Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt...

Tài liệu Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt

.DOC
34
664
113

Mô tả:

DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá Rô đôồng..................................................................................................2 Hình 2.2 Hình thái bê vinh ngoài cá Sặc Rằồn............................................................................................3 Hình 2.3 Hình thái bên ngoài cá Mè vinh..................................................................................................4 Hình 2.4 Hình thái bên ngoài Trê vàng.........................................................................................5 Hình 2.5 Hình thái cá Chép.......................................................................................................................6 Hình 2.6 Một số loại hormone sinh sản cá.........................................................................10 Hình 3.1 Thao tác tiêm thuốc cho cá Rô đồng...................................................................12 Hình 3.2 Thao tác tiêm thuốc cho cá sặc rằn......................................................................13 Hình 3.3 Thao tác tiêm thuốc cho cá Mè vinh....................................................................14 Hình 3.4 Thao tác tiêm thuốc cho cá Trê vàng...................................................................16 Hình 3.5 Thao tác tiêm thuốc cho cá Chép.........................................................................17 DANH SÁCH BẢNG iii Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp.......................................................19 Bảng 4.2 Các chỉ tiêu theo dõi trong sinh sản nhân tạo cá Rô đồng..................................19 Bảng 4.3 Thời gian phát triển phôi cá rô đồng...................................................................21 Bảng 4.4 Các chỉ tiêu theo dõi trong sinh sản nhân tạo cá Sặc rằn....................................21 Bảng 4.5 Thời gian phát triển phôi cá Sặc rằn...................................................................23 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu cá Mè vinh.......................................................................................24 Bảng 4.7 Thời gian phát triển phôi cá Mè vinh..................................................................26 Bảng 4.8 Các chỉ tiêu theo dõi trong sinh sản nhân tạo cá Trê vàng.................................26 Bảng 4.9 Thời gian phát triển phôi cá Trê vàng.................................................................29 Bảng 4.10 Các chỉ tiêu theo dõi trong sinh sản nhân tạo cá Chép.....................................29 Bảng 4.11 Thời gian phát triển phôi cá Chép.....................................................................30 iv CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nuôi trồng thủy sản hiện đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản nói chung rất có tiềm năng và triển vọng lớn. Đặc biệt Đôồng bằồng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuấất th ủy s ản, v ới h ệ thôấng kênh g ạch chằồng ch ịt, hàng nằm cung cấấp trên 52% sản lượng thủy sản cả n ước. Nằm 2014, vùng ĐBSCL có di ện tch nuôi th ủy s ản gấồn 800.000 ha, sản lượng đạt trên 2,4 triệu tấấn (Th ủy s ản Việt Nam, 2015). Bên cạnh những tiềm năng và thế mạnh cho phát triển thủy sản. Tuy nhiên ĐBSCL đang phải đôấi mặt với nhiêồu khó khằn. Cụ thể như: nuôi trồng, khai thác thủy sản một cách tự phát thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, môi trường nước bị ô nhiễm… Nghêồ nuôi cá nước ngọt đã phát triển rộng khằấp c ả n ước nh ưng di ện tch nuôi cá n ước ng ọt t ập trung nhiêồu tại ĐBSCL. Trong quá trình thả nuôi, hấồu hêất các đ ịa ph ương đêồu g ặp khó khằn vêồ giá th ức ằn, th ị trường têu thụ, công tác quản lý, quy hoạch,… đ ặc biệt là con giôấng. M ột sôấ đôấi t ượng nuôi nuôi hi ện nay chủ yêấu sử dụng con giôấng tự nhiên là chính, nên vi ệc cung cấấp đ ủ l ượng l ượng con giôấng có chấất lượng tôất đêấn tay người nuôi có nhiêồu biêấn động và đ ợt th ực tập s ản xuấất cá n ước ng ọt là m ột trong những học phấồn côất lõi trong chương trình h ọc c ủa ngành nuôi trôồng th ủy s ản. Chính vì thêấ nên chuyên đêồ “thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt ” được têấn hành. 1.2 Mục tiêu của thực tập Môn học giúp sinh viên:  Hiểu được cách vận hành các quy trình sản xuất cá giống.  Rèn luyện thêm thao tác, kỹ năng sản xuất cá nước ngọt.  Rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm.  Góp phần xây dựng các mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế.  Củng cố lại những kiến thức đã học thông qua việc tiếp cận thực tế.  Thu thập thông tin về những vấn đề thuộc kỹ thuật sản xuất giống. 1.3 Nội dung của đợt thực tập  Cho sinh sản nhân tạo một số loài cá nước ngọt như cá Rô đồng, Mè vinh, Sặc rằn, cá Chép, cá Trê vàng.  Ấp trứng và theo dõi các giai đoạn phát triển phôi.  Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương, cá giống.  Kích thích cá sinh sản nhân tạo một số đối tượng: cá Rô, Mè Vinh, Sặc Rằn, Cá Chép, Cá Trê.  Tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá kết quả đạt được. CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh sản và dinh dưỡng 1 2.1.1 Cá Rô đồng Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Rô đồng được phân loại như sau: Ngành Gnasthostomata Lớp Actinopterygii Bộ cypriniformes Họ Anabantidae Giống Anabas Loài Anabas testudineus Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá rô đồng 2.1.1.1 Đặc điểm sinh sản Từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7-8 tháng tuổi. Khối lượng khoảng 70-100g. Cá sẽ mang trứng vào khoảng tháng 11 âm lịch (đối với cá nuôi trong ao), tháng 4-5 (với cá tự nhiên). Vào đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những vùng ngập nước sau những cơn mưa để sinh sản. Sức sinh sản từ 700.000-1.000.000 trứng/kg cá cái. Cá không có tập tính giữ con. 2.1.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá rô đồng là động vật ăn tạp thiên về động vật. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật kể cả cỏ. Chúng có thể ăn cá chất vô cơ và hữu cơ coi là “bẩn” trong nước. Cá có thể ăn lẫn nhau trong trường hợp bị đói. 2.1.2 Cá Sặc rằn Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Sặc rằn được phân loại: Ngành Gnasthostomata Lớp Actinopterygii 2 Bộ Cypriniformes Họ Osphronemidae Giống Trichogaster Loài Trichogaster pectoralis Hình 2.2 Hình thái bên ngoài cá sặc rằn 2.1.2.1 Đặc điểm sinh sản Cá Sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4-10. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi ao cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là tháng mùa mưa. Cá thành thục sinh dục sau 7 tháng tuổi. Cá đực có vây lưng dài và nhọn thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có vây lưng tròn và ngắn thường không vượt quá cuống vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông góc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh ven bờ và khá kính đáo. Con đực làm tổ, sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào trong tổ. trứng cá cái là trứng nổi do có giọt dầu lớn. sức sinh sản giao động từ 200.000 – 300.000 trứng/kg cá cái. Sau khi đẻ xong cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong điều kiên nhiệt độ 28-30oC trứng thụ tinh và nở thành cá bột sau 24-26 giờ. Cá sau khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá con di chuyển xuống lớp nước dưới để kiếm mồi. 2.1.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn cho cá con ban đầu là động vật phiêu sinh như luân trùng, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, tảo phù du. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn, khi trưởng thành cá ăn thiên về thực vật phiêu sinh. Khi nuôi trong ruộng, ao cho cá ăn thức ăn bổ sung như cám, phân động vật, bèo, các loại phế phẩm khác. 3 2.1.3 Cá Mè vinh Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thi Thu Hương (1993), cá Mè vinh được phân loại: Ngành Gnasthostomata Lớp Actinopterygii Bộ cypriniformes Họ cyprinidae Giống Barbonymus Loài Barbonymus gonionotus Hình 2.3 Hình thái bên ngoài cá Mè vinh 2.1.3.1 Đặc điểm sinh sản Trong cùng một lứa, cá cái luôn lớn hơn cá đực, sau 8 tháng tuổi cá có thể tham gia sinh sản, con đực 5 tháng tuổi đã có sẹ. Thường tuổi thành thục trên 1 năm là tốt nhất. Ngoài tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 5-9. Do vậy, trong hoạt động sinh sản nhân tạo cá mè vinh có thể cho sinh sản quanh năm chỉ trừ một vài tháng cuối năm. Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản từ 4-5 lần/năm sức sinh sản giao động từ 200.000- 300.000 trứng/kg. Trứng cá mè vinh thuộc loài bán trôi nổi. Trong điều kiện nhiệt độ nước giao động từ 27-29 oC, trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Cá mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao, ruộng mương vườn mặt dù có trứng nhưng cá không đẻ do thiếu các điều kiện thích hợp. 2.1.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng Đặc điểm dinh dưỡng cá mè vinh thay đổi theo giai đôạn phát triển. Ở giai đoạn cá nhỏ thức ăn của loài là các loài thực vật thủy sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám… Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ trên cạn và các loại thực vật thủy sinh thượng đẳng. Ngoài ra cá có thể ăn được thức ăn tự chế biến bằng phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương hay thức ăn công nghiệp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 2.1.4 Cá Trê vàng Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Trê vàng được phân loại như sau: Ngành Gnasthostomata 4 Lớp Actinopterygii Bộ Silurifomes Họ Clariidea Giống Clarias Loài Clarias macrocephalus Hình 2.4 Hình thái bên ngoài cá trê vàng 2.1.4.1 Đặc điểm sinh sản Mùa sinh sản của cá trê vàng bắt đầu mùa mưa từ tháng 4-9 tập trung chủ yếu vào tháng 5-7. Trong điều kiện ao nuôi, cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm. Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25-32oC. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá thuộc dạng trứng dính. Ngoài tự nhiên, cá có tập tính làm tổ để đẻ dọc theo các bờ ao mương nơi có mực nước khoảng 30 -50 cm. 2.1.4.2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá trê có tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn con trùng, giun, ốc, tôm, cua, cá,… Trong điều kiện ao nuôi ở giai đoạn nhỏ cá ăn chủ yếu là động vật phù du, ở giai đoạn trưởng thành cá ăn cá loại phụ phế phẩm, chất thải lò mổ. 2.1.5 Cá Chép Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Chép được phân loại như sau: 5 Ngành Gnasthostomata Lớp Actinopterygii Bộ cypriniformes Họ cyprinidae Giống Cyprinus Loài Cyprinus carpio Hình 2.5 Hình thái bên ngoài của cá Chép 2.1.5.1 Đặc điểm sinh sản Cá Chép nuôi ở nước ta thành thục sinh dục sau 1 năm. Cá đẻ tự nhiên trong môi trường nếu đầy đủ cá điều kiện, cá đực và cá cái có thể làm tổ và điều kiện môi trường thích hợp. Cá chép đẻ nhiều lần trong năm. Mùa sinh sản tập trung vào cá tháng đầu năm và giữa mùa mưa với nhiệt độ 25-29oC. Trong sinh sản nhân tạo cá chép sinh sản được quanh năm. Trứng cá chép là loại trứng dính, cần giá thể trong nước. Sinh sản giao động từ 120.00-140.000 trứng/kg cá cái. Lượng trứng tùy thuộc vào khối lượng của cá cái. 2.1.5.2 Đặc điểm dinh dưỡng Sau khi nở 3-4 ngày cá bắt đầu ăn các thức ăn bên ngoài. Động vật phù du như luân trùng, giáp xác râu ngành cá cũng ăn được các thức ăn khác như: bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát mịn,… Sau khi nở 4-6 ngày ăn sinh vật phù du là chính. Sau khi nở từ 8-10 ngày cá ăn lắng ở đáy, sinh vật phù du ấu trùng côn trùng… Sau khi nở 15-20 ngày thức ăn chủ yếu là động vật cở nhỏ. 6 Sau khi nở 20-28 ngày cá ăn sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một số sinh vật phù du. Khi trưởng thành cá Chép ăn chủ yếu sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật,… Cá cũng ăn được thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, bột cá bột tôm,… 2.2 Kích dục tố dùng trong sản xuất cá giống 2.2.1 Trên thế giới Từ năm 1936, HCG đã được Morozova kích thích cá Perca rụng trứng. Năm 1937, Ihering cùng các cộng sự đã dùng não thùy kích thích thành công các loài cá Astina binaculatus, A.facilatus,… Năm 1958, Trung Quốc đã sản xuất thành công cá mè hoa, mè trắng bằng HCG. Trong sản xuất giống thủy sản nói chung, sản xuất cá giống nói riêng, kích dụ tố được sử dụng thường xuyên và cho hiệu quả cao do những ưu điểm như: chủ động dược thời gian cá đẻ, kích thích cá đẻ đồng loạt, đẻ róc, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản tuyệt đối cao hiệu quả hơn so với việc không dùng kích thích tố. Tùy thuộc vào những loại cá khác nhau mà sử dụng khích thích tố khác nhau, có loài sử dụng HCG có loài sử dụng não thùy hay LHRH_a… Việc tiêm thuốc cho từng loại cá cũng khác nhau, có loài tiêm 1 liều, có loài tiêm 2 hay nhiều liều tùy thuộc vào cấu trúc buồng trứng, túi tinh mà có số lần tiêm cho phù hợp. Vị trí tiêm cũng khác nhau và có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá bố mẹ, thời gian hiệu ứng thuốc. Phương pháp tiêm ở góc vi ngực có thời gian hiệu ứng nhanh hơn, cường độ tác động mạnh hơn và cũng dễ gây chết cá bố mẹ nếu như kim đâm trúng tim. Phương pháp tiêm ở góc vi lưng sử dụng cho các loài cá có thể trạng lớn. Phương pháp này thuốc tác động chậm thời gian hiệu ứng dài, an toàn ít gây chết cá bố mẹ sau khi tiêm tác động và hiệu quả của thuốc chịu nhiều ảnh hưởng liên quan: nguồn gốc cá, chất lượng nuôi, chế độ chăm sóc kỹ thuật tiêm, yếu tố môi trường, mức độ thành thục của cá. Nguyên tắc cơ bản của kích thích cá sinh sản là: sử dụng đúng loại kích thích tố, đúng liều lượng và theo trình tự hợp lý phù hợp với bản chất và tác dụng của kích dục tố. Trong sinh sản nhân tạo, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà số lần tiêm kích thích tố khác nhau. Tuy vậy, nguyên tắc chung vẫn là tiêm nhiều lần với liều lượng thấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trứng. 2.2.2 Ở nước ta Năm 1965, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Trường đại học Thủy sản Nha Trang đã kích thích nhiều loại cá rụng trứng bằng kích thích tố. Năm 1968, ở miền Bắc đã dùng não thùy sinh sản cá trôi, cá trê thành công. Năm 1980, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ đã dùng não thùy của cá chép làm kích thích tố kích thích sinh sản thành công cá tra. 2.2.3 Các tác nhân kích thích sinh sản cá 7 2.2.3.1 Tác nhân sinh lý Những tác nhân sinh lý kích thích sự sinh sản cá là nhiều loại hormone, mà chủ yếu là hormone được tiết từ tuyến yên và vùng dưới đồi Hypothalamus của não bộ. Trong số các hormone được tiết từ tuyến yên, quan trọng nhất và ý nghĩa to lớn nhất trong việc kích thích cá sinh sản của nghề nuôi trồng thủy sản là hai loại GTH (Gonadotropin Hormone). GTH 1 có chức năng như FSH (Follicle Stimulating Hormone) của động vật có vú là kích thích tạo noãn hoàng, kích thích nang trứng hoạt động GTH 2 có chức năng như LH (Luteinizing Hormone) của động vật có vú là kích thích trứng chín và rụng, biến nang trứng thành thể vàng. FSH và LH (tức GTH 1 và GTH 2 ) có tác dụng kích thích tuyến sinh dục nên gọi là kích dục tố. Sự tiết FSH và LH chịu chi phối của thần kinh trung ương (Hypothalamus) bằng việc tiết ra hormone giải phóng G n RH (Gonadotropin Releasing Hormone) và hormone ức chế DA (Dopamine) đối với sự tiết kích dục tố. Hai loại hormone GnRH và DA cùng được tiết từ vùng dưới đồi nhưng lại có tác dụng ngược chiều nhau đối với việc tiết kích dục tố của tuyến yên. Những vấn đề trình bày ở trên là cơ sở lý luận, làm nền tảng khoa học cho các nhà nuôi trồng thủy sản đưa ra những giải pháp thiết thực trong việc sử dụng hormone và các thụ thể nhân tạo làm chất đối kháng với DA (chủ yếu là chất cạnh tranh với thụ thể của Dopamine). Những hormone và thụ thể nhân tạo của hormone với chức năng là những tác nhân sinh lý trong quá trình kích thích sinh sản nhân tạo cá. Ngoài các loại hormone là tác nhân sinh lý chủ yếu và quan trọng tác động đến hoạt động sinh sản của cá thì sự thành thục của tuyến sinh dục, tình trạng sức khỏe cá là những điều kiện tiên quyết. Cá sẽ không thể tiếp nhận kích dục tố do con người cung cấp trong sinh sản nhân tạo nếu như tuyến sinh dục chưa đạt tới giai đoạn sẵn sàng cho sinh sản (giai đoạn IV). Cá yếu hoặc bị sốc sinh lý đều là những cản trở cho quá trình kích thích sinh sản nhân tạo cá. 2.2.3.2 Tác nhân sinh thái Môi trường nước gồm nhiều yếu tố hữu sinh và vô sinh có mức độ tác động khác nhau tới quá trình thành thục sinh dục và sinh sản cá. Đó là các tác nhân sinh thái. Chúng không tác động riêng lẻ mà tạo thành một phức hệ tác nhân. Giữa chúng có tác động qua lại kích thích hoặc ức chế nhau và cùng tác động đến cá. Tùy theo mức độ tác động và vai trò của các tác nhân mà chia chúng thành hai loại là tác nhân chính và tác nhân phụ. Các tác nhân chính giữ vai trò chủ đạo quyết định đối với sự sinh sản của cá trong khi các tác nhân phụ chỉ ở mức độ tác động của giá trị nền môi trường. Trong tự nhiên, các tác nhân sinh thái giữ vai trò phát động, khởi xướng cho sự xuất hiện các tác nhân sinh lý (chủ yếu là hormone) gây nên sự sinh sản ở cá. 2.2.4 Một số loại kích dục tố thường dùng để kích thích cá sinh sản 8 2.2.4.1 Nguyên nhân sử dụng kích thích tố Nhu cầu con giống trên thị trường là rất lớn. Nâng cao hiệu quả sinh sản cũng như chất lượng giống. 2.2.4.2 HCG (Human Choronic Gonadotropin) Là hormone sinh dục có nguồn gốc từ động vật, được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai ở tháng thứ 2 đến tháng thứ 3. Thuốc được gói trong lọ thủy tinh với thể tích 5.000 UI hoặc 10.000 UI. Khi sử dụng cần pha với nước cất hoặc nước muối sinh lý. HCG: có tác dụng kích thích sự rụng trứng cá ở liều cao, nhưng ở liều thấp có tác dụng thúc đẩy gián tiếp trứng thành thục 2.2.4.3 LHRH-a (Luteinizing Hormon Release Hormon Analoge) Là hormone sử dụng rộng rãi cho cá và động vật nói chung. Thuốc được đóng gói trong lọ thủy tinh chứa 200, 500, 1000 μg. Là chất tổng hợp có tác dụng kích thích tế bào gốc của não thùy tiết LH LHRH-a kết hợp với chất kháng dopamin mới gây rụng trứng 2.2.4.4 Não thùy của các loài cá Não thùy được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trên nhiều loài cá khác nhau. Kích thích tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp với HCG để tăng hiệu ứng của thuốc và chỉ dùng ở liều quyết định. 9 Hình 2.6 Một số loại hormone sinh sản cá CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian Thời gian: 10/5/2016-20/7/2016 3.2 Địa điểm Trại sản xuất giống Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô. 3.3 Vật liệu và hóa chất trong thí nghiệm sản xuất, ương nuôi cá 10 3.3.1 Vật liệu  Kính hiển vi, bộ giải phẫu, tủ lạnh trữ thuốc, đĩa petri, khay nhựa, kéo.  Cân đồng hồ, cân điện tử, thau, khăn, muỗng, nhiệt kế, vợt, máy thổi khí.  Đèn pin, cốc thủy tinh, cối nghiền thuốc, ống tiêm, kim tiêm, lá môn.  Hệ thống cấp và thoát nước.  Hệ thống bể composite, lưới đậy bể, hệ thống thổi khí.  Thức ăn: Lòng đỏ trứng gà, moina, trùn chỉ, thức ăn chế biến. 3.3.2 Hóa chất  Urê, Clorine, NaCl, nước muối sinh lý 9‰, test pH. 3.3.3 Hormone sử dụng  HCG (Human Chorionic Gonadotropin), 10.000UI/lọ.  LHRH-a (Luteinizing Hormon – Releasing Hormon- analog), 0,2 µg/ống.  Moltilium (viên DOM) 10 mg/viên.  Não thùy từ 1 – 2 g/cái (tùy theo não lớn hay nhỏ). 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Cá Rô đồng a. Chuẩn bị  Chọn cá bố mẹ: chọn những con mạnh, không xây xát, không dị hình.  Cá cái: bụng to, mềm, nổi rõ gờ buồng trứng hai bên lườn bụng, lỗ sinh dục lồi, hình vành khuyên, màu hồng.  Cá đực: cơ thể thon dài, lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ gân lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.  Bể đẻ: 5 thùng nhựa cấp nước vào thùng khoảng 40-50 cm.  Bể ấp: bể composite với mực nước 60- 80 cm có sục khí liên tục, nhiệt kế.  Kính hiển vi, nhiệt kế, thau, vợt, đĩa petri, xề nhựa, khay nhựa, cân điện tử, cân đồng hồ, bộ giải phẫu, máy sục khí. b. Loại và liều lượng hormone sử dụng  Sử dụng LRH-a kết hợp với Mutilium  Cân cá đực và cái cái để xác định lượng hormone cần dùng. Khối lượng cá đực 220g, cá cái 230g. [0,1mg (LRH-a) + 10g Mutilium]/kg cá cái  Sử dụng 1 ống LRH-a + 1 viên DOM + 2cc nước muối 9‰.  Cá cái: 1cc hỗn hợp + 1cc nước muối cho 1kg cá cái, sử dụng 0,5cc cho 230g cá cái. 11  Cá đực: 1cc hỗn hợp + 3cc nước muối, được 4cc cho 2kg cá đực, sử dụng 0,1 cc cho 220g cá đực, cá đưc bằng 1/2 – 1/3 liều cá cái.  Vị trí tiêm: Tiêm ở gốc vi ngực nghiêng một góc 45o, tránh tiêm trúng tim.  Thể tích tiêm: 0,1 – 0,2 ml/con Hình 3.1 Thao tác tiêm kích thích tố cho cá Rô đồng c. Bố trí thí nghiệm cho cá sinh sản Sau khi tiêm xong bố trí 1 đực: 1 cái vào thùng nhựa (5 thùng), có chuẩn bị xề đậy để tránh cá nhảy khỏi thùng.  Thu và ấp trứng Sau khi tiêm khoảng 7 giờ. Kiểm tra nếu cá đẻ thì tiến hành thu trứng bằng phương pháp thể tích và xác định lượng trứng đẻ ra. Sau khi thu trứng xong chuyển qua bể ấp đã chuẩn bị sẵn. Bể ấp: mực nước 60-80 cm, điều chỉnh sục khí nhẹ để trứng cá trải đều trên bề mặt bể, tránh trứng bị va đặp và thiếu oxy. Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu liên quan: Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình, tỷ lệ sống,… 3.4.2 Cá Sặc rằn a. Chuẩn bị  Lựa chọn cá bố mẹ: cá mạnh, không xây xát, không dị hình.  Cá cái: Bụng to, mềm, phần da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi và có màu hồng.  Cá đực: Phần tia mềm ở lưng dài khỏi gốc vi đuôi, màu sắc cơ thể rõ ràng (sặc sỡ).  Chuẩn bị nguồn nước sạch, rửa sạch thau, xô, bể, vợt. 12  Bể đẻ: cấp nước vào thùng nhựa (5 thùng) 30-50 cm, làm tổ cho cá đẻ dùng lá môn úp lên mặt nước vào bể đã chuẩn bị sẳn.  Bể ấp: bể composite với mực nước 60-80 cm có sục khí liên tục, nhiệt kế  Kính hiển vi, nhiệt kế, tét pH, đĩa petri, khay nhựa.  Cân điện tử, cân đồng hồ, kim tiêm, cối nghiền não thùy, kích thích tố để tiêm cá (HCG, não thùy). b. Loại và liều lượng hormone sử dụng  Sử dụng HCG + Não thùy  Liều dùng: Tùy theo mức độ thành thục của cá.  Cá cái: [3000-4000 UI (HCG) + 3-5 mg não thùy]/kg cá cái  Liều tiêm là 4000 UI + 3 não thùy + 2 cc nước muối cho 1 kg cá cái.  Sử dụng 1cc cho 475g cá cái (5con).  Cá đưc: Liều bằng 1/2 cá cái.  Tiêm ở gốc vi ngực một góc 45o của cá.  Tránh trúng tim cá.  Thể tích tiêm 0,3-0,5 ml/con Hình 3.2 Thao tác tiêm kích thích tố cho cá Sặc rằn c. Bố trí cho sinh sản Sau khi tiêm xong, bố trí cá theo tỷ lệ 1 đưc: 1 cái vào thùng (5 thùng) nhựa đã chuẩn bị sẵn cho cá sinh sản.  Thu và ấp trứng Sau khoảng 18 giờ kiểm tra nếu cá đẻ xong tiến hành vớt trứng bằng vợt sang bể ấp. 13 Bể ấp: mực nước 60-80 cm, điều chỉnh sục khí nhẹ để trứng tránh bị va đặp, trãi đều trứng trên mặt bể và thiếu oxy. Theo dõi và ghi nhận tất cả các chỉ tiêu liên quan. 3.4.3 Cá Mè vinh a. Chuẩn bị  Chọn cá bố mẹ: cá khỏe mạnh, không bị xây xát, không dị hình.  Cá cái: bụng to, mềm, phần da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi có màu hồng.  Cá đực: cơ thể thon dài, thân và nắp mang hơi nhám, lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.  Bể đẻ: 3 bể composite với mực nước 60-80 cm có sục khí liên tục.  Bể ấp: 1 bể composite với mực nước khoảng 1m có sục khí nhẹ.  Kính hiển vi, nhiệt kế, vợt, khay nhựa, cân đồng hồ, cân điện tử, kim tiêm, nước muối sinh lý, lưới mành. b. Loại và liều lượng hormone sử dụng  Sử dụng: LRH-a + DOM: [0,07-0,1mg + 10mg DOM]/kg cá cái.  Pha 1 ống LRH-a + 2cc nước muối  Cá cái: Sử dụng 0,2 cc hỗn hợp cho 200g cá cái (3con)  Cá đực: Sử dụng 1/2 liều cá cái, 0,1 cc (3 con)  Vị trí tiêm: tiêm ở gốc vi ngực, tránh trúng tim.  Thể tích tiêm: 0,1-0,2 ml/con Hình 3.3 Thao tác tiêm kích thích tố cho cá Mè Vinh c. Bố trí thí nghiệm cho sinh sản Sau khi tiêm xong cho cá vào 3 bể composite tỷ lệ 1 đực : 1 cái. Dùng lưới che lại tránh cá nhảy ra ngoài. Sục khí mạnh kích thích cá sinh sản nhanh hơn.  Thu và ấp trứng 14 Sau khi tiêm thuốc khoảng 5 giờ. Kiểm tra nếu thấy cá đẻ tiến hành vớt trứng bằng vợt sang bể ấp, vớt trứng nhẹ tay tránh làm vỡ màng bán thấm của trứng. Bể ấp: mực nước 1m, điều chỉnh sục khí nhẹ để trứng tránh làm vỡ màng bán thấm và thiếu oxy. 3.4.4 Cá Trê vàng a. Chuẩn bị  Cá mẹ: bụng to, mềm, phầ da bụng mỏng, lỗ sinh dục hình vành khuyên và phồng to thường có màu đỏ nhạt.  Cá đực: gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài thường có màu trăng hay vàng nhạt, vào mùa sinh sản có màu hồng nhạt.  Nguồn nước sạch, thau, xô, bể, vợt.  Pha 1 lít dung dich nước muối-ure: (3g Ure + 4g NaCl) + 1 lít nước sạch hoặc nước muối sinh lý 9‰.  Bể đẻ: cấp nước vào thùng nhựa 10-20 cm.  Bể ấp: bể composite với mực nước 60-80 cm có sục khí liên tục, giá thể.  Cân điện tử, cân đồng hồ, kính hiển vi, nhiệt kế, test pH.  Đĩa petri, khay nhựa, bộ giải phẫu, kim tiêm.  Kích thích tố để tiêm cá (HCG, não thùy).  Lựa chọn cá bố mẹ: cá mạnh, không xây xát, không dị hình. b. Loại và liều lượng hormone sử dụng  Đối với cá cái: + Liều sơ bộ [0,5-1 mg não thùy] hoặc [500-700 UI (HCG)]/ kg cá cái. + Liều quyết định: [2.500-3.000 UI (HCG) + 1-2mg não thùy]  Cụ thể: Liều sơ bộ cho 1 kg cá cái nghiệm thức 1: 1 não thùy. Nghệm thức 2: 300 UI HCG  Liều quyết định: Sử dụng 0,1 mg LRH-a cho 1kg cá cái, tức là 0,058 mg LRH-a cho 580g cá cái.  Đối với cá đực: Không tiêm liều sơ bộ, sử dụng bằng 1/2 liều cá cái.  Tiêm ở cơ lưng của cá.  Thể tích tiêm: 0,5-1 ml/con 15 Hình 3.4 Thao tác tiêm kích thích tố cho cá Trê vàng c. Bố trí thí nghiệm Sau khi tiêm xong giữ cá cái và cá đực riêng từng thùng.  Thu và ấp trứng Sau khi tiêm liều quyết định 10-12 giờ, kiểm tra cá cái nếu rụng trứng, vuốt trứng vào dụng cụ sạch và khô. Giải phẫu cá đực lấy tinh sào cắt và nghiền tinh sào trong cối và nước muối sinh lý. Cho tinh sào vào trứng, đảo nhẹ và đều khoảng 2 phút để trứng thụ tinh, rửa trứng với nước muối Ure, sau đó trải đều trứng vào khung lưới đã đặt sẵn trong bể ấp. 3.4.5 Cá Chép a. Chuẩn bị  Cá cái: bụng to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi và có màu đỏ.  Cá đực: Nắp mang hơi nhám, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.  Bể đẻ: 1 bể composite với mực nước 1m có sục khí liên tục.  Bể ấp: 1 bể composite với mực nước khoảng 1m có sục khí nhẹ và giá thể.  Lắp đặt, cấp nước vào bể đẻ, bể ấp.  Chuẩ bị nguồn nước sạch, nước muối-ure.  Cân điện tử, cân đồng hồ, khay ấp.  Kính hiển vi, kính lúp, nhiệt kế, test pH.  Đĩa petri, khay nhựa, bộ giải phẫu, kim tiêm, nước muối sinh lý.  Kích thích tố (não thùy, LRH-a, DOM).  Lựa chọn cá bố mẹ: Cá mạnh, không xây xát, không dị hình. b. Liều và loại hormon sử dụng 16  Sử dụng LRH-a kết hợp với Mutilium.  Cá Chép thường (cá chép giòn):  Liều sơ bộ: 3 não thùy/ kg cá cái.  Liều quyết định: 0,1 mg LRH-a + 10mg Dom (0,12mg LRH-a + 12mg Dom).  Cá cái:  Liều sơ bộ: 3 não thùy cho 1050g cá cái/3 con (9 não cho 2960g cá cá/4 con).  Liều quyết định: 0,1mg LRH-a + DOM cho 1050g cá cái (0,36mg cho 2960g cá cái).  Cá đực: liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm cá cái.  Tiên ở gốc vi ngực, tránh tiêm trúng tim cá.  Thể tích tiêm: 1 ml/con. Hình 3.5 Thao tác tiêm kích thích tố cho cá Chép c. Bố trí thí nghiệm Giữ cá đực và cá cái riêng từng bể Sau khi tiêm xong liều quyết định 4-5h, kiểm tra cá cái, nếu trứng rụng tiến hành vuốt trứng cho vào dụng cụ sạch và khô. Cá đực vuốt lấy tinh cho vào trứng, dùng long gà khuấy đều, sau đó cho dung dịch muối ure vào khuấy 2-3 phút (2 lần), trải trứng vào khung lưới đã đặt sẵn ở bể ấp. 3.5 Theo dõi các chỉ tiêu  Nhiệt độ bể đẻ, bể ấp, bể ương bằng cách đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày vào buổi sáng 6h và buổi trưa 13h.  Sự biến đổi màu sắc trên thân cá. 17  Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống được thực hiện bằng cách cho 100 trứng vào từng khay nhựa để ấp và lặp lại 3 lần.  Tỷ lệ thụ tinh: đến cuối phôi vị đếm số trứng thụ tinh ở từng khay sau đó tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.  TLTT (%) = (tống số trứng thụ tinh/tổng số trứng quan sát) x 100.  Tỷ lệ nở: đếm số lượng cá bột nở ra trong tổng số trứng thụ tinh. Tỷ lệ nở được tính theo công thức. + TLN (%) = (số cá được nở ra /số trứng thụ tinh) x 100.  Tỷ lệ đẻ là tổng số cá đẻ trứng trên tổng số cá cho đẻ. + Tỷ lệ đẻ (%) = [Số cá đẻ/ tổng số cá tham gia sinh sản] x 100  Tỷ lệ sống: là tổng số cá hết noãn hoàng trên tổng số cá nở ra.  Sức sinh sản tương đối: là số trứng cá đẻ ra tính trên 1kg cá cho tham gia sinh sản (trứng/kg cá cái).  Sức sinh sản tuyệt đối: là tổng số trứng đếm được từ buồng trứng của một con cá cái. 3.6 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng Excel và hoàn thành bài viết bằng chương trình Word 2013. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng