Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh...

Tài liệu Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tại tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay

.DOCX
12
737
65

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta một trong những khâu quan trọng là thanh tra lao động. Hoạt động thanh tra lao động đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về bảo hiểm xã hội hiện nay còn thiếu và thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác thanh tra bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp FDI hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tại tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu 2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu - Mục tiêu: Phân tích, đánh giá công tác thanh tra công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị Đối tượng: công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tại tỉnh Phú Thọ 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin 4. Bố cục Chương 1: Tổng quan về thanh tra lao động Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tại tỉnh Phú Thọ Chương 3: Một sood đề xuất và kiến nghị CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản Tại Điều 3 Luật thanh tra năm 2010. - Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. - Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động. - Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. 1.2. Mục đích và nguyên tắc của thanh tra lao động - Mục đích thanh tra lao động Theo Luật thanh tra năm 2010, tại Điều 2: “ Mục đích của hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” - Nguyên tắc thanh tra lao động Điều 7 Luật thanh tra, Thanh tra phải thực hiện dựa trên hai nguyên tắc: + Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. + Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động Điều 237 và điều 238 tại Bộ Luật lao động 2012 đã chỉ ra: Thanh tra Bộ Lao động thương binh xã hội, Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động với các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động. - Điều tra tai nạn lao động , những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Tham gia hướng dẫn, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật. - Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động. 1.4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Điều 5, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP nêu ra các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra sau: - Các cơ quan thanh tra nhà nước: + Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. + Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: + Tổng cục Dạy nghề. + Cục Quản lý Lao động ngoài nước. 1.5. Hình thức thanh tra Tại Điều 37, Luật thanh tra năm 2010. Có 4 hình thức thanh tra: - Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. - Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. - Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. 1.6. Phương thức thanh tra Công tác thanh tra lao động tiền hành bằng phương thức than tra viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, Quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động). 1.7. Nội dung thanh tra Các nội dung mà thanh tra lao động chịu trách nhiệm thanh tra các tổ chức, doanh nghiệp về lĩnh vực lao động gồm: - Thanh tra về thực hiện pháp luật lao động; - Thanh tra về tiền lương; - Thanh tra về bảo hiểm xã hội; - Thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động; - Thanh tra về hợp đồng lao động; - Thanh tra về quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Thanh tra về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 1.8.. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. * Ưu điểm: - FDI không để lại gánh nặng nợ cho Việt Nam- nước tiếp nhận đầu t - FDI có vốn, công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến để tạo ra sản phẩm mới, mở ra thị trường mới đa dạng, … cho Việt Nam. -Liên doanh với nước ngoài - Thông qua tiếp nhận FDI, Việt Nam còn gắn kết với nền kinh tế trong nước bằng hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, * Nhược điểm: - Thiếu chú trọng huy động vốn trong nước - Thực hiện chính sách cạnh tranh bằng cách bán phá giá, , độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước… của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2. Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm. Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%. Tỉnh Phú Thọ là một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Được coi là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như : chè, nguyên liệu giấy, thủy sản 2.2. Thực trạng việc đóng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Phú Thọ Hiện nay, việc thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Phú Thọ đang theo chiều hướng tích cực. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tổng hợp thu bảo hiểm xã hội tại khối doanh nghiệp FDI tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2014 – 2016) Tiêu chí Tổng số doanh nghiệp Số phải đóng Số đã đóng Số nợ Đơn vị tính Đơn vị Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 2014 2015 2016 95 111 132 12 825 15 762 19 932 10 636 13 712 18 826 2 189 2 050 1 106 (Nguồn:Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ) Qua bảng số liệu trên nhận thấy, từ năm 2014 đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh Phú Thọ tham gia đóng bảo hiểm xã hội tăng từ 95 đơn vị năm 2014 lên tới 132 đơn vị năm 2016, quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh được mở rộng. Số nợ đóng cũng giảm theo hướng tích cực (năm 2014 từ 2 189 triệu đến năm 2015 còn 1 106 triệu đồng). Do công tác thanh tra về Bảo hiểm xã hội ngày được quan tâm và nâng cao chất lượng thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2.3. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bản tỉnh Phú Thọ 2.3.1. Cơ chế, chính sách của thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ Căn cứ quyết định số 23/2017/QĐ-UBND chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở lao động thương binh xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 11 tháng 7 năm 2017, Sở lao động thương binh và xã hội đã thành lập ra một ban thanh tra, trong đó có thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ. Theo đó, Thanh tra tỉnh Phú Thọ có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. của thanh tra chính phủ và bộ nội vụ ngày 08 tháng 09 năm 2014. 2.3.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động Sở lao Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú thọ phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, đóng chậm bảo hiểm xã hội và theo căn cứ của Luật Bảo hiểm xã hội. 2.3.3. Lực lượng thanh tra lao động - Về số lượng: có 38 thanh tra, trong đó có 5 thanh tra chuyên trách chuyên ngành lao động của toàn bộ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Phú Thọ - Về chất lượng: Thanh tra lao động là thanh tra về các lĩnh vực như tiền lương tiền công, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động… Vì vậy, các thanh tra viên cần có những kiến thức về thanh và những hiểu biết liên quan đến những chuyên ngành về lao động. 5 thanh tra lao động của tỉnh Phú Thọ đều tốt nghiệp tại các trường đại học như đại học Luật, học viện hành chính quốc gia.Do những trường đó chỉ đào tạo về chuyên ngành thanh tra mà không được đào tạo về những lĩnh vực có liên quan. Khi hỏi về những văn bản, nghị định, quyết định mới của nhà nước đến lĩnh vực tiền lương thì cả 5 thanh tra viên lao động trên đều không trả lời được. Họ chưa chú trọng việc cập nhật những văn bản, thông tư mới để áp dụng vào thực tiễn, nên chất lượng của đội ngũ thanh tra viên lao động còn chưa được đồng đều. 2.3.4. Hình thức và phương thức thanh tra Hoạt động thanh tra tại tỉnh Phú Thọ thường sử dụng hình thức sau: - Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu và một số giấy tờ có liên quan: nghiên cứu văn bản luật và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu: để phát hiện nội dung hợp lý, bất hợp lý , logic, phi logic từ đó yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình. - Thu thập các ý kiến, cá nhân, cơ quan, tổ chức. - Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn. - Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác . - Chất vấn đối tượng thanh tra. - Xử lý kịp thời, đúng pháp luật với hành vi gây cản trở hoạt động thanh tra. Thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ thực hiện thanh tra theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc thanh tra độc lập dưới hình thức theo kế hoạch hoặc đột xuất hoặc phương thức thanh tra viên phụ trách vùng. Thanh tra viên phụ trách vùng có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong điều 4 tại quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH . 2.3.5. Nội dung thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội - Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội: không đóng, đóng không đúng thời hạn, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội. - Các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm: sử dụng tiền đóng sai quy định của pháp luật; báo cáo sai sự thật, cung cấp sai thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội. - Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội: không cấp sổ bảo hiểm, không trả sổ bảo hiểm cho người lao động; cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động. - Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: gian lận, giả mạo hồ sơ; cấp giấy chứng nhận, giám định sai. 2.3.6. Kết quả thanh tra lao động Trước năm 2015, công tác thanh tra về lĩnh vực lao động về Bảo hiểm xã hội theo kế hoạch được thực hiện đều đặn 2 lần/năm, chủ yếu thanh tra các doanh nghiệp FDI mà năm trước vi phạm. Số vụ thanh tra đột xuất rất ít. Công tác thanh tra không được chú trọng. Trong năm 2016, thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ đã tiến hành được 2 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 9 cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra được gần 132 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó phát hiện được 2 doanh nghiệp vi phạm về bảo hiểm xã hội với số tiền xử phạt thu được lên tới 80 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2016 của tỉnh Phú Thọ về thanh tra có kết quả như sau : trong tổng số hơn 15 cuộc thanh tra về lao động đã thực hiện được 5 cuộc thanh tra về bảo hiểm xã hội , đã tiến hành thanh tra tại hơn 115 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, chủ yếu do vấn đề nợ đóng bảo hiểm cho người lao động với số tiền xử phạt lên tới 140 triệu đồng. Nguyên nhân nợ đóng bảo hiểm xã hội là do đơn vị đăng ký mức lương tham gia bảo hiểm xã hội đối với lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại chưa đúng quy định; có đơn vị chưa báo tăng lương cho người lao động. Một số đơn vị không kiểm soát ngày công ốm của người lao động dẫn đến nhiều lao động vừa hưởng lương vừa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) Với sự quan tâm của Chính Phủ, những năm gần đây, công tác thanh tra tại tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tích. Đội ngũ cán bộ thanh tra về bảo hiểm xã hội đã quan tâm, theo dõi, thanh tra tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội của các doang nghiệp FDI. Nội dung thanh tra đã đi vào trọng tâm, kết quả và hiệu quả lớn hơn, phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm hơn trước. Ngày càng được nâng cao về chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả , dưới sự chỉ đạo của ban ngành cấp trên, lực lượng thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ. 2.4. Đánh giá - Ưu điểm: + Công tác thanh tra về bảo hiểm xã hội của tỉnh Phú Thọ ngày càng hoạt động có hiệu quả và được quan tâm, chú trọng hơn. + Công tác thanh tra về bảo hiểm xã hội tại tỉnh thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai và kịp thời. + Các thanh tra viên đã có cố gắng tiến hành các cuộc thanh tra để đạt hiệu quả cả về số lượng và chất lượng. + Nội dung thanh tra về bảo hiểm xã hội đã đi vào trọng tâm, có hiệu quả lớn , phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm của các doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội. - Nhược điểm: + Lực lượng thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ hiện vẫn còn thiếu về số lượng và cả chất lượng, làm ảnh hưởng tới công tác thanh tra lao động của tỉnh. + Còn một số tồn tại trong việc tiến hành thanh tra như: thanh tra chưa toàn diện, chưa có nhiều các cuộc thanh tra đột xuất để phát hiện và xử lý những vi phạm… CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Bổ sung nhân sự cho thanh tra Thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ cần có những kiến nghị lên cơ quan cấp trên (Sở lao động thương binh xã hội, Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ hoặc Thanh tra Chính phủ) bổ sung lực lượng cho thanh tra lao động có kiến thức chuyên môn về thanh tra và các chuyên ngành liên quan đến lao động khác (như bảo hiểm xã hội, tiền lương,…) vì tỉnh đang chỉ có 5 thanh tra viên chuyên về lao động, các thanh tra viên mới nhanh nhạy trong việc cập nhật các văn bản, quyết định, thông tư mới liên quan đến những lĩnh vực phụ trách. 3.2. Nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên. Đội ngũ cán bộ thanh tra lao động Phú Thọ cần được đi đào tạo để có những kiến thức, kỹ năng của một thanh tra và kiến thức chuyên ngành lao động, biết tổng hợp những kiến thức về các lĩnh vực liên quan (bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, tiền lương,…) và việc cập nhật các thông tư, nghị định mới có liên quan thì. Qua đó, những kiến thức, kỹ năng được nâng cao, góp phần đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động. 3.3. Nội dung của thanh tra. Thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội của Phú Thọ đã tiến hành rất nhiều vụ thanh tra, tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các cuộc thanh tra chỉ chú trọng đến việc nộp bảo hiểm xã hội mà chưa chú trọng tới việc thực hiện trả bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không, việc thu giữ sổ bảo hiểm cho người lao động như thế nào. Nên thanh tra lao động có thể bao quát tất cả những nội dung thì kết quả sẽ được nâng cao hơn, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng sẽ tốt hơn. 3.4. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra. Áp dụng khoa học công nghệ vào thanh tra đem lại hiệu quả cao như :công bố kết quả thanh tra qua mạng, tìm kiếm dữ liệu,… Cần tiến hành các hoạt động như tuyên truyền, kiểm tra thường xuyên, nâng cao ý thức của đội ngũ thanh tra cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thực hiện pháp luật lao động. KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận, ta có thể khái quát được những nội dung chính của thanh tra lao động, thực trạng việc đóng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Phú Thọ còn nhiều những mặt hạn chế. Từ đó, em đã đưa ra những khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng để công tác thanh tra lao động đạt hiệu quả tại tỉnh Phú Thọ nói chung và tại các doanh nghiệp FDI nói riêng. Do thời gian cũng như giới hạn số trang của bài tiểu luận , còn nhiều thiếu sót ở trong bài em mong cô châm trước. Nếu được nghiên cứu tiếp em sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở phần khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật lao động 2012. 2. Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở lao động thương binh xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 11 tháng 7 năm 2017 3. Luật thanh tra năm 2010 4. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động. 5. Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng 6. Quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động 7. http://www.baophutho.vn 8. Sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm : http://baophutho.vn 9. http://phutho.gov.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan