Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong ...

Tài liệu Thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​

.PDF
144
47
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Lê Trâm THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Lê Trâm THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Trần Thị Lê Trâm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô khoa Giáo dục mầm non và những thầy cô đã tận tình dạy dỗ cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Xuân Hồng, người Cô kính mến đã hết lòng quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn nghiên cứu và động viên để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Phòng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi có thể tham gia học tập và thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên các lớp 5 – 6 tuổi của các trường Mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, quý đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tác giả Trần Thị Lê Trâm MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Bảng chữ cái viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ............................................ 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm công cụ về giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề .................................................... 10 1.2.2. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề .............................................. 13 1.2.3. Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................................................................... 19 1.2.4. Khái niệm giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................... 19 1.3. Lí luận về kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................... 20 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề .......................................................................... 20 1.3.2. Đặc điểm kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ......... 24 1.3.3. Bản chất quá trình giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ......... 26 1.3.4. Các kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................. 28 1.3.5. Biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................... 29 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề……31 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 37 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................... 38 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........ 38 2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ................................................................... 38 2.1.2. Mục đích khảo sát ................................................................................. 39 2.1.3. Nhiệm vụ khảo sát................................................................................. 39 2.1.4. Phương pháp và đối tượng khảo sát ...................................................... 39 2.2. Tiêu chí và thang đánh giá ........................................................................... 43 2.2.1. Tiêu chí.................................................................................................. 43 2.2.2. Thang đánh giá ...................................................................................... 43 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 44 2.3.1. Một số thông tin về giáo viên mầm non và cán bộ quản lí tại địa bàn khảo sát ........................................................................................... 44 2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lí về việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................................ 46 2.3.3. Thực trạng biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ......................................... 51 2.3.4. Thực trạng những biện pháp mà giáo viên sử dụng khi giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................................ 64 2.3.5. Thực trạng những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa có kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................... 67 2.3.6. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................................ 69 2.3.7. Thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề qua phân tích kế hoạch giáo dục của giáo viên ........... 74 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 78 Chương 3. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ............... 79 3.1. Một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề…………………………………………………………………….79 3.1.1. Khái niệm biện pháp ............................................................................. 79 3.1.2. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................ 79 3.1.3. Những yêu cầu khi xây dựng biện pháp................................................ 80 3.1.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................. 81 3.2. Tổ chức khảo nghiệm và kết quả khảo nghiệm những biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................. 98 3.2.1. Tổ chức khảo nghiệm ............................................................................ 98 3.2.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 99 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .......................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110 PHỤ LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lí 2 ĐTB Điểm trung bình 3 ĐTBC Điểm trung bình chung 4 ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề 5 GD Giáo dục 6 GQVĐ Giải quyết vấn đề 7 GVMN Giáo viên mầm non 8 MN Mầm non 9 % Phần trăm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát............................................ 42 Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ khảo sát........................................................... 44 Bảng 2.3. Khái quát thông tin về GVMN tại địa bàn khảo sát .............................. 45 Bảng 2.4. Khái quát thông tin về CBQL tại địa bàn khảo sát .............................. 46 Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhận thức của GVMN và CBQL về các đặc điểm tâm lí ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................................................................................... 48 Bảng 2.6. Ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ .......................................................................................... 50 Bảng 2.7. Đánh giá chung mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ .................................................. 52 ảng 2.8. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 1 ................................................... 54 Bảng 2.9. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 2 ................................................... 56 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 3 ................................................... 58 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 4 ................................................... 59 Bảng 2.12. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 5 ................................................... 61 Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL và GVMN về việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ................................................................................................. 64 Bảng 2.14. Ý kiến của GVMN và CBQL về những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa có kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ ............................. 67 Bảng 2.15. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.................. 69 Bảng 2.16. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................. 71 Bảng 2.17. Kết quả phân tích kế hoạch chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................................................................................... 75 Bảng 3.1. Thang đánh giá hiệu quả phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ ................ 89 Bảng 3.2. Quy ước điểm trung bình (ĐTB) với thang đo mức độ đánh gía ............. 99 Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp .............. 99 Bảng 3.4. Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp ......................... 102 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Ý kiến của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ ............................................................................................... 47 Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ ...................................................................................... 50 Biểu đồ 2.3. Đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ theo từng tiêu chí .............................. 62 Biểu đồ 2.4. Đánh giá chung mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ............................................. 63 Biểu đồ 2.5. Ý kiến của giáo viên về việc trình bày mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng GQVĐ trong kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ........ 77 Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp............. 101 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp ............... 103 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng của trẻ mầm non, giúp trẻ xây dựng sự tự tin, điềm tĩnh và tính linh hoạt trong suy nghĩ. “Kích hoạt” kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ là trao cho trẻ cơ hội được suy nghĩ về chính mình và những người xung quanh, khuyến khích trẻ vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết những vấn đề trong một bối cảnh xã hội rộng lớn. Trong thực tế, trẻ mầm non phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề khác nhau mỗi ngày, từ những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ đến các vấn đề trong giao tiếp, quan hệ xã hội… Tuy nhiên, rất ít trẻ có khả năng tự giải quyết những vấn đề đó. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trong Nghiên cứu “Hành vi và Trị liệu” cho thấy những trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề có nguy cơ trầm cảm cao. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra việc được dạy cách giải quyết vấn đề giúp trẻ cải thiện sức khỏe tinh thần (Becker-Weidman, Jacobs, Reinecke, Silva, & March, 2010). Điều đó càng thể hiện sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp trẻ có một tâm lí khỏe mạnh để bước vào tương lai. Có rất nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề như V. Okon, I. Ia. Lecne, G. Polya…, điển hình nhất là S. L. Foster và M. Crain (2002) (Đại học quốc tế Alliant – Sant Diego) khi họ nghiên cứu việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề riêng cho trẻ em trong học tập. Những tác giả trên hầu hết đều nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động nhận thức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu được giáo dục trong trò chơi thì trẻ mầm non sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng này. Theo Bloom, chơi ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, giúp trẻ học các khái niệm mới, thúc đẩy, khuyến khích kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ theo cách tự nhiên, vui vẻ (1964, được trích dẫn trong Isenberg & Jalongo, 2003). Đặc biệt, trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được tích cực thử nghiệm các vai trò xã hội cùng những cảm xúc khác nhau. Thông qua việc hợp tác với bạn chơi, trẻ học cách thay phiên nhau chia sẻ trách nhiệm và giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Bên cạnh đó, trò chơi 2 đóng vai theo chủ đề còn mang lại cho trẻ vô vàn những tình huống xã hội thú vị và cả những tình huống tự nảy sinh trong quá trình chơi, trẻ có cơ hội “giải quyết” tất cả những vấn đề ấy với một tâm thế hào hứng trong bầu không khí thoải mái, vui vẻ. Chính vì những lẽ trên mà việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề trở nên có ý nghĩa và mang lại hiệu quả. Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc giáo dục kỹ năng cho trẻ. Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục mầm non. Theo đó, việc hình thành và phát triển những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi được xem là mục tiêu của giáo dục mầm non. Tiếp đó, Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ban hành năm 2014 quy định về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa càng cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với việc giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non. Trong thực tế, việc giáo dục kỹ năng nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề nói riêng, tuy đã được quan tâm và triển khai thực hiện nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Riêng đối với công tác giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề chưa được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả trong trường mầm non. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 3 trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chưa được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả trong trường mầm non. Nếu nghiên cứu đầy đủ lí luận và khảo sát đúng thực trạng này thì người nghiên cứu có thể tìm ra nguyên nhân thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm cải thiện thực trạng trên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giaỉ quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non. Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất và khảo nghiệm tính khả thi của một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung Đề tài nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Trường MN Hoa Mai quận 3, Trường MN 13 quận Tân Bình, Trường MN Sơn Ca 10 quận Phú Nhuận, Trường MN Trí Đức 2 quận Tân Phú, Trường MN Trí Đức 1 quận 12, Trường MN Hooray quận Bình Thạnh, Trường MN Ngôi Sao Tuổi Thơ quận Gò Vấp. Những trường mầm non này được lựa chọn trên cơ sở sự quan tâm của họ đối với lĩnh vực giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mầm non. 4 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu lí thuyết liên quan đến đề tài bao gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề, trò chơi đóng vai theo chủ đề, giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Từ đó, xây dựng cơ sở lí luận, thu thập thông tin khoa học về đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Mục đích quan sát là ghi nhận thông tin thực tế về biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng như những biện pháp mà giáo viên sử dụng. Song song với mục đích trên, chúng tôi cũng thu thập thông tin thực tế về những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Việc quan sát được tổ chức trong góc đóng vai với đối tượng là hoạt động của trẻ và hoạt động của giáo viên. Chúng tôi quan sát bằng cách quay video, chụp hình, ghi chép thông qua bảng quan sát ghi chép. Mẫu quan sát gồm 3 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại 3 trường mầm non: Trường MN Ngôi Sao Tuổi Thơ (quận Gò Vấp), Trường MN Trí Đức 2 (quận Tân Phú), Trường MN Hooray (quận Bình Thạnh). 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Mục đích của phương pháp là tìm hiểu về mục tiêu, nội dung và phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề của giáo viên trong tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Hồ sơ sẽ được chúng tôi xem trực tiếp, ghi chép để làm tư liệu nghiên cứu. Nghiên cứu hồ sơ được tiến hành ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non trong mẫu nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là đánh giá thực trạng kỹ 5 năng giải quyết vấn đề của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề; tìm hiểu, xác định nhận thức của giáo viên, Ban Giám hiệu về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và công tác giáo dục kỹ năng này trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Bên cạnh đó, việc điều tra bảng hỏi cũng giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cùng với những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức. Để thực hiện phương pháp, trước tiên chúng tôi xây dựng hệ thống các câu hỏi trong bảng hỏi một cách logic, cần thiết đối với đề tài dựa trên cơ sở lí luận. Đối tượng trả lời bảng hỏi là giáo viên, Ban Giám hiệu. Chúng tôi thực hiện bằng cách gửi bảng hỏi đến từng người. Mẫu điều tra bằng bảng hỏi bao gồm các giáo viên và Ban Giám hiệu các trường mầm non trong mẫu nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn Với phương pháp này, mục đích chính là tìm hiểu sâu hơn về thực trạng của đề tài, làm rõ thêm ý kiến của giáo viên về những thuận lợi, khó khăn mà họ gặp phải khi giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi Đ đóng vai theo chủ đề cũng như những ý kiến của Ban Giám hiệu về vấn đề này. Sau khi chọn mẫu phỏng vấn là giáo viên, ban giám hiệu tại các trường mầm non trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp bằng những câu hỏi mở có tính hệ thống dựa trên mục đích nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài để thu thập thông tin dữ liệu. Những nội dung phỏng vấn đều được thu âm, ghi chép lại để quá trình xử lí thông tin mang tính chính xác cao. Ngoài ra, chúng tôi cũng đảm bảo tính bảo mật về thông tin cũng như những vấn đề mà người được phỏng vấn không muốn công bố trong đề tài (dù nó vẫn tồn tại trong tài liệu ghi âm). 7.2.5. Phương pháp thống kê Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. 6 8. Những đóng góp mới của đề tài Hệ thống cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Làm rõ thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các bảng biểu, chữ viết tắt, đề tài được trình bày theo cấu trúc ba phần: Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận về việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Đề xuất và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh. Phần kết luận và kiến nghị sư phạm 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng GQVĐ trên bình diện lí luận và thực tiễn. Tại Liên Xô, các tác giả tiêu biểu như X. L. Rubinstein, A. M. Machiuskin, V. Okon, I. Ia. Lecne, V. A. Cruchetxki, A. V. Petrovsk… đã có những nghiên cứu lí luận về tình huống có vấn đề làm cơ sở để xây dựng những lí luận về kỹ năng GQVĐ. Năm 1958, một đại diện tiêu biểu của Tâm lí học Macxit là X. L. Rubinstein, trong nghiên cứu của mình ông đã cho rằng tác dụng của tình huống có vấn đề là “lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy” bởi vì “quá trình tư duy bắt đầu từ việc phân tích tình huống có vấn đề” (Lomov, 2000, được trích dẫn trong Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy, 2010). Trong khi các nhà Tâm lí học Liên Xô tập trung nghiên cứu kỹ năng GQVĐ ở khía cạnh kỹ năng giải quyết trong tình huống có vấn đề thì tại Mỹ các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tìm hiểu về cấu trúc, các bước của kỹ năng GQVĐ. Cụ thể, năm 1982 hai tác giả Jefferey R. Bedoll và Shelley Slennox đã xác định kỹ năng GQVĐ là một kỹ năng quan trọng. Hai tác giả xếp kỹ năng GQVĐ là kỹ năng xã hội (social skill) thứ 7 trong 10 kỹ năng xã hội không thể thiếu trong cuộc sống. Từ đó, Jefferey R. Bedoll và Shelley Slennox đã nghiên cứu và đưa ra 7 bước để GQVĐ (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2011). Khi đa phần các nghiên cứu quan tâm nghiên cứu về kỹ năng GQVĐ trên các đối tượng người trưởng thành thì Sharon L. Foster và Marcelle Crain (2002) (Đại học quốc tế Alliant – Sant Diego) tập trung nghiên cứu việc hình thành và rèn luyện kỹ năng GQVĐ cho trẻ em và kết luận trẻ em được học tập, bồi dưỡng về kỹ năng GQVĐ càng sớm sẽ càng tự tin, dễ hòa nhập với bạn bè và môi trường mới. Kết quả này đã tác động mạnh mẽ đến các bậc phụ huynh, cần quan tâm rèn luyện kỹ năng 8 GQVĐ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. George Polya một trong những nhà toán học và giáo viên vĩ đại của thế kỉ 20 đã đưa ra rất nhiều những quan điểm về vấn đề và GQVĐ. Cuốn “How to Solve It” (1945) của ông đã đề cập đến cách để chúng ta học cách giải quyết một vấn đề thông qua toán, ông cho rằng “Sự khám phá vĩ đại giải quyết vấn đề vĩ đại nhưng cũng có những khám phá nhỏ nhưng có thể giải quyết được bất kì vấn đề nào. Vấn đề của bạn có thể khiêm tốn, nhưng nếu nó khơi gợi sự tò mò và óc sáng tạo nơi bạn, và nếu bạn giải quyết nó bằng cách của riêng mình, bạn sẽ trải nghiệm sự căng thẳng để rồi tận hưởng chiến thắng của sự khám phá” (Polya, 1981, được trích dẫn trong Billstein, Libeskind, Lott, & Boschmans, 2004). Từ những nghiên cứu trên đối với kỹ năng GQVĐ, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu hầu như tập trung vào việc phát triển kỹ năng GQVĐ trong hoạt động phát triển nhận thức. Những nghiên cứu về phát triển kỹ năng GQVĐ trong trò chơi nói chung và trò chơi ĐVTCĐ nói riêng còn rất hạn chế về số lượng. Với ý tưởng sử dụng trò chơi ĐVTCĐ giúp trẻ tăng cường kỹ năng GQVĐ, C. E. Rosen (1975) đã đi sâu nghiên cứu tác động của trò chơi ĐVTCĐ đối với hành vi GQVĐ của trẻ có hoàn cảnh khó khăn về văn hóa. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 lớp mẫu giáo gồm những bé có hoàn cành khó khăn về văn hóa. Những trẻ này được dạy và trải nghiệm trò chơi ĐVTCĐ trong 40 ngày. Kết quả cho thấy những trẻ trên có sự cải thiện rõ rệt về khả năng giải quyết các vấn đề; hiệu quả của việc GQVĐ nhờ vào sự kết hợp các kỹ năng khác nhau như làm việc nhóm, nhận vai trò, sự cạnh tranh. Từ đó đi đến kết luận việc trải nghiệm trò chơi ĐVTCĐ giúp trẻ có hoàn cảnh khó khăn về văn hóa cải thiện đáng kể hành vi GQVĐ. Năm 2011, trong một nghiên cứu về “Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp trẻ giải quyết vấn đề” được đăng trên tạp chí Giáo dục Mầm non quốc tế đã chỉ ra mối liên quan giữa trò chơi ĐVTCĐ và kỹ năng GQVĐ của trẻ, tác giả cho rằng “Trò chơi đóng vai theo chủ đề được xem như là một công cụ định hướng hành động, cho phép trẻ khám phá và tìm ra những giải pháp tiềm năng cho các vấn đề mà trẻ quan tâm cũng như những xung đột trong cuộc sống của chúng”. Nghiên cứu cũng mô tả và hướng dẫn cách triển khai trò chơi ĐVTCĐ trong chương trình giáo 9 dục để giúp trẻ tăng cường khả năng GQVĐ (McLennan, 2011). Trong một tiểu luận được đăng trên tạp chí giáo dục uy tín của Anh năm 2018, về vấn đề “Trẻ em và các kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua chơi”, sau những phân tích rất cụ thể về kỹ năng GQVĐ của trẻ mầm non cũng như lợi ích của việc “chơi” ở lứa tuổi này, tác giả đã đi đến kết luận: Chơi mang đến một bầu không khí thoải mái và thư thái, trong đó trẻ mầm non có thể học cách giải quyết các vấn đề khác nhau. Sau này, khi gặp phải những vấn đề phức tạp hơn trong thế giới thực, trẻ có thể dễ dàng hơn khi đối mặt với chúng. Ngoài ra, tác giả cũng chú trọng phân tích và đồng ý rằng trẻ phát triển tốt kỹ năng GQVĐ thông qua trò chơi giả bộ (UK Essays, 2018). Như vậy, kỹ năng GQVĐ ở trẻ mầm non đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các công trình này chủ yếu tập trung vào sự hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ trong hoạt động nhận thức, đặc biệt là thông qua toán học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ năng GQVĐ trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ vẫn còn hạn chế về số lượng và cả tính chuyên sâu. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2012) trong cuốn “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm” cho rằng kỹ năng GQVĐ là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình lập thân – lập nghiệp. Tác giả cũng phân tích khá rõ ràng nội hàm của vấn đề và quy trình các bước của kỹ năng GQVĐ. Tác giả cũng nhấn mạnh kỹ năng GQVĐ là một trong 15 kỹ năng cần thiết đối với sinh viên đại học Sư phạm mà các lực lượng giáo dục trong nhà trường và các tổ chức có liên quan cần quan tâm để huấn luyện, đào tạo cho sinh viên. Tác giả Trương Thị Hoa Bích Dung (2012) có những nghiên cứu về việc hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, trong đó có kỹ năng GQVĐ. Tác giả một lần nữa nhấn mạnh kỹ năng GQVĐ là một kỹ năng mà trẻ cần đạt được, nó giúp trẻ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) với công trình nghiên cứu về “Xung đột tâm lí của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi” cho thấy trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo rất dễ nảy sinh xung đột đặc biệt là trong trò chơi ĐVTCĐ. Tác giả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan