Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng ...

Tài liệu thực trạng công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam giai đoạn 2013-2015

.DOCX
15
479
131

Mô tả:

Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN có đặc thù sản xuất kinh doanh đa ngành: Than - Khoáng sản - Điện lực – Cơ khí - Vật liệu xây dựng - Vật liệu nổ công nghiệp – Thương mại và Dịch vụ… với lực lượng lao động lớn và đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố bất lợi song huấn luyện cho NLĐ trong Tập đoàn luôn được trú trọng và nâng cao, tỷ lệ TNLĐ và BNN đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vì đặc điểm sản xuất và nhiều khó khăn khác nên công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong tập đoàn còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục.
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ...................1 1.1. Khái niệm chung..................................................................................................1 1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................1 1.1.2. Đối tượng của huấn luyện.................................................................................1 1.1.3. Thời gian huấn luyện.........................................................................................1 1.1.4. Nội dung của công tác huấn luyện....................................................................2 1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................................2 1.3. Mục đích của Công tác huấn luyện AT-VSLĐ.....................................................2 1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác huấn luyện AT-VSLĐ.............................3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2015......4 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn...............................................4 2.1.1. Giới thiệu chung về tập đoàn than –khoáng sản Việt Nam..............................4 2.1.1. Ngành nghề kinh doanh....................................................................................4 2.1.2. Quá trình phát triển..........................................................................................4 2.1.3. Đặc điểm lao động của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản VN..............5 2.2. Tình hình TNLĐ, BNN tại tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2013-2015...................................................................................................5 2.2.1. Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giai đoạn 2013-2015.................................5 2.2.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp (BNN) Tại tập đoàn than- khoáng sản VN.........6 2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNLĐ và BNN tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.................................................................................................6 2.3.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................................7 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................................7 2.4. Đánh giá thực trạng huấn luyện AT-VSLĐ tại công ty Than- Khoáng sản Việt Nam ..................................................................................................................................... 8 2.4.1. Những mặt đạt được..........................................................................................8 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.................................................................................8 2.3. Một số ví dụ minh họa liên quan đến huấn luyện AT- VSLĐ..............................9 CHƯƠNG III: ĐỀ SUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................10 3.1. Đối với quản lý nhà nước...................................................................................10 3.2. Đối với NSDLĐ...................................................................................................10 3.3. Đối với NLĐ........................................................................................................10 KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. ATLĐ VSLĐ AT-VSLĐ NLĐ NSDLĐ TNLĐ BNN : An toàn lao động : Vệ sinh lao động : An toàn – Vệ sinh lao động : Người lao động : Người sử dụng lao động : Tai nạn lao động : Bệnh nghề nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN có đặc thù sản xuất kinh doanh đa ngành: Than - Khoáng sản - Điện lực – Cơ khí - Vật liệu xây dựng - Vật liệu nổ công nghiệp – Thương mại và Dịch vụ… với lực lượng lao động lớn và đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố bất lợi song huấn luyện cho NLĐ trong Tập đoàn luôn được trú trọng và nâng cao, tỷ lệ TNLĐ và BNN đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vì đặc điểm sản xuất và nhiều khó khăn khác nên công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong tập đoàn còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục. Với thực tế của hoạt động huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ và nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, em xin chọn đề tài: “thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ trong Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam”. Bài tiểu luận gồm 3 chương: -Chương 1: Tổng quan về công tác huấn luyện AT-VSLĐ -Chương 2: Thực trạng công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam. -Chương 3: Đề xuất và kiến nghị biện pháp AT - VSLĐ Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Vậy em Kính mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Bùi đức Thịnh đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Học sinh của thầy GV: TH.S Bùi Đức Thịnh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Một số khái niệm - AT-VSLĐ là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ nhằm ngăn ngừa TNLĐ, BNN và cải thiện điều kiện cho NLĐ. - Tai nạn lao động (TNLĐ) là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể BLĐ hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. - Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ. - Huấn luyện về AT-VSLĐ là làm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi ứng xử chuẩn mực hơn trong công tác AT-VSLĐ, là một trong những hoạt động phòng ngừa tích cực, đồi hỏi phải được quan tâm và ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATVSLĐ. 1.1.2. Đối tượng của huấn luyện Đối tượng huấn luyện AT-VSLĐ theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm sau: Nhóm 1: - Giám đốc, phó Giám đốc các doanh nghiệp. - Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm hợp tác xã. Thủ trưởng và cấp phó các đơn vị. Nhóm 2: - Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về AT-VSLD của cơ sở. - Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác AT-VSLD. 1.1.3. Thời gian huấn luyện Nhóm 3 NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư. Nhóm 4 NLĐ không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả NLĐ là người Việt Nam và nước ngoài làm việc tại Việt Nam người học nghề, tập nghề, thử việc . Thời gian huấn luyện tối thiểu với từng nhóm được quy định như sau: a) Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. b) Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra c) Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. 1 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh 1.1.4. Nội dung của công tác huấn luyện Nhóm 1 Huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây: a) Chính sách, pháp luật về ATVSLD b) Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về ATVSLD ở cơ sở c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Nhóm 2 Huấn luyện kiến thức chung bao gồm: a) Kiến thức chung như nhóm 1 b) Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác AT-VSLD tại cơ sở. c) Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn. Nhóm 3 Huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm: a) Chính sách, pháp luật về AT-VSLD. b) Tổng quan về thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLD. c) Các yếu tố nguy hiểm, có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLD. d) Kỹ thuật an toàn khi vận hành thiết bị. đ) Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu TNLĐ Nhóm 4 Huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau: a) Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về ATVSLD (huấn luyện tập trung). b) Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 1.2. Cơ sở pháp lý - Bộ luật lao động năm 2012 chương IX, mục 3, Điều 150 quy định “Huấn luyê nê về an toàn lao động, vê ê sinh lao đô nê g”. - Điều 14, Mục 1, Chương II của Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 06 năm 2015 chương II Quy định về “Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động”. - Nghị định số 45/2013-NĐCP Ngày 10/5/2013, chương 3 quy định về AT-VSLĐ - Thông tư số: 27/2013/TT-BLĐTBXH Gồm 23 điều và VI chương “Quy định về công tác huấn luyện AT-VSLĐ”. - Và các thông tư liên quan đến công tác huấn luyên AT-VSLĐ trong phụ lục này. 1.3. Mục đích của Công tác huấn luyện AT-VSLĐ 1. Xã hội hóa công tác huấn luyện: Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, xóa bỏ cơ chế xin – cho trong công tác huấn luyện, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính hiện nay. 2. Tăng cường tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng huấn luyện: Do công tác huấn luyện là hoạt động dịch vụ nên bắt buộc các tổ chức hoạt động dịch vụ phải nâng cao tính cạnh tranh, đưa ra chất lượng dịch vụ huấn luyện tốt nhất về chất lượng giảng viên, đầu tư 2 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh cơ sở vật chất thực hành đáp ứng nhu cầu huấn luyện của hàng chục triệu lao động trong cả nước. 3. Bảo đảm chất lượng huấn luyện được nâng cao và đồng đều: Thông tư ban hành khung chương trình huấn luyện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm chất lượng huấn luyện đồng đều; nội dung huấn luyện phù hợp với điều kiện thực tế. 4. Xây dựng môi trường huấn luyện minh bạch: Mọi thông tin về các tổ chức hoạt động huấn luyện, giảng viên huấn luyện được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục An toàn lao động và các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về huấn luyện AT-VSLĐ của toàn xã hội. 1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác huấn luyện AT-VSLĐ Qua điều tra thống kê tai nạn ở nước ta hiện nay trên 70% số vụ TNLĐ có nguyên nhân không chấp hành nghiêm chỉnh qui trình AN-VSLĐ. điều này là do NLĐ hoặc NSDLĐ không được huấn luyện đầy đủ, theo đúng quy định về AT-VSLĐ. Huấn luyện ATVSLĐ là một trong những biện pháp phòng tránh TNLĐ và BNN có hiệu quả rất cao và rất kinh tế, không đòi hỏi mất nhiều tiền bạc cũng như thời gian.  Đối với NLĐ - NLĐ sẽ biết cách sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân khi được trang bị, yên tâm công tác và lao động sản xuất hiệu quả. - NLĐ sẽ có một môi trường làm việc an toàn chất lượng.  Đối với DN - Giúp DN giảm thiểu được chi phí sữa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng, chi phí y tế, giảm định thương tật, BNN và bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN và thân nhân của họ - Uy tín của DN được nâng cao, được các đối tác tin tưởng và giữ chân được NLĐ.  Đối với xã hội - Nếu làm tốt công tác huấn luyện AT-VSLĐ thì xã hội sẽ giảm bớt tỷ lệ người bị mắc BNN, TNLĐ hàng năm và góp phần bảo vệ môi trường trong sạch. - Đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiện, khoa học xã hội.Giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn nữa. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 3 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh GIAI ĐOẠN 2013-2015 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn 2.1.1. Giới thiệu chung về tập đoàn than –khoáng sản Việt Nam - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (VINACOMIN) - Tên gọi bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL COAL AND MINERAL INDUSTRIES HOLDING CORPORATION LIMITED. - Địa chỉ: 226 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 3.5180141, 3.8510780 - Website: http://www.vinacomin.vn http://www.vinacomin.com.vn Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Than việt Nam) VINACOMIN được thành lập theo Quyết định số 563/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Tập Đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn gồm Công ty mẹ với 20 đơn vị trực thuộc, 68 công ty con bao gồm: 23 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 4 Công ty ở nước ngoài, 34 công ty cổ phần và 7 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra còn có 12 công ty liên kết của Tập đoàn. 2.1.1. Ngành nghề kinh doanh - Công nghiệp than, Công nghiệp khoáng sản - luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công… - Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn. - Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện. 2.1.2. Quá trình phát triển - Ngày 01/01/1995: Tổng Công ty Than Việt Nam bắt đầu hoạt động theo Điều lệ được ban hành tại Nghị định 13-CP ngày 17/01/1995 của Chính phủ - Tháng 12/1997: Than Việt Nam đạt 10,7 triệu tấn than thương phẩm, hoàn thành vượt mức sản lượng của năm 2000 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII giao cho Ngành Than (10 triệu tấn). - Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). 2.1.3. Đặc điểm lao động của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản VN 4 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh Tổng số công nhân, lao động toàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có gần 140.000 người, trong đó số trực tiếp sản xuất chiếm 72,1% , tỷ lệ nam công nhân chiếm 85%. Về tuổi đời: Hầu hết công nhân, lao động than, khoáng sản tuổi đời trẻ. Công nhân ở độ tuổi từ 25-45 chiếm 67,5%...chỉ có 2% trên 50 tuổi và 0,2% dưới 18 tuổi. Công nhân, lao động là người nhập cư chiếm 51,1%, người địa phương chiếm 48,9%. Về trình độ: 19,1% số công nhân, lao động có trình độ đại học, 16,7% có trình độ cao đẳng, 40,7% có trình độ công nhân kỹ thuật, 23,5% công nhân có trình độ trung cấp; 8% công nhân được đào tạo tại công ty và 1,5% công nhân chưa qua đào tạo. 2.2. Tình hình TNLĐ, BNN tại tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2013-2015 2.2.1. Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giai đoạn 2013-2015 Trong những năm qua do tập đoàn đã quan tâm hơn đến công tác huấn luyện ATVSLĐ tình hình TNLĐ trong 3 năm gần đây giảm một cách đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vụ TNLĐ đáng tiếc xảy ra tại những hầm lò của tập đoàn. Bảng 2.1: Tình hình tai nạn lao động tại tập đoàn giai đoạn 2013 – 2015 2013 2014 2015 Số vụ tai nạn 26 24 17 Số người chết 30 29 20 Số người bị thương nặng 45 43 37 số người bị thương nhẹ 20 23 18 (Nguồn: Báo cáo của tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam năm 2015) Qua bảng số liệu trên: Trong 3 năm trở lai đây từ năm 2013-2015 số vụ tai nạn tại hầm lò của tập đoàn than – khoáng sản việt nam giảm thiểu đáng kể những vẫn chiếm 16% trong tổng số vụ tai nạn tại ngành than nói chung. Năm 2014 giảm 2 vụ TNLĐ những số người chết tại các vụ tai nạn vẫn có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2013- 2014 làm 29 người chết và 43 người bị thương nặng so với năm 2013. Riêng trong năm gần đây năm 2015 Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có 17 vụ/20 người chết. So với năm 2014, con số này đã giảm 7 vụ/9 người chết. 2.2.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp (BNN) Tại tập đoàn than- khoáng sản VN Qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy công nhân khai thác mỏ phải tiếp xúc với tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và cao nhất ở khu vực 5 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh khoan, nghiền đá có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-18 dBA. Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân nghiền sàng than, khoan than, từ 8-23,6% . T ỷ lệ mắấc các BNN t ại Vinacomin Bệnh xương khớp; Bệnh têu hóa; Bệnh khác; 5.44% 6.31% 6.78% Bệnh thầần kinh; 13.19% Bệnh tai mũi họ ng; 34.81% Bệnh ngoài da; 17.50% Bệnh hô hầấp; 15.97% (Nguồn: Báo cáo TNLĐ, BNN của tập đoàn than-Khoáng sảnViệtNam) Nhận xét, tỷ lệ bệnh tai mũi họng là 35% cao hơn các bệnh khác, ngoài ra công nhân hầm lò còn mắc phải: bệnh bụi phổi-silic, bệnh bụi phổi-amiăng, bệnh điếc nghề nghiệp. tỷ lệ mắc bệnh của công nhân ở hầm lò cao hơn những nơi khác, có những công nhân cùng một lúc mắc 2 đến 3 bệnh. Với tỷ lệ mắc bệnh cao trong năm qua tập đoàn đã quan tâm hơn tới việc huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ hầm lò cách phòng chống tác hại của môi trường xung quanh, Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của NLĐ. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNLĐ và BNN tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 2.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Do môi trường làm việc của NLĐ có quá nhiều yếu tố nguy hiểm và độc hại. Đối với khu vực khai thác hầm lò là khí mỏ, nước mỏ, sập đổ lò, điện mỏ, nổ mìn, vận tải, tời trục… Thứ hai: Do các yếu tố có hại như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, độ rung, vi sinh vật có hại, cường độ lao động cao, tư thế làm việc gò bó, đơn điệu không phù hợp với tâm sinh lý NLĐ…cũng gây nguy cơ mất an toàn lớn cho NLĐ. 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 6 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh • Quản lý nhà nước Chưa nhận thức được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác huấn luyện ATVSLĐ. Nhiều nội dung quan trọng về huấn luyện AT-VSLĐ chưa được quy định rõ trong bộ luật. Hệ thống tổ chức các cơ quan NN về việc thanh tra AT-VSLĐ còn quá mỏng và chưa được kiện toàn. Việc quy định các chế tài xử lý vi phạm AT-VSLĐ còn chưa chặt chẽ, mức xử phạt còn thấp, thiếu tính răn đe đối với NSDLĐ và NLĐ  Đối với NSDLĐ Chưa làm tốt công tác huấn luyện, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân. Chưa nghiên cứu kỹ điều kiện sản xuất. Nhiều đơn vị chưa chú trọng đến tổ chức sản xuất khoa học, nâng cao năng suất lao động như: Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, thiếc Tĩnh Túc (Tổng công ty Khoáng sản) hay Cơ khí Hòn Gai… Chưa xây dựng được hệ thống an toàn để ngăn chặn các hành vi không an toàn của công nhân có hiệu quả (hệ thống giáo dục, quản lý, điều hành, trang thiết bị an toàn…). Thiếu biện pháp xử lý hoặc xử lý không nghiêm các vi phạm về an toàn. Các cán bộ kỹ thuật, quản lý an toàn còn yếu về kỹ năng, kinh nghiệm trong lập và chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật thi công.  Đối với người lao động Do thiếu huấn luyện hoặc chưa được huấn luyện về công tác huấn luyện AT- VSLĐ dẫn đến hành vi vi phạm an toàn. Do những yếu tố chủ quan dẫn đến không an toàn trong sản xuất. Thống kê của các nước trên thế giới cũng như của ngành Than - Khoáng sản Việt Nam cho thấy, 80% sự cố gây tai nạn lao động là do hành vi không an toàn của công nhân gây ra hoặc do điều kiện làm việc không an toàn dẫn đến hành vi không an toàn của công nhân gây ra Không thực hiện công tác tự chủ an toàn. 2.4. Đánh giá thực trạng huấn luyện AT-VSLĐ tại công ty Than- Khoáng sản Việt Nam Trong những năm qua công tác huấn luyện luôn được tập đoàn than- khoáng sản VN quan tâm vì vậy đã đạt được những thành tựu quan trọng 2.4.1. Những mặt đạt được Công tác huấn luyện có hiều chuyển biến tích cực. trong năm qua nhờ tăng cường đầu tư cho công tác tập huấn về máy móc trang thiết bị hiện đại có độ an toàn cao cho NLĐ. Tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam đã bước đầu hạn chế được các vụ tai nạn xảy ra bằng chứng là trong 1 năm trở lại đây năm 2015 số vụ TNLĐ tại tập đoàn đã giảm giảm 7 vụ/9 người chết so với năm 2014. 7 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh Công tác huấn luyện AT-VSLĐ để nâng cao ý thức cho NLĐ đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Ý thức chấp hành các nội quy về AT-VSLĐ của NLĐ trong tập đoàn cũng tăng lên rõ rệt khi mức NLĐ Kết thúc buổi huấn luyện đạt điểm cao đã tăng lên nhiều so với các năm trước. 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác huấn luyện AT-VSLĐ còn tồn tại những bất cập không nhỏ Việc ban hành các quy định, văn bản pháp luật về việc huấn luyện AT-VSLĐ hiện nay là tương đối đầy đủ nhưng còn chống chéo, phân tán, thiếu chi tiết trong các quy định định về huấn luyện AT-VSLĐ. Nội dung huấn luyện AT-VSLĐ trong tập đoàn còn nhiều hạn chế, không phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy móc thiết bị tân tiến, an toàn trong lao động tại hầm lò. Giảng viên giảng dạy chưa có đủ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy Vẫn còn một số công nhân tại hầm lò không có ý thức thực hiện tốt công tác huấn luyện AT-VSLĐ do tập đoàn sắp xếp. Vì vậy, tình trạng TNLĐ vẫn xảy ra trong tập đoàn trong những năm qua. Bên phía tập đoàn chưa thực hiện nghiêm công tác huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ. Ngoài ra, Một số vụ TNLĐ xảy ra tại hầm lò thuộc tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam không thuộc tầm kiểm soát của NSDLĐ mà nguyên nhân do môi trường lao động có tính chất độc hại đã dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho NLĐ làm mất đi tính mạng của công nhân hầm lò, lấy đi nước mắt của thân nhân những người đã phấn đấu hy sinh cho sự phát triển của tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam. 2.3. Một số ví dụ minh họa liên quan đến huấn luyện AT- VSLĐ Ngày 9/4, vụ TNLĐ xảy ra tại lò dọc vỉa vận tải khu II - giếng Vàng Danh và giếng Cánh Gà (Công ty Cổ phần than Vàng Danh - Vinacomin, Tập đoàn Than- Khoáng sản VN) đã làm 2 công nhân tử vong: Trường hợp1: của ông Phạm Huy Thủy (51 tuổi, trú tại khu 7, phường Vàng Danh, TP. Uông Bí), là công nhân khai thác tại phân xưởng D1. Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu cho thấy nguyên nhân tai nạn là do trong lúc làm việc, nạn nhân bị tảng than to lở ra, đè vào người. Ngay khi sự cố xảy ra, nạn nhân đã được ứng cứu ra khỏi lò và chuyển đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, công nhân Thủy đã qua đời. 8 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh Trường hợp thứ 2 là anh Nguyễn Tùng Lâm (33 tuổi, trú tại phường Trưng Vương, TP. Uông Bí)- là kỹ thuật viên, Nguyên nhân sơ bộ xảy ra sự việc là trong quá trình đẩy xe goòng cùng với các công nhân khác, anh Tùng đã va chạm mạnh với thành xe gây tử vong. Sau khi biết tin, Công đoàn Công Thương VN đã đến thăm hỏi và chia sẻ với gia đình nạn nhân, hỗ trợ 10.000.000 đồng cho 2 gia đình nạn nhân bị TNLĐ. Sau khi sảy ra TNLĐ dẫn đến 2 người chết ngày 9/4 Tập Đoàn Than –Khoáng sản Việt Nam đã họp khẩn về việc tai nạn tại công ty con Vàng Danh từ đó xác định cần quan tâm hơn nữa tới công tác huấn luyện cho NLĐ, đầu tư thêm các phương tiện bảo hộ cá nhân cho NLĐ để bảo vệ bản thân thoát khỏi các tai nạn xảy ra (phụ lục ) (Nguồn: Báo điện tử VTV) Nạn nhân Nguyễn Lâm Tùng Công nhân khai thác than, sinh năm 1983 1 trong 2 công nhân bị nạn Lễ phát động cho đợt huấn luyên AT-VSLĐ cho công nhân khai thác than- hầm lò của tập đoàn Vinacomin CHƯƠNG III: ĐỀ SUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Đối với quản lý nhà nước 1. Đẩy mạnh công tác huấn luyện, tuyên truyền về công tác AT-VSLĐ về chế độ chính sách, kiến thức, kinh nghiệm cho NLĐ và NSDLĐ, nâng cao kiến thức và các chế độ chính sách, kiến thức kinh nghiệm, gương điển hình thông qua các chương trình như: tổ chức tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ, hội thi về AT-VSLĐ. 2. Điều chỉnh một số nội dung của luật AT-VSLĐ về lĩnh vực khai thác, nội dung có sự đan xen với luật chuyên ngành, đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ thống nhất, tránh mâu thuẫn, trùng lặp với các luật trên để đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật 3. Kiện toàn lại bộ máy quản lý NN, thanh tra về AT-VSLĐ. 9 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh 4. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, NSDLĐ, Cần có các chế tài mạnh hơn: Quy định về việc xử lý người đứng đầu doanh nghiệp khi để xảy ra TNLĐ làm chết nhiều người. 3.2. Đối với NSDLĐ 1. Tăng cường và nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn, nâng cao nhận thức, ý thức về an toàn cho NLĐ và NSDLĐ. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn cho cán bộ quản lý, chỉ huy, công nhân kỹ thuật ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các mỏ than hầm lò. Ở trong nước, thực hiện đào tạo tại các trường nghề của Tập đoàn như các Trường Hồng Cẩm, Trường mỏ Hữu Nghị, Trường Quản trị Kinh doanh, hoặc đào tạo huấn luyện tại các đơn vị sản xuất. Còn tại nước ngoài sẽ thực hiện theo dự án đào tạo về công tác ATLĐ, về cứu hộ cứu nạn giữa tập đoàn với tổ chức NEDO, JCOAL Nhật Bản (giai đoạn 1: 2013-2016, giai đoạn 2: 2017-2019). 2. Đầu tư đủ trang thiết bị an toàn, đặc biệt trong sản xuất than hầm lò như: Khoan thăm dò phòng ngừa sự cố, phụt khí, bục nước. Thiết bị an toàn phòng nổ hầm lò. Hệ thống giám sát tập trung tự động khí Mêtan. 3. Xây dựng các chế tài xử lý NLĐ vi phạm về AT-VSLĐ. 3.3. Đối với NLĐ Thực hiện tốt công tác huấn luyện ATVSLĐ giúp NLĐ nâng cao nhận thức trong việc phòng chống TNLĐ, BNN.Biết chủ về an toàn, Biết tự bảo vệ mình, Bảo vệ đồng đội, Không biết thì hỏi, Không biết không làm,Tuân thủ các nguyên tắc, quy định an toàn 10 GV: TH.S Bùi Đức Thịnh 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan