Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại việt nam...

Tài liệu Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại việt nam

.PDF
91
364
55

Mô tả:

Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam
Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU ASEAN trong thời gian gần đây đã nổi lên như một trung tâm kinh tế, tài chính mới của thế giới với những “đầu tàu” về kinh tế như: Thái Lan, Malaixia, Singapore…Tuy nhiên, tốc độ phát triển không đồng đều ở một số nhóm nước trong nội bộ khu vực dẫn tới sự phân hóa về mức độ phát triển.Trong đó, Singapore luôn là quốc gia dẫn đầu về thu nhập đầu người trong khu vực. Đồng hành với sự chênh lệch về cơ sở vật chất – hạ tầng, tình trạng môi trường của mỗi một quốc gia trong khu vực cũng có sự phân hóa rõ nét. Những nước, quốc gia giàu có hơn có nhiều điều kiện để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và môi trường đồng bộ, cũng như việc tuyên truyền, quảng bá, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dân chúng.Và theo chiều hướng đó, Singapore nổi lên với một hệ môi trường vào loại sạch, đẹp nhất trên thế giới. Với một môi trường “sạch” theo nhiều khía cạnh, Singapore trở thành một điểm đến lí tưởng cho đầu tư, tài chính, du lịch, trung chuyển quốc tế…đối với các doanh nhân nước ngoài khi họ có dự định đầu tư vào khu vực Đông Nam Á. Quay trở lại với sự phát triển kinh tế thì tới lượt mình, kinh tế phát triển cũng tạo tiền đề cho Singapore có đủ nội lực xây dựng và duy trì, gìn giữ một môi trường sống, môi trường đầu tư, du lịch…tốt hơn. Trong khi đó, Việt Nam với bước tăng trưởng đáng chú ý về lĩnh vực kinh 1 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT tế của mình trong thời gian gần đây lại đang dần đánh mất sự cân bằng trong bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái, môi trường sống, đầu tư và du lịch…của mình. Sự mất cân đối đó trong hiện tại có thể chưa đem lại những “vết thương lớn” cho toàn bộ sự phát triển chung của đất nước. Nhưng dựa vào những mô hình phát triển của các quốc gia đi trước ta về kinh tế như Singapore thì hậu quả về lâu dài của một hệ thống môi trường kém chất lượng là một vấn đề nan giải và đáng báo động có thể gây ra những cản trở lớn và “những vết thương khó chữa” cho toàn bộ nền kinh tế nếu nhà chức trách của chúng ta không đưa ra được một kế hoạch phát triển dài hạn, mang tầm chiến lược có gắn với bảo vệ môi trường. Sự tác động qua lại mang tính biện chứng giữa môi trường và phát triển kinh tế Êy thôi thúc nhiều nhà khoa học vốn nổi danh trong lĩnh vực kinh tế mở ra một môn khoa học mới – kinh tế môi trường – và bước đầu đã có những thành tựu nghiên cứu, lí luận đáng kể. Riêng cá nhân người viết, trên cơ sở tìm tòi, tổng hợp và phân tích một số tài liệu có ý nghĩa khoa học về vấn đề môi trường với phát triển kinh tế của các học giả Việt Nam cũng như nước ngoài, xin đưa ra những kiến giải về tình hình trên tại Singapore và những điểm mấu chốt Việt Nam có thể học hỏi nhằm áp dụng cho sự “phát triển bền vững’ của chính mình. Trên cơ sở đó, luận văn có kết cấu gồm các phần cơ bản sau: Chương I. Những vấn đề lí luận cơ bản, cần thiết trong quá trình nghiên cứu Chương II. Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Chương III. Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam Có thể nhận thấy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới môi trường, kinh tế, xã hội và mối quan hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau giữa chúng ở cả Việt Nam và Singapore. 2 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT Do đó, người viết với vốn kiến thức còn hạn hẹp và tầm tư duy khái quát tổng hợp còn chưa được rèn rũa nhiều e rằng nhiều điểm còn trình bày chưa thoát ý hoặc chưa thấu đáo. Tất cả những hạn chế đó đều mong nhận được sự góp ý, phê bình thẳng thắn khách quan từ phía thầy cô, những nhà nghiên cứu lâu năm và những cá nhân quan tâm tới đề tài này. 3 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN, CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU I. MÔI TRƯỜNG 1. Các khái niệm về môi trường Môi trường là một hệ thống phức tạp có đặc tính mở, linh hoạt và tính tự điều chỉnh. Do đó, việc định nghĩa môi trường cũng có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau để bàn luận. Dưới đây, xin đưa ra một số định nghĩa có uy tín nhằm phân tích rõ các mặt chính yếu của vấn đề này: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia dựa trên quan điểm hệ thống, cho rằng: “Môi trường là mét tổ hợp các yÕu tè bên ngoài của mét hệ thèng nào đó. Chúng tác động lên hệ thèng này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thÓ coi là mét tập hợp, trong đã hệ thèng đang xem xét là mét tập hợp con. Môi trường của mét hệ thèng đang xem xét cần phải có tính tương tác víi hệ thèng đã”. 1 Trong đó, khái niệm về hệ thống là một khái niệm trừu tượng nhằm ám chỉ một thực thể hoàn chỉnh chứa đựng sự gắn bó, liên kết chung khiến ta có thể coi đó chỉ là một đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Êy từ đó có thể là con người, động vật, thực vật, hay bất cứ thực thể nào có đặc điểm hệ thống như trên. Và những yếu tố bao quanh chúng tạo thành môi trường. 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/, ngày 13/09/2007 4 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 1997, tr.618 có đề cập : “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội; trong đó con người hay mét sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật Êy ”. Tại đây, có thể thấy thực thể, hay hệ thống bên trên được cụ thể hóa bằng khái niệm con người hay mét sinh vật tồn tại, điều này chứng tỏ môi trường là những điều kiện bao quanh thực thể sống, và khái niệm môi trường chỉ thực sự đúng khi bên trong đó có sự tồn tại, sinh tồn và sự gắn bó khăng khít của những thực thể có hành động. Còng theo tư tưởng đó, cuốn từ điển American Heritage Dictionary, Boston 1992, tr.616 định nghĩa có phần cụ thể hơn như sau: “Môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ.” Trong khi đó, Điều 1 - Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Quan niệm này thêm một lần nữa nhắc lại sự gắn bó hữu cơ của hai yếu tố: tự nhiên và vật chất nhân tạo. Hai yếu tố cũng hỗ trợ bổ sung cho nhau khiến sự tác động ngược trở lại với thế giới của con người và sinh vật được luôn luôn điều chỉnh và hài hòa. Như vậy, qua việc xem xét các định nghĩa trên, môi trường và cụ thể hơn là môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố tự nhiên, xã hội cần thiết cho sù sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, và thậm chí cả các quan hệ xã hội…và được chia thành các loại môi trường cơ bản như: môi trường tự nhiên, môi trường xã 5 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT hội, môi trường nhân tạo. 2. Vai trò của môi trường đối với con người Môi trường theo khái niệm đã phân tích ở trên rõ ràng có vai trò vô cùng to lớn với cuộc sống của con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, ba vai trò sau là những vai trò quan trọng nhất mà môi trường đem lại:  Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người: Tài nguyên thiên nhiên chính là nền tảng cơ bản giúp hình thành nên cở sở vật chất của thế giới này. Những tài nguyên đó chính là nguồn của những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ … mà con người phải sử dụng phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp, nông-lâm nghiệp, dịch vụ của mình. Đồng thời với quá trình đó, những tài nguyên được chế tạo, biến đổi sao cho phù hợp với những nhu cầu sống, sinh hoạt của con người, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. Vì lÝ do đó, môi trường đang góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự tồn tại của toàn bé loài người.  Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình: Theo định luật bảo toàn của vật chất, không một ngành nghề nào, một nhu cầu sinh hoạt nào lại không mang tới những chất thải. Những chất thải đó lại không thể tìm nơi tích trữ nào ngoài Trái Đất mà đều phải đọng lại trong “cái nôi” môi trường. Chính môi trường giữ những chất thải đó và lại tiến hành một chu trình chuyển hóa những vật chất không sử dụng được thành những dạng vật chất có lợi hơn cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, khả năng tích trữ chất thải và tái chế tự nhiên lượng chất thải mà con người tạo ra của môi trường luôn là có hạn. Vì thế, con người với tư cách là chủ thể chung của sự sống có ý thức 6 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT trên Trái Đất cần ý thức và chủ động sáng tạo đưa ra những phương pháp tích trữ chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải một cách có lợi nhất cho con người và nhằm giảm tải cho việc tiến hành chu trình đó của riêng hệ thống môi trường, và nhằm tránh những sự cố về môi trường đáng tiếc do lượng chất thải chưa được xử lí vượt quá khả năng tự điều chỉnh của môi trường xung quanh chóng ta.  Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên: Không thể phủ nhận rằng ngoài việc môi trường cung cấp cho con người nguồn tài nguyên để sinh sống, hoạt động sản xuất nhằm suy trì sự tồn tại của giống loài, và môi trường tự nó đã góp phần che chở con người khỏi nhừng tác động có hại của quá trình tiêu dùng những nguồn tài nguyên đó, môi trường còn góp phần to lớn trong việc tạo ra mét khoảng không gian riêng cho con người, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, sức khỏe và phục vụ cho nhu cầu giải trí, du lịch của con người với những cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo. Nhìn nhận về khía cạnh kinh tế, chính vai trò này mang lại sức hấp dẫn riêng của môi trường từng địa phương trên thế giới, tạo nên những bản sắc riêng có, những dấu Ên về cuộc sống, canh tác, lao động và những tộc người khác nhau với những nét văn hóa mà chỉ có những con người thuộc cùng tộc người mới có…Tất cả tạo nên một sức hút diệu kì cho ngành công nghiệp du dịch không khói và từ đó đẩy mạnh giao lưu quốc tế, quan hệ buôn bán hợp tác kinh doanh, và sự gắn kết vô hình giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới. 3. Quan hệ giữa kinh tế và môi trường Kinh tế và môi trường từ khi xuất hiện đã có lịch sử gắn bó liên hệ mật 7 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT thiết với nhau trong tiến trình tiến hóa của loài người. Đó là một mối quan hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên. Quan trọng nhất khi xem xét mối quan hệ này là việc đặt trọng tâm quan sát vào việc con người sử dụng hệ thống môi trường thế nào nhằm phục vụ cho các nhu cầu của mình. Quá trình sử dụng và khai thác nhằm phát triển đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa… đó của con người mang lại tác động đến sự cân bằng vốn có của hệ thống môi trường. Vấn đề đặt ra là việc khai thác nhằm mục đích kinh tế đó nếu sau khi lấy đi sản phẩm môi trường này thì có bù đắp gì lại cho hệ thống môi trường hay không? Và hệ thống môi trường “bị biến đổi” này mang tính tích cực hay tiêu cực trong tác động ngược lại với tiến trình phát triển kinh tế cũng như tiến hành các hoạt động cần thiết của con người bên trong nó. Đó phải chăng lại là một mối quan hệ biện chứng? Còng theo cách nhìn nhận giữa hai cực kinh tế và môi trường có sự tương tác lẫn nhau liên tục nhằm tìm ra những hòa hợp bản chất đem đến những “điểm cân bằng” về cuộc sống, sản xuất của con người, trên thế giới xuất hiện hai luồng tư tưởng chủ đạo nhằm giải thích cho mối tương quan này: Quan điểm về mô hình kinh tế (mô hình kinh tế cổ điển, mô hình kinh tế hiện đại), và Quan điểm cân bằng về vật chất. Trong đó, quan điểm kinh tế cổ điển mang nặng tính bó hẹp, không triệt để của phương pháp nghiên cứu. Mô hình được đưa ra ở đây quan tâm tới tương tác giữa hai chủ thể chính là: hộ gia đình và hãng sản xuất. Với những giả sử: không có sự can thiệp từ phía Chính phủ, không có tiết kiệm và không có mậu dịch quốc tế, mô hình đã chỉ quan tâm tới mối quan hệ một chiều cung cấp tài nguyên cho nền kinh tế của môi trường còn sự tác động ngược lại của nền kinh tế sau khi tiêu dùng những tài nguyên đó lại chưa được 8 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT bàn đến. Khác với điều đó, quan điểm kinh tế hiện đại lại bá qua những giả sử bất hợp lí và thêm vào quan điểm cổ điển sự tác động theo chiều còn lại của hệ kinh tế đến môi trường. Quan điểm khẳng định rằng hệ thống kinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu có sự hỗ trợ của hệ thống về môi trường. Bất cứ sự thay đổi nào của thành phần hệ thống nào trong hai hệ thống đó cũng làm ảnh hưởng liên hoàn tới các mối quan hệ, và các thành phần của hệ thống khác. Song song với quan điểm mô hình, quan điểm về cân bằng vật chất lại mang tới cho ta cái nhìn theo phương diện bảo toàn vật chất trong Nhiệt động học. Quan điểm được biểu thị bởi phương trình đặc trưng: R = W = Wr + Wp + Wc Trong đó: R – Tổng lượng tài nguyên được khai thác W – Tổng lượng chất thải Wr – Các chất dư thừa trong khai thác tài nguyên thiên nhiên Wp – Các chất dư thừa trong quá trình sản xuất Wc – Các chất dư thừa trong quá trình tiêu dùng 4. Những trở ngại chủ yếu cho tình hình môi trường thế giới trong thời đại hiện nay Theo báo cáo về môi trường toàn cầu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2000, gọi tắt là GEO-2000, hai xu hướng cơ bản về môi trường sau cần được lưu tâm:  Thứ nhất, các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa dịch vụ. Sự phân hóa giữa hai thái cực phồn thịnh và cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu. 9 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT  Thứ hai, sự hợp tác về quản lí môi trường ở quy mô thế giới bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hai xu hướng trên còn được làm rõ khi tiến hành xem xét các khía cạnh của những thách thức sau: 4.1 Khí hậu toàn cầu biến đổi và số lượng thiên tai ngày càng gia tăng Cuối những năm 1990, hàm lượng CO2 (Điôxit Cácbon) được loài người thải ra môi trường hàng năm cao gấp 4 lần những năm 1950, và hơn thế hàm lượng CO2 đã đạt tới mức cao nhất trong những năm trở lại đây. Việc này được các nhà khoa học đánh giá là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn và rõ rệt mà con người gây ra với môi trường sống của mình. Trong vòng 1 thế kỉ gần đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỉ này sẽ có thể tăng thêm 1,50C đến 4,50C so với thế kỉ 20 2. Trái Đất nóng lên góp phần gây ra những điều đáng lo ngại sau: - Mực nước biển có thể dâng cao 25-140cm, gây tan băng tại hai cực của Trái Đất khiến những mảnh đất ven biển nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt, canh tác… của người dân bị mất đi. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với những quốc gia đang phát triển, nơi mà bộ phận dân nghèo, đói còn nhiều. - Việc khí hậu và thời tiết có những biến đổi sẽ có nguy cơ dẫn đến những sự cố về môi trường như: gió, bão, hỏa hoạn, lũ lụt… không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người mà còn có thể mang tới những hậu quả nghiêm trọng về môi trường khó có thể khắc phục ngay. Có thể thấy rõ điều này qua việc sự cố cháy rừng tại các nước Đông Nam Á, ngoài việc các quốc gia này phải bỏ một khoản tiền không nhỏ để khắc phục sự cố đó, vấn đề đa dạng sinh 2 Hµnh tr×nh v× sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng 1972 – 1992 – 2002 , Côc M«i trêng – NXB CTQG – 2002 10 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT học cũng bị đe dọa. Do đó, việc sử dụng không có kế hoạch nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt cho việc phát triển công nghiệp và đời sống sinh hoạt, việc khai thác không ngừng nghỉ nguồn nước, rừng và đất làm giảm khả năng điều hòa khí hậu của Trái Đất, việc làm mất cân bằng toàn hệ sinh thái … là những việc hiện tại cần được xem xét và hạn chế đến mức có thể của loài người. 4.2 Sù suy giảm tầng ôzôn (03) Tầng O3 (Ôzôn) có vai trò quan trọng trong việc chặn và bảo vệ con người, cũng như các loài sinh vật khác khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với những tia cực tím, những tia bức xạ gây tác động có hại, và phá hủy kết cấu căn bản nội tại sinh vật sống. Cụ thể, tia cực tím có hại với mắt (gây đục thủy tinh thể, phá hỏng võng mạc), gây ung thư da, và là nguyên nhân của những bệnh liên quan tới đường hô hấp, gây suy giảm hệ miễn dịch… ở con người và các loài sinh vật khác. Các chất làm suy giảm tầng O3 như: CFC (Cloruaflorocacbon), CH4 (Mêtan), NO2…có khả năng kết hợp với O3 để biến đổi thành O2 (Ôxy). Các chất này có mặt trong tầng bình lưu vào mức cao kỉ lục trong năm 1994. Tuy nhiên, Nghị định thư Montreal còng đã đưa ra dự đoán tầng O3 sẽ được hồi phục mức của những năm 1980 vào năm 2050. 4.3 Tài nguyên thiên nhiên suy thoái, có nguy cơ cạn kiệt Rừng, đất rừng, và đồng cỏ hiện nay vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá trên quy mô lớn, diện tích đất hoang bị sa mạc hóa ngày càng tăng. Theo tổ chức Lương thực Thực phẩm thế giới (FAO), trong vòng khoảng 20 năm tới, diện tích đất bị mất đi giá trị cho ngành trồng trọt và chăn nuôi trên toàn thế giới là 140 triệu ha (tương ứng với diện tích bang Alaska – Hoa Kì). Bên cạnh đó, sự 11 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Bằng chứng là trước đây diện tích rừng trên thế giới có tới 40 triệu km 2, nhưng tới nay diện tích này đã giảm đi một nửa, trong đó rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 còn rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng thường xảy ra mạnh ở những quốc gia đang phát triển nhằm khai thác gỗ, củi, lấy đất làm nông nghiệp…Còn ở những quốc gia phát triển, diện tích rừng tuy rất nhỏ nhưng chất lượng các khu rõng ở đây lại đang bị đe dọa bởi nhiều sức Ðp của tình trạng gia tăng dân số, mưa axit, nhu cầu khai thác gỗ và cháy rừng. Sù gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp, và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Sự thiếu nước ngọt ngày càng gây ra những vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi đối với các khu vực ven biển, cùng sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống phổ biến ở các siêu thị, ô nhiễm nitrat và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác động đến chất lượng nước ở hầu nh khắp mọi nới. Nguồn cung cấp nước sạch trên thế giới không thể tăng thêm nên ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào nguồn cung cấp cố định này và ngày càng có nhiều người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. 4.4 Ô nhiễm môi trường ở quy mô rộng lớn Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ những loại chất thải vào đất, biển, và các thủy vực đã và đang gây ra sự ô nhiễm môi trường với quy mô ngày càng rộng lớn, đặc biệt nghiêm trọng ở những khu vực đô thị … nơi tập trung dân cư và nhiều loại hình hoạt động sản xuất. Khoảng 30 – 60% dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Đầu thế kỉ 20, dân số thế giới chủ yếu sống ở các vùng nông thôn, số người 12 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT sống ở các đô thị chỉ chiếm 1/7 dân số thế giới. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ 20, dân số ở các đô thị tăng lên và chiếm tới 1/2 dân số thế giới. Chính việc dân số đô thị tăng nhanh cùng sự mở rộng không ngừng diện tích đô thị trên thế giới này đã phần nào đưa ô nhiễm môi trường lan rộng hơn. 4.5 Sù gia tăng dân số tại các Châu lục có nền kinh tế đang phát triển Đầu thế kỉ 19, dân số thế giới mới chỉ có vẻn vẹn 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 đã tăng lên 2 tỷ người, năm 1960 là 3 tỷ, năm 1974 là 4 tỷ, năm 1987 là 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người. Thời gian để dân số thế giới tăng cùng một lượng tỷ người nh trên cho thấy đang dần nhỏ đi, điều này chứng tỏ tốc độ tăng dân số thế giới ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng lên khoảng 78 triệu người3. Theo dự tính của các nhà khoa học, dân số thế giới sẽ tiến tới mức 7 – 7,5 tỷ người, năm 2025 sẽ là 8 tỷ người. Trong đó, có tới 95% số dân tăng thêm là ở những quốc gia đang phát triển, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu của lượng dân ngày càng tăng. Điều này dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn xã hội, môi trường sinh thái mà các nước này sẽ phải đối mặt. Nhận thức được điều đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành công tác kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế tỷ lệ sinh đẻ phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của mình. Còng theo dự tính, sau năm 2050, dân số thế giới sẽ ngừng tăng và duy trì ở mức ổn định là 10,3 tỷ người. Tuy nhiên, để những dự đoán có cơ sở hiện thực, giữa các quốc gia trên thế giới cần có một mối liên kết đồng bộ trong công tác kế hoạch hóa gia đình nhằm hướng xu hướng dân số tại quốc gia mình đi theo định hướng chung của thế giới, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển. 4.6 Sù suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất 3 Theo sè liÖu Quü D©n sè LHQ (UNFPA) 13 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT Các loài động thực vật qua quá trình tiến hóa lâu dài tới hàng triệu năm đã góp phần tạo nên cho Trái Đất một hệ thống Đa dạng sinh học giúp cân bằng sự sống, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn và làm tăng độ phì nhiêu của đất. Đa dạng sinh học cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu quý giá cho các ngành kinh tế, công nghệp, dược phẩm, du lịch … và là nguồn thực phẩm duy trì sự sống còn của loài người, đồng thời là cơ sở gen nguồn cho việc phát triển những giống loài động thực vật mới. Đa dạng sinh học được chia thành 3 dạng chính: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Một điều đáng buồn là hiện nay nhân loại đang đối mặt với thời kì diễn ra sự tuyệt chủng lớn các loài động thực vật, làm giảm sự đa dạng sinh học vốn có trên Trái Đất. Theo tính toán, trên thế giới đang có tới 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sự đe dọa này không chỉ diễn ra với những loại động thực vật hoang dại mà còn gắn với những cuộc cách mạng về nông nghiệp và công nghiệp trên thế giới khiến các giống loài nuôi trồng ở riêng các địa phương cũng biến mất. Có thể hình dung điều này qua việc có 474 giống vật nuôi trên toàn cầu được coi là quý hiếm cần bảo vệ và trước đó đã có 617 giống vật nuôi đã hoàn toàn không có mặt trên Trái Đất. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là:  Mất nơi sinh sống của các loài do phá rừng và hoạt động phát triển kinh tế  Săn bắt quá mức để buôn bán  Ô nhiễm đất, nước, và không khí  Việc du nhập của nhiều loài ngoại lai Do đó, vấn đề được đặt ra cho tình hình trên là sự cần thiết bảo vệ môi trường theo nhiều cấp độ, từ cá nhân, đoàn thể tổ chức, cộng đồng, địa phương, đến cấp độ quốc gia và quốc tế. 14 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT II. PHÁT TRIỂN 1.Khái niệm về phát triển Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, bao gồm: nâng cao mức sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về cơ hội, đảm bảo các quyền chính trị và công dân. Phát triển là xu hướng tự nhiên, đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, cộng đồng, hay quốc gia. Phát triển là tạo điều kiện cho con người sống ở bất kì đâu được thỏa mãn các nhu cầu sống mà không phải lao động quá sức, có điều kiện phát huy và tích lũy năng lực, kiến thức, hưởng thụ các thành tựu chung về văn hóa tinh thần và được hưởng những quyền sống cơ bản của con người, và được bảo đảm về an ninh, an toàn để sinh sống một cách thoải mái nhất trong khuôn khổ quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Trước những năm 70 của thế kỉ 20, quan điểm về phát triển chỉ dừng lại ở việc đánh giá việc tăng tổng sản phẩm sản xuất ra trên một lãnh thổ, quốc gia. Với tầm nhìn này, phát triển xoay quanh trục chính là phát triển kinh tế. Người ta quan tâm tới việc làm thế nào để nhân loại có nhiều của cải hơn, và theo họ việc đó chứng tỏ sự giàu sang, sung túc và sự tiến bộ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, quan điểm này ngay sau đó đã cho thấy những mặt hạn chế, siêu hình, phiến diện khi trên thế giới cùng lúc nạn nghèo đói, sự ô nhiễm môi trường, khủng hoảng năng lượng vẫn tiếp tục diễn ra không ngừng. Điều này đòi hỏi con người thay đổi quan điểm về phát triển của mình, để tâm hơn tới cực về môi trường, tức quan tâm tới chất lượng cuộc sống thực tế chứ không chỉ dừng lại ở con số đo sự sung túc của của cải xã hội. 15 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT 2. Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng và chủ yếu của tiến trình phát triển nói chung, tuy nhiên nó không thể nằm ngoài các mục đích tự thân của con người và phải được tiến hành nhằm phục vụ cho sự phát triển chung đó. Bất kì xã hội nào cũng hướng tới mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm nhằm đánh đồng hoặc phân định thiếu rạch ròi giữa hai khái niệm dẫn đến sự mất phương hướng rõ ràng trong đánh giá cũng như lượng hóa tiến độ phát triển. Do đó, cần phân biệt giữa hai khái niện này. Tăng trưởng kinh tế theo ý nghĩa thường hiểu là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Để biểu thị mức tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên của GNP hay GDP. Mức tăng đó thường được tính trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính bình quân theo đầu người của thời kì sau so với thời kì trước đó (tuyệt đối, hay tương đối). Theo đó, tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm sản lượng bằng cách mở rộng quy mô chứ chưa hề đề cập tới mối quan hệ của nó với những vấn đề về xã hội. Bên cạnh đó, mục đích của mỗi quốc gia là tạo nên sự tiến bộ toàn diện, sự tiến bộ trong mét giai đoạn nhất định được xem xét trên hai phương diện: sự gia tăng về kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về xã hội. Từ đó, thuật ngữ phát triển kinh tế xuất hiện với ý nghĩa là quá trình thăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì, bao gồm sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. 16 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT Tóm lại, tăng trưởng kinh tế dù rất quan trọng nhưng chưa phải là phát triển kinh tế, mà nó chỉ là một điều kiện cần cho sự phát triển, và điều kiện đủ là cần phải có sự kết hợp với tính cân đối, hiệu quả, mục tiêu kinh tế, tức có gắn liền mặt chất với mặt lượng mà trong đó tăng trưởng kinh tế chỉ là mặt lượng. Đó cũng chính là mét trong những nội dung của phát triển bền vững mà chúng ta sẽ cùng xem xét ngay sau đây. 3. Phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được công bố trong một bài báo có nhan đề “Tương lai chung cho chóng ta” của tác giả Gro Harlem Brundland, một nhà môi trường người Nauy làm việc trong Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển (WCED). Theo bà Brundland, phát triển bền vững được hiểu là “kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, vừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của mình”. 4 Thực chất phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển ba yếu tố cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền phát triển gắn liền với sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Nhờ vào đó, khái niệm phát triển bền vững còn có thể được mở rộng thành “một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi Ých của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi Ých của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng 4 Frances Cairneross – Lîng gi¸ Tr¸i §Êt, c¬ héi víi Nhµ níc, ®èi víi doanh nghiÖp – Côc m«i trêng - Hµ Néi 2000 – tr.39 17 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT người này không làm thiệt hại đến lợi Ých của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm hại đến lợi Ých của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe dọa sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh.” 5 4. Vai trò của môi trường trong phát triển bền vững Phát triển bền vừng là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Mặc dù chưa cã định nghĩa toàn diện và thống nhất về phát triÓn bền vững song về thực chất đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Mối liên kết này được đề cập lần đầu tiên trong báo cáo Brundtland. Báo cáo này nhấn mạnh: “Môi trường sinh thái và nền kinh tÕ ngày càng trở nên hoà quyện lẫn nhau xét cả ở cấp độ vùng, khu vực, quốc gia lẫn quốc tÕ”. Mối liên kết này còng được khẳng định trong nguyên tắc thứ 13 của Tuyên bố Stockholm: nhằm đạt được việc quản lý tài nguyên hợp lý và tiÕn đến cải thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát triển tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi Ých của nhân dân các nước. Trong Tuyên bè Rio de Janeiro, khái niệm phát triển bền vững được đề cập rõ nét và toàn diện hơn. Nguyên tắc thứ 4 của Tuyên bố này nêu rõ: “ĐÓ thực hiện được sự phát triển bền vững, sự bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó”. Phát triển bền vững được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, trong những nghiên cứu của Brundtland, phát triển bền vững phải thoả mãn các yếu tố sau: Sù xóa bá nghèo đói và bóc lột; sự 5 Gi¸o tr×nh kinh tÕ vµ qu¶n lÝ m«i trêng- §H KTQD – NXB Thèng Kª 2003, tr.73 18 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT giữ gìn và tăng cường các nguồn tài nguyên mà chỉ với chúng mới có thể đảm bảo việc xoá nghèo được liên tục; phải bao gồm sự tăng trưởng cả kinh tế lẫn văn hóa xã hội; và sự thống nhất giữa môi trường sinh thái vài kinh tế trong hoạch định chính sách. Chính phủ Canada tiếp cận phát triển bÒn vững theo ba tiêu chí mang tính định mục tiêu: Mục tiêu kinh tế là phải tạo ra được sản xuất hàng hoá và dịch vụ với nguyên tắc chi phối là hiệu quả; mục tiêu môi trường là gìn giữ và quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguyên tắc chi phối là bảo vệ đa dạng sinh học và tính thống nhất của sinh thái; mục tiêu xã hội là gìn giữ và nâng cao chất lượng cuộc sống với nguyên tắc chi phối là công bằng. Nhà nước Việt Nam có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng được nếu cần của thÕ hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kêt hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiÕn bộ xã hội và bảo vệ môi trường".6 Phát triển bền vững có những đòi hỏi riêng của nó về mặt tài chính, về mặt định chế và pháp luật. Tuỳ theo phạm vi, quốc gia hay quốc tế, phát triển bền vững sẽ đặt ra những đòi hỏi khác nhau trên các bình diện kể trên. Tuy có sự khác biệt trong các cách tiếp cận khái niệm phát triển bền vững nhưng những tiêu chí: sự phát triển kinh tế, sự bảo vệ môi trường, và sự thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người là không thể thiếu khi nhìn vấn đề ở khía cạnh tổng thể. III. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NHỮNG TIÊU CHUẨN, QUY TẮC VỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG: 6 Kho¶n 4 §iÒu 1 LuËt b¶o vÖ m«i trêng n¨m 2005 19 Phan Minh Đức – Nhật 2 K42G – KTNT 1. Nghị định thư Kyoto Nghị định thư Kyoto được 159 quốc gia ký năm 1997 tại Kyôtô (Nhật Bản) với mục tiêu giảm lượng khí thải điôxít cácbon (CO2) và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên. Nghị định thư quy định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến năm 2012, Nga cũng như các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm lượng khí thải CO2 xuống mức 5,2% như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than, dầu và khí thiên nhiên, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và sức gió. Thời kỳ sau năm 2012, mọi trách nhiệm giữa các nước sẽ được quy định trong quá trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, để có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước chịu trách nhiệm về 55% lượng khí thải toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển, phê chuẩn nhưng cho đến thời điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật ''Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu", các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2% lượng khí thải toàn cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002. ĐÕn tháng 12/2004, Việt Nam đã hoàn thành việc hướng dẫn việc triển khai Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). Trong khuôn khổ chương trình CDM, nếu VN giảm được một lượng phát thải khí nhà kính thì sẽ được cấp giấy chứng nhận, gọi là Giảm phát thải được xác nhận (The Certified Emissions Reductions - CERs). CERs có thể dùng để bán nh một thứ hàng hoá mới có giá trị và sẽ được bán cho các quốc gia, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng