Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6 – 23 tháng và một số yếu tố liên quan tại 2 xã b...

Tài liệu Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6 – 23 tháng và một số yếu tố liên quan tại 2 xã bản phố và thào chư phìn tỉnh lào cai năm 014

.PDF
104
392
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN VĂN LONG THỰC TRẠNG ĂN BỔ SUNG CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 2 XÃ BẢN PHỐ VÀ THÀO CHƯ PHÌN TỈNH LÀO CAI NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 Hà Nội-2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN VĂN LONG THỰC TRẠNG ĂN BỔ SUNG CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 2 XÃ BẢN PHỐ VÀ THÀO CHƯ PHÌN TỈNH LÀO CAI NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 Giáo viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Nam Phương Giáo viên hỗ trợ: ThS. Phạm Công Tuấn Hà Nội-2014 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các thầy cô trong và ngoài trường Đại học Y tế công cộng, địa phương triển khai nghiên cứu, cơ quan công tác, bạn bè và gia đình. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Huỳnh Nam Phương, cô giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của tôi, một người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, góp ý về chuyên môn, phương pháp, cũng như động viên khích lệ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Phạm Công Tuấn, thầy đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt phương pháp và góp ý tận tình để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Hoàng Thị Đức Ngàn người đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi tham gia nghiên cứu và hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm CSSKSS tỉnh Lào Cai; Trung tâm Y tế huyện Bắc Hà, huyện Simacai; Trạm Y tế xã bản phố và Thào Chư Phìn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu tại địa phương. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và các Thầy cô trường Đại học Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu trong thời gian theo học tại trường. Tôi sẽ luôn ghi nhớ sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất của Lãnh đạo Viện Dinh dưỡng và những đồng nghiệp đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng học đường và Ngành nghề đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cơ quan, người thân và gia đình, những người đã luôn ủng hộ, hỗ trợ và động viên tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt chương trình học tập cũng như luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2014 Trần Văn Long ii MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tìm hiểu về ăn bổ sung: Khái niệm, tầm quan trọng của thực hành ăn bổ sung đúng cách 1.2. 1.3. 4 1.1.1. Hiểu biết cơ bản về ăn bổ sung 4 1.1.2. Tầm quan trọng của ăn bổ sung hợp lý 5 1.1.3. Các khuyến cáo về ăn bổ sung hợp lý 8 Thực trạng ăn bổ sung và các yếu tố liên quan 13 1.2.1. Thực trạng ăn bổ sung trên thế giới và Việt Nam 13 1.2.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành ăn bổ sung 20 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 24 KHUNG LÝ THUYẾT 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Thiết kế nghiên cứu 27 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 27 2.5. Phương pháp chọn mẫu 27 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 28 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu 28 2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu 29 2.7. Phân tích số liệu 30 2.8. Các biên số nghiên cứu 30 iii 2.9. Tiêu chuẩn đánh giá 31 2.9.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về ăn bổ sung 31 2.9.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về ăn bổ sung và cách tính 31 2.10. Đạo đức nghiên cứu 33 2.11. Sai số và biện pháp khắc phục 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 35 3.2. Mô tả kiến thức, thực hành của bà mẹ về ăn bổ sung 38 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6 – 23 tháng 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 61 4.2. Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6 – 23 tháng tại 2 xã nghiên cứu 62 4.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6 – 23 tháng 69 4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 75 KẾT LUẬN 77 5.1. Thực trạng ABS của trẻ 6 – 23 tháng tại 2 xã nghiên cứu 77 5.2. Các mối liên quan đến thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6 – 23 tháng 77 KHUYẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 84 Phụ lục 1: Bộ câu hỏi 84 Phụ lục 2: Phiếu hỏi ghi khẩu phần 24h qua 89 Phụ lục 3: Các biến số nghiên cứu 90 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa ABS Ăn bổ sung CBYT Cán bộ y tế CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản TTCSSKSS Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản CTV Cộng tác viên DHS (Demographic and Health Survey) Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe ĐTV Điều tra viên NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NCV Nghiên cứu viên UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc NCKN Nhu cầu khuyến nghị PEM Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em SDD Suy dinh dưỡng TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm Y tế USAID (United States Agency for International Development) WHO (World Health Organization) Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ UNICEF(United Nations Children's Fund) Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng 12 Bảng 2.1: Lượng sữa mẹ trung bình cho trẻ 6 – 23 tháng ăn bổ sung 29 Bảng 3.1: Bảng thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 35 Bảng 3.2: Bảng thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 36 Bảng 3.3: Thông tin về trẻ tham gia nghiên cứu 37 Bảng 3.4: Kiến thức về ăn bổ sung của bà mẹ 38 Bảng 3.5: Bảng mô tả các tiêu chí thực hành ABS của trẻ theo WHO 2008 41 Bảng 3.6: Đánh giá thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6 – 23 tháng 42 Bảng 3.7: Thực phẩm thường dùng để nấu bột, cháo cho trẻ được điều tra 44 Bảng 3.8: Giá trị dinh dưỡng từ khẩu phần trong nhóm trẻ điều tra 45 Bảng 3.9: Đặc điểm khẩu phần của trẻ được điều tra 47 Bảng 3.10: Đặc điểm khẩu phần của trẻ được điều tra 48 Bảng 3.11: Bảng mô tả người đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc trẻ 49 Bảng 3.12: Tiếp nhận thông tin về ăn bổ sung trong 3 tháng qua 50 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành Ăn bổ sung 52 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và thực hành ABS 52 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa giới tính trẻ và thực hành ABS 53 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa thiếu nguyên liệu thực phẩm cần thiết và thực hành ăn bổ sung 53 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa việc không có sẵn bột ngô/bột gạo, không có bếp thích hợp và thiểu dụng cụ để nấu cháo/bột cho trẻ với 54 thực hành ăn bổ sung Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thiều thời gian nấu cháo/bột và biết cách nấu cháo bột với thực hành ăn bổ sung Bảng 3.19: Mối liên quan giữa một số đặc tính gia đình và thực hành ABS Bảng 3.20: Mối liên quan giữa khoảng cách nơi làm việc và thực hành ăn bổ sung Bảng 3.21: Mối liên quan giữa thời gian đi làm sau sinh và thực hành ăn 55 56 57 57 vi bổ sung Bảng 3.22: Mối liên quan việc chăm sóc con khi đi làm và thực hành ăn bổ sung Bảng 3.23: Mối liên quan giữa các nguồn cung cấp thông tin về ABS trong 3 tháng qua và thực hành ABS Bảng 3.24: Xác định mối liên quan hiệu chỉnh của một số yếu tố với thực hành ABS qua phân tích mô hình Hồi quy Logistics đa biến Bảng 4.1: So sánh các tiêu chí về thực hành ăn bổ sung giữa nghiên cứu này và các địa bàn khác 58 58 59 64 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Thông tin về tháng tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu. 38 Biểu đồ 3.2 Đánh giá kiến thức về ăn bổ sung của bà mẹ 39 Biểu đồ 3.3 Thời điểm ăn bổ sung của trẻ trong lứa tuổi điều tra 40 Biểu đồ 3.4 Mô tả các nhóm thực phẩm trẻ ăn ngày hôm qua 43 Biểu đồ 3.5 Dạng thức ăn của trẻ khi bắt đầu ăn bổ sung 44 Biểu đồ 3.6 Những khó khăn của bà mẹ khi nấu bột/cháo cho trẻ 51 viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Thực hành ăn bổ sung đúng cách cho trẻ 6 – 23 tháng luôn là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Trẻ không được ăn bổ sung đúng cách trong khoảng thời gian này, sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Mục tiêu: Xác định thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6 – 23 tháng tại hai xã khó khăn của của Lào Cai và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu được triển khai tại 2 xã Bản Phố huyện Bắc Hà và Thào Chư Phìn huyện Simacai tỉnh Lào Cai năm 2014 với sự tham gia của 129 cặp bà mẹ - trẻ 6 – 23 tháng. Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỷ lệ trẻ 6 – 23 tháng được ăn đúng thời điểm là 52%, 44% trẻ 6 – 23 tháng được ăn bổ sung sớm trước 6 tháng; tỷ lệ trẻ được ăn đủ bữa theo khuyến nghị là 79,1% . Tỷ lệ thực hành ăn bổ sung đạt (trẻ ăn đúng thời điểm, đủ bữa và đa dạng) trong nghiên cứu này rất thấp (14,7%) Mức tiêu thụ năng lượng hàng ngày từ bữa ăn bổ sung của nhóm 6-8 tháng là 379,9 kcal, nhóm 9 – 11 tháng là 354,9 kcal, nhóm 12-23 tháng là 514,7 kcal/ngày. Tỷ lệ P:L:G ở nhóm 6-8 tháng là 11:10:79, nhóm 9 – 11 tháng là 12:10:78, nhóm 12-23 tháng là 11:11:78, kết quả này cho thấy trẻ em 6-23 tháng tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu được ăn tinh bột, tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm giàu lipid và protein rất thấp, điều này sẽ kéo theo những hậu quả về dinh dưỡng sau này do sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là 43,4% trong đó 10,1% bà mẹ kể được đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ ăn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ liên quan dến tình trạng ăn bổ sung không đúng cách của trẻ là do thiếu nguyên liệu thực phẩm cẩn thiết, thiếu thời gian để nấu cháo/bột, bà mẹ chưa biết cách nấu cháo/bột, trình độ học vấn của mẹ thấp, không nhận được các thông tin về ăn bổ sung trong 3 tháng qua, bà mẹ đi làm sớm sau khi sinh. Khuyến nghị: Hỗ trợ người dân nguyên liệu, thực phẩm cần thiết để giảm tình trạng thiếu nguyên liệu thực phẩm cần thiết cho trẻ; Hỗ trợ và khuyến khích người dân tạo nguồn thực phẩm tại chỗ thông qua hỗ trợ cây giống, vật nuôi và hướng dẫn kỹ thuật; Tăng cường truyền thông nhóm nhỏ, truyền thông tại hộ gia đình, hướng dẫn bà mẹ và người chăm sóc trẻ thực hành nuôi dưỡng trẻ hợp lý. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là lứa tuổi mà cơ thể phát triển mạnh, thời gian trong bụng mẹ và hai năm đầu sau khi sinh là thời gian quan trọng quyết định mọi tiềm lực về sức khỏe, tƣ duy, sự phát triển bộ não của trẻ. Đây là giai đoạn phát triển cơ thể nhanh nhất và có nguy cơ suy dinh dƣỡng (SDD) cao nhất. Trẻ em mắc SDD trong 2 năm đầu đời có nguy cơ chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong trẻ dƣới 5 tuổi. Trong tƣơng lai, những trẻ này cũng có khả năng mắc các bệnh về dinh dƣỡng, chuyển hóa và giảm khả năng thích ứng với xã hội [3],[27]. Hiện nay, trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển tỷ lệ SDD vẫn ở mức cao. Theo ƣớc tính của WHO, hàng năm có tới 60% trƣờng hợp tử vong ở trẻ em có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do SDD [2]. Tại Việt Nam, với những nỗ lực không ngừng trong hơn một thập niên qua, tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân đã giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 15,3% năm 2013 và tỷ lệ thấp còi giảm từ 36,5% năm 2000 xuống còn 25,9% năm 2013[4]. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong số 13 quốc gia có tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi cao trên phạm vi toàn cầu[3]. Tình trạng SDD của trẻ thông thƣờng bắt nguồn từ việc trẻ không đƣợc nuôi dƣỡng tốt trong những năm tháng đầu đời. Từ tháng thứ 6 trở đi, nhu cầu năng lƣợng của một trẻ sơ sinh có thể lớn hơn so với những gì sữa mẹ có thể cung cấp, do đó, ăn bổ sung (ABS) là cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt này [37]. Nếu trẻ không đƣợc ăn bổ sung trong khoảng thời gian này, sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hƣởng. Khoảng thời gian cho trẻ ABS từ 6-23 tháng là khoảng thời gian quan trọng về thay đổi tốc độ phát triển, thiếu các vi chất và mắc các bệnh nhiễm trùng [19]. Các thực phẩm dùng cho ABS của trẻ cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng, an toàn và cho trẻ ăn theo cách phù hợp để đáp ứng các nhu cầu về năng lƣợng và dinh dƣỡng của trẻ. Tuy nhiên, thực hành ABS thƣờng gặp các khó khăn nhƣ thức ăn đƣợc nấu quá loãng, hoặc quá ít hoặc thay thế sữa mẹ bằng loại sữa khác kém chất lƣợng hơn. Loại thực phẩm và thực hành chăm sóc dinh dƣỡng đều ảnh đến chất lƣợng ABS của trẻ, do vậy bà mẹ và gia đình cần đẩy mạnh thực hành cho trẻ ABS đúng cách. 2 Trên thế giới thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6 – 23 tháng khác nhau ở từng vùng, ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Tazania, Sudan trẻ đƣợc ăn bổ sung từ khá sớm trung bình là tháng thứ 3. Tại Việt Nam một số nghiên cứu cũng cho thấy thời điểm trẻ đƣợc ăn bổ sung từ tháng thứ 2 đến thứ 4 khá phổ biến đặc biệt là ở vùng núi có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống có điều kiện kinh tế khó khăn cùng nhiều phong tục tập quán lạc hậu[10],[20],[29] . Nguyên nhân của tình trạng ABS sớm ở trẻ đã đƣợc nhiều tác giả chỉ ra trong đó việc thiếu kiến thức của bà mẹ hay ngƣời chăm sóc đƣợc tìm thấy ở hầu hết các nghiên cứu, bên cạnh đó những nguyên nhân nhƣ tình trạng kinh tế khó khăn, thiếu lƣơng thực, phong tục tập quán, trình độ học vấn, tiếp cận thông tin về ABS… cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ trẻ đƣợc ABS đúng cách thấp[10], [35]. Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống, đây cũng là tỉnh trọng điểm về suy dinh dƣỡng, tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 trong những năm qua luôn đứng trong 10 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dƣỡng thấp còi và nhẹ cân cao nhất nƣớc [4]. Hai xã Bản Phố và Thào Chƣ Phìn của huyện Bắc Hà và Simacai là hai xã thuộc diện nghèo của chính phủ có điều kiện kinh tế khó khăn, 99% dân cƣ là ngƣời dân tộc H’Mông cùng nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Đây cũng là hai xã trọng điểm về suy dinh dƣỡng của tỉnh Lào Cai, tỷ lệ suy dinh dƣỡng nhẹ cân trên 25% và thấp còi trên 32%, và đƣợc UNICEF lựa chọn để tiến hành các can thiệp về dinh dƣỡng của tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó trên địa bàn hai xã trên chƣa có nghiên cứu nào tìm hiểu về thực trạng ABS của trẻ dƣới 2 tuổi cũng nhƣ các yếu tố liên quan. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn thực trạng về ABS tại đây, cũng nhƣ có cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp trƣớc mắt và chiến lƣợc phòng chống SDD trẻ em lâu dài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng ăn bổ sung của trẻ từ 6 – 23 tháng và một số yếu tố liên quan tại hai xã Bản Phố và Thào Chư Phìn tỉnh Lào Cai năm 2014” nhằm trả lời cho câu thực trạng ABS tại Lào Cai nhƣ thế nào và Yếu tố liên quan đến thực trạng này là gì? 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ có con 6 – 23 tháng và khẩu phần ăn của trẻ 6 – 23 tháng tại xã Bản Phố và Thào Chƣ Phìn tỉnh Lào Cai năm 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành ăn bổ sung của trẻ 6 – 23 tháng tại xã Bản Phố và Thào Chƣ Phìn tỉnh Lào Cai năm 2014. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tìm hiểu về ăn bổ sung: Khái niệm, tầm quan trọng của thực hành ăn bổ sung đúng cách 1.1.1. Hiểu biết cơ bản về ăn bổ sung Thực hành nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trực tiếp ảnh hƣởng đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em dƣới hai tuổi và có tác động đến sự sống còn của trẻ em. Cải thiện thực hành nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6-23 tháng tuổi là rất quan trọng trong việc cải thiện dinh dƣỡng, sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo rằng trẻ em nên đƣợc nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bắt đầu cho ăn bổ sung từ sau 6 tháng vì từ thời điểm này sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lƣợng cho nhu cầu của trẻ [38]. Ăn bổ sung (hay còn gọi là ăn sam/ăn dặm) là ăn/uống thêm các thức ăn/đồ uống khác (như bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt, cá, tôm,… ) ngoài bú sữa mẹ [9]. Ăn bổ sung hợp lý là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ theo đúng độ tuổi (từ sau 6 tháng, tức là từ tròn 180 ngày trở đi); đủ về số lượng, chất lượng; cân đối giữa thành phần các chất dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp[9]. Tần suất bữa ăn/số lượng bữa ăn (tối thiểu): Trẻ 6 – 23 tháng nhận được thức ăn rắn, mềm tối thiểu hoặc hơn ngày hôm qua [29] - Trẻ 6 – 8 tháng còn bú mẹ ăn 2 bữa/ngày - Trẻ từ 9 – 23 tháng còn bú mẹ ăn 3 bữa/ngày - Trẻ 6 – 23 tháng không bú mẹ ăn 4 bữa/ngày Khẩu phần ăn đa dạng(tối thiểu): trẻ 6 – 23 tháng nhận đƣợc 4/7 nhóm thực phầm hoặc hơn trong ngày hôm qua trong tổng số trẻ 6 – 23 tháng [29] Khẩu phần ăn tối thiểu (vừa đủ bữa vừa đa dạng): Trẻ 6 – 23 tháng có khẩu phần ăn đa dạng tối thiểu và tần số bữa ăn tối thiểu ngày hôm qua [29] 5 Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thƣơng trong giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn ăn bổ sung. Do vậy việc đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ cần phải đáp ứng một số yêu cầu [38]: Kịp thời - trẻ bắt đầu đƣợc ăn bổ sung khi nhu cầu năng lƣợng và chất dinh dƣỡng vƣợt quá những gì có thể đƣợc cung cấp thông qua bú mẹ hoàn toàn.[39] Đầy đủ - bữa ăn bổ sung cung cấp đầy đủ năng lƣợng, protein, lipid, glucid và vi chất dinh dƣỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ em ngày càng tăng[39]. An toàn - thực phẩm giành cho trẻ ăn bổ sung cần đƣợc lƣu trữ và chế biến hợp vệ sinh, vệ sinh bàn tay trƣớc khi ăn, sử dụng các dụng cụ sạch sẽ và thực hiện không cho trẻ bú bình.[39] Cho ăn đúng cách - bữa ăn phù hợp với đứa trẻ khi có các tín hiệu cho thấy trẻ có cảm giác ngon miệng và cảm giác no, tần số bữa ăn và cách cho ăn cũng phải phù hợp theo lứa tuổi. Bên cạnh đó tích cực khuyến khích đứa trẻ tiêu thụ thức ăn bằng cách sử dụng tay, thìa hoặc tự ăn theo từng lứa tuổi, cho trẻ ăn ngay cả khi trẻ bị bệnh [39]. 1.1.2. Tầm quan trọng của ăn bổ sung hợp lý Suy dinh dƣỡng đƣợc cho là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khoảng 30% trƣờng hợp tử vong trẻ em hàng năm. Hơn hai phần ba các ca tử vong thƣờng liên quan tới thực hành nuôi dƣỡng không phù hợp và xảy ra trong năm đầu tiên của cuộc sống [2]. Có dƣới 35% trẻ sơ sinh đƣợc bú sữa mẹ trên toàn thế giới trong bốn tháng đầu tiên sau khi sinh, việc cho ăn bổ sung thƣờng bắt đầu quá sớm hoặc quá muộn và các loại thực phẩm thƣờng không đầy đủ dinh dƣỡng và không an toàn. Những trẻ em bị suy dinh dƣỡng thƣờng xuyên bị bệnh hơn những trẻ không bị suy dinh dƣỡng và phải chịu hậu quả lâu dài của sự chậm phát triển về trí tuệ và thể chất sau này. Tăng tỷ lệ mắc thừa cân và béo phì ở trẻ em cũng là một vấn đề đáng quan tâm[2],[3]. Một chế độ ăn uống thích hợp là rất quan trọng trong sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ đặc biệt là trong hai năm đầu tiên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, bổ sung các loại thức ăn 6 bổ sung khi trẻ đƣợc tròn sáu tháng kết hợp với việc tiếp tục cho bú cho đến khi ít nhất là hai tuổi[38]. Trẻ em có nguy cơ gia tăng suy dinh dƣỡng từ sáu tháng tuổi trở đi, khi sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dƣỡng và cho ăn bổ sung nên đƣợc bắt đầu. Bắt đầu ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn sẽ dẫn đến suy dinh dƣỡng. Trẻ đƣợc ăn bổ sung trƣớc sáu tháng tuổi có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng nhƣ tiêu chảy và suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân cũng nhƣ thấp còi. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho rằng cơ thể trẻ sơ sinh dƣới 6 tháng tuổi chƣa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn bổ sung do sự non nớt của đƣờng tiêu hóa, hệ thần kinh và thận chƣa phát triển đầy đủ[38]. Trong thời kỳ ăn bổ sung của trẻ lƣợng sữa mẹ vẫn tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho năng lƣợng và khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nƣớc đang phát triển sau 6 tháng tuổi, tuy nhiên nhu cầu chất dinh dƣỡng từ thực phẩm bổ sung ngày càng tăng lên khi lƣợng sữa mẹ giảm theo độ tuổi. Tổng nhu cầu năng lƣợng trung bình hàng ngày cho trẻ em khỏe mạnh dƣới 6 tháng không phân biệt trai gái là 505 kcal, 6 – 8 tháng là 769 kcal, trẻ 9 - 11 tháng là 858 kcal và 1223 tháng là 1.118 kcal [9]. Ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhu cầu năng lƣợng trung bình đƣợc cung cấp từ thức ăn bổ sung vào khoảng 356 kcal cho trẻ 6-8 tháng, 479 kcal cho trẻ 9-11 tháng và 772 kcal cho trẻ 12-23 tháng. Các mức năng lƣợng này tƣơng đƣơng với 46,3%, 55,8% và 69,1 % tổng nhu cầu năng lƣợng hàng ngày của trẻ khi lƣợng sữa mẹ ở mức trung bình[9]. Bên cạnh việc đảm bảo nhu cầu năng lƣợng theo khuyến nghị thì việc cung cấp thực phẩm sinh năng lƣợng cho trẻ nhƣ protein, lipid, glucid cũng rất quan trọng. Theo khuyến cáo của WHO trẻ em bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ đƣợc cung cấp đủ lƣợng protein cần thiết. Từ sau 6 tháng thức ăn bổ sung cần phải cung cấp thêm protein do sữa mẹ không còn cung cấp đủ. Nhu cầu protein của trẻ 7 – 11 tháng là 20 g/ngày, của trẻ từ 12 – 23 tháng là 23/ngày[9] . Sữa mẹ rất giàu chất béo (khoảng 50 – 60% năng lƣợng ), do vậy việc bổ sung chất béo trong 6 tháng đầu là chƣa cần thiết khi lƣợng sữa mẹ vẫn còn đủ[25]. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung hoặc cai sữa cần phải chú ý đến việc ngăn ngừa tình trạng giảm lipid đột ngột do trẻ đƣợc bú mẹ ít hơn hoặc không còn đƣợc bú mẹ nữa. Thiếu hụt lipid trong bữa 7 ăn hàng ngày ảnh hƣởng đến nhiều chức phận của cơ thể đặc biệt là não bộ và thần kinh[9], tại Việt Nam theo khuyến nghị trẻ em dƣới 6 tháng năng lƣợng lipid cung cấp phải đảm bảo 45 – 50% năng lƣợng tổng số, trẻ 6 – 11 tháng năng lƣợng do lipid cung cấp là 40%, trẻ 12 – 36 tháng là 35 – 40%, trẻ nhỏ bú mẹ và đang ăn bổ sung lƣợng lipid từ thức ăn bổ sung phải đảm bảo 30 – 40% năng lƣợng khẩu phần chung, trong đó trẻ 6 – 8 tháng cần từ 21 – 43g lipid, trẻ 9 – 11 tháng cần từ 25 – 44g lipid, trẻ 12 – 23 tháng cần từ 28 – 45g lipid [9]. Đối với những trẻ bắt buộc phải sử dụng thức ăn thay thế ngoài sữa mẹ trƣớc 6 tháng cũng phải đảm bảo năng lƣợng từ lipid là 40% có thể tối đa tới 75%, tỷ lệ cân đối lipid động vật và thực vật đƣợc khuyến nghị là 70% và 30%, mặc dù trong bữa ăn hàng ngày của trẻ có bổ sung thêm thịt, trứng, cá đã có lipid động vật tuy nhiên lƣợng cung cấp không đủ nhu cầu cho lứa tuổi này do vậy trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung thêm dầu ăn hoặc mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu một bữa mỡ[9]. Nhu cầu glucid hàng ngày theo khuyến nghị cho ngƣời Việt Nam nên đảm bảo từ 61 – 70% năng lƣợng tổng số. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lƣợng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nên là đạm 15%: chất béo 30%: đƣờng bột 55%[16] Ngoài việc cung cấp năng lƣợng theo nhu cầu hàng ngày của trẻ thì khẩu phẩn ăn cũng phải đảm bảo các nhu cầu về vitamin va khoáng chất. Nhu cầu vi chất dinh dƣỡng trong hai năm đầu tiên của cuộc sống rất cao, để hỗ trợ cho sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Tỷ lệ chất dinh dƣỡng cần thiết khuyến nghị từ thực phẩm bổ sung rất khác nhau và tùy thuộc vào nồng độ của từng chất dinh dƣỡng trong sữa mẹ. Các chất vi chất dinh dƣỡng cần thiết ít nhất 75% phải đến từ thực phẩm bổ sung nhƣ sắt (97-98 %), kẽm (80-87%) và vitamin B6 (8090%)[25]. Do đó, thực phẩm bổ sung chế độ ăn cần phải có loại thực phẩm giàu các chất dinh dƣỡng (thực phẩm có nguồn gốc động vật). Cho ăn bổ sung nếu không thực hiện đúng cách có thể kéo theo những hậu quả sau này nhƣ tiêu chảy và tháng chậm phát triển dẫn đến Kwashiorkor, gia tăng tình trạng ốm và suy giảm miễn dịch đƣợc thể hiện thông qua việc nhiễm trùng thƣờng xuyên và dai dẳng có thể là lƣợng thức ăn không đầy dinh dƣỡng đủ là yếu tố chính cho suy dinh dƣỡng. Dinh dƣỡng kém dẫn đến trẻ sơ sinh nhẹ cân và thấp 8 còi việc cho con bú đúng cách và thực hành cho ăn bổ sung hợp lý có thể ngăn chặn 19% tỷ lệ tử vong hàng năm thích hợp cho ăn bổ sung phụ thuộc vào thông tin chính xác và hỗ trợ từ các gia đình, cộng đồng và hệ thống y tế [24], [30]. Trong những tháng đầu đời, trẻ em Việt Nam phát triển về mặt thể lực không khác so với trẻ em ở các nƣớc phát triển. Từ tháng thứ sáu tốc độ phát triển kém đi và tình trạng suy dinh dƣỡng bắt đầu tăng lên. Điều này có thể phán ánh nhân tố nguy cơ cho ăn bổ sung không hợp lý, các yếu tố đó bao gồm: Sự nghèo về chất lƣợng và số lƣợng thức ăn bổ sung (nhất là năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng cơ bản). Sự không phù hợp về chế biến và loại thực phẩm có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và nấu ăn cho trẻ có thể gây nên bệnh nhiễm khuẩn nhƣ tiêu chảy là nguy cơ dẫn đến suy dinh dƣỡng Nhƣ vậy việc thực hành ăn bổ sung đúng cách ở trẻ em đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dƣỡng của trẻ sau này. 1.1.3. Các khuyến cáo về ăn bổ sung hợp lý: Thời điểm trẻ bắt đầu được ăn bổ sung: Trẻ nhỏ cần đƣợc ăn bổ sung vào đúng thời điểm, theo khuyến cáo của WHO trẻ nhỏ bắt đầu nhận các thức ăn ngoài sữa mẹ khi đƣợc tròn 6 tháng (180) ngày [39] Trẻ nhỏ cần được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị : Đối với trẻ đang bú mẹ và không bú mẹ số bữa ăn mỗi ngày theo khuyến nghị của WHO có sự khác nhau: 2 lần/ngày cho trẻ 6 – 8 tháng còn bú mẹ [34] 3 lần/ngày cho trẻ 9 – 23 tháng còn bú mẹ [34] 4 lần/ngày cho trẻ 6- 23 tháng không bú mẹ [34] Trẻ nhỏ cần được đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị : Trẻ nhỏ cần nhiều năng lƣợng cho sự phát triển của cơ thể do vậy nhu cầu năng lƣợng hàng ngày đối với từng nhóm trẻ từ 6 – 23 tháng có sự khác nhau. Theo bảng nhu cầu dinh dƣỡng khuyến nghị cho ngƣời Việt Nam năm 2012 nhu cầu năng lƣợng từ thức ăn bổ sung của trẻ 6 – 23 tháng tuổi (lƣợng sữa mẹ trung bình) nhƣ sau [9]: 9 Trẻ từ 6 tháng – 8 tháng: 356 Kcal/ ngày Trẻ từ 9 tháng – 11 tháng: 479 Kcal/ngày Trẻ từ 12 tháng – 23 tháng: 772 kcal/ngày Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm: ngƣời lớn và trẻ lớn thƣờng ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa ăn, tƣơng tự nhƣ vậy, trẻ nhỏ cũng cần ăn nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn bổ sung. Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung giàu dinh dƣỡng cho trẻ bằng thức ăn hàng ngày của gia đình sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn. Theo khuyến cáo bữa ăn bổ sung của trẻ cần đảm bảo bốn nhóm thực phẩm sau [7] Nhóm thức ăn cơ bản: Đó là nhóm thức ăn cung cấp nhiệt lƣợng chủ yếu trong khẩu phần ăn. Ở nƣớc ta thƣờng dùng gạo, ngô, khoai đƣợc chế biến dƣới dạng bột để sử dụng cho trẻ.[7] Nhóm thức ăn giàu đạm (protein) Thức ăn có nguồn gốc động vật: là các loại thức ăn có giá trị dinh dƣỡng cao nhƣ: Trứng , sữa , thịt , cá , tôm, cua, lƣơn, phủ tạng (gan, tim, bầu dục). Các loại thịt: lợn, bò, gà, chim… đều cho trẻ ăn đƣợc, không nhất thiết phải ăn toàn thịt nạc, mà nên sử dụng cả nạc lẫn mỡ.[7] Thức ăn nguồn gốc thực vật: Đậu đỗ các loại: đậu đen, đậu xanh, đậu nành...Trong đó đậu nành (đậu tƣơng) có hàm lƣợng protein và lipid cao nhất. Đây là loại thức ăn khi phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn giàu dinh dƣỡng nhƣ thức ăn động vật và thƣờng rẻ tiền hơn.[7] Nhóm thức ăn giàu năng lƣợng: Gồm dầu, bơ, mỡ.....Dầu và mỡ bổ sung năng lƣợng cho bữa ăn của trẻ. Chúng còn làm cho thức ăn mềm hơn và dễ nuốt. Ngoài mỡ động vật nên cho trẻ ăn dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành ....Vì dầu có các tỉ lệ các axít béo không no cao hơn mỡ nên dễ hấp thu . Cho trẻ ăn dầu mỡ ngoài việc tăng năng lƣợng của khẩu phần ăn còn giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu nhƣ : Vitamin A,D, E, K...[7] Nhóm thức ăn giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ: 10 Rau xanh và quả chín là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng vô cùng phong phú. Đây là loại thức ăn rất tốt đối với trẻ. Các loại rau có lá màu xanh đậm nhƣ: rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải...đều chứa nhiều vitamin C và các vi chất nhƣ beta-caroten (tiền vitamin A), và sắt giúp trẻ phòng chống khô mắt và thiếu máu. Các loại trái cây: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm....cũng chứa nhiều vi chất khi ăn lại không bị hao hụt do không phải nấu nƣớng.[7] Bên cạnh việc ăn đủ bốn nhóm thực phẩm thì trẻ cần đƣợc bú mẹ đến 24 tháng tuổi Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày : các vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ đặt biệt là sắt. Sắt là một yếu tố vi lƣợng đã đƣợc nghiên cứu từ lâu, đây là một trong 3 vi chất dinh dƣỡng (vitamin A, sắt, iốt) đang đƣợc quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nƣớc đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Sắt cần thiết cho tất cả mọi ngƣời, nhƣng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tƣợng dễ bị thiếu Sắt nhất do nhu cầu tăng cao, nhu cầu Sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với ngƣời lớn tính theo trọng lƣợng cơ thể. Thiếu Sắt dẫn đến thiếu máu dinh dƣỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Thiếu Sắt còn ảnh hƣởng đến các bộ phận khác của cơ thể: ảnh hƣởng đến hệ tiêu hóa : trẻ biếng ăn, viêm teo gai lƣỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm, ảnh hƣởng đến hệ thần kinh : mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh. Do vai trò quan trọng của sắt đối với cơ thể của trẻ các bà mẹ cần phải cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đối với trẻ ăn bổ sung theo tác giả Kathryn G. Dewey and Bineti S. Vitta thì bên cạnh lƣợng sắt đƣợc cung cấp qua lƣợng sữa mẹ, thực phẩm bổ sung hàng ngày cho trẻ cần phải đáp ứng đƣợc nhu cầu sắt cho trẻ. Trẻ em từ 6 - 8 tháng vẫn còn bú mẹ nhu cầu năng lƣợng từ khẩu phần là 200 Kcal và lƣợng sắt trong khẩu phẩn cần đáp ứng là 4,5mg/100kcal, trẻ 9 – 11 tháng vẫn còn bú mẹ năng lƣợng cung cấp từ khẩu phần là 300 kcal và nhu cầu sắt trong khẩu phần là 3 mg/100kcal, trẻ từ 12- 23 tháng vẫn còn bú mẹ nhu cầu năng lƣợng từ khẩu phần ăn bổ sung là 550 kcal và nhu cầu sắt từ khẩu phần là 1mg/100kcal [23].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất