Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm sản xuất giống và ƣơng cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 19...

Tài liệu Thực nghiệm sản xuất giống và ƣơng cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 1909) tại huyện vĩnh lợi, tỉnh bạc liêu

.PDF
15
140
89

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ THANH NHẬP THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG VÀ ƢƠNG CÁ SẶC RẰN (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) TẠI HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ THANH NHẬP THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG VÀ ƢƠNG CÁ SẶC RẰN (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) TẠI HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ts. LAM MỸ LAN Ths. NGUYỄN THANH HIỆU 2014 THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG VÀ ƢƠNG CÁ SẶC RẰN (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) TẠI HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU Hồ Thanh Nhập [email protected] ABSTRACT Onfram “trial on breeding and nursing of Snakeskin gouramy (Trichogaster pectoralis) in Vinh Loi district, Bac Lieu Province” was conduct from July/2013 to May/2014. Breeding of Snakeskin gouramy were HCG hormones and pituitary gland at the doses of 1500 IU HCG + 10 mg /kg female; the spawning rate is 96.9%, fertilization rates ranged from 77.3% to 87.6%, hatching rate ranged from 98.1% to 98.7%. Fry of Snakeskin gouramy were nured in 10 ponds (400-1000 m2), with stocking density of 500 fish /m2, fish were sampled every 15 days. After 60 days, daily weight gain was 0.047 ± 0.009 g/day, daily lenght gain was 0.088 cm/day. The survival rates were 13.5 ± 4.09%, yield was 178.7 ± 40.8 kg/1000m2. The results could be suppied for seed need of Snakeskin gouramy the local surce. TÓM TẮT Đề tài “Thực nghiệm sinh sản và ương giống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 5/2014. Sinh sản nhân tạo cá sặc rằn bằng kích dục tố HCG và não thùy với liều lượng 1500 UI HCG + 10 não thùy/kg cá cái thì tỷ lệ cá đẻ là 96,9%, tỷ lệ thụ tinh dao động từ 77,3% - 87,6%, tỷ lệ nở dao động từ 98,1% – 98,7%. Ương cá sặc rằn từ bột lên giống được thực hiện ở 10 ao với diện tích từ 400-1000 m2, với mật độ thả 500 con/m2, cá được thu 15 ngày/lần. Sau 60 ngày ương, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng là 0,047±0,009 g/ngày, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài 0,088 cm/ngày, tỷ lệ sống 13,5±4,09% , năng suất 178,7±40,8 kg/1000m2. Kết quả đạt góp phần chủ động được nguồn giống nuôi tại địa phương. 1. GIỚI THIỆU Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát triển từ rất sớm với những đối tượng nuôi truyền thống như cá tra, cá ba sa, cá lóc, cá rô đồng, tôm càng xanh… Việc nuôi thương phẩm các loài tôm, cá đã đem lại thu nhập đáng kể và góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, việc nuôi các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn do giá cả biến động lớn, phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, các rào cản kinh tế, bệnh.Vì thế, việc tìm kiếm và xác định các đối tượng mới có giá trị kinh tế cần được đặt ra. Một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế hiện nay là cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Cá sặc rằn là loài cá có kích thước nhỏ nhưng khả năng chịu đựng điều kiện môi trường nước bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao pH thấp, nhiệt độ cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Chúng sử dụng được nhiều loại thức ăn có nguồn góc khác nhau như là sinh vật nổi, mùn bả hữu cơ và các phế phẩm nông nghiệp khác. Cá sặc rằn có thể nuôi thâm canh hoặc kết hợp với mô hình ruộng lúa và hiện đang là đối tượng nuôi khá quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi ở ĐBSCL Cá sặc rằn là loài cá có giá trị kinh tế chúng phân bố tự nhiên ở các thủy vực vùng Đông Nam Á và Việt Nam, cá sinh sản tự nhiên trong ao, mương, kênh, rạch và ruộng lúa, và được nhiều người nuôi quan tâm rộng rãi (Dương Nhựt Long, 2003). Hiện nay, lượng cá sặc rằn ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, sản lượng và chất lượng khai thác không cao, một số vùng gần như không còn sự xuất hiện của cá săc rằn. Nguồn 1 giống tự nhiên gần như khan hiếm, giống sản xuất nhân tạo gần như không đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi. Những năm gần đây tại một số huyện của tỉnh Bạc Liêu, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ cũng đã có nhiều nghiên cứu sản xuất giống và ương nuôi một số đối tượng khác như ương nuôi cá rô trong ao đất, nuôi tôm càng xanh ruộng lúa, nuôi cá sặc rằn ở Hồng Dân – Bạc Liêu…với tiềm năng của cá sặc rằn như đã nêu trên việc phát triển mô hình nuôi ở xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu giúp nghề nuôi thủy sản ở đây phát triển. Theo nghiên cứu của Hồ Hoài Hận (2013) được thực hiện tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu thì cá giống sau 60 ngày nuôi cá đạt khối lượng trung bình là 2,939 g. Lợi nhuận mang lại tương đối cao nhằm mục đích nhân rộng mô hình ương nuôi cá sặc rằn thì “Thực nghiệm sản xuất giống và ương cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu” tiếp tục được thực hiện. 1.1 Mục tiêu Nhằm giúp người dân hiểu được qui trình sản xuất giống và có thể tự sản xuất giống để phát triển mô hình ương nuôi cá sặc rằn. 1.2 Nội dung Sinh sản nhân tạo cá sặc rằn tại các nông hộ. Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất khi ương từ cá sặc rằn từ bột lên giống. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian thực hiện đề tài là từ 7/2013 đến 5/2014. Địa điểm xã Châu Hưng A và Hưng Thành, Huyện Vĩnh Lợi, Tỉnh Bạc Liêu. 2.3 Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis). Nguồn cá bố mẹ: cá cỡ 12 con/kg được cung cấp bởi Trại giống huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn nước: nguồn nước sử dụng được lấy trực tiếp từ các con kênh ở Bạc Liêu. Dụng cụ: ống tiêm, kim tiêm, cối, chài sứ, thước, vợt thu trứng, bộ Test môi trường: pH, O2, độ kiềm, nhiệt độ, N-NH4, thau, xô, lá làm giá thể để cho cá làm tổ đẻ, nhiệt kế, đĩa petri, khay nhựa, cân đồng hồ. Hóa chất: hormon HCG (Human Chorionic Gonadotropin), não thùy thể cá, nước muối sinh lý, thuốc diệt khuẩn BKC (Benzalkonium Chloride), thuốc tím, cùng các vật liệu khác. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Thực nghiệm cho sinh sản cá sặc rằn ở các nông hộ Cho sinh sản cá tập trung tại 3 điểm sau đó vận chuyển cá bột đến các hộ và tiến hành ương lên cá giống. 2 Bảng 2.1 Khối lượng cá cho sinh sản tại các điểm Điểm 1 2 3 Khối lượng cá sinh sản (kg) 12,4 24 23 Số cá đực ( con) Số cá cái (con) 80 144 138 80 144 138 Cá bố mẹ cho sinh sản chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, khối lượng trung bình 80 g/con. + Cá đực: màu sắc sặc sỡ, bụng thon, phần tia vi lưng kéo dài vượt khỏi gốc vi đuôi. + Cá cái: màu sắc nhạt hơn cá đực, bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục lồi, màu hồng, tia vi lưng không dài tới gốc vi đuôi. Kích thích sinh nhân tạo bằng hormone HCG và não thùy với liều lượng: 1500 UI HCG + 3 não thùy/kg cá cái. Cá đực ½ liều cá cái. Tiêm kích thích tố ở gốc vi ngực của cá, mũi kim hướng về phía đầu cá thành góc 30° - 45° so với thân cá, mũi kim không nên tiêm sâu quá 1 cm. Bơm thuốc từ từ với lượng 0,5 mL/con/ một lần tiêm. Thụ tinh tự nhiên dụng cụ cho cá sinh sản là thau nhựa có thể tích 30 lít nước, mực nước trong thau khoảng 25 cm. Cá được bố trí 2 cặp trong 1 thau, trong thau có để 2 lá môn để cá làm tổ đẻ để nơi yên tĩnh. Dùng lưới đậy để khi cá hiệu ứng thuốc bắt cặp đuổi nhau không nhảy được ra ngoài. Phương pháp ấp trứng: sau khi cá đẻ xong thì dùng vợt để thu trứng và đem đi ấp, dụng cụ ấp là thau 30 lít mực nước trong thau khoảng 30 cm, mật độ ấp trung bình 2.500 trứng/lít. Trong quá trình ấp trứng nhiệt độ ấp trứng dao động trong khoảng 28 30,5oC, tiến hành thay nước cách nhau 4 giờ/lần cho đến khi trứng nở. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Nhiệt độ phát triển phôi: được đo bằng nhiệt kế đặt trong thau ấp và theo dõi trong thời gian từ lúc ấp đến khi cá nở. Thời gian phát triển phôi: tính từ lúc cá đẻ đến khi trứng nở. Thời gian hiệu ứng thuốc: tính từ lúc tiêm thuốc xong đến lúc đẻ Số trứng thu được Sức sinh sản tương đối (trứng/kg) = Khối lượng cá cái Số cá cá đẻ Tỷ lệ cá đẻ (%) = = x100 Số cá tham gia sinh sản Số trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh (%) = x100 Số trứng đem ấp 3 Số trứng nở Tỷ lệ nở (%) = = x100 Số trứng thụ tinh 2.3.2 Thực nghiệm ƣơng cá sặc rằn ở các nông hộ Thực nghiệm ương cá sặc rằn được thực hiện ở 10 ao từ nguồn cá bột cho đẻ tại 3 điểm. Cải tạo ao trước khi thả cá: tát cạn ao, bón vôi với liều lượng 10kg/100 m2. Tu sửa bờ: chống ngập úng, chống rò rỉ, chống mất nước, chống cá khác (đặc biệt là cá lóc) vào ao, phơi đáy ao từ 2 - 3 ngày. Bón phân: dùng phân gà, phân heo để bón lót cho ao với liều lượng 15 kg/ 100m2 ao. Lấy nước cho ao: Nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để tránh cá, tép tạp vào ao, nước cấp cho ao từ 0,8 - 1m. Diệt trừ địch hại trước khi thả cá: dùng saponine với liều lượng 15 kg/ 1.000 m3 sau 2-3 ngày thì tiến hành thả giống. Mật độ ương 500 con/m2. Bảng 2.2 Diện tích và số lượng ương cá sặc rằn Ao Tên hộ Địa chỉ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Từ Vinh Trần Văn Ngàn Nguyễn Văn Hòa Phạm Văn Chấn Lê Minh Đương Trương Văn Lương Võ Văn Huy Nguyễn Thành Ba Dương Quốc Dũng Huỳnh Quốc Đoàn Xã Châu Hưng A Xã Châu Hưng A Xã Châu Hưng A Xã Châu Hưng A Xã Châu Hưng A Xã Châu Hưng A Xã Hưng Thành Xã Hưng Thành Xã Hưng Thành Xã Hưng Thành Diện tích ao ương (m2) 350 350 1000 300 450 400 1000 1000 500 300 Số cá thả (con) 175 000 175 000 500 000 150 000 225 000 200 000 500 000 500 000 250 000 150 000 Cho ăn và chăm sóc quản lý: tuần đầu dùng thức ăn dạng bột, lòng đỏ trứng khuấy đều, tạt khắp mặt ao, cho ăn ngày 3 - 4 lần, liều lượng 200g thức ăn + 2 lòng đỏ trứng/1000 m2. Từ tuần 2 đến tuần 3 dùng thức ăn dạng mảnh, tuần thứ 4 trở về sau dùng thức ăn dạng viên. Thức ăn có hàm lượng đạm 38% được điều chỉnh theo khả năng bắt mồi của cá, thời tiết và số lượng cá trong ao nuôi. Trong quá trình ương giống thường xuyên theo môi trường ao ương tránh để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước. Theo dõi các hoạt động bắt mồi của cá để kịp thời xử lý khi có bệnh xảy ra, ngoài ra định kì (2 lần/tuần) trộn thêm vào thức ăn Vitamin C với liều lượng 3 - 5 g/kg thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá. Sau 60 ngày ương cá thì thu hoạch cá giống. 4 2.3.3 Phƣơng pháp thu và phân tích mẫu Mẫu nước: mỗi tuần thu một lần và thu trong 60 ngày bao gồm các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa. + Yếu tố thủy lý: Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế. pH đo bằng test Sera. +Yếu tố thủy hóa: O2, độ kiềm, N-NH4 được kiểm tra bằng bộ test Sera chuyên dung cho mỗi yếu tố. Mẫu cá: định kì 15 ngày thu 1 lần dùng vợt thu 4 điểm trong ao sau đó cho vào chung một thao rồi bắt ngẫu nhiên 30 con để kiểm tra chiều dài và khối lượng thân với khối lượng ban đầu 0,18 mg và chiều dài ban đầu 0,5 cm. + Đo chiều dài (cm): sử dụng thước nhựa (30 cm) để đo chiều dài cá. + Cân khối lượng (g): dùng cân điện tử (0,01 g - 1000 g) cân khối lượng cá. 1 W  Khối lượng trung bình (g) n n  i 1 wi Trong đó: W: khối lượng trung bình (g) n: số mẫu cá wi: Khối lượng mẫu thứ i Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) = w w t t 2 2 1 1 Trong đó: W1: khối lượng trung bình tại thời điểm t1 (g). W2: khối lượng trung bình tại thời điểm t2 (g). t2 – t1: thời gian kiểm tra. Chiều dài trung bình (cm) L(cm)  1 n  n i 1 Li Trong đó: L: chiều dài trung bình (cm). n: số mẫu cá (con). Li: chiều dài mẫu thứ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày) = L2  L1 t t 2 Trong đó: L1: chiều dài trung bình tại thời điểm t1 (g). L2: chiều dài lượng trung bình tại thời điểm t2 (g). t2 – t1: thời gian kiểm tra. 5 1 Tỷ lệ sống (%) = Số cá thu (con) x 100% / Số cá thả (con). Năng suất cá ương (kg/1000 m2) = Khối lượng cá thu hoạch x 1000 / diện tích ương. Lợi nhuận x100 Tỷ suất lợi nhuận (%) = Tổng chi = = Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi: Dựa trên các thông số thu được của quá trình thực nghiệm, hiệu quả kinh tế mạng lại từ mô hình nuôi được tính toán và khẳng định thông qua các giá trị. Tổng đầu tư chi phí xây dựng mô hình: chi phí cải tạo ao, thức ăn, thuốc hóa chất, các chi phí khác Tổng thu nhập của mô hình nuôi = Khối lượng cá thu hoạch (kg) x giá bán 1kg cá. Lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi = Tổng thu – Tổng đầu tư 2.3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Exel bao gồm các chỉ tiêu: khối lượng trung bình (g), chiều dài trung bình (cm), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày), tỷ lệ sống (%), năng suất cá ương (kg/1000 m2), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày). 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Thực nghiệm cho sinh sản cá sặc rằn Bảng 3.1 Các chỉ tiêu sinh sản ( bảng 1) Điểm 1 2 3 Trung bình Tỷ lệ đẻ (%) 95 100 95,8 96,9±2,7 Tỷ lệ thụ tinh (%) 77,3 87,6 77,6 80,8±5,9 Tỷ lệ nở (%) 98,7 98,1 98,3 98,4±0,3 Tỷ lệ đẻ giữa các điểm cho sinh sản tương đối cao trung bình là 96,9 ± 2,7% cao nhất điểm 2 có tỷ lệ đẻ là 100%, hộ 1, 3 là 95%. Kết quả thực nghiệm cho đẻ cá sặc rằn cao hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Hoài Hận (2013) khi cho sinh sản cá sặc rằn bằng kích dục tố HCG và não thùy với liều lượng 4000 UI HCG với 0,6 mg não thùy thì tỷ lệ cá đẻ 93,9% nhưng thấp hơn với kết quả của Nguyễn Thị Đài Trang (2010) khi cho đẻ bằng HCG với liều lượng 3000 UI/kg cá cái là 100%. Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2002), khi kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng HCG kết hợp với não thùy cho tỷ lệ cá đẻ là 100%. Tỷ lệ thụ tinh ở 3 điểm trung bình là 80,8 ± 5,9% cao nhất là ở điểm 2 là 87,6%. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thụ tinh cá sặc rằn thấp hơn so với Phạm Văn Khánh (2005), khi kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng hormone cho tỷ lệ thụ tinh 80 90% và nghiên cứu của Nguyễn Tường Anh (2008), kích thích sinh sản cá sặc rằn bằng hormone cho tỷ lệ cá đẻ 92%. Tỷ lệ nở ở các điểm đều rất cao trung bình 98,4 ± 0,3%. Theo Nguyễn Tường Anh (2008), kích thích sinh sản cá sặc rằn bằng hormone cho tỷ nở 95%. Theo Ngô Trọng 6 Lư và Thái Bá Hồ (2002) kích thích sinh sản cá rặc rằn bằng hormone cho tỷ lệ nở từ 76 - 95%. Vậy kết quả nghiên cứu trên có tỷ lệ nở trunh bình cao hơn kết quả của những nghiên cứu trước. Bảng 3.2 Các chỉ tiêu sinh sản ( bảng 2) Điểm 1 2 3 Trung bình Thời gian hiệu ứng thuốc ( giờ) 18 19h30p 18h45p 18h58p±0,66 Nhiệt độ phát triển phôi (0C) 29,5 30 29,5 29,6±0,288 Thời gian phát triển phôi ( giờ) 23h 22h30p 22h45p 22h58p±0,36 Sức sinh sản tương đối (trứng/kg) 170 200 189 780 159 800 173.260±15.22 Thời gian hiệu ứng thuốc trung bình là 18h58p ± 0,66. Theo Dương Nhựt Long (2004) thì thời gian hiệu ứng thuốc dao động 15 - 20 giờ. Thời gian hiệu ứng thuốc dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng thành thuc cá cái và liều lượng kích dục tố, cá thành thục tốt thì thời gian hiệu ứng thuốc ngắn và ngược lại cá thành thuc không tốt thì thời gian hiệu ứng dài. Sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 159 800 - 189 780 trứng/kg cá cái trung bình 17.3260 ± 15.222 trứng/kg cá cái cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh (2012) khi cho sinh sản cá sặc rằn là 145.640 trứng/kg cá cái, với nhiệt độ trung bình 29,6 ± 0,288 0C thì thời gian phát triển phôi là 22h58 ± 0,36p. Theo Dương Nhựt Long (2004) trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30 0C trứng thụ tinh và nở sau 24 - 26 giờ khi nhiệt độ cao thì thời gian phát triển phôi càng ngắn nhưng tỉ lệ dị hình sẽ càng cao 3.2 Thực nghiệm ƣơng cá sặc rằn từ giai đoạn bột lên cá giống 3.2.1 Các yếu tố môi trƣờng trong ao ƣơng Bảng 3.3 Kết quả các chỉ tiêu môi trường ao ương qua các đợt thu mẫu Ao Nhiệt độ (oC) pH N-NH4 (mg/L) Oxy (mg/L) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30,7±0,5 30,6±0,8 29,8±0,7 30±0,9 30,1±0,7 29,8±0,7 30±0,8 30,3±0,5 29,9±0,5 30,1±0,8 8,2±0,5 7,8±0,4 7,7±0,3 7,7±0,4 7,7±0,5 7,8±0,2 7,7±0,5 7,8±0,3 7,6±0,4 7,7±0,5 0,4±0,3 0,5±0,2 0,4±0,4 0,6±0,4 0,3±0,3 0,5±0,4 0,3±0,4 0,6±0,3 0,6±0,7 0,6±0,4 4,7±0,5 4,4±0,7 4,8±0,9 5,3±0,7 5±0,8 5,1±0,7 4,7±0,7 4,8±0,8 4,7±0,4 4,8±0,7 Độ kiềm (mg CaCO3/L) 63±9,6 65,3±9,3 69,7±11,5 72±13,6 69,7±15 69,7±11,5 69,8±11,5 74,3±15,1 78,7±9,3 58,5±8,3 Nhiệt độ ở các ao ương có biến động nhưng không lớn (Bảng 3.2). Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ là một nhân tố môi trường có ảnh đến các hoạt động sống như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư thủy sinh vật, đặc biệt đối với cá, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của cá là từ 28 - 30oC. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá ương. pH giữa các ao dao động trong khoảng 7,6 - 8,2 trung bình là 7,77 ± 0,4. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì pH là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản, dinh dưỡng, và một số yếu tố môi 7 trường khác, pH thích hợp cho động vật thủy sản là 6,5 - 9. Qua kết quả thu được thì pH của các ao phù hợp cho sự phát triển của cá. Hàm lượng N-NH4 trong các ao dao động trong khoảng từ 0 - 1 ppm, trung bình là 0,48 ppm. Cao nhất là 0,6 ppm thấp nhất là 0,3 ppm sự dao đông đó không lớn. Theo Vũ Ngọc Út (2008) hàm lượng N-NH4 không gây độc cho cá là dưới 2,0 ppm. NH3 có trong thủy vực là do quá trình phân hủy các protein, xác bã động thưc vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ. Vậy hàm lượng N-NH4 ở các ao nằm trong khoảng thích hợp. Hàm lượng oxy của tất cả các ao dao động trong khoảng 4,8 - 5,3 mg/L, trung bình là 4,83 mg/L. Nguyên nhân là do tại thời điểm kiểm tra môi trường nhiệt độ khá cao. Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp cho tôm, cá từ 3 - 5 mg/L, mức lý tưởng là trên 5 mg/L. Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng oxy trong các ao đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá bột sinh trưởng và phát triển. Độ kiềm giữa các ao ao động trong khoảng 58 - 78 mgCaCO3/L, trung bình là 69,07 mg CaCO3/L. Cao nhất là 78,7 mgCaCO3/L và thấp nhất là 58,5 mg CaCO3/L. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì độ kiềm thích hợp trong ao nuôi cá nước ngọt là từ 50 - 80 mg CaCO3/L. Độ kiềm ở các ao nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá. 3.2.2 Tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ sống và năng suất của cá sặc rằn ƣơng từ bột lên giống 3.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn trong các ao ương Bảng 3.4 Khối lượng trung bình của cá sặc rằn trong các ao ương ở các ngày thu mẫu (đơn vị tính: g) Ao W15 W20 W45 W60 1 0,25±0,124 0,43±0,203 1,84±0,680 2,34±0,961 2 0,18±0,040 0,31±0,175 1,19±0,496 2,88±0,818 3 0,17±0,068 0,38±0,279 1,91±0,656 3,22±0,882 4 0,12±0,131 0,66±0,442 1,05±0,468 1,85±0,629 5 0,22±0,110 0,36±0,192 1,65±0,685 2,73±0,736 6 0,23±0,128 0,45±0,143 1,75±0,583 3,44±0,920 7 0,29±0,145 0,55±0,187 2,16±0,671 3,69±0,810 8 0,22±0,128 0,44±0,272 1,62±0,671 2,62±0,918 9 0,19±0,081 0,34±0,150 1,98±0,846 2,84±0,887 10 0,17±0,087 0,31±0,131 1,51±0,744 2,83±0,856 Trung bình 0,19±0,104 0,42±0,227 1,66±0,696 2,84±0,842 Ghi chú: W15, W20, W45 ,W60 khối lượng trung bình của cá sặc rằn ngày thứ 15, 20, 45, 60 Sau 60 ngày ương khối lượng trung bình của cá sặc rằn giữa các ao không đồng đều. Cùng một loại thức ăn nhưng do chế độ chăm sóc của các hộ dân không giống nhau. Khối lượng trung bình của cá sặc rằn cao nhất là ao 6 và ao 7, thấp nhất là ao 4 (Bảng 3.3). Kết quả ương cá sặc rằn qua 60 ngày của các ao có khối lượng trung bình 8 là 2,84 g cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh Duy (2011) khi ương từ bột lên giống là 1,600 g với mật độ 800 con/m2và kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Anh (2010) là 1,470g với mật độ 1000 con/m2. Theo Dương Nhựt Long (2004) khi thả cá với mật độ quá cao thì chất thải nhiều làm giảm hàm lượng oxy. Tuy cá sặc rằn là loài có cơ quan hô hấp phụ có thể sống trong môi trường thiếu hay hoàn toàn không có oxy nhưng nếu tình trạng oxy giảm thấp kéo dài thì ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Trên cùng một diện tích mặt nước như nhau thả với mật độ thưa thì khả năng bắt mồi sẽ hiệu quả hơn so với mật độ cao, tránh được sự va chạm lẫn nhau, từ đó có thể giảm bớt tiêu tốn năng lượng nên tốc độ tăng trưởng của cá sẽ nhanh hơn. Bảng 3.5 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá sặc rằn trong các ao ương ở các ngày thu mẫu (đơn vị tính: g/ngày) Ao DWG1-15 DWG16-30 DWG31-45 DWG46-60 DWG1-60 1 0,017 0,012 0,081 0,046 0,039 2 0,012 0,008 0,059 0,113 0,048 3 0,005 0,020 0,102 0,087 0,054 4 0,008 0,036 0,026 0,054 0,031 5 0,015 0,009 0,086 0,072 0,046 6 0,015 0,014 0,087 0,113 0,057 7 0,019 0,018 0,108 0,102 0,062 8 0,014 0,015 0,079 0,067 0,044 9 0,013 0,009 0,110 0,057 0,047 10 0,011 0,009 0,080 0,088 0,047 Trung bình 0,013±0,004 0,015±0,008 0,082±0,025 0,080±0,014 0,047±0,009 Ghi chú: DWG1-15, DWG16-30, DWG31-45, DWG46-60, DWG1-60 tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá sặc rằn qua các giai đoạn 1-15, 16-30, 31-45, 46-60, 160 ngày tuổi. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá sặc rằn trong giai đoạn ương 30 ngày đầu chậm hơn giai đoạn 30 ngày sau. Ao 6, 7 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao nhất. Ao 1 và 4 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng thấp nhất. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá qua 60 ngày 0,047 g/ngày cao hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Hoài Hận (2013) ương từ bột lên giống tăng trưởng theo ngày là 0,029 g/ngày và kết quả nghiên cứu của Cao Quốc Luận (1999) là 0,004 g/ngày, thấp với kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2004) ương từ bột lên giống có tốc độ tăng trưởng theo ngày là 0,077 g/ngày. 9 3.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá sặc rằn trong các ao ương Bảng 3.6 Chiều dài trung bình của cá sặc rằn trong các ao ương ở các ngày thu mẫu (đơn vị tính: cm) Ao L15 L20 L45 L60 1 2,57±0,356 3,12±0,494 4,83±0,760 5,52±0,963 2 2,42±0,214 2,78±0,377 4,51±0,585 5,91±0,878 3 1,61±0,305 2,95±0,545 5,03±0,578 6,07±0,688 4 1,94±0,192 3,38±0,451 4,18±0,559 5,18±0,708 5 2,51±0,366 2,92±0,467 4,89±0,686 5,69±0,933 6 2,57±0,358 3,02±0,311 4,96±0,578 6,22±1,016 7 2,69±0,402 3,41±0,538 5,34±0,836 6,32±1,198 8 2,40±0,439 3,09±0,546 4,83±0,627 5,48±0,960 9 2,42±0,221 2,89±0,367 5,21±0,741 5,88±1,017 10 2,27±0,386 2,75±0,323 4,74±0,701 5,63±0,961 4,853±0,665 5,79±0,932 Trung bình 2,34±0,323 3,05±0,444 Ghi chú: L15, L20, L45 ,L60 chiều dài trung bình của cá sặc rằn ngày thứ 15, 20, 45, 60 Chiều dài trung bình qua 60 ngày ương giữa các ao trung bình là 5,79 cm, giữa các ao sự chêch lệch không nhiều cao nhất là 6,32 cm thấp nhất là 5,44 cm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tăng trưởng về chiều dài của cá sặc rằn trong các ao qua 60 ngày ương cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh Duy (2011) là 5,22 cm nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu Hồ Hoài Hận (2013) là 5,87 cm. Bảng 3.7 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá sặc rằn trong các ao ương ở các ngày thu mẫu (đơn vị tính: cm/ngày) Ao DLG1-15 DLG16-30 DLG31-45 DLG46-60 DLG1-60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trung bình 0,138 0,128 0,074 0,096 0,134 0,138 0,146 0,127 0,128 0,118 0,123±0,022 0,037 0,024 0,090 0,096 0,028 0,042 0,048 0,046 0,032 0,032 0,047±0,025 0,114 0,116 0,139 0,053 0,131 0,118 0,129 0,116 0,154 0,132 0,120±0,027 0,138 0,128 0,074 0,096 0,134 0,138 0,146 0,127 0,128 0,118 0,062±0,017 0,084 0,090 0,093 0,078 0,087 0,095 0,097 0,083 0,090 0,086 0,088±0,006 Ghi chú: DLG1-15, DLG16-30, DLG31-45, DLG46-60, DLG1-60 tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá sặc rằn qua các giai đoạn 1-15, 16-30, 31-45, 46-60, 1-60 ngày tuổi. 10 Cá tăng chiều dài nhanh nhất từ ngày 1 đến ngày 15, trong đó nhanh nhất 0,146cm/ngày, thấp nhất là 0,074 cm/ngày. Từ ngày 15 đến ngày 60 cá có tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm lại. Qua 60 ngày ương tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình ở các ao là 0,088 cm/ngày, cao nhất là ao 7 và thấp nhất là ao 4 (Bảng 3.6). Kết quả thực nghiệm tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá sặc rằn cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh Duy (2011) là 0,019 cm/ngày và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Hoài Hận (2013) là 0,117 cm/ngày. 3.3 Năng suất và tỷ lệ sống của cá ƣơng Bảng 3.8 Năng suất và tỷ lệ sống của cá ương Ao 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 426 346 310 490 364 397 270 381 457 315 Sản lượng (kg/ao) 82 65 225 60 63 56 134 215 65 60 Năng suất (kg/1000m2) 235 169 225 200 140 140 134 215 130 200 376±69,02 103±66,4 178,7±40,8 Tỷ lệ sống (%) 20 11,7 14 19,6 10,2 11,1 7,24 16,4 11,9 12,6 13,5±4,09 Sau 60 ngày ương ta thấy năng suất của cá sặc rằn giữa các ao có sự chênh lệch rõ rệt dao động từ 130 kg/1000 m2 (ao 9) đến 235 kg/1000m2 (ao 1) (Bảng 3.7). Kết quả thực nghiệm thu được có năng suất thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh Duy (2011) là 236 ± 16,6 kg/1000 m2 (mật độ 800 con/m2) và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Hoài Hận (2013) là 245 ± 68,1 kg/1000m2 với mật độ 500 con/m2 Tỷ lệ sống của cá sặc rằn trung bình là 13,5%, cao nhất ở ao 1 và thấp nhất ở ao 7. Mặc dù, cùng mật độ ương, chế độ dinh dưỡng giống nhau nhưng tỷ lệ sống giữa các hộ khác nhau là do chế độ chăm sóc. Mặt khác do một số hộ lần đầu ương nên chưa có kinh nghiệm dẫn đến tỷ lệ sống tương đối thấp như ao 5,7. Kết quả thực nghiệm có tỷ lệ sống thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh Duy (2011) là 18,4% và kết quả nghiên cứu của Hồ Hoài Hận (2013) là 15,25%. Trong quá trình ương cá có xảy ra một số bệnh như ghẻ lở và một số loại kí sinh như trùng bánh xe, trùng quả dưa. Xảy ra hầu hết ở tất cả các ao, khi ương cá khoảng 2 tuần thì bệnh xuất hiện, cá được trị khỏi bệnh nhưng hao hụt nhiều. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường và chế độ dinh dưỡng gần như tương đương nhưng do chế độ chăm sóc và quản lý của từng hộ nuôi khác nhau nên năng suất và tỷ lệ sống thu được có sự chênh lệch. 11 3.4 Hạch toán hiệu quả mô hình ƣơng cá sặc rằn Bảng 3.9 Hiệu quả mang lại từ mô hình ương (đơn vị tính: 1.000 đồng) Ao Cải tạo ao Thuốc Thức ăn Chi phí khác Tổng chi trên 100 m2 1 400 100 2.375 200 879 2 350 100 2.375 170 3 500 250 4.085 4 300 100 5 350 6 Tổng thu trên 100 m2 Tỉ suất lợi nhuận (%) 1.173 Lợi nhuận trên 100 m2 295 856 1.207 351 41,07 400 524 1.300 776 148,09 2.280 150 743 1.200 457 61,43 160 2.470 190 704 910 206 29,18 300 170 2.375 150 749 980 231 30,88 7 550 250 3.800 300 530 670 140 26,42 8 500 250 5.320 350 642 1.183 541 84,19 9 350 180 2.565 150 649 780 131 20,18 10 250 150 2.850 140 987 1.600 613 62,16 TB 385 171 3.049 220 726 1.150 424 58,40 33,56 Lợi nhuận đạt được sau 60 ngày ương dao động trong trong khoảng 131.000 đồng/100 m2 (ao 9) – 1.277.000 đồng/100 m2 (ao 3) lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào giá bán và tỉ lệ sống của từng ao. Chi phí đầu tư giữa các ao là giống nhau, tỉ suất lợi nhuận đạt được dao động 33,56 – 243,84 % trunh bình là 58,40 %, chỉ có ao 3 tỉ suất lợi nhuận cao ( 148,09 % ) là do tỉ lệ sống cao, diện tích lớn và giá bán cao. Các khoản chi phí con giống, thuốc, cải tạo ao không đáng kể chỉ có chi phí đầu tư cho thức ăn là tương đối lớn, do đó nên điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp tránh thức ăn du thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương và hạn chế chi phí thức ăn nhẳm nâng cao tỉ suất lợi nhuận. 3.5 Kết luận và đề xuất 3.5.1 Kết luận Sinh sản cá sặc rằn bằng hormone HCG và não thùy, cá cái đạt sức sinh sản tương đối cao, tỷ lệ cá đẻ đạt 96,9%, tỷ lệ thụ tinh đạt 77,3 – 87,6%, tỷ lệ nở đạt 98,1 – 98,7%. Ương cá sặc rằn từ bột lên giống với mật độ 500 con/m2 tỉ lệ sống thấp 13,5 ± 4,09%, tốc độ tăng trưởng nhanh 0,047 g/ngày. Năng suất đạt được chưa thấp 178,7 ± 40,8 kg cá/1000 m2. 3.5.2 Đề xuất Cần tiếp tục nghiên cứu trên nhiều mật độ cao hơn 500 – 1000 con/m2 nhằm chọn ra mật độ nuôi thích hợp. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cao Quốc Luận, 1999. Ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Hồ Hoài Hận, 2013. Thực nghiệm sinh sản và ương giống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan1910) ở xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Luận Văn Tốt Nghiệp đại học. Khoa thủy sản –Trường Đại Học Cần Thơ. Đỗ Thị Thanh, 2012. Ảnh hưởng của nồng độ kích thích tố đến khả năng sinh sản của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan1910). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2002. Kỹ thuật nuôi trồng thủy đặc sản nước ngọt, tập 1 nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Hữu Minh Duy, 2011. Thực nghiệm sản xuất giống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910) ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận Văn Tốt Nghiệp đại học. Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Đài Trang, 2010. Ảnh hưởng của kích dục tố tới quá trình sinh sản của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản–Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Tường Anh, 2008. Kỹ thật sản xuất giống một số loài cá nuôi. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Kiểm, 2000. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản- Đại Học Cần Thơ. Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. NXB Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm Thị Tuyết Anh, 2010. Thực nghiệm ương giống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) với các mật độ khác nhau ở vùng đất nhiễm phèn Hòa An, tỉnh Hậu Giang. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo Trình Quản Lý Chất Lượng Nước Nuôi Trồng Thủy Sản. Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng - Khoa Thủy Sản - ĐHCT. Trương Thủ Khoa và Trần Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vũ Ngọc Út, 2008. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản. Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan