Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực tập quan trắc môi trường...

Tài liệu Thực tập quan trắc môi trường

.DOCX
5
237
118

Mô tả:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Thực tập quan trắc môi trường (Environmental monitoring: practice) I. Thông tin về học phần o Mã học phần: CMT03009 o Số tín chỉ: 2 (0 – 2 – 4) o Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 30 tiết + Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 0 tiết + Làm bài tập trên lớp: 0 tiết + Thảo luận trên lớp: 0 tiết + Thực hành trong phòng thí nghiệm: 30 tiết + Thực tập thực tế ngoài Học viện: 0 tiết + Tự học: 60 tiết o Đơn vị phụ trách học phần:  Bộ môn:Công nghệ môi trường  Khoa: Môi trường o Là học phần: Bắt buộc o Học phần học trước (nếu có chỉ 1 học phần): Quan trắc môi trường (CMT03008) II. Thông tin về đội ngũ giảng viên: 1. Họ và tên: Trịnh Quang Huy - Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ - Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Công nghệ môi trường, khoa Môi trường - Điện thoại: 0436.760.973 Email: [email protected] 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ - Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Công nghệ môi trường, khoa Môi trường - Điện thoại: 0436.760.973 Email: [email protected] 3. Họ và tên: Đỗ Thuỷ Nguyên - Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ - Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Công nghệ môi trường, khoa Môi trường - Điện thoại: 0436.760.973 Email: [email protected] III. Mục tiêu học phần: - Về kiến thức: cung cấp cho sinh viên phương pháp tiến hành khảo sát thực địa, thu thập số liệu thứ cấp, lấy mẫu, phân tích một số thông số môi trường cơ bản, xử lý số liệu và xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường nhằm ứng dụng được các nội dung trên vào quan trắc, đánh giá chất lượng của các thành phần môi trường 1 - Về kỹ năng: trang bị và rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng ngoài hiện trường (nhận diện nguồn thải, xác định các thông số hiện trường, lấy mẫu và bảo quản mẫu) và kỹ năng trong phòng thí nghiệm (phân tích và xử lý số liệu môi trường); rèn luyện kỹ năng đánh giá độ chính xác của kết quả đo, tổng hợp và viết báo cáo hiện trạng môi trường, nâng cao năng lực chuẩn hoá phương pháp thực địa và phương pháp phòng thí nghiệm. - Vềnăng lực tự chủ và trách nhiệm: đáp ứng được về tinh thần trách nhiệm trong vận hành chương trình quan trắc, xử lý số liệu và nhận định kết quả quan trắc môi trường; có thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác tốt theo nhóm. IV. Mô tả nội dung vắn tắt của học phần:Không quá 100 từ CMT03009. Thực tập quan trắc môi trường (Environmental monitoring: practices). (2TC: 0 – 2 – 4). Môn học gồm có 10 bài: Bài 1: Xác định mục tiêu quan trắc và đối tượng môi trường cần quan trắc; Bài 2: Thu thập số liệu thứ cấp và khảo sát thực địa; Bài 3: Đo đạc các thông số hiện trường, lấy mẫu và bảo quản mẫu; Bài 4: Đo đạc các thông số phân tích nhanh; Bài 5: phân tích thành phần hữu cơ; Bài 6: Phân tích các thành phần rắn; Bài 7: Phân tích thành phần dinh dưỡng; Bài 8: Giới thiệu các phương pháp phân tích khác; Bài 9: Xử lý số liệu và đánh giá kết quả; Bài 10: Xây dựng chuyên đề hiện trạng môi trường. Học phần học trước: Quan trắc môi trường V. Nhiệm vụ của sinh viên:  Dự lớp: trên 100% số giờ thực tập  Bài tập: bao gồm bài tập nhóm, thảo luận nhóm  Dụng cụ học tập: dụng cụ phục vụ ghi chép và làm bài tập; dụng cụ khảo sát thực địa và lấy mẫu (theo yêu cầu của từng bài thực tập) VI. Tài liệu học tập: - Giáo trình/bài giảng 1. Trương Mạnh Tiến (2005), Quan trắc môi trường. NXB Đại học quốc gia Hà Nội - Các tài liệu khác 1. Chunlong (Carl) Zhang (2007). Fundamentals of Environmental Sampling and Analysis. A John Wiley and Sons, Ltd., Publication 2. Frank R. Burden, Dietfried Donnert, Thad Godish, Ian McKelvie (2004), Environmental monitoring handbook, The McGraw-Hill 3. Roger N. Reeve (2002), Introduction to Environmental Analysis, A John Wiley and Sons Ltd., Publication VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Đánh giá theo qui định chung của Học viện VIII. Nội dung chi tiết học phần: (ghi tên chương, mục, tiểu mục) Bài 1. Thu thập số liệu thứ cấp và xác định mục tiêu quan trắc môi trường 1. Thu thập số liệu thứ cấp 2. Điều tra phỏng vấn 3. Xác định các áp lực môi trường và nhu cầu thông tin 4. Xác định mục tiêu quan trắc Bài 2. Khảo sát thực địa và xây dựng chương trình quan trắc nước mặt 1. Khảo sát thực địa đối tượng nước mặt 2. Đo đạc các yếu tố thuỷ văn 3. Thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp có liên quan 2 4. Xác định thông số môi trường cần quan trắc 5. Xác định phương án quan trắc 6. Xác định phương án lấy mẫu 7. Xác định phương án phân tích 8. Xác định phương án xử lý, đánh giá kết quả 9. Xây dựng kế hoạch quan trắc Bài 3. Khảo sát thực địa và xây dựng chương trình giám sát nguồn nước thải 1. Khảo sát thực địa đối tượng xả thải và nguồn nước thải 2. Đo đạc các yếu tố xả thải (lưu lượng và thời gian xả thải) 3. Thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp có liên quan 4. Xác định thông số môi trường cần quan trắc 5. Xác định phương án quan trắc 6. Xác định phương án lấy mẫu 7. Xác định phương án phân tích 8. Xác định phương án xử lý, đánh giá kết quả 9. Xây dựng kế hoạch quan trắc Bài 4. Khảo sát thực địa và xây dựng chương trình quan trắc không khí xung quanh 1. Khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu 2. Đo đạc các yếu tố địa hình, vật cản và vi khí hậu khu vực 3. Thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp có liên quan 4. Xác định thông số môi trường cần quan trắc 5. Xác định phương án quan trắc 6. Xác định phương án lấy mẫu 7. Xác định phương án phân tích 8. Xác định phương án xử lý, đánh giá kết quả 9. Xây dựng kế hoạch quan trắc Bài 5. Tính toán lập kế hoạch lấy mẫu giám sát khí thải nguồn tĩnh 1. Thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp có liên quan 2. Xác định thông số môi trường cần quan trắc 3. Xác định phương án quan trắc 4. Xác định phương án lấy mẫu 5. Xác định phương án phân tích 6. Xác định phương án xử lý, đánh giá kết quả 7. Xây dựng kế hoạch quan trắc Bài 6. Phân tích các thông số bằng phương pháp điện hoá và phương pháp khối lượng 1. Lấy mẫu, bảo quản, chuẩn bị mẫu 2. Đo đạc và đánh giá tính chính xác của kết quả  pH, DO, Eh (ORP), EC, độ mặn của nước  pH, Eh (ORP), EC, độ mặn của đất  Các khí độc sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp 3. Phân tích thành phần rắn trong môi trường  TS, TSS, TDS trong nước  Bụi lắng, bụi lơ lửng, bụi tổng số trong không khí 3 Bài 7. Phân tích các thông số bằng phương pháp hoá học (chuẩn độ) 1. Lấy mẫu, bảo quản, chuẩn bị mẫu 2.Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ 3. Phân tích hoá học và đánh giá tính chính xác của kết quả  Cl- bằng phương pháp chuẩn độ trực tiến  COD bằng phương pháp oxy hoá khử (chuẩn độ gián tiếp)  Giới thiệu một số phương pháp khác: SO42-, Fe2+, độ cứng... Bài 8. Phân tích các thông số bằng phương pháp hoá lý (so màu) 1. Lấy mẫu, bảo quản, chuẩn bị mẫu 2.Nguyên tắc của phương pháp so màu 3. Phân tích hoá học và đánh giá tính chính xác của kết quả  Độ đục bằng phương pháp so màu độ đục  Amoni, nitrat, photphat trong nước  N và P dễ tiêu trong đất, P tổng số trong đất  Giới thiệu một số phương pháp khác Bài 9. Phương pháp xử lý số liệu 1. Xác định độ tin cậy của kết quả 2. Phương pháp so sánh trong đánh giá kết quả 3. Đánh giá chất lượng môi trường bằng thông số, chỉ số và chỉ thị môi trường Bài 10. Phương pháp xây dựng chuyên đề hiện trạng môi trường 1. Xây dựng chuyên đề hiện trạng môi trường  Hiện trạng môi trường đất  Hiện trạng môi trường nước  Hiện trạng môi trường không khí 2. Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể cho một khu vực 3. Thảo luận góp ý cho chuyên đề hiện trạng môi trường Chú ý mô tả cả Nội dung Seminar, Thảo luận, Thực hành, Thực tập Số tiết Số tiết Nội dung thực hành Địa điểm thực hành chuẩn thực hiện Bài 1. Thu thập số liệu thứ cấp và xác định 3 6 THTM307/THTM308 mục tiêu quan trắc môi trường Bài 2. Khảo sát thực địa và xây dựng chương THTM307/THTM308 3 6 trình quan trắc nước mặt + thực địa Bài 3. Khảo sát thực địa và xây dựng chương THTM307/THTM308 3 6 trình giám sát nguồn nước thải + thực địa Bài 4. Khảo sát thực địa và xây dựng chương THTM307/THTM308 3 6 trình quan trắc không khí xung quanh + thực địa Bài 5. Tính toán lập kế hoạch lấy mẫu giám sát THTM307/THTM308 3 6 khí thải nguồn tĩnh + thực địa Bài 6. Phân tích các thông số bằng phương 3 6 THTM307/THTM308 pháp điện hoá và phương pháp khối lượng Bài 7. Phân tích các thông số bằng phương 3 6 THTM307/THTM308 pháp hoá học (chuẩn độ) 4 Bài 8. Phân tích các thông số bằng phương pháp hoá lý (so màu) Bài 9. Phương pháp xử lý số liệu Bài 10. Phương pháp xây dựng chuyên đề hiện trạng môi trường Tổng IX. Hình thức tổ chức dạy học: 3 6 THTM307/THTM308 3 6 THTM307/THTM308 3 6 THTM307/THTM308 30 60 Hình thức tổ chức dạy học học phần Lên lớp Nội dung Lý thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã Tự học, tự nghiên cứu Tổng Bài 1 0 0 0 3 6 9 Bài 2 0 0 0 3 6 9 Bài 3 0 0 0 3 6 9 Bài 4 0 0 0 3 6 9 Bài 5 0 0 0 3 6 9 Bài 6 0 0 0 3 6 9 Bài 7 0 0 0 3 6 9 Bài 8 0 0 0 3 6 9 Bài 9 0 0 0 3 6 9 Bài 10 0 0 0 3 6 9 Tổng 0 0 0 30 60 90 X. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần: - Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy học phần: phòng thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất theo yêu cầu của từng bài thực tập - Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên: o Tham gia 100% số tiết thực hành o Tham gia 100% số bài kiểm tra, bài tập nhóm, thảo luận nhóm o Viết tiểu luận và bài tập cá nhân theo đúng quy định TRƯỞNG BỘ MÔN PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Trịnh Quang Huy ThS. Nguyễn Thị Thu Hà TRƯỞNG KHOA (Ký và ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan