2.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................................................... 66 2.2.5. Phương pháp toán thống kê ..................................................................................................... 68 2.3. Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học Cơ sở thành phố Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu................................................................................................... 69 2.3.1. Nhận thức của học sinh về chuẩn hành vi xã hội và các yêu cầu có liên quan .................... 69 2.3.2. Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh trung học cơ sở ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu qua các biểu hiện cụ thể ............................................................................ 78 2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ................................................................. 100 2.4.1. Đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh ................................................................................................................................. 100 2.4.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh 105 2.4.3. Một số mong ước, nguyện vọng của học sinh ....................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 111 1. Kết luận ................................................................................................................ 111 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 117 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Mô tả về khách thể nghiên cứu ...................................................... 62 Bảng 2. 2. Thống kê độ tuổi mẫu nghiên cứu ................................................. 63 Bảng 2. 3. Thống kê về độ tuổi giáo viên thuộc mẫu nghiên cứu ................... 64 Bảng 2. 4. Thống kê số năm dạy học của giáo viên trong mẫu nghiên cứu ... 64 Bảng 2. 5. Tự đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về một số lĩnh vực ở gia đình, nhà trường và xã hội .............................................................................. 70 Bảng 2. 6. Ý kiến của giáo viên về mức độ hiểu biết của học sinh của mình về một số lĩnh vực lĩnh vực ở gia đình, nhà trường, xã hội ................................. 72 Bảng 2. 7. Quan niệm của học sinh về các chuẩn mực hành vi ..................... 74 Bảng 2. 8. Đánh giá của giáo viên đối với nhận thức của học sinh về các chuẩn mực hành vi .......................................................................................... 76 Bảng 2. 9. Tự đánh giá của học sinh về hành vi lệch chuẩn xã hội của bản thân .................................................................................................................. 78 Bảng 2. 10. Giáo viên đánh giá học sinh của lớp mình đang phụ trách ........ 81 Bảng 2. 11. Đánh giá của giáo viên về các hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh .................................................................................................................. 82 Bảng 2. 12. Biểu hiện về các hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh thông qua thái độ của học sinh đối trong một số tình huống cụ thể ......................... 84 Bảng 2. 13. Tự đánh giá của học sinh về các hành vi lệch chuẩn xã hội có trong sáu tháng gần đây: ................................................................................ 87 Bảng 2. 14. Số học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội.................................... 90 Bảng 2. 15. So sánh tỷ lệ học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội giữa lớp 6 và lớp 9 ................................................................................................................. 92 Bảng 2. 16. So sánh tỷ lệ học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội giữa nam và nữ. .................................................................................................................... 93 Bảng 2. 17. Đánh giá của giáo viên về các hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh có trong sáu tháng gần đây ..................................................................... 94 Bảng 2. 18. Cách ứng xử của học sinh trong một số tình huống cụ thể ......... 97 Bảng 2. 19. Ý kiến của học sinh đối với sự đánh giá của người khác ............ 99 Bảng 2. 20. Đánh giá của học sinh về những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội ......................................................................... 101 Bảng 2. 21. So sánh giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về những nguyên nhân dẫn đến trẻ có hành vi lệch chuẩn xã hội..................... 104 Bảng 2. 22. Đánh giá của học sinh về mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi của mình ........................................................................................... 105 Bảng 2. 23. Đánh giá của giáo viên về mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi của học sinh (theo tỷ lệ phần trăm).................................................. 106 Bảng 2. 24. Một vài mong ước, nguyện vọng của học sinh( theo tỷ lệ) ........ 108 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu đồ mô tả quá trình những tác nhân kích thích thúc đẩy hành vi xuất hiện và hậu quả khi hành vi được xuất hiện. ...................................... 26 Biểu đồ 2.1. Sự hiểu biết của học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu về một số lĩnh vực cụ thể .................................................................................... 71 Biểu đồ 2.2. Tự đánh giá của học sinh về hành vi lệch chuẩn xã hội của bản thân ................................................................................................................. 80 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và nhịp sống sôi động của thời kỳ mở cửa đang ảnh hưởng tới mỗi người trong xã hội. Sự chuyển biến và phát triển của thời đại đã đặt ra nhiều thách thức cho xã hội, đặc biệt là công tác giáo dục thế hệ trẻ, đó là: “Làm thế nào để hình thành nhân cách ở thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội”. Đó là vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế không dễ thực hiện một cách hoàn chỉnh. Song song với việc mang đến những điều kiện cho con người học tập và phát triển thì xã hội hiện đại cũng mang đến cho con người nhiều áp lực, và cả những cám dỗ mà bản thân họ không đủ khả năng từ chối, từ đó dễ làm cho con người rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, và có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Tuổi thiếu niên được xác định vào khoảng từ 12 đến 15 tuổi, tương ứng với những năm học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường Trung học Cơ sở. Theo các nhà Tâm lý học thì giai đoạn này là giai đoạn quá độ, chuyển từ trẻ em sang người lớn: “Trong thiếu niên tồn tại song song cả tính trẻ con và tính người lớn” [19; tr27], đây là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của các em vì xảy ra đồng thời một loạt những biến đổi về sinh lý, tâm lý. Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là ý thức và tự ý thức của các em bắt đầu phát triển, tính tích cực xã hội cũng tăng lên. Trong bản thân mỗi em đều xuất hiện một cảm giác mới lạ, đó là cảm giác mình đã trở thành người lớn. Nguyện vọng độc lập của các em phát triển mạnh. Các em muốn người khác nhìn nhận mình như là một người lớn, muốn được bình đẳng trong quan hệ với người lớn, muốn được độc lập trong việc lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức xã hội và phương thức hành vi. Tuy nhiên nguyện vọng của các em thường mâu thuẫn với chính khả năng thực tế, mâu thuẫn với quan điểm chưa thay đổi của người lớn về các em. Chính vì những mâu thuẫn đó dẫn đến quan hệ giữa các em với người lớn dễ xảy ra căng thẳng. Nếu người lớn cư xử không phù hợp thì mối quan hệ giữa các em và người lớn sẽ trở nên căng thẳng, các em thể hiện sự chống đối với những yêu cầu của người lớn. Những yêu cầu của cha mẹ, nhà trường, xã hội và thậm chí những yêu cầu của chính bản thân có thể gây ra những áp lực đối với các em. Chính những yêu cầu đó lại là những nguyên nhân gây ra trạnh thái căng thẳng, bất an và hành vi lệch chuẩn ở thiếu niên. Chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng hàng đầu “vì trẻ em là tương lai của đất nước”. Nhiệm vụ này đã được Đảng và Bác Hồ xác định. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, nhiệm vụ đó được cụ thể hoá cho phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh xã hội. Lứa tuổi thiếu niên, là thời kỳ phát triển vô cùng phức tạp, nhiều mâu thuẫn và cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều hành vi lệch chuẩn nhất so với các lứa tuổi khác vì đây là giai đoạn đang xảy ra những chuyển biến mạnh mẽ về thể chất, tâm lý, xã hội. Tuy nhiên, nếu được người lớn, đặc biệt là cha mẹ và giáo viên có những hiểu biết về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của các em và có những biện pháp giáo dục, cư xử phù hợp thì những khó khăn, căng thẳng của các em sẽ qua đi một cách nhanh chóng. Ngược lại, sự thiếu hiểu biết kết hợp với cách giáo dục, cư xử không khoa học của người lớn thường dẫn đến những hành vi chống đối của thiếu niên. Có thể nhận định bước đầu là tỷ lệ hành vi lệch chuẩn nói chung và hành vi lệch chuẩn xã hội nói riêng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm này ở Việt Nam chưa có một số liệu thống kê đầy đủ nào về tỷ lệ hành vi lệch chuẩn của mọi người trong xã hội, đặc biệt là ở học sinh. Mặc dù, gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn, nhưng chỉ nghiên cứu ở một số nơi thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và xuất hiện một số trung tâm tư vấn, chẩn đoán và điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho mọi thành phần, mọi lứa tuổi trong xã hội, song những trung tâm này cũng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, còn ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn, vùng xa trung tâm thành phố thì hầu như không có. Trong hệ thống học đường, rất cần có đội ngũ các nhà tâm lý giữ vai trò phát hiện, tư vấn, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn xã hội cho học sinh, nhưng hiện nay việc phát hiện, tư vấn, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn xã hội trong học đường chưa, được triển khai mà mới chỉ thí điểm ở một số trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ở một số thành phố lớn như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hành vi lệch chuẩn xã hội của thiếu niên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục. Vì vậy, cần phải có biện pháp phát hiện, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn xã hội cho trẻ. Trên cơ sở đó, đề tài: “Thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu” được tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở TP Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở TP Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 6 và lớp 9 trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu và Trung học cơ sở Hiệp Thành thành phố Bạc Liêu với số học sinh 360 em. Ngoài ra, còn có 50 giáo viên được chọn làm khách thể nghiên cứu bổ trợ. 4. Giả thuyết khoa học Hành vi lệch chuẩn xã hội có xuất hiện ở học sinh Trung học cơ sở. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ và mức độ giữa học sinh các khối lớp, ở khối lớp 9 tỷ lệ học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội cao hơn ở khối lớp 6, tỷ lệ học sinh nam có hành vi lệch chuẩn xã hội cao hơn học sinh nữ. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở khá đa dạng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá và làm sáng tỏ một số vấn về lý luận liên quan đến đề tài (Khái niệm hành vi, hành vi lệch chuẩn, hành vi lệch chuẩn xã hội..). 5.2. Khảo sát thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh Trung học cơ sở TP Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở đó phân tích một số nguyên nhân của thực trạng trên. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp luận: 6.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm hành vi, hành vi lệch chuẩn xã hội, phân loại hành vi lệch chuẩn xã hội, biểu hiện, nguyên nhân của hành vi lệch chuẩn xã hội. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 6.1.2. Quan điểm thực tiễn Chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng hàng đầu “vì trẻ em là tương lai của đất nước”. Tuổi thiếu niên, là thời kỳ phát triển phức tạp, nhiều mâu thuẫn và cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều hành vi lệch chuẩn nhất so với các lứa tuổi khác. Có thể nhận định bước đầu là hành vi lệch chuẩn xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm này ở Việt Nam chưa có một số liệu thống kê đầy đủ nào về tỷ lệ hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh, đặc biệt là ở học sinh trung học cơ sở. Mặc dù, gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn, nhưng chỉ nghiên cứu ở một số nơi thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hành vi lệch chuẩn xã hội là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh trung học cơ sở là đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phân tích các đề tài nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn về hành vi lệch chuẩn, hành vi lệch chuẩn xã hội trong và ngoài nước nhằm hệ thống hóa lý luận nghiên cứu đề tài. 6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp quan sát Phương pháp này chủ yếu trong giai đoạn hai của quá trình nghiên cứu đối với những học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội. Nội dung quan sát: cách thức trẻ chơi và học tập, giao tiếp với thầy cô, đặc biệt là với bạn bè trên lớp; thái độ phản ứng của trẻ với những sự kiện và với những người xung quanh. 6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn dùng cho học sinh, cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm để thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn sâu với những trẻ đã được sàng lọc ở giai đoạn một, kết hợp phỏng vấn các thành viên trong gia đình để thu thập đầy đủ thông tin, phân tích các yếu tố liên quan đến vấn đề hành vi lệch chuẩn xã hội mà trẻ đang gặp phải. 6. 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về tình hình hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh và giáo viên của chính những học sinh có nguy cơ hành vi lệch chuẩn xã hội. 6.2.2.4. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 16 để xử lý kết quả điều tra: tính tỷ lệ %, tính tần số, xác định tính tương quan giữa các yếu tố… 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 7.1. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện và thời gian có hạn, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu toàn bộ những hành vi lệch chuẩn mà chỉ tập trung nghiên cứu hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh Trung học cơ sở TP. Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu. 7.2. Chọn mẫu nghiên cứu Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 360 em học sinh ở 8 lớp của hai trường để nghiên cứu. Cụ thể: Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu: hai lớp 6 và hai lớp 9 mỗi lớp 45 em; trường Trung học Hiệp Thành: hai lớp 6 và hai lớp 9 mỗi lớp 45 em. Ngoài ra, 50 giáo viên được chọn làm khách thể nghiên cứu bổ trợ. Cách tiến hành: - Đợt 1: Điều tra thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2011. - Đợt 2: Thu hẹp phạm vi nghiên cứu, chỉ nghiên cứu những em có hành vi lệch chuẩn xã hội, thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2011. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN XÃ HỘI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn Xã hội ngày càng phát triển, con người càng đóng vai trò trung tâm và trở thành nguồn lực chính cho sự phát triển của xã hội thì các ngành khoa học nói chung và tâm lý học nói riêng càng tập trung vào nghiên cứu con người. Vấn đề hành vi nói chung, hành vi lệch chuẩn nói riêng trong xã hội hiện đại thực sự trở thành một vấn đề thời sự, được các nhà Tâm lý học, Giáo dục học, các bác sỹ tâm thần quan tâm nghiên cứu. 1.1.1. Nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn ở nước ngoài Mặc dù, hành vi lệch chuẩn ở con người xuất hiện từ thời xa xưa nhưng những hành vi lệch chuẩn đó không được nhìn nhận đúng đắn với bản chất của nó mà được cho là do “ma ám, quỷ ám”. Giữa thế kỷ XV, ở Đức, thuật ngữ “người điên” (MAD) xuất hiện và những người bị mắc chứng bệnh này được hiểu là những người bị quỷ thần lấy mất lý trí. Mãi đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhận thức vấn đề rối loạn tâm lý như một chứng bệnh tâm thần mới xuất hiện ở Châu Âu [43; tr31]. Trên thực tế, vấn đề hành vi, hành vi lệch chuẩn cũng như vấn đề về trị liệu thực sự được quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, gắn liền với tên tuổi các nhà Tâm thần học, Tâm lý học, Giáo dục học nổi tiếng như S. Freud, V. N. Miaxishev, M. J. Eysench, D. W. Winnicott, G. E. Xukhareva… - Nghiên cứu về đặc điểm lứa tuổi với sự xuất hiện của những hành vi lệch chuẩn được T. P. Xim xom, M. M. Model và L. I. Galperin (1935) chỉ ra sự gia tăng theo độ tuổi những xung đột nội tâm do phát triển khả năng tự đánh giá yêu cầu đối với bản thân và khả năng xử lý nội tâm. Trước đó, năm 1934, T. P. Ximxom cũng như E. A. Blei (1940) nghiên cứu và rút ra nhận xét: chấn thương tâm lý cấp tính dưới dạng sợ hãi, hoảng loạn được coi là quan trọng trong việc xuất hiện hành vi lệch chuẩn. Cũng theo hướng nghiên cứu này, các tác giả G. E. Xukhareva và L. X. Iuxevitr thấy rằng trẻ em dưới 3 tuổi thường có phản ứng mạnh đối với sự thay đổi hoàn cảnh và những kích thích mới lạ, còn trẻ em trên 3 tuổi thì phản ứng mạnh với những hoàn cảnh sống khó khăn. - Nghiên cứu về ảnh hưởng của mô hình sống, phim ảnh tới hành vi của trẻ thì nhà tâm lý học Albert Bandura khẳng định rằng nhóm các em có quan sát hành vi bạo lực trêm phim ảnh và trong đời thường đã thể hiện tính bạo lực nhiều hơn so với nhóm trẻ đối chứng. Cụ thể như, đứa trẻ sống trong gia đình với người cha hung bạo, từ sự quan sát cách cư xử thô bạo với người khác, khi giao tiếp với bạn bè, có thể đứa trẻ đó cũng có cách thể hiện hung hăng như vậy. - Trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi lệch chuẩn ở trẻ em phải kể đến tên tuổi của V. N. Miaxishev. Ông và các cộng sự đã có rất nhiều đóng góp cho lĩnh vực này. Ông chỉ ra rằng những mâu thuẫn tâm lý, mâu thuẫn nội tâm là nguyên nhân gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em. V. N. Miaxishev và B. D. Karvaxarki, nghiên cứu và khẳng định ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ xã hội trong gia đình là rất lớn đối với việc gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em. Theo kết quả nghiên cứu của V. K. Miager (1973) thì có tới 80% hoàn cảnh gây chấn thương tâm lý dẫn đến những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là những mối quan hệ mâu thuẫn không giải quyết được và kéo dài giữa các thành viên trong gia đình. - X. V. Lebeđer nghiên cứu và đưa ra các yếu tố gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em bao gồm: + Hoàn cảnh gia đình gây chấn thương tâm lý kéo dài + Thiếu sót trong giáo dục + Xung đột ở trường học + Chấn thương tâm lý cấp + Bố mẹ nghiện rượu nặng [45; tr12]. - Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã quan tâm đến vấn đề phát sinh, phát triển hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là con một trong gia đình. E. A. Blei nghiên cứu (năm 1934) và L. G. Golubeva (1974) đã đưa ra nhận xét chung là những đứa trẻ là con một thường có những rối loạn quá trình thích nghi và hay có những hành vi lệch chuẩn khi đến nhà trẻ hay đi học. Từ năm 1960 đến nay, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cố gắng xây dựng và hoàn thiện bảng phân loại các rối loạn tâm lý và thống nhất các thuật ngữ. Trước tình hình các rối loạn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng, tổ chức Y tế thế giới đã liên tục đưa ra vấn đề này thành chương trình nghị sự của nhiều cuộc hội thảo. Các nhà Tâm lý giáo dục Pháp đặc biệt quan tâm đến vấn đề hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên. + Guillain Andre - Giáo sư Tâm lý trường đại học Paul Valery Montpeller nghiên cứu “Cơ cấu năng lực nhận thức ở trẻ tự toả”. + Nhà Tâm lý học lâm sàng Pháp Dejean - D.Chantal nghiên cứu nhằm thiết lập một mạng lưới phòng ngừa chứng trầm cảm và tự sát ở thanh thiếu niên tỉnh Gers. + Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả U.Isabel, M.Sarron, C.Samuel về “Sự phân loại thức ăn ở những người có rối loạn hành vi ăn uống”. - Đóng góp to lớn mang tính toàn cầu, cần phải đề cập đến đó là hai công trình nghiên cứu lớn: + Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) ra đời năm 1992. Đây là kết quả sau hơn 30 năm làm việc không ngừng của hơn 915 nhà Tâm lý học có uy tín trên 52 quốc gia. Bảng phân loại này mang tính quốc tế vì phản ánh hầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên thế giới. Trong công trình này đã tập trung nghiên cứu rất kỹ về hành vi lệch chuẩn của trẻ em. Hành vi lệch chuẩn của trẻ em thuộc mục F91, phân thành ba mục sau: • F91 - 0: Hành vi lệch chuẩn khu trú trong môi trường gia đình. • F91 - 1: Hành vi lệch chuẩn ở những người kém thích ứng xã hội. • F91 - 2: Hành vi lệch chuẩn ở những người còn thích ứng xã hội [41; tr 262]. + Bảng phân loại bệnh học Hoa Kỳ DSM - IV (ra đời năm 1994) được xây dựng trên cơ sở kế thừa phát triển DSM - I (1952), DSM - II (1968), DSM - III (1980). Trong bảng phân loại bệnh DSM - IV, hành vi lệch chuẩn của trẻ thuộc mục 321 - 8, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và được chia thành bốn nhóm: • Hung hãn với người và súc vật. • Phá hoại tài sản. • Gian lận hoặc ăn cắp. • Vi phạm nặng nề các quy định [21; tr37]. - E. Boretti Goulifier và A. Thisiet nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn ở học sinh tiểu học (Le psychologue é Ecole et Isenfant). Các tác giả này đã đưa ra 13 kiểu hành vi lệch chuẩn ở trẻ em lứa tuổi này gồm: hiếu động, bất ổn định, hung hãn, ức chế, nói dối, trộm cắp, bỏ nhà, trốn đi, nghiện ngập, rối loạn ngôn ngữ nói, rối loạn phát âm, rối loạn lời nói, rối loạn ngôn ngữ viết. Tóm lại, có thể khẳng định rằng vấn đề hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên đang là vấn đề cấp bách được nhiều nhà tâm thần học, tâm lý học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này chưa sâu, chưa có hệ thống, phần lớn các công trình mới ở mức độ nhận dạng và mô tả ban đầu các biểu hiện hành vi lệch chuẩn và tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra hành vi lệch chuẩn ở trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn ở trong nước Ở Việt Nam, việc nghiên cứu những hành vi lệch chuẩn, biện pháp phát hiện cũng như điều chỉnh hành vi lệch chuẩn thực sự còn khá mới mẻ. Từ năm 1989, với sự ra đời của trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và hàng loạt các phòng khám và chữa trị bằng liệu pháp tâm lý ở các bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, có thể nói đó là sự khởi sắc cho việc nghiên cứu hành vi lệch chuẩn và trị liệu tâm lý. Phạm Minh Hạc và các cộng tác viên đã tiến hành một nghiên cứu “Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em phạm pháp và việc nghiên cứu nhân cách” đối với học sinh trường phổ thông công - nông nghiệp Thủy Nguyên (Hải Phòng, 1980) cho thấy, có nhiều cơ sở để giải thích rằng giao tiếp nhóm (trẻ có quan hệ trong các nhóm bạn bè xấu) có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản và trực tiếp đưa trẻ tới hành vi phạm pháp, học sinh từ 12 đến 14 tuổi dễ bị sa vào con đường phạm pháp [1; tr12]. Người có công lao lớn trong việc nghiên cứu, phổ biến thực trạng, nguyên nhân và tác hại của các loại hành vi lệch chuẩn ở Việt Nam là cố bác sỹ Nguyễn Khắc Viện. Năm 1996, trung tâm NT (nghiên cứu tâm lý trẻ em) đã sử dụng bảng phân loại bệnh của Pháp nghiên cứu và phân loại các rối loạn tâm lý ở Việt Nam. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện đã làm chủ nhiệm đề tài cấp Quốc gia: “Bước đầu nhận dạng và phân loại những biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay” được Hội đồng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá, xếp loại xuất sắc và nghiệm thu ngày 12/1/1997 [43].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan