Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong doanh nghiệp...

Tài liệu Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong doanh nghiệp

.PDF
26
472
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------- TIỂU LUẬN: LUẬT CẠNH TRANH ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN ĐỨC TUẤN TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2017 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài:.................................................... 2 2. Mục đích ,nhiệm vụ của tiểu luận: .......................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu:........................................ 2 5. Phạm vi nghiên cứu:................................................ 3 B. NỘI DUNG .............................................................. 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................... 4 1.1. Tổng quan về luật cạnh tranh ............................. 4 1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................... 5 2. THỰC TRẠNG ....................................................... 9 2.1. Sơ bộ luật cạnh tranh trong doanh nghiệp .......... 9 2.2. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh .......... 10 2.3. Bất cập luật cạnh tranh Việt Nam .................... 18 2.4. Nguyên nhân của những bất cập ...................... 20 2.5. Giải pháp .......................................................... 22 C. KẾT LUẬN ............................................................ 24 NGUỒN THAM KHẢO: .......................................... 24 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cạnh tranh được xem là yếu tố động lực, đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Nó còn được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam , Sự ra đời của Luật Cạnh tranh và một số luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Nhưng để bảo vệ quyền tự do chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng thì việc nghiên cứu Luật Cạnh Tranh là vô cùng cần thiết.Nghiên cứu thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở Việt Nam để có thể rút ra bài học cho tương lai 2. Mục đích ,nhiệm vụ của tiểu luận: Củng cố kiến thức cơ bản về luật cạnh tranh đẻ tương lai vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, từ thực tiễn đề ra giải pháp có tính khả thi -Nghiên cứu ,phân tích thực tiễn Việt Nam đã áp dụng luật cạnh tranh như thế nào trong nền kinh tế nước nhà hiện nay, nhận xét, đánh giá và rút ra bài học. 3. Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê,tìm hiểu sô liệu. Phương pháp logic nhằm tìm ra bản chất của sự việc và khái quát thành lí luận . Phương pháp trò chuyện: trao đổi, tham khảo và ghi nhận ý kiến của các bạn, thầy cô. 2 Phương pháp đọc sách và tài liệu: dựa vào một số bài tiểu luận để biết được cấu trúc, cách hành văn của một bài nghiên cứu và còn dựa vào các tài liệu liên quan trên sách, báo, tạp chí, internet… Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như phân tích ,tổng hợp ,quy nạp ,diễn dich,cụ thể hóa … 5. Phạm vi nghiên cứu: Trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam từ lúc luật cạnh tranh có hiệu lực ngày 0107-2005 3 B. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về luật cạnh tranh a. Mục tiêu Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng b. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. c. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; 2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. d. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh 4 Để nhanh chóng đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống, tính đến tháng 1/2007 các cơ quan chức năng đã ban hành 06 văn bản hướng dẫn thi hành về một số nội dung mang tính chất kỹ thuật chưa được quy định chi tiết trong Luật. Các văn bản này bao gồm: >>Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh >>Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 5/2/2013 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh >>Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh >>Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thay thế cho Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ >>Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2014 thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp 1.2. Một số khái niệm cơ bản Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm: 1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; 4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; 5 5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; 7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: 1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3. ép buộc trong kinh doanh; 4. Gièm pha doanh nghiệp khác; 5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8. Phân biệt đối xử của hiệp hội; 9. Bán hàng đa cấp bất chính; 10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh Tranh do Chính phủ quy định. Hội đồng cạnh tranh: 6 1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập. Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. 2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này. Cơ quan quản lý cạnh tranh 1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh. 2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này; b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh; đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Quyền cạnh tranh trong kinh doanh 1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. 2. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này. 7 Áp dụng Luật này, các luật khác có liên quan và điều ước quốc tế 1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này. 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường: 1. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật; 2. Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; 3. Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường; 4. Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh. 2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh. 8 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh. 2. THỰC TRẠNG 2.1. Sơ bộ luật cạnh tranh trong doanh nghiệp Đầu năm 2009, khi cục quản lí cạnh tranh khảo sát về mức độ nhận biết luật cạnh tranh trong doanh nghiệp (DN) thì có hơn 70% DN không biết về nội dung văn bản pháp luật này. Kết quả cho thấy, luật cạnh tranh còn khá mẻ với các DN Việt Nam. Thực tế cho thấy mặc dù Luật Cạnh tranh có hiệu lực đã được hơn 3 năm với những điều luật chặt chẽ và quy định xử phạt được đánh giá là khá "mạnh", song sau hơn 03 năm thực hiện, luật vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp, thậm chí nhiều quy định vẫn còn “nằm trên giấy”. Theo đánh giá của các chuyên gia pháp luật thì Luật Cạnh tranh của Việt Nam đã tiếp cận rất gần với pháp luật quốc tế, đủ cơ sở để tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng cũng như hội nhập quốc tế. Mặc dù việc thực thi Luật Cạnh tranh sẽ có những tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và giúp họ loại bỏ nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh song các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra rất thờ ơ với điều này. Thậm chí nhiều doanh nghiệp khi được hỏi còn không biết đến sự tồn tại của Luật Cạnh tranh cũng như cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thi hành luật này. Theo quy định của Luật Cạnh tranh thì các hình thức xử lý vi phạm Luật Cạnh tranh của chúng ta khá nặng. Mức phạt tiền tối đa lên tới 10% doanh thu của doanh nghiệp vi phạm, ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Ngoài ra, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: xâm phạm bí 9 mật kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, lạm dụng vị thế độc quyền... sẽ bị ngăn chặn và xử lý nghiêm nhờ Luật. Song dường như các doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của luật này khiến Luật Cạnh tranh chưa được ứng dụng vào thực tế một cách đúng mức. Trên thực tế nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại không được xử lý dứt điểm. Do đó, một vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là việc thực thi Luật Cạnh tranh có minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử? Đây là cũng là nền tảng cho một nền kinh tế thị trường ổn định vững mạnh. 2.2. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, trong giai đoạn 2005-2014, Cục đã điều tra tiền tố tụng 78 vụ việc trên nhiều lĩnh vực về thỏa thuận và lạm dụng. Tổ chức điều tra 8 vụ việc (gần 70 doanh nghiệp bị điều tra). Đồng thời quyết định xử lý 5 vụ việc (tiền phạt gần 5.5 tỷ đồng). Đối với hành vi tập trung kinh tế, Cục đã tham vấn 54 vụ việc và thông báo 23 vụ việc. Về cạnh tranh không lành mạnh, Cục cũng đã tiếp nhận hơn 300 đơn khiếu nại, quyết định điều tra 137 vụ việc và xử phạt 127 vụ việc. Trong đó năm 2011 số vụ tiếp nhận và quyết định điều tra ở mức cao nhất. Còn mức xử lý nhiều nhất là vào năm 2013. Một số vụ việc: Công ty Glaxo Group Limited khiếu nại về chỉ dẫn gây nhầm lẫn của Công ty Vidipha • Thời gian: Tháng 01-03/2006 • Nội dung: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng giữa sản phẩm 10 Zinnat của Glaxo và Zaniat của Vidipha. • Hành vi: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn • Xử lý: Điều tra sơ bộ • Kết quả: Đình chỉ điều tra sơ bộ theo Quyết định số 19/QĐ-QLCT ngày 29/03/2007 Vụ việc khiếu nại về khẩu hiệu kinh doanh của Công ty Syngenta • Thời gian: Tháng 8-9/2007 • Nội dung: Văn phòng Luật sư Investconsult đại diện Công ty Syngenta khiếu nại Công ty An Nông sử dụng trái phép khẩu hiệu kinh doanh “Be bồ chứa lúa” • Hành vi: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh • Xử lý: Trả lại hồ sơ • Kết quả: Trả lại hồ sơ khiếu nại do Bên khiếu nại không bổ sung hồ sơ trong thời hạn quy định Vụ việc Công ty CP Liên kết tri thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp • Thời gian: Tháng 8-11/2007 • Nội dung: Chi cục QLTT Hà Nội chuyển hồ sơ và biên bản ghi nhận Công ty CP Liên 11 kết tri thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp • Hành vi: Bán hàng đa cấp bất chính • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt tiền 85 triệu đồng Vụ việc Công ty Kiệt Vinh Lục Cốc in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp • Thời gian: Tháng 8-11/2007 • Nội dung: Chi cục QLTT Hà Nội chuyển hồ sơ và biên bản ghi nhận Công ty Kiệt Vinh Lục Cốc in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp • Hành vi: Bán hàng đa cấp bất chính • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt tiền 60 triệu đồng Vụ việc Công ty Trung Thông khiếu nại Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng • Thời gian: Tháng 11/2007 • Nội dung: Công ty TNHH Trung Thông khiếu nại Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng có hành vi gièm pha doanh nghiệp khác liên quan đến kinh doanh gas. • Hành vi: Gièm pha doanh nghiệp khác 12 • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Kết thúc quá trình điều tra sơ bộ không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh Vụ việc khiếu nại về khẩu hiệu kinh doanh của Công ty Syngenta • Thời gian: Tháng 01/2008 • Nội dung: Văn phòng Luật sư Investconsult đại diện Công ty Syngenta khiếu nại Công ty An Nông sử dụng trái phép khẩu hiệu kinh doanh “Be bồ chứa lúa”. • Hành vi: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh • Xử lý: Trả lại hồ sơ • Kết quả: Trả lại hồ sơ khiếu nại do bên khiếu nại không bổ sung hồ sơ trong thời hạn quy định Vụ việc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường khiếu nại Công ty TNHH Toàn Cầu • Thời gian: Tháng 4-9/2008 • Nội dung: Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường khiếu nại về hành vi 13 sai chép bao bì sản phẩm của Công ty TNHH Toàn Cầu • Hành vi: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 15 triệu đồng, Quyết định số 189/QĐ-QLCT ngày 30/10/2008 Vụ việc Công ty TNHH Henkel Việt Nam khiếu nại Công ty Việt Hen • Thời gian: Tháng 4-7/2008 • Nội dung: Công ty TNHH Henkel Việt Nam khiếu nại hành vi giữ hàng tồn kho và bán với giá thấp của Công ty TNHH Thương mại Việt Hen • Hành vi: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Đình chỉ sau giai đoạn điều tra do xác minh không có dấu hiệu vi phạm Vụ việc Công ty Phan Thị khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Công ty TNHH SX-TM-DV Lê Linh • Thời gian: Tháng 6-7/2008 • Nội dung: Công ty Phan Thị khiếu nại một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Công ty TNHH SX-TM-DV Lê Linh 14 • Hành vi: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, gây rối hoạt động kinh doanh và gây nhầm lẫn • Xử lý: Tham vấn tiền tố tụng • Kết quả: Trả lại hồ sơ xác minh, vụ việc không thuộc thẩm quyền xử lý của Cục. Vụ việc Công ty Cổ phần Thương mại Merro bán hàng đa cấp bất chính • Thời gian: Tháng 8-10/2008 • Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Merro. • Hành vi: Cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 60 triệu đồng, Quyết định số 78/QĐ-QLCT ngày 14/10/2008 Vụ việc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Monjoin Việt Nam bán hàng đa cấp bất chính • Thời gian: Tháng 8-10/2008 • Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công 15 ty Monjoin • Hành vi: Cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 70 triệu đồng, Quyết định số 79/QĐ-QLCT ngày 14/10/2008 Vụ việc Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Am quảng cáo sai lệch và bán hàng đa cấp bất chính • Thời gian: Tháng 8-12/2008 • Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Việt Am • Hành vi: Quảng cáo sai lệch về doanh nghiệp, sản phẩm bán hàng đa cấp và buộc người tham gia mua sản phẩm để tham gia bán hàng đa cấp • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 240 triệu đồng, Quyết định số 115/QĐ-QLCT ngày 22/12/2008 Vụ việc Công ty TNHH Hằng Thuận bán hàng đa cấp bất chính • Thời gian: Tháng 10-12/2008 16 • Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Hằng Thuận • Hành vi: Thông tin sai lệch về sản phẩm và từ chối mua lại hàng hoá • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 140 triệu, Quyết định số 119/QĐ-QLCT ngày 30/12/2008 Vụ việc Công ty TNHH Noni Vina quảng cáo sai lệch và bán hàng đa cấp bất chính • Thời gian: Tháng 10-12/2008 • Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Noni Vina • Hành vi: Quảng cáo sai lệch và buộc người tham gia đóng tiền để tham gia bán hàng đa cấp • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 100 triệu đồng, Quyết định số 118/QĐ-QLCT ngày 30/12/2008 Vụ việc Công ty TNHH Tân Hy Vọng bán hàng đa cấp bất chính 17 • Thời gian: Tháng 10-12/2008 • Nội dung: Cục QLCT khởi xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Tân Hy Vọng • Hành vi: Thông tin sai lệch về sản phẩm và từ chối mua lại hàng hoá • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 140 triệu, Quyết định số 127/QĐ-QLCT ngày 31/12/2008 Vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Nhật Quang quảng cáo sai lệch • Thời gian: Tháng 10-12/2008 • Nội dung: Cục QLCT tự khởi xưởng điều tra • Hành vi: Quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng sản phẩm • Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh • Kết quả: Quyết định phạt 40 triệu, Quyết định số 126/QĐ-QLCT ngày 31/12/2008 2.3. Bất cập luật cạnh tranh Việt Nam Về xác định thị trường sản phẩm liên quan theo Mục 1 Chương 2 Nghị định 116/2005/NĐ-CP 18 Các khái niệm và cách xác định được nêu trong văn bản luật được đánh giá là còn xa lạ, khó hiểu đối với nhiều chủ thể kinh doanh, còn hiếm các văn bản luật quy định chi tiết để xác định thị trường sản phẩm liên quan, không được công khai một cách chính thống khiến cho các doanh nghiệp đều lúng túng khi cần thu thập sử dụng, dẫn đến ngại ngần đá động đến vấn đề cạnh tranh trong các thương vụ, các cuộc đàm phán của mình. Về việc nhận diện và xác định hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” Cạnh tranh được cho vốn là một thuộc tính cơ bản của hoạt động kinh doanh, mà thuộc tính cơ bản của cạnh tranh là tăng khả năng cạnh tranh của mình, kìm hãm khả năng cạnh tranh của đối thủ dẫn đến ranh giới giữa tự bảo vệ lợi ích của mình và vượt quá giới hạn tự vệ, xâm phạm lợi ích của chủ thể khác cũng chính là ranh giới giữa hai mức độ lành mạnh hay không lành mạnh trong cạnh tranh quá mỏng manh, không rõ ràng. Với các quy định về vấn đề này hiện nay việc phân định ranh giới này thật khó đi đến sự thống nhất của các bên. Luật Cạnh tranh quy định gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế một số doanh nghiệp đã lợi dụng thông tin trên báo chí, có thể là thông tin chưa chính xác, rồi phát tán nhằm gây hoang mang cho người tiêu dùng, khiến doanh số của đối thủ cạnh tranh giảm sút. Hành vi này cũng nên được xem là cạnh tranh không lành mạnh. Về tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh: - Theo Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 06/2006/NĐ-CP, Nghị định số 05/2006/NĐ-CP, cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh - tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; còn Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan