Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế tại xí ngiệp dv kt tm chi nhánh cô...

Tài liệu Thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế tại xí ngiệp dv kt tm chi nhánh công ty tnhh một thành viên ứng dụng kĩ thuật sản xuất tecapro

.PDF
59
105
61

Mô tả:

Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4 Chƣơng 1: ............................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ ................ 6 1.1 NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................................ 6 1.1.1 Hoạt động nhập khẩu góp phần hoàn thiện yếu tố đầu vào ........................ 6 1.1.2 Nhập khẩu làm tăng sức cạnh trạnh trên thị trƣờng ................................... 6 1.1.3 Hoạt động nhập khẩu không những giảm đƣợc chi phí giá thành mà còn tăng đƣợc năng suất lao động .................................................................................... 7 1.1.4 Hoạt động nhập khẩu còn có vai trò mở rộng quy mô sản xuất, phân công lao động xã hội…. . .......................................................................................... 7 1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 8 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế .............................................. 8 1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của thanh toán quốc tế................................ 8 1.2.1.2 Khái niệm: ............................................................................................. 8 1.2.2 Vai trò của thanh tóan quốc tế ................................................................... 9 1.2.2.1 Đối với nền kinh tế ................................................................................. 9 1.2.2.2 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu ....................................................... 10 1.3 CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ .................................... 10 1.3.1 Phƣơng thức chuyển tiền. ........................................................................ 10 1.3.1.1 Khái niệm............................................................................................. 10 1.3.1.2 Quy trình nghiệp vụ............................................................................. 11 1.3.2 Phƣơng thức nhờ thu ............................................................................... 12 1.3.2.1 Khái niệm............................................................................................. 12 1.3.2.2 Quy trình nghiệp vụ.............................................................................. 12 1.3.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ ............................................................... 15 1.3.3.1 Khái niệm............................................................................................. 15 1.3.3.2 Đặc điểm ............................................................................................. 16 Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 1 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3.3.3 Quy trình nghiệp vụ............................................................................. 17 1.3.4 Những rủi ro nhà nhập khẩu có thể gặp phải khi thực hiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế ............................................................................................ 18 1.3.4.1 Phương thức chuyển tiền ..................................................................... 18 1.3.4.2 Phương thức nhờ thu ............................................................................ 19 1.3.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ ............................................................ 19 Chƣơng 2: ............................................................................................. 20 THỰC TRẠNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI XÍ NGIỆP DV KT TM_CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ỨNG DỤNG KĨ THUẬT SẢN XUẤT TECAPRO ............................................. 20 2.1 KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP ..................................................................... 20 2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kĩ thuật và sản xuất TECAPRO ....................................................................................................... 20 2.1.1.1 Quá trình thành lập Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kĩ thuật và sản xuất TECAPRO ................................................................................................ 20 2.1.1.2 Các đơn vị thành viên .......................................................................... 21 2.1.2 Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại_Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên ứng dụng kĩ thuật sản xuất TECAPRO .................................................... 22 2.1.2.1 Quyết định thành lập ........................................................................... 22 2.1.2.2 Ngành, nghề kinh doanh ...................................................................... 22 2.1.2.3 Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp ....................................................................... 23 2.1.3 Tình hình, đặc điểm kinh doanh của Xí nghiệp ...................................... 24 2.1.3.1 Đặc điểm về nguồn vốn ....................................................................... 24 2.1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân sự của Xí nghiệp .............................................. 24 2.1.3.3 Đặc điểm kinh doanh của Xí nghiệp ................................................... 25 2.1.3.4 Kết quả hoạt động của Xí nghiệp ......................................................... 26 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP .................. 27 2.2.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Xí nghiệp .............................. 27 2.2.2 Thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của Xí nghiệp ................................................................................. 29 Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 2 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền ..................................................................... 31 2.2.2.2 Phương thức nhờ thu: .......................................................................... 34 2.2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ ............................................................ 35 2.2.3 Đánh giá thực trạng các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Xí nghiệp DV KT TM_Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kĩ thuật sản xuất TECAPRO....................................................................................................... 38 2.2.3.1 Những mặt đạt được ............................................................................ 38 2.2.3.2 Những hạn chế, rủi ro trong việc áp dụng các phương thức thanh toán của Xí nghiệp. ........................................................................................................ 40 Chƣơng 3: ............................................................................................. 46 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI XÍ NGHIỆP DV KT TM_CHI NHÁNH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TY TECAPRO .............. 46 3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP. .............. 46 3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp ...................................................... 46 3.1.2 Định hƣớng phát triển của Xí nghiệp ...................................................... 47 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI XÍ NGHIỆP ........................................................................................... 49 3.2.1 Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Xí nghiệp ............ 49 3.2.2 Biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế ................................ 50 3.2.3 Đổi mới phƣơng thức thanh toán quốc tế ................................................ 52 3.2.4 Biện pháp nâng cao nguồn nhân lực thanh toán quốc tế của Xí nghiệp ... 53 3.2.5 Biện pháp giữ vững uy tín trong kinh doanh là điều kiện tích cực thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế ................................................................................... 54 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 54 3.3.1 Với Ngân hàng ........................................................................................ 54 3.3.2 Với Chính phủ ........................................................................................ 57 KẾT LUẬN ........................................................................................... 58 Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 3 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, chủ trƣơng “ làm bạn với tất cả các nƣớc” của nƣớc ta đã và đang từng bƣớc đƣợc thực hiện. Việt Nam đang từng bƣớc hoà nhập, gắn nền kinh tế của mình với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, từ tháng 07/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của khối các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN), và tiến tới gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), và mới gần đây là sự kiện Việt Nam tích cực đám phán để gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) ... Khi quan hệ quốc tế đƣợc mở rộng, quan hệ giữa các nƣớc tăng lên thì các hoạt động thƣơng mại giữa các nƣớc cũng đƣợc phát triển, và hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động then chốt. Xu thế hội nhập đặt ra yêu cầu hoạt động thanh toán quốc tế phải ngày càng phải đƣợc hoàn thiện và phát triển vƣợt bậc để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày một đa dạng, mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Trong hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) thì thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng và đóng vai trò chủ chốt, nó góp phần thúc đẩy Ngoại Thƣơng phát triển, góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nƣớc, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nƣớc, không những thế nó còn góp phần đẩy mạnh sự hợp tác giữa các nƣớc trên nhiều lĩnh vực. Khi nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn thì đòi hỏi các doanh nghiệp, các ngân hàng, các trung gian tài chính phải thực hiện TTQT sao cho vừa thuận tiện, hiệu qủa, an toàn. Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại_Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên ứng dụng kĩ thuật sản xuất TECAPRO là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu thiết bị kĩ thuật công nghệ. Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp, em nhận thấy thanh toán quốc tế với hoạt động xuất nhập Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 4 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP khẩu của Xí nghiệp là khâu hết sức quan trọng. Việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp, an toàn là điều cần thiết. Từ đó em xin lựa chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu tại Xí nghiệp dịch vụ kĩ thuật thương mại_Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên ứng dụng kĩ thuật và sản xuât TECAPRO”. Mục đích nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Xí nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phƣơng thức thanh toán quốc tế tại đơn vị. Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận bao gồm các nội dung sau: Chƣơng I. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế Chƣơng II. Thực trạng các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại_Chi nhánh một thành viên Công ty ứng dụng sản xuất TECAPRO. Chƣơng III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại_Chi nhánh một thành viên Công ty ứng dụng sản xuất TECAPRO Với thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài và trình độ hạn chế, bản chuyên đề này không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo. Em xin trân trọng cám ơn ! Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 5 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành hoạt động ngoại thƣơng, có thể hiểu đó là việc mua hàng hóa dịch vụ nƣớc ngoài về phục vụ nhu cầu trong nƣớc hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi. Ngày nay, trong thời kì hội nhập, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng với hoạt động của các doanh nghiệp. 1.1.1 Hoạt động nhập khẩu góp phần hoàn thiện yếu tố đầu vào Hoạt động nhập khẩu là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần cung cấp hoàn thiện yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất .Vì vậy, đối với một doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó cần phải xem xét và nắm bắt tình hình nhập khẩu một cách kỹ càng về mặt hàng cần nhập thì có sản phẩm chất lƣợng tốt đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Thực tế cho thấy hoạt động nhập khẩu tốt, có thể tận dụng đƣợc khoa học công nghệ tiên tiến, tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất dẫn đến giảm đƣợc đƣợc chi phí giá thành tăng lợi nhuận. 1.1.2 Nhập khẩu làm tăng sức cạnh trạnh trên thị trƣờng Hoạt động nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền khiến cho các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt để chiếm đƣợc thị trƣờng tức tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, dĩ nhiên phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh để làm sao chiếm đƣợc thị phần hay thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Để đạt đƣợc điều này, các doanh nghiệp Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 6 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cần phải cải tiến mẫu mã của mình thông qua việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Chẳng hạn nhƣ: nhập khẩu các máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại…. có thế mới có thể hạ đƣợc đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng. 1.1.3 Hoạt động nhập khẩu không những giảm đƣợc chi phí giá thành mà còn tăng đƣợc năng suất lao động Khi doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị hiện đại tạo ra sự chuyển giao công nghệ …thì doanh nghiệp không những sản xuất đƣợc sản phẩm có chất lƣợng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trƣơng mà còn sản xuất ra hàng loạt sản phẩm lại rất ích thời gian. Điều trên có thể khẳng định hoạt động nhập khẩu đã tăng đƣợc năng suất lao động. 1.1.4 Hoạt động nhập khẩu còn có vai trò mở rộng quy mô sản xuất, phân công lao động xã hội…. Nhập khẩu là một yếu tố mang tính quyết định cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, khi doanh nghiệp đã có thị trƣờng nhập khẩu thuận lợi, dĩ nhiên việc nhập khẩu có hiệu quả làm cho sản phẩm sản xuất có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng quy mô để có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phân công lao động rõ rệt khi hoạt động nhập có hiệu quả, điều này thể hiện ở chỗ khi hoạt động nhập khẩu trở nên thiết yếu của doanh nghiệp thì mỗi cá nhân hay tập thể của doanh nghiệp điều có một trình độ chuyên môn ứng với công việc cụ thể. Đây là, làm cho phân công lao động rõ rệt vì khi nhập thiết bị hiện đại đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn về lĩnh vực này, nếu không có thì không thể sử dụng đƣợc. Nói tóm lại: hoạt động nhập khẩu đóng vai trò then chốt của doanh nghiệp, Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 7 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nên các doanh nghiệp cần quan tâm đến lĩnh vực này một cách triệt để, khai thác hết tiềm lực của hoạt động này. 1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÕ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của thanh toán quốc tế Cơ sở hình thành quan hệ thanh toán quốc tế xuất phát từ sự ra đời và phát triển của hoạt động thƣơng mại quốc tế. Ngoài ra, cùng với sự phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế nhƣ đầu tƣ quốc tế, tín dụng quốc tế…và sự phát triển các mối quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực nhƣ chính trị, ngoại giao, khoa học kĩ thuật, văn hóa… đều là cơ sở xuất hiện và phát triển quan hệ thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc coi là hoạt động ra đời sớm nhất trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Ngày nay, thanh tóan quốc tế đã cực kì phát triển, tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động giao thƣơng quốc tế, cả trong lĩnh vực kinh tế cũng nhƣ trong hoạt động văn hóa, xã hội, ngoại giao…Các phƣơng tiện thanh toán cực kì đa dạng, phong phú, tạo cơ hội cho các chủ thể có thể lựa chọn phƣơng tiện thanh toán thích hợp. 1.2.1.2 Khái niệm: Thanh toán quốc tế:là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hƣởng lợi về tiền tệ trên cơ sở các hoat động kinh tế và phi kinh tế giữa các chủ thể ở quốc gia này với các chủ thể ở quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 8 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2 Vai trò của thanh tóan quốc tế 1.2.2.1 Đối với nền kinh tế Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng không chỉ với các chủ thể ở các quốc gia mà còn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và với nền kinh tế thế giới. Thứ nhất: Là công cụ thực hiện và thúc đẩy hoạt động kinh doanh và giao lƣu quốc tế của các chủ thể ở các quốc gia. Nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế các hoạt động kinh doanh quốc tế mới thực hiện đƣợc mục đích đề ra, kết thúc quá trình chuyển hóa Hàng – Tiền của chu kỳ sản xuất quốc tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ các quốc gia đã phát huy đƣợc lợi thế so sánh của mình và tận dụng lợi thế so sánh của các quốc gia khác để phát triển nền kinh tế, đồng thời nguồn lực trên thế giới đƣợc phân bổ có hiệu quả cao hơn. Thứ hai: Là công cụ thúc đẩy nền kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện các nền kinh tế quốc gia hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, không gian ngày càng rộng lớn, thời gian hoạt động thanh toán quốc tế tƣơng đối dài. Cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật phục vụ thanh toán quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển và kết nối trên phạm vi thế giới. Môi trƣờng pháp lý quốc tế ngày càng phát triển theo hƣớng rõ ràng, minh bạch và đồng bộ. Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 9 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.2 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu Thứ nhất: Thanh toán quốc tế thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán. Các bên tham gia bao gồm ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhập khẩu, ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu, nhập khẩu; trong đó ngƣời nhập khẩu có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thanh toán đẩy đủ đúng hạn theo quy định của hợp đồng. Việc thanh toán phụ thuộc vào nhà nhập khẩu và trách nhiệm của ngân hàng, qua đó việc thanh toán quốc tế cũng góp phần thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động buôn bán. Thứ hai: Thanh toán quốc tế có ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia. Các chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu luôn hƣớng đến lợi ích của mình đó là: ngƣời xuất khẩu muốn nhận tiền đầy đủ đúng hạn, ngƣời nhập khẩu muốn nhận hàng kịp thời, đúng số lƣợng, chất lƣợng. Việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán quốc tế phù hợp với từng hợp đồng nhập khẩu sẽ giảm thiểu đƣợc những rủi ro không đáng có, hoạt động thanh toán đƣợc thông suốt. Nói chung, đối với hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán quốc tế đảm bảo việc trao đổi hàng hóa dịch vụ đƣợc tiến hành thông suốt, từ đó thu hồi vốn nhanh đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của nền sản xuất xã hội. 1.3 CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.3.1 Phƣơng thức chuyển tiền. 1.3.1.1 Khái niệm Chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán, trong đó khách hàng (ngƣời chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định. Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 10 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Có 2 hình thức chuyển tiền là: - Chuyển tiền bằng thƣ (Mail Tranfer – M/T) - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) 1.3.1.2 Quy trình nghiệp vụ Ngân Ngân hàng hàng trảtrả tiềntiền (Paying (Paying Bank) Bank) (3) (4) Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) (2) (1) Ngƣời chuyển tiền (Remitter) Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán theo phƣơng thức chuyển tiền (1) Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ nhƣ hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn… cho nhà nhập khẩu. (2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa) nếu quyết định trả tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khỏan) gửi ngân hàng phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ nhà nhập khẩu. Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 11 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của ngƣời chuyển tiền) cho ngân hàng đại lí (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho ngƣời thụ hƣởng. 1.3.2 Phƣơng thức nhờ thu 1.3.2.1 Khái niệm Nhờ thu là phƣơng thức thanh toán, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (bên nhập khẩu) để đƣợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 1.3.2.2 Quy trình nghiệp vụ a, Nhờ thu phiếu trơn Nhờ thu phiếu trơn là phƣơng thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thƣơng mại đƣợc giao trực tiếp cho ngƣời nhập khẩu không thông qua ngân hàng. Quy trình NHNT (3) NHTH (Remitting Bank) (6) (Collecting Bank) (2) (7) (5) (4) (0) Ngƣời ủy thác (Principal) (1) Ngƣời trả tiền (Drawee) Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 12 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phƣơng thức “Nhờ thu phiếu trơn”. (1) Nhờ ủy thác (nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thƣơng mại trực tiếp cho Ngƣời trả tiền (nhà nhập khẩu). (2) Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT để thu tiền từ nhà nhập khẩu. (3) NHNT lập và gửỉ lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền từ nhà nhập khẩu. (4) NHTH thông báo lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu: - Trả tiền ngay (séc, kỳ phiếu hay hối phiếu trả ngay) - Ký chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn) - Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. (5) Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền (6) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu (7) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu b, Nhờ thu kèm chứng từ Nhờ thu kèm chứng từ là phƣơng thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm: hoặc chứng từ thƣơng mại cùng chứng từ tài chính, hoặc chỉ chứng từ thƣơng mại. Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 13 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quy trình: (3) NHNT (Remitting Bank) NHNT (Collecting Bank) (7) (2) (8) Ngƣời ủy thác (6) (0) (Principal) (1) (5) (4) Ngƣời trả tiền (Drawee) Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phƣơng thức “Nhờ thu kèm chứng từ” (1) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu (2) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thƣơng mại cũng nhƣ chứng từ tài chính) tới NHTH (3) NHNT lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH (4) NHTH lập Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 14 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (5) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách: Thanh toán ngay hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc ký phát hành phiếu hoặc giấy nhận nợ. (6) NTTH trao bộ chứng từ thƣơng mại cho nhà nhập khẩu. (7) NHTH chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho NHNT (8) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu. Điều kiện trao chứng từ: - D/P: trao chứng từ khi thanh toán - D/P X days sight: trao chứng từ khi đƣợc thanh toán sau X ngày - D/A: trao chứng từ khi đƣợc chấp nhận - D/OT (D/TC): trao chứng từ khi chấp nhận các điều kiện 1.3.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ 1.3.3.1 Khái niệm Theo UCP 600: Tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù đƣợc gọi tên hoặc mô tả nhƣ thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. L/C là một bản cam kết trả tiền do Ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C) mở theo chỉ thị của ngƣời nhập khẩu (ngƣời yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định cho ngƣời xuất khẩu (ngƣời thụ Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 15 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hƣởng) với điều kiện ngƣời đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C. 1.3.3.2 Đặc điểm - L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: đó là Ngân hàng phát hàng L/C và nhà xuất khẩu, mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện - L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thƣơng, mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. - L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: Các Ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Nhƣ vậy chứng từ trong L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của ngƣời bán, là đại diện cho hàng hóa đƣợc giao, là căn cứ để ngân hàng trả tiền, căn cứ để nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, việc thanh toán của L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa. - L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro, nhƣng cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ công cụ từ chối thanh toán, lừa đảo: L/C là phƣơng thức thanh toán có ƣu điểm vƣợt trội so với các phƣơng thức thanh toán khác. Tuy nhiên do sự tách rời giữa L/C và hợp đồng kinh doanh, trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, diễn biến thị trƣờng giá cả… mà L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ từ chối thanh toán, công cụ gian lận lừa đảo. Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 16 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3.3.3 Quy trình nghiệp vụ (4) Ngƣời xuất khẩu (4) (6) (5) Ngƣời nhập khẩu (3) (1) (9) (2) NH xuất khẩu (7) NH nhập khẩu (8) Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ (1) Sau khi kí hợp đồng ngoại thƣơng, ngƣời nhập khẩu chủ động viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin L/C gửi Ngân hàng phục vụ mình (NH nhập khẩu), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định, để trả tiền cho ngƣời xuất khẩu. (2) Ngân hàng nhập khẩu sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho ngƣời xuất khẩu rồi gửi bản chính cho ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu. (3) Nhận đƣợc bản chính L/C từ Ngân hàng nhập khẩu, Ngân hàng xuất khẩu phải xác nhận bằng văn bản L/C đã nhận đƣợc rồi gửi bản chính cho ngƣời xuất khẩu (4) Căn cứ vào những nội dung của L/C và những thỏa thuận đã kí trong hợp đồng, ngƣời xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho ngƣời nhập khẩu Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 17 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (5) Sau khi đã tiến hành giao hàng, ngƣời xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hóa theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho ngân hàng xuất khẩu để xin thanh toán (6) Ngân hàng xuất khẩu nhận đƣợc bộ chứng từ từ ngƣời xuất khẩu phải kiểm tra thật kỹ, rồi tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó (NHXK ứng tiền mua bộ chứng từ này) (7) Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó (8) Ngân hàng nhập khẩu phải kiểm tra kỹ các chứng từ, NHNK trích tiền từ tài khoản kí quỹ của ngƣời nhập khẩu để chuyển trả cho ngân hàng xuất khẩu (9) Ngân hàng nhập khẩu thông báo việc trả tiền đối với L/C cho ngƣời nhập khẩu, đồng thời ngân hàng chuyển giao bộ chứng từ cho ngƣời nhập khẩu để ngƣời đó có căn cứ đi nhập hàng 1.3.4 Những rủi ro nhà nhập khẩu có thể gặp phải khi thực hiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế 1.3.4.1 Phương thức chuyển tiền - Rủi ro do việc giao hàng và thanh toán tách rời nhau. Ngƣời nhập khẩu có thể chuyển tiền rồi nhƣng ngƣời xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng không đúng số lƣợng, chất lƣợng - Biện pháp hạn chế rủi ro: Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 18 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Thảo luận lộ trình chuyển tiền, ví dụ: thời điểm chuyển tiền, chuyển trƣớc bao nhiêu phần trăm (%) phần còn lại thanh toán lúc chuyển hàng. Nói chung phƣơng thức này chỉ dùng đối với các đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài, tin cậy, thân tín. 1.3.4.2 Phương thức nhờ thu - Rủi ro thƣờng gặp: Việc giao hàng và thanh toán tách rời nhau, ngƣời nhập khẩu do không đƣợc kiểm tra trực tiếp hàng hóa mà chỉ kiểm tra trên chứng từ nên nếu ngƣời xuất khẩu có hành vi gian dối, lừa đảo ngƣời nhập khẩu có thể không nhận đƣợc hàng nhƣ thỏa thuận. - Biện pháp hạn chế rủi ro: + Lựa chọn nhà xuất khẩu đáng tin + Quy định rõ các điều kiện ủy thác thu, quy định rõ trong hợp đồng trách nhiệm của các bên, các phƣơng án giải quyết… 1.3.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ - Rủi ro, hạn chế thƣờng gặp: + Đây là hình thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn nên cần nhiều chi phí thời gian công sức. + Ngƣời nhập khẩu phải kí quỹ mở L/C nên sẽ bị đọng vốn + Do việc trả tiền trong L/C hoàn toàn dựa trên các chứng từ mà không dựa vào thực tế hàng hóa, nên ngƣời nhập khẩu có thể gặp rủi ro về hàng hóa không đảm bảo số lƣợng chất lƣợng. - Biện pháp hạn chế rủi ro: Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 19 Học viện Tài chính KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Lựa chọn ngân hàng có uy tín ngay từ khi kí kết hợp đồng + Lựa chọn nhà xuất khẩu đáng tin Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI XÍ NGIỆP DV KT TM_CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ỨNG DỤNG KĨ THUẬT SẢN XUẤT TECAPRO 2.1 KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP 2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kĩ thuật và sản xuất TECAPRO 2.1.1.1 Quá trình thành lập Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kĩ thuật và sản xuất TECAPRO Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kĩ thuật và Sản xuất TECAPRO (tên giao dịch tiếng Anh: Technologycal Application and Production Company) là một trong những đơn vị kinh tế - quốc phòng hàng đầu thuộc Bộ Quốc Phòng. Công ty đƣợc thành lập theo quyết định số 543/QĐ-QP do Bộ trƣởng Bộ Quốc Phòng cấp ngày 06 tháng 08 năm 1993 và đăng ký kinh doanh số 102924 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22 tháng 09 năm 1993. Có tiền thân là Liên hiệp Khoa học và sản xuất 2, Công ty TECAPRO đƣợc thành lập từ năm 1989 nhằm mục đích ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất phục vụ quốc phòng kinh tế. Năm 1993, Công ty đƣợc tổ chức lại thành doanh nghiệp Nhà Nƣớc độc lập, trực thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự 2. Từ tháng 03/2000, Công ty trực thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng