Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾ...

Tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012

.PDF
28
243
124

Mô tả:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012
Tiểu luận cuối khoá MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUẾ VÀ CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH CỦA…….. ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ THUẾ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY……………...........2 1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay .......... 2 1.2. Chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về thuế ở nƣớc ta hiện nay…………………………………………………………………………7 1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng…………………………………………………....7 1.2.2. Chủ trƣơng của Nhà nƣớc về thuế……………………………………....7 CHƢƠNG 2……………………………………………………….………….10 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012…………………………..10 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng đến công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012…………10 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, tự nhiên…………………………………………..10 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế……………………………………………………..10 2.1.3. Đặc điểm về xã hội.……………………………………………………..10 2.1.4. Đặc điểm tình hình, tổ chức bộ máy ở Chi cục Thuế thành phố Long……. Xuyên…………………………………………………………………………..11 2.2. Thực trạng công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012…………………………………………………………….15 CHƢƠNG 3……………………………………………………………………16 Tiểu luận cuối khoá MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾỞ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TÙ NAY ĐẾN NĂM 2015.19 3.1. Mục tiêu…………………………………………………………………...19 3.1.1. Mục tiêu tổng quát………………………………………………………19 3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể……………………………………………………….19 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đến năm 2015…………………………………………….….20 3.2.1. Tăng cƣờng công tác kiểm tra trong lĩnh vực thuế……………………...20 3.2.2.Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế………………………20 3.2.3. Thƣờng xuyên trao dồi đạo đức cách mạng của cán bộ thuế với phƣơng châm "Cán bộ thuế vừa thu đƣợc thuế vừa đƣợc lòng dân"…………………...21 3.2.4. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện công tác thu thuế…..22 3.2.5. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể thuộc Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên trong công tác thu thuế……………………………………..………………………………………23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 24 * Kết luận ............................................................................................................. 24 * Kiến nghị........................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 26 Tiểu luận cuối khoá MỞ ĐẦU Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định cần phải có chính sách thuế phù hợp, rỏ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Luật quản lý thuế đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007. Luật quản lý thuế là đạo Luật mới, thay đổi căn bản phƣơng thức quản lý thuế từ thủ công truyền thống sang phƣơng pháp quản lý thuế chuyên nghiệp, hiện đại. Nhằm giúp các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng với thực tế kinh doanh của đơn vị mình. Bên cạnh đó, cũng nhằm giúp các cán bộ làm công tác quản lý thuế thu đúng, thu đủ vào Ngân sách Nhà nƣớc. Sau nhiều năm thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nhà nƣớc đã từng bƣớc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để duy trì sản xuất kinh doanh. Việc triển khai thực hiện hai luật thuế trên đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích đầu tƣ và đẩy mạnh xuất khẩu. Đảm bảo duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, đáp ứng các yêu cầu cơ bản đặt ra, là một nổ lực đáng ghi nhận cả về phía Nhà nƣớc lẫn các doanh nghiệp. Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội phát triển, lĩnh vực thuế đang là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm vì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ mua bán hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, xây dựng, vận tải…và mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện nhiệm vụ nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí đối với NSNN. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên. Tôi quyết định chọn đề tài cho tiểu luận là "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế ở Chi cục thuế, thành phố Long Xuyên đến năm 2015" nhằm góp phần hoàn thành nhiệm chính trị đƣợc giao từ nay đến năm 2015. Vì thời gian có hạn, nên tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự thông cảm của thầy. 1 Tiểu luận cuối khoá CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ VỀ THUẾ VÀ CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ THUẾ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY. 1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay: a.Thuế và đặc điểm của thuế: Thuế là phạm trù lịch sử, là một tất yếu khách quan xuất hiện từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nƣớc. Thuế đƣợc Nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hòa thu nhập. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân theo mức độ và thời hạn đƣợc Pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung của toàn xã hội. Thuế có các đặc điểm: - Thuế là một trong khoản động viên bắt buộc gắn với quyền lực của Nhà Nƣớc. - Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp. - Thuế chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. - Thuế đƣợc giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia. b.Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay: * Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nƣớc, hàng năm nguồn thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc. Thuế là nguồn thu ổn định của ngân sách Nhà nƣớc, là khoản thu mang tính luật pháp thể hiện tính cƣỡng chế cao. Chủ thể nộp thuế rộng nên tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nƣớc cao. * Điều tiết nền kinh tế: Thuế là công cụ tài chính điều tiết nền kinh tế. Đây là vai trò có tính chất quyết định của thuế. Sử dụng công cụ thuế, Nhà nƣớc có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó. Để khuyếch chƣơng, phát triển một ngành kinh tế Nhà 2 Tiểu luận cuối khoá nƣớc sử dụng biện pháp: đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế, mở rộng diện miễn, giảm thuế. Để thu hẹp một ngành kinh tế Nhà nƣớc sử dụng biện pháp: đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện miễn, giảm thuế. Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trƣờng, hạn chế lạm phát. Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trên thị trƣờng tăng lên, Nhà nƣớc có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngƣợc lại. Để kiềm chế tốc độ lạm phát Nhà nƣớc có thể giảm thuế. Thuế là công cụ để Nhà nƣớc thực hiện việc bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc. * Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội: Nhà nƣớc đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng. Quy định về thuế suất lũy tiến trong thuế thu nhập thể hiện ngƣời có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, ngƣời có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Nguồn thuế thu đƣợc, một phần đƣợc sử dụng để phân phối lại cho các đối tƣợng chính sách, khó khăn trong xã hội. c. Đối tượng và phân loại thuế ở nước ta hiện nay: * Đối tượng nộp thuế: - Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Ngƣời nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là ngƣời nhập khẩu). - Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Ngƣời nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: + Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; 3 Tiểu luận cuối khoá + Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật nƣớc ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nƣớc ngoài) có cơ sở thƣờng trú hoặc không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam; + Tổ chức đƣợc thành lập theo Luật hợp tác xã; + Đơn vị sự nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; + Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ sau: + Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; + Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú đó; + Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú; + Doanh nghiệp nƣớc ngoài không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Cơ sở thƣờng trú của doanh nghiệp nƣớc ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nƣớc ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: + Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xƣởng, phƣơng tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; + Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; + Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tƣ vấn thông qua ngƣời làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; + Đại lý cho doanh nghiệp nƣớc ngoài; 4 Tiểu luận cuối khoá + Đại diện tại Việt Nam trong trƣờng hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣng thƣờng xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. * Đối tượng chịu thuế: - Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tƣợng quy định tại Điều 5 của Luật Thuế GTGT. - Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế TNDN. + Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này. + Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhƣợng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi đƣợc; thu khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trƣớc bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. * Căn cứ tính thuế: Đối với thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thuế suất: + Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): 0%, 5%, 10%. + Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): 10%, 20%, 25%. Chế độ miễn, giảm thuế: 5 Tiểu luận cuối khoá Thuế TNDN: Ƣu đãi thuế TNDN áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế: Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế (Điều 7 Luật Quản lý thuế). Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế: Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế đƣợc quy định tại Điều 8, Điều 9 của Luật Quản lý thuế. Thủ tục kê khai nộp thuế và quyết toán thuế: Thuế GTGT là loại thuế Kê khai theo tháng và khai theo từng lần phát sinh đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phƣơng cấp tỉnh khác với nơi đang đóng trụ sở chính. Khai thuế TNDN là khai tạm tính theo quí và khai từng lần phát sinh đối với thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Quyết toán thuế: Khai quyết toán năm đối với trƣờng hợp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp GTGT. Khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Xử lý các trƣờng hợp vi phạm về thuế: Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế. Theo đó, có các hình thức sử phạt nhƣ sau: 6 Tiểu luận cuối khoá Điều 7: xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký về thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định. Điều 8: xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế. Điều 9: xử phạt đối với chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định. Điều 10: xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế. Điều 11: xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa vận chuyển trên đƣờng. Điều 12: xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế. Điều 13: xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn. Điều 14: xử lý đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. * Phân loại thuế: Thuế đƣợc chia thành 02 loại thuế, thuế trực thu và thuế gián thu. - Thuế trực thu: là loại thuế nhằm điều tiết thu nhập trực tiếp của ngƣời nộp thuế. Đối với thuế trực thu ngƣời nộp thuế cũng là ngƣời chịu thuế, bất lợi cho chính ngƣời nộp thuế. Thuế trực thu mang tính công bằng hơn và chỉ nhằm vào ngƣời có thu nhập. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. - Thuế gián thu: là loại thuế nhằm điều tiết thu nhập của ngƣời tiêu dùng thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Đối với thuế gián thu ngƣời nộp thuế không phải là ngƣời chịu thuế, ngƣời chịu thuế là ngƣời tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ bị đánh thuế. Thuế gián thu mang tính chất ít công bằng hơn. Tất cả mọi ngƣời giàu hay nghèo đều phải nộp thuế khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: thuế giá trị gia tăng. 1.2.Chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thuế ở nƣớc ta hiện nay: 1.2.1 Chủ trƣơng của Đảng: - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: 7 Tiểu luận cuối khoá … Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nƣớc đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. ( Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 191) - Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX tiếp tục xác định: ... Thu ngân sách đạt 31.362 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thu bình quân đạt 20%/năm, tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách bình quân từ 8,3%/năm. (Đại hội đại biểu tỉnh An Giang lần thứ IX, trang 37 - 38). - Quán triệt quan điểm của đại hội toàn quốc lần thứ XI, quan điểm của tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX: - Nghị quyết Đảng bộ thành phố Long Xuyên lần thứ X xác định: …..Thu ngân sách đạt 4.082 tỷ đồng, tang thu bình quân 10.14%/năm. Khai thác các nuồn thu của ngân sách theo hƣớng thu đúng, thu đủ và nuôi dƣỡng nguồn thu. (Đại hội X Đảng bộ thành phố Long Xuyên , trang 88 - 89). -Nghị quyết của Đảng ủy Chi cục thuế TP. Long Xuyên lần thứ VI xác định: Quyết tâm thực hiện hoàn thành vƣợt mức nhiệm vụ chính trị trên giao, xây dựng Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh” trong nhiều năm liền, phát huy sức mạnh của sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ và sự ủng hộ, chấp hành pháp luật của ngƣời kinh doanh, tiếp tục khai thác, nuôi dƣỡng nguồn thu nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu chi của địa phƣơng, làm tăng động lực cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế, góp phần xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh. Phấn đấu thực hiện đạt toàn diện nhiệm vụ chính trị trên giao nằm trong tốp đầu của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh An Giang. ( Nghị quyết của Đảng ủy Chi cục thuế TP. Long Xuyên lần thứ VI trang 28). 1.2.2.Chủ trương của Nhà nước về thuế: Chính sách thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, động viên các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đầu tƣ, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo 8 Tiểu luận cuối khoá cho nền kinh tế tăng trƣởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên của Nhà nƣớc và dành một phần cho tích lũy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo đƣợc yêu cầu và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính sách thuế phải tạo môi trƣờng pháp lý bình đẳng, công bằng, áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng nhƣ giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Pháp luật của Nhà nƣớc: Một số sắc thuế chủ yếu của Việt Nam: - Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 gồm 14 chƣơng, 120 điều. - Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 gồm 4 chƣơng, 16 điều. - Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 gồm 4 chƣơng, 20 điều. - Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 gồm 4 chƣơng, 35 điều. 9 Tiểu luận cuối khoá CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012. 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng đến công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012: 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, tự nhiên: Thành phố Long Xuyên nằm bên hữu ngạn sông Hậu, có tổng diện tích là 115,34 km2 . Vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp huyện Thoại Sơn, phía Đông giáp huyện Chợ Mới, phái Nam giáp huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Thành phố Long Xuyên đƣợc chia thành 11 phƣờng, 02 xã, bao gồm: phƣờng Bình Đức, phƣờng Mỹ Bình, phƣờng Mỹ Long, phƣờng Mỹ Xuyên, phƣờng Mỹ Hoà, phƣờng Mỹ Phƣớc, phƣờng Mỹ Quý, phƣờng Mỹ Thới, phƣờng Mỹ Thạnh, phƣờng Đông Xuyên, xã Mỹ Hoà Hƣng, xã Mỹ Khánh. Dân số toàn thành phố là 350.000 ngƣời. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế: Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh An Giang. Tăng trƣởng với tốc độ cao, các ngành, các lĩnh vực phát triển khá toàn diện, huy động đƣợc nhiều nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của giai đoạn 2006-2010 là 14,68% (Nghị quyết là 14,5%). Trong đó khu vực thƣơng mại - dịch vụ đạt 16,04% (Nghị quyết là 15%), công nghiệp - xây dựng đạt 14,09% (Nghị quyết là 15,5%), và khu vực nông nghiệp đạt - 0,41% (Nghị quyết là 02%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng đã tác động tích cực cho nền kinh tế phát triển, trong đó khu vực thƣơng mại - dịch vụ chiếm 73% (Nghị quyết là 70,3%), công nghiệp - xây dựng chiếm 23,5% (Nghị quyết là 26,8%) và nông nghiệp chiếm 3,5% (Nghị quyết là 2,9%). GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 41 triệu đồng so với năm 2005 tăng 2,5 lần (tƣơng đƣơng 2.150 USD). Môi trƣờng kinh tế ổn định, thông qua các chủ trƣơng chính sách phát triển phù hợp đã triển khai. 10 Tiểu luận cuối khoá 2.1.3. Đặc điểm về xã hội: Thành phố đã triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình, kế hoạch với các biện pháp phù hợp, nên đã đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực cho xã hội, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội, tạo ổn định cuộc sống cho nhân dân. Lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động luôn đƣợc quan tâm, xã hội ổn định, an sinh tốt. Năm năm qua, đã tổ chức dạy nghề cho hơn 12.000 lao động, giới thiệu giải quyết việc làm trung bình 7.600 lao động/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,3%. Các hoạt động chăm sóc ngƣời có công, xoá đói giảm nghèo luôn đƣợc quan tâm; hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm bợ, nhà dột nát đối với ngƣời có công, có 7/13 phƣờng xã hoàn thành xoá nhà tạm bợ cho hộ nghèo. Quỹ Vì ngƣời nghèo, quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã vận động đƣợc 20,7 tỷ đồng, cất sửa 1.158 nhà đại đoàn kết, kịp thời giải quyết khó khăn cho đối tƣợng nghèo và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội khác. 2.1.4. Đặc điểm tình hình, tổ chức bộ máy ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: + Quá trình thành lập Chi cục thuế thành phố Long Xuyên: Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên trực thuộc Cục thuế tỉnh An Giang, đƣợc thành lập từ tháng 03/1991 với tên gọi là Chi cục Thuế thị xã Long Xuyên, từ Phòng thuế Công thƣơng nghiệp thị xã Long Xuyên. Có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc (NSNN) trên địa bàn theo quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thuế CTN-NQD (thuế công thƣơng nghiệp - ngoài quốc doanh) bao gồm: Thuế GTGT (thuế giá trị gia tăng), thuế TNDN (thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế thu nhập các nhân, thuế TN (thuế tài nguyên), thuế MB (thuế môn bài). 11 Tiểu luận cuối khoá Chi cục thuế thành phố Long Xuyên quản lý nguồn thu từ nhiều loại thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác ngân sách, trong đó thuế CTN-NQD đƣợc chú trọng nhiều nhất vì nguồn thu này đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của thành phố. Lực lƣợng thu thuế CTN-NQD tập trung ở 05 đội: Đội Kiểm tra thuế 1, Đội Kiểm tra thuế 2, Đội thuế liên xã phƣờng 1, Đội thuế liên xã phƣờng 2, Đội thuế liên xã phƣờng 3. Mỗi đội trung bình gồm 12 ngƣời nhằm để quản lý các đơn vị, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó, Đội Quản lý Nợ và Cƣỡng chế nợ thuế cũng là lực lƣợng quan trọng để quản lý nguồn thu này. + Ban lãnh đạo: 04 ngƣời, trong đó 01 Chi cục trƣởng và 03 Phó Chi cục trƣởng. Ban lãnh đạo phân công phụ trách 12 đội trực thuộc gồm: Đội Hành chính Nhân sự - Tài vụ- Ấn chỉ (HC-NS-TV-AC); Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế (TT-HT NNT); Đội Kiểm tra thuế 1 (KTT 1); Đội Kiểm tra thuế 2 (KTT 2); Đội kiểm tra nội bộ (KTNB); Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học (KK-KTT-TH); Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế (QLN-CCNT); Đội Trƣớc bạ - Thu khác (TBTK); Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán (TH-NV-DT); Đội thuế liên xã phƣờng 1; Đội thuế liên xã phƣờng 2; Đội thuế liên xã phƣờng 3. 12 Tiểu luận cuối khoá + Sơ đồ tổ chức bộ máy ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG Đội KTT 1 Đội TB TK PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG Đội thuế Liên XP 1 Đội thuế Liên XP 2 Đội thuế Liên XP 3 Đội HC NS TV AC Đội TH NV DT Đội KTT 2 Đội KK KT TT H Đội QL N CC NT Đội KT NB Chi cục thuế thành phố Long Xuyên có tổng số 129 cán bộ công chức, trong đó: biên chế: 124 đ/c, hợp đồng: 05 đ/c. Về trình độ: đại học: 43 đ/c, trung cấp: 74 đ/c, chƣa qua đào tạo: 12 đ/c (làm nhiệm vụ hậu cần, tạp vụ, lái xe…). + Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: 13 Đội TT HT NN T Tiểu luận cuối khoá Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: - Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; - Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mƣu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng về lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nƣớc; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế; đôn đốc ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc... - Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế trên địa bàn; - Thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với ngƣời nộp thuế và các tổ chức, cá nhân đƣợc uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền; - Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế; - Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vƣớng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục thuế những vƣớng mắc phát sinh vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế. 14 Tiểu luận cuối khoá - Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế; - Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với ngƣời nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế; - Đƣợc quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế; - Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật; - Đƣợc quyền yêu cầu ngƣời nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; đƣợc yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế; - Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; - Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời nộp thuế; giữ bí mật thông tin của ngƣời nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật; - Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phƣơng pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. - Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức thuế thuộc Chi cục Thuế; quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản đƣợc giao theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao. 15 Tiểu luận cuối khoá 2.2.Thực trạng công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012: a. Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt được kết quả trong công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012: + Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt đƣợc… : - Tổng thu thuế từ năm 2006 đến năm 2012: Nguồn thu từ thuế năm sau luôn đạt cao hơn năm trƣớc, thể hiện nhƣ sau: Năm 2006: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 200,7 tỷ đồng, so dự toán đạt 97,02,%, so cùng kỳ bằng 101%. Năm 2007: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 260 tỷ, so dự toán đạt 101,%, so cùng kỳ tăng 29% . Năm 2008: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 287,7 tỷ đồng, so dự toán đạt 103,3%, so cùng kỳ tăng 10,6%. Năm 2009: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 315,5 tỷ đồng, so dự toán đạt 101,15%, so cùng kỳ tăng 9,7%. Năm 2010: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 370,6 tỷ đồng, so dự toán đạt 105,14%, so cùng kỳ tăng 17,42%. Năm 2011: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 417,9 tỷ đồng, so dự toán đạt 112,97%, so cùng kỳ tăng 12,75%. Năm 2012: Tổng thu nộp NSNN đƣợc 438,1 tỷ đồng, so dự toán đạt 94,21%, so cùng kỳ tăng 4,85%. Qua nguồn thu thuế từ năm 2006 đến năm 2012 có những khó khăn nhất định, do ảnh hƣởng tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu nên Chính phủ đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi, miễn, giảm, giãn thuế đối với doanh nghiệp nhƣ thuế GTGT, thuế TNDN, TNCN … tuy nhiên, Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đã phấn đấu, nổ lực hết mình, tập trung mọi nguồn lực, nhân lực để có đƣợc số thu tăng dần qua mỗi năm và luôn hoàn thành nhiêm vụ đƣợc giao. 16 Tiểu luận cuối khoá - Ngân sách Nhà nước: Tổng thu nộp NSNN qua 7 năm, giai đoạn 2006-2012 đạt đƣợc 2.292,5 tỷ đồng so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố (chỉ tiêu 2.246 tỷ đồng) đạt 102 %, Tốc độ tăng bình quân 07 năm là 11,18 %. + Nguyên nhân đạt đƣợc kết quả … : - Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo thƣờng xuyên của Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên và ngành cấp trên là Cục thuế tỉnh An Giang. - Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan đã hỗ trợ cho công tác thu đạt đƣợc hiệu quả tốt nhƣ: Đội quản lý thị trƣờng, Phòng Địa chính, Phòng Tài chính,…. - Sự phấn đấu, nổ lực quyết liệt của mỗi cán bộ thuế, tập trung tận dụng mọi nguồn thu, khai thác nguồn thu để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. - Phân loại cụ thể các đối tƣợng nộp thuế, từ đó có các biện pháp hỗ trợ. b.Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012: + Những hạn chế trong công tác thu thuế: Công tác quản lý thu thuế trong giai đoạn vừa qua tuy đạt đƣợc nhiều thuận lợi, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, số thu năm sau đều tăng cao so với năm trƣớc. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế khó khăn nhất định nhƣ: - Việc thực hiện các chƣơng trình kế hoạch về công tác chuyên môn ở một vài bộ phận còn chậm kéo dài thời gian dẫn đến hiệu quả chƣa cao. - Quản lý nguồn thu theo từng sắc thuế chƣa thật sự đồng bộ, số thuế còn chƣa phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh. - Công tác quản lý thu nợ thuế còn chậm, tỷ lệ chuyển nợ hàng tháng còn cao và chƣa xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế lớn theo đúng thời gian quy định. - Chất lƣợng thực hiện giám sát, kiểm tra còn hạn chế. - Việc chống thất thu thuế tuy có nhiều tiến bộ nhƣng chƣa đạt đƣợc yêu cầu của thực tiễn. + Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thu thuế: 17 Tiểu luận cuối khoá - Các chế độ chính sách thuế thay đổi, bổ sung liên tục nên việc tiếp thu ở một vài lĩnh vực còn chậm chƣa theo kịp thời. - Trình độ, năng lực của cán bộ công chức chƣa đồng đều làm ảnh hƣởng đến hiệu quả chung của đơn vị. - Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành, các cấp đôi lúc chƣa thật nhịp nhàng, còn chậm, đƣa đến hiệu quả chƣa cao. - Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của đối tƣợng nộp thuế chƣa cao dẫn đến các trƣờng hợp vi phạm về thuế thƣờng xuyên xảy ra. - Công tác tuyên truyền về thuế còn hạn chế nên ý thức ngƣời nộp thuế chƣa cao. - Ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới và tình hình lạm phát trong nƣớc. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119