Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo lớn Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua tiết học cho trẻ...

Tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện

.PDF
73
14
98

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 5.1. Địa bàn nghiên cứu.................................................................................... 4 5.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................ 4 5.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 7. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 5 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6 Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ............................................. 6 1. Giáo dục đạo đức .......................................................................................... 6 1.1. Giáo dục ..................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 6 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục.................................................................. 6 1.2. Đạo đức ...................................................................................................... 6 1.2.1. Đạo đức là gì?.......................................................................................... 6 1.2.2. Nguồn gốc, chức năng của đạo đức ........................................................ 7 1.3. Giáo dục đạo đức ....................................................................................... 7 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 7 1.3.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức .......................................................... 8 1.3.3. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mầm non ........... 9 1.3.4. Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức ............................................. 10 1.3.5. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo .................................................................................................................. 12 1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............... 16 1.4.1. Ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học .................. 16 1.4.2. Ý nghĩa giáo dục đạo đức thông qua các tác phẩm thơ, truyện ......... 18 1.4.3. Ý nghĩa giáo dục đạo đức của tác phẩm thơ, truyện .......................... 20 1.4.4. Các bước tiến hành việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết học truyện, thơ ................................................................................... 28 1.4.5. Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học truyện, thơ.................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ, TRUYỆN ........................................................................................................ 30 2.1. Vài nét về trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam ......... 30 2.1.1. Về cơ sở vật chất .................................................................................... 30 2.1.2. Về đội ngũ giáo viên .............................................................................. 30 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên mẫu giáo tại cơ sở về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện .................. 31 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo..................................................................................................... 31 2.2.2. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung và phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ......................................................................... 32 2.2.3. Tần suất sử dụng phương tiện trong các tiết học thơ, truyện vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ................................................................. 34 2.2.4. Khai thác ý nghĩa, nội dung giáo dục đạo đức của các tiết học thơ, truyện ......................................................................................................................... 34 2.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện .............................................................................................................. 36 2.2.6. Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện ....................................................................................................... 37 2.2.7. Đánh giá kết quả tại nhóm lớp khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện .................................................................................... 37 2.2.8. Nhận thức của giáo viên về tình hình giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiêt học truyện, thơ tại cơ sở ..................................................................... 38 2.2.9. Kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tiết học thơ, truyện ................................................................................................ 38 2.2.10. Ý kiến, mong muốn, đề xuất của giáo viên cơ sở giúp cho việc giáo dục đạo dức cho trẻ thông qua tiết học thơ, truyện đạt hiệu quả .......................... 39 2.2.11. Một số kết luận rút ra từ thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiết học làm quen với thơ và truyện ........... 39 2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học truyện, thơ tại trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam......... 40 2.3.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ hoạt động chung có mục đích học tập truyện, thơ ...................................................................... 40 2.3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện trong một số hoạt động chung khác..................................................... 43 2.3.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện trong giờ hoạt động góc ....................................................................... 45 2.3.4. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi .................................................. 46 2.3.5. Một số kết luận rút ra từ thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện tại cơ sở ...................................................................... 47 2.4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện............................................................................ 49 2.4.1.Giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về thơ, truyện trong mỗi tiết học cho trẻ làm quen với TPVH............................................................................. 49 2.4.2. Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của từng đối tượng khi cho trẻ tham gia tiết học làm quen với thơ, truyện...................................................... 49 2.4.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi ..................................................................... 50 2.4.4. Kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ..................................... 51 2.4.5. Sử dụng trò chơi .................................................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 54 1. Kết luận ....................................................................................................... 54 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 55 2.1. Về phía trường mầm non ......................................................................... 55 2.2. Về phía giáo viên ...................................................................................... 55 2.3. Về phía gia đình trẻ .................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 57 PHẦN PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người.Việc giáo dục đạo đức cho con người là việc làm có tầm quan trọng và rất cần thiết đặc biệt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, với sự du nhập của nền văn hóa phương tây, thế hệ trẻ đang có những xu hướng suy thoái về đạo đức, xuống cấp về lối sống, sống buông thả, thực dụng và thiếu trách nhiệm. Để góp phần cải thiện tình trạng này thì việc giáo dục đạo đức cho con người ngay từ thuở còn thơ là điều rất cần thiết. Như ông cha ta đã có câu: “Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt” hay “Bé chẳng vin, cả gẫy cành” cho nên, ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta phải chú ý giáo dục đạo đức cho trẻ bởi lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thần tiên, là giai đoạn hoàng kim để giáo dục đạo đức một cách toàn diện nhất cho trẻ. Về mặt lý luận, các nhà tâm lý học và giáo dục học đều thống nhất nhận định rằng: “Trong những năm đầu của cuộc đời, hệ thần kinh của trẻ là mềm mại hơn cả và thường trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và hoàn thiện những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất được hình thành từ thời thơ ấu sẽ tiếp tục phát triển. Những gì đứa trẻ có được trước lúc đó là do 90% của quá trình giáo dục”[Tr.38] Từ xưa đến nay vai trò của đạo đức đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định: “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, sức mạnh của con người. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” (Hồ Chí Minh) K.Đ.U-Sinxki cũng khẳng định: “Tất cả những ai muốn trở thành công dân có ích trước hết phải học cách làm người”. Học cách làm người ở đây chính là tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình, bởi như A-rit-xtot đã từng nói: “Thiên nhiên đã trao vào vòng tay con người một vũ khí đó là sức mạnh trí tuệ và đạo đức, nhưng con người có thể sử dụng vũ khí đó theo những hướng ngược lại. Vì thế con người thiếu những nguyên tắc đạo đức sẽ là một con người bất lương và hoang dã, thấp hèn trong những bản năng” [Tr.72] Những triết lí sâu sắc trên đã khẳng định vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy giáo dục đạo đức cho mọi người là việc làm có tầm quan trọng và rất cần thiết. Bởi đạo đức không tự có, đạo đức chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: 1 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Câu nói ấy của người đời đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con người ngay từ thuở còn thơ. Có rất nhiều phương tiện để giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, xong có một phương tiện không thể thiếu đó là cho trẻ làm quen với các tác phẩm truyện thơ, thông qua các tác phẩm văn học ấy chúng ta bồi dưỡng cho trẻ những giá trị đạo đức tốt đẹp. Trẻ em lớn lên bằng lời ru ngọt ngào của ông bà, cha mẹ, bằng những câu chuyện thần tiên đầy giá trị nhân ái cao đẹp. Từ đó thể xác cũng lớn dần lên và đôi cánh tâm hồn tình cảm cũng dần mở rộng. Văn chương quả là một phương tiện xuất sắc, hữu hiệu có tác dụng bồi bổ cho tâm hồn trẻ thơ. Cho trẻ làm quen với văn học là một trong các hoạt động quan trọng ở trường mầm non, được tổ chức một cách có hệ thống nhằm góp phần giáo dục đạo đức và phát triển toàn diện cho trẻ. Về mặt thực tiễn của kết quả rèn luyện giáo dục con người, ông cha ta đã đúc kết thành kinh nghiệm: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ” Rõ ràng, về lý luận cũng như thực tiễn không phải hiện nay, mà từ lâu người ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách bằng những định đề rất súc tích “ con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục mầm non đã có những cải tiến về nội dung, chương tình chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ hiểu và thuộc nội dung bài thơ, câu chuyện, còn việc gợi lên những tình cảm, cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con người thì còn hạn chế. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ văn học, thích và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc. Trên thực tế, việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ có đề cập đến từ nhiều năm nay nhưng thường ở phạm vi cuối tiết học. Cô giáo chỉ dặn dò, giáo dục trẻ một cách áp đặt, máy móc mà chưa gợi được những cảm xúc tình cảm của trẻ một cách từ từ và tự nguyện. Vì vậy việc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sự vật, sự việc trong thơ, truyện chưa đạt kết quả cao. Để đáp ứng nội dung yêu cầu của chương trình và thực hiện một cách có hiệu quả chuyên đề cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp mẫu giáo lớn góp phần 2 nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua môn truyện, thơ thì việc tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo là việc làm có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng. Chính vì những lý do trên cộng với sự hiểu biết của bản thân và bằng tâm huyết của mình, đồng thời dựa trên những tiếp thu học hỏi những thành tựu nghiên cứu thành công khác, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện” để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước tới nay, giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo đã có rất nhiều các tài liệu, giáo trình đề cập đến một cách kỹ lưỡng. Các bộ giáo trình trong nhà trường đã chỉ rõ những yêu cầu, nhiệm vụ, tuy nhiên phương pháp, nội dung… rất rõ ràng, cụ thể. Vận dụng vào từng đối tượng trẻ ở các địa phương cụ thể thì có nơi được vận dụng rất tốt nhưng ngược lại một số nơi vận dụng còn chưa tốt, còn sơ sài, thiếu hệ thống và chưa đạt hiệu quả cao. Vì thế đề tài này đã đặt ra nhiệm vụ, vận dụng những phương pháp chung về vấn đề đạo đức cho trẻ ở đối tượng 5-6 tuổi thông qua truyện thơ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường mầm non Xã Tràng An – Huyện Bình Lục – Tỉnh Hà Nam nói riêng và trẻ tại các trường mầm non nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua truyện, thơ; nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn qua các tiết học truyện, thơ nhằm tích lũy kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đọc tài liệu, tìm hiểu một số vấn đề cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi qua các tiết học truyện, thơ - Xây dựng một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thông qua truyện, thơ. 3 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Địa bàn nghiên cứu Vì điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi tiến hành tìm hiểu trẻ ở nhóm lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tại trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam. 5.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động truyện thơ trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. 5.3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, truy cập internet nhằm tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non và tầm quan trọng của truyện, thơ đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi. - Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện, trao đổi để phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua truyện, thơ. - Phương pháp thống kê thu thập thông tin về số liệu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi qua các tiết học truyện, thơ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá và đưa ra kết luận về thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi qua truyện, thơ. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua truyện, thơ. 7. Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua truyện và thơ là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Nếu các biện pháp được thông qua của luận văn sẽ bổ sung cho phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Luận văn còn góp phần nhỏ bé cho kho tàng tài liệu về công tác nghiên cứu khoa học giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non cho sinh viên Khoa Tiểu học – Mầm non Trường Đại học Tây Bắc nói riêng và những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung. 4 Đề xuất và vận dụng được các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Chương này tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện. Chương 2: Thực trạng và một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện tại Trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam đồng thời đưa ra những ưu điểm và hạn chế của trường về việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học. Xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương pháp giáo dục mầm non mới để tổ chức dạy thơ, truyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ. 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1. Giáo dục đạo đức 1.1. Giáo dục 1.1.1. Khái niệm Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành ở người được giáo dục một cách tự giác, tích cực, độc lập những quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ, thái độ, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật,… thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm toàn vẹn, chức năng của giáo dục là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức đúng đắn cho người được giáo dục. 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục Giáo dục đào tạo con người, mà con người lại là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển, vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Chính vì thế Đảng và Nhà Nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tức là chính sách về giáo dục phải được coi là chính sách quốc gia ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục. Giáo dục mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như di truyền, môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Đồng thời giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt với những người bị khuyết tật. Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng tích cực. Do vậy giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách của trẻ. 1.2. Đạo đức 1.2.1. Đạo đức là gì? Dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội, đạo đức phản ánh trực tiếp hoặc 6 gián tiếp sự tồn tại xã hội, do đó đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội . Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Nếu pháp luật điều chỉnh hành vi của con người bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước thì đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng sức mạnh của dư luận xã hội. Dưới góc độ cá nhân: Đạo đức chính là phẩm chất, nhân cách của con người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của họ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội; giữa bản thân họ với người khác, với chính mình. 1.2.2. Nguồn gốc, chức năng của đạo đức 1.2.2.1. Nguồn gốc của đạo đức Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi loài người mới hình thành. Theo quan điểm triết học Mác-Lenin: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phát triển cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội, các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau. Nhưng đạo đức khác với các hình thức xã hội khác ở chỗ đạo đức điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ xã hội, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Đạo đức là một phạm trù lịch sử, khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo. Đạo đức cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giao lưu, giao tiếp với những người xung quanh. Đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở tri thức, hiểu biết của cá nhân về các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức và thói quen đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. 1.3. Giáo dục đạo đức 1.3.1. Khái niệm Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nhân cách con người mới. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài được diễn ra ngay từ khi còn thơ bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cả cuộc đời. 7 Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam mới. 1.3.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức Trong xu thế hội nhập toàn cầu không gì cưỡng lại được hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, vấn đề giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đang là mối quan tâm của các quốc gia. Trong sự phát triển nền giáo dục của mỗi nước, đồng thời với việc cập nhật thông tin khoa học, công nghệ vào nhà trường còn cần phải quan tâm đến định hướng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của chúng ta cũng rất quan tâm đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ. Người đã dạy “Bây giờ phải học, học để yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục đạo đức cho trẻ em là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mỗi nhà trường. Bởi đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người. Nhờ giáo dục đạo đức mà con người trau dồi được những phẩm chất tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Thực tiễn đạo đức đã chứng minh, người được rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt có thể không thành nhân tài nhưng nhất định sẽ hữu ích trong cuộc sống, người có tài nhưng thiếu đức chẳng những khó thành công trong cuộc sống mà có khi trở thành kẻ phá hoại. Như Chủ tich Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nhiều giá trị đạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ chế thị trường làm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi người nói chung và cho trẻ em nói riêng không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề quốc tế. Nói đến vai trò của giáo dục đạo đức, K.Đ.U–Sin–xki đã từng nói: “Hiện tượng đạo đức là bài toán chủ yếu của giáo dục, nó quan trọng hơn nhiều so với việc phát triển trí tuệ nói chung, việc chứa đầy đầu những kiến thức”. Ê-ly-xêpa-ri (18-11-1989) đã phát biểu: “Ta hãy thú nhận với nhau: Về phương diện đạo đức xã hội chúng ta đang còn mò mẫm tiến lên. Các vấn đề ưu tiên của chúng ta hình như không được định hướng. Chúng ta quan tâm đến các vấn đề vũ trụ nhiều hơn việc tìm kiếm đạo đức. Con người đã đi lên mặt trăng nhưng không tiến lại gần đồng loại hơn. Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của 8 vũ trụ trong khi người láng giềng liền cửa với mình là kẻ xa lạ. Chúng ta sống đến tuổi già nhưng tuổi già lại trở thành gánh nặng và một điều nguyền rủa”. Đó là hậu quả của sự xa rời nhiệm vụ đạo đức. Trước nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực và tệ nạn xã hội hiện nay, trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì giáo dục đạo đức cho mọi người là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là với thế hệ trẻ. 1.3.3. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mầm non Sinh ra không phải trẻ đã có đạo đức, nhân cách mà đó là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Bàn về vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài được diễn ra ngay từ khi còn thơ bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cuộc đời. Vì thế việc giáo dục đạo đức cần phải bắt đầu ngay từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và phải coi đây là một vấn đề trung tâm. Đối với trẻ mầm non, dưới tác động giáo dục của người lớn, dưới tác động sư phạm của nhà giáo dục, bằng những kinh nghiệm trực tiếp ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã có thể nắm được những khái niệm, những biểu tượng đạo đức sơ đẳng như tốt, xấu, ngoan, hư, cái gì được phép làm và cái gì không được phép làm. Trẻ bắt đầu có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó và dần dần trẻ biết đánh giá về những điều ấy. Nhờ đó mà những biểu tượng, khái niệm đạo đức, hành vi đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầu tiên đó thường để lại dấu ấn suốt đời, bởi vậy nếu ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta chú trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở, nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ một động lực quan trọng giúp trẻ phát triển và hành động đúng hướng trong quá trình trưởng thành. Mặt khác, ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, tính hình tượng và tính dễ cảm xúc chi phối mạnh hoạt động tâm lí của trẻ, khiến trẻ dễ đồng cảm với những người xung quanh, với thiên nhiên và cuộc sống. Cho nên đây là giai đoạn hoàng kim để giáo dục lòng nhân ái và những phẩm chất đạo đức cho trẻ. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người. Do vậy cần phải giáo dục đạo đức cho trẻ dù là những khái niệm sơ đẳng nhất, nhưng chính xác và phản ánh được đạo đức của xã hội, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời người lớn cần phải uốn nắn những nhận 9 thức, hành vi thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để những lệch lạc ấy trở thành thói quen khó sửa, khó uốn. Hơn nữa đối với trẻ mầm non, giáo dục đạo đức còn ảnh hưởng tới việc giáo dục thể chất, lao động, trí tuệ và thẩm mĩ cho trẻ: + Đối với trí dục: giáo dục đạo đức là tiền đề cần thiết để mở rộng hiểu biết về quan hệ đạo đức (giữa cá nhân với nhau, cá nhân với tập thể). Hình thành, phát triển khả năng nhận xét, đánh giá các thái độ, hành vi đạo đức của bản thân, của người khác. + Đối với giáo dục thẩm mĩ: trình độ phát triển đạo đức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mĩ. Những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực, những hành vi văn minh là cơ sở của giáo dục thẩm mĩ. Chẳng hạn trẻ thích sạch sẽ, gọn gàng trong sinh hoạt cá nhân, tập thể, thích làm được nhiều việc tốt giúp đỡ cô giáo, cha mẹ, bạn bè… đó chính là giúp trẻ biết hướng tới cái đẹp, thích cái đẹp và có mong muốn được tạo ra cái đẹp. + Đối với giáo dục thể chất và lao động: việc giáo dục đạo đức cho trẻ có những thói quen hành vi sạch sẽ, văn minh, thích làm những công việc vừa sức như tự xúc ăn, làm các công việc giúp đỡ cô giáo, cha mẹ, bạn bè… lấy thìa, bát đĩa, đồ chơi… chính là góp phần phát triển thể lực và giáo dục thói quen lao động cho trẻ. 1.3.4. Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức Trước hết giáo dục đạo đức có sự gắn kết chặt chẽ giữa quá trình học trên giờ học và ngoài giờ học. Thông qua các bài thơ, câu chuyện mà cô dạy trên giờ học, cô giáo rút ra ý nghĩa giáo dục đạo đức cho trẻ ở cuối mỗi bài thơ, câu chuyện nhưng nếu chỉ dừng lại ở phạm vi cuối tiết học thì rất có thể trẻ sẽ quên nhanh, không đọng lại trong trí nhớ của trẻ lâu dài được cho nên cô giáo phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi một cách thường xuyên, liên tục cả trên giờ học và ngoài giờ học bằng các phương tiện giáo dục khác nhau. Tại các trường mầm non, các tiết văn học là hình thức cơ bản cho các em làm quen với tác phẩm văn học. Trên những giờ học này trẻ được làm quen với những tác phẩm được quy định trong chương trình cho từng độ tuổi. Thời gian của một tiết cho trẻ tiếp xúc với văn học không nhiều, với thời gian tối đa dành cho lứa tuổi mẫu giáo lớn là 30-35 phút thì giáo viên cần phải giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện, hiểu tính cách, hành động, lời nói của nhân vật, cảm nhận những hình ảnh đẹp, nhịp điệu, vần, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. 10 Tùy theo từng nội dung của tác phẩm mà cô giáo có thể tổ chức giờ học từ những địa điểm thích hợp, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực. Với trẻ mầm non, hoạt động học chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của các hoạt động khác, do đó giáo viên cần phải tận dụng những thời gian đón trẻ, trả trẻ, vui chơi, lúc di dạo chơi, tham quan để cho trẻ tiếp xúc với văn học. Trong những thời gian ngoài giờ học này, giáo viên có thể đọc, kể cho trẻ nghe về tác phẩm mới hoặc ôn luyện, củng cố nội dung của bài học trước qua đó giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua ý nghĩa giáo dục của bài. Thứ hai, có sự định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Nếu muốn việc giáo dục trẻ đạt được hiệu quả cao nhất thì rất cần có sự thống nhất, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường từ các khâu tổ chức, thực hiện… nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất cho trẻ. Thứ ba là tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân cách của trẻ. Quá trình biến đổi về nhân cách của trẻ là quá trình biến đổi lâu dài và cần phải có sự khéo léo trong cách giáo dục trẻ, ở từng độ tuổi, từng cá nhân trẻ lại có những nét tâm lí nổi bật khác nhau nên khi giáo dục cô cần lựa chọn cách thức giáo dục sao cho phù hợp với từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển. Trẻ mầm non rất dễ hình thành những nét tính cách tâm lí nổi bật, trẻ có thể bộc lộ rõ cảm xúc của mình lúc vui, khi buồn, trẻ có thể tỏ thái độ rất rõ ràng, dứt khoát đối với những nhân vật trong bài thơ, câu chuyện như yêu – ghét, tốt – xấu, dũng cảm – nhút nhát… vì thế cô giáo cần có sự am hiểu về trẻ, khéo léo lồng ghép những nội dung cụ thể để giáo dục trẻ một cách sâu sắc và đạt hiệu quả hơn. Đặc điểm thứ tư là tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức. Tiếp theo, quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ phát triển thông qua các hoạt động tập thể nghĩa là khi cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, trẻ dễ hòa mình vào các hoạt động chung từ đó có thái độ tích cực trong giao tiếp, trong cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, biết đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động tập thể. Đặc điểm cuối cùng, có sự tương tác lâu dài giữa nhà trường và đối tượng giáo dục, tính chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả của sự phát triển đạo đức cá nhân. 11 1.3.5. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 1.3.5.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm. Khi trẻ yêu mến ai thì trẻ luôn nghe theo lời người đó và sẵn sàng làm mọi việc để người đó được vui lòng và yêu quý trẻ. Mặt khác, tình cảm đạo đức là cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt. Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng thứ hai trong quá trình giáo dục. Đặc điểm đặc trưng của trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước. Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi sai. Bởi vậy, cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan hệ ứng xử với người lớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân mình… Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và động cơ đạo đức đúng đắn. Trên cơ sở có tình cảm đạo đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mực hành vi (thế nào là ngoan, thế nào là hư, là xấu…) Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức được thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. 1.3.5.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 1.3.5.2.1. Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu quê hương đất nước Giáo dục trẻ tình yêu gia đình, trong các tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học truyện, thơ, giáo viên cần giúp trẻ nhận ra được các thái độ đối xử, cách thể hiện tình cảm của trẻ với những người thân trong gia đình như trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị… Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị…, tự nguyện làm những việc tốt cho người thân vui lòng. Trẻ biết vâng, dạ, biết cảm ơn khi người lớn cho quà hay giúp đỡ, biết xin lỗi khi mình có lỗi. Biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ… khi ốm đau, không quấy rầy la hét ồn ào khi mọi người đang bận việc. Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh như: đối với bạn cùng tuổi thì trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng nhường đồ chơi hay quà bánh cho bạn; giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong khi chơi và trong học 12 tập; thông cảm, chia sẻ với bạn khi bạn có chuyện buồn; không trêu chọc, gây gổ với bạn… Đối với em bé hơn mình, biết chơi hòa thuận và bày cho em bé chơi cùng, biết nhường nhịn, dỗ dành em bé… Đối với những người tàn tật hay những người gặp khó khăn, biết yêu thương, tôn trọng, thông cảm với những người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn; không trêu chọc hay chế giễu họ, biết giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân. Quan tâm đến người lao động, biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép với mọi người lao động như bác sĩ, bác nông dân, chú công nhân, cô cấp dưỡng… Giáo dục tình cảm với trường, lớp, với thầy cô giáo: trẻ yêu quý ngôi trường của mình, thích được đến trường, yêu quý và thoải mái khi tới lớp. Trẻ yêu thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn và nghe lời thầy cô giáo. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ: trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ; biết lá cờ Tổ quốc; biết quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng, những truyền thuyết lịch sử trong nước hoặc ở địa phương. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên; đối với thế giới đồ vật, trẻ có thái độ nâng niu, giữ gìn, không làm bẩn đồ dùng đồ chơi, biết thu dọn, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi; đối với vật nuôi, trẻ thương yêu, chăm sóc, không đánh mắng chúng; đối với cây trồng, trẻ biết chăm sóc cây cối trong vườn, không hái hoa bẻ cành, trẻ biết yêu thích và ngắm cảnh thiên nhiên… 1.3.5.2.2. Giáo dục những hành vi, thói quen đúng đắn Thói quen văn minh trong giao tiếp với những người xung quanh như: chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn giúp đỡ em nhỏ, biết chia sẻ tình cảm với mọi người xung quanh. Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt: có hành vi văn hóa trong vệ sinh (giữ mặt mũi, chân tay sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, đi ngủ đúng giờ…) có tư thế đi, đứng thoải mái, nói năng rõ ràng dứt khoát, có ý thức tự lực trong sinh hoạt hàng ngày… Thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, thói quen gọn gàng, ngăn nắp… Thói quen văn minh nơi công cộng: Không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường, không bẻ cành, không ngắt hoa nơi công cộng, không nói cười ồn ào làm ảnh hưởng đến người khác… 13 Trên cơ sở những thói quen, cần hình thành ở trẻ những đức tính cần thiết: Tính tự lập, thích tự giác làm những việc trẻ tự làm được, không nhõng nhẽo, không ỷ lại vào người lớn. Tính mạnh dạn, mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người, khi đến chỗ xa lạ, khi uống thuốc, khi hát múa, không nhút nhát e dè…Tính ngăn nắp, ăn mặc gọn gàng, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi, không bày bừa đồ chơi. Tính kỉ luật, biết nghe lời, biết tôn trọng những quy tắc sinh hoạt chung, biết tự kiềm chế… 1.3.5.2.3. Giáo dục ý thức đạo đức Giáo dục ý thức đạo đức là việc giúp trẻ hiểu được tính đúng đắn của các chuẩn mực hành vi đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ phải thực hiện. Chẳng hạn, cô giải thích cho trẻ hiểu người con ngoan là người biết vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị, cô giáo… người bạn tốt là người biết nhường đồ chơi cho bạn, biết giúp đỡ bạn khi cần thiết… Như vậy, việc hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực hành vi đạo đức như thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào là ngoan, thế nào là hư,.. cần dựa trên những hình ảnh, hành vi cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chước. Đồng thời, người lớn cần phải mở rộng, nâng dần yêu cầu về chuẩn mực đạo đức trong quá trình rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ, trên cơ sở đó nâng cao khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của người khác và của bản thân. 1.3.5.3. Phương pháp giáo dục đạo đức Phương pháp GDĐĐ là những cách thức tác động tới trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức theo mục đích giáo dục. 1.3.5.3.1. Phương pháp dùng tình cảm Đối với trẻ nhỏ, trong việc giáo dục đạo đức thì việc dùng mệnh lệnh hay lí lẽ sẽ không có tác dụng tích cực vì trẻ giai đoạn này có sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm, tình cảm, trẻ có nhu cầu được yêu thương và cũng dễ yêu thương lại mọi người. Vì vậy những tác động giáo dục đến trẻ trước hết là bằng con đường tình cảm. Phương pháp dùng tình cảm trong giáo dục đạo đức cần được hiểu theo hai chiều: chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương của mình người lớn hết lòng dạy dỗ bảo ban trẻ, chiều ngược lại là tạo ra những tình huống để trẻ có thể có cơ hội đáp lại tình cảm của người lớn bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp, đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức cho trẻ. Vì ngay trong bản thân phương pháp này đã chứa đựng cả một nội dung sâu sắc của GDĐĐ đó là lòng nhân ái. 14 1.3.5.3.2. Phương pháp dùng nghệ thuật Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu theo quy luật của tình cảm. Đặc điểm của các tác phẩm nghệ thuật là giàu hình tượng sinh động, dễ gợi cảm, được con người cảm thụ một cách trực tiếp. Vì vậy mà nghệ thuật rất gần với tuổi thơ. Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát bằng sức truyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm trong tâm hồn tuổi thơ. Nghệ thuật sáng tạo theo quy luật của tình cảm nên nghệ thuật chứa trong đó những nội dung giáo dục đạo đức sâu sắc. Phải kể đến những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với trẻ thơ như tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm tạo hình… Tại trường mầm non, hàng tuần trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều kiện tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc trẻ lĩnh hội được những tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn. Do vậy phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả rất cao. 1.3.5.3.3. Phương pháp dùng trò chơi Chơi đối với trẻ nhất là trẻ mẫu giáo thường gây nhiều hứng thú và say mê nhất.Trò chơi tác động mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ. Chơi là người bạn đồng hành của trẻ thơ, trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi bằng học” chơi là cuộc sống của trẻ, nếu không chơi trẻ không phát triển được hết các mặt trong đời sống tâm lí. Vì vậy, khi tham gia vào trò chơi trẻ học được cách nhường nhịn, giúp đỡ hỗ trợ hợp tác với nhau một cách tích cực, trẻ được trải nghiệm những thái độ đạo đức và tập dượt được những hành vi ứng xử đối với mọi người xung quanh. 1.3.5.3.4. Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hành ngày. Đây là những phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức, nhằm biến những khái niệm đạo đức thành những hành vi thói quen đạo đức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với mọi người trẻ mới lĩnh hội được quy tắc hành vi trong cuộc sống, mới tập hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức, hình thành các kĩ năng kĩ xảo, thói quen đạo đức, trên cơ sở đó trẻ tích lũy được những kinh nghiệm thực tế phong phú cho bản thân, nhờ vậy mà có những thái độ, những hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày như lễ phép, tôn trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi… 1.3.5.3.5. Phương pháp nêu gương, giải thích Đây là phương pháp được sử dụng rất hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức 15 cho trẻ bởi giải thích là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói giúp trẻ hiểu được ý nghĩa hoặc lí do của một hành vi đạo đức, quy tắc đạo đức, phân biệt được điều tốt điều xấu nhằm hướng trẻ vào thực hiện một cách tự giác những yêu cầu đạo đức. Còn nêu gương là dùng những tấm gương tốt, điển hình về những hành vi, phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ noi theo, giáo viên có thể dùng những tấm gương đạo đức tốt mà hàng ngày trẻ được thấy như các bạn trong lớp biết nhường nhịn đồ chơi cho nhau từ những tấm gương đó mà cô có thể giáo dục đạo đức cho trẻ một cách tốt nhất và đạt hiệu quả. 1.3.5.3.6. Phương pháp đánh giá Nhóm phương pháp đánh giá gồm phương pháp khen ngợi và chê trách. Trong đó, khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận, đánh giá biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được. Ngược lại, chê trách là một hình thức hành vi giúp trẻ đánh giá được những hành động xấu. Dùng phương pháp chê trách nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúc biết hối hận, biết nhận ra lỗi lầm từ đó giúp trẻ ngừa được những hành động xấu. 1.3.5.3.7. Phương pháp thống nhất tác động giáo dục Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cách đang ở thời điểm ban đầu của sự hình thành nhân cách thì những tác động cần tập trung về một hướng. Những tác động không chỉ thống nhất trong trường mầm non mà phải thống nhất tư tưởng và hành động giáo dục giữa trường mầm non với gia đình, giữa cô giáo với cha mẹ trẻ. Đây là một đảm bảo bằng vàng cho việc hun đúc nên một tính cách đạo đức ở trẻ, không những ở giai đoạn đầu tiên mới được hình thành mà ở cả những bước phát triển sau này. 1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 1.4.1. Ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Bộ môn Văn học nói chung và Văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm thơ, truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm. Ngay từ thuở ấu thơ các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, thiết tha của lời hát ru. Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan