Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm nuôi cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 1909) xen canh trong...

Tài liệu Thực nghiệm nuôi cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 1909) xen canh trong ruộng lúa tại huyện hồng dân , tỉnh bạc liêu

.PDF
44
151
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN -o0o- PHẠM TRƯỜNG LÂM THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ SẶC RẰN (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) XEN CANH TRONG RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN HỒNG DÂN , TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN -o0o- PHẠM TRƯỜNG LÂM THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ SẶC RẰN (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) XEN CANH TRONG RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN HỒNG DÂN , TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LAM MỸ LAN Ths. NGUYỄN THANH HIỆU 2013 TÓM TẮT Đề tài “Thực nghiệm nuôi cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) xen canh trong ruộng lúa tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện trong 5 ruộng lúa có diện tích 10.000 mm2 tại 2 xã Ninh Hòa và Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu từ tháng 08/2012 đến 05/2013. Trong các ruộng thực nghiệm các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho cá. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá nuôi ở ruộng 1, ruộng 2, ruộng 3, ruộng 4 và ruộng 5 lần lượt là: 0,302±0,09 g/ngày; 0,277±0,07 g/ngày; 0,324±0,06 g/ngày; 0,316±0,07 g/ngày và 0,312±0,11 g/ngày. Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá nuôi ở ruộng 1 là 0,074±0,02 cm/ngày, ruộng 2 là 0,075±0,03 cm/ngày, ruộng 3 là 0,065±0,03 cm/ngày, ruộng 4 là 0,079±0,03 cm/ngày và ruộng 5 là 0,08±0,03 cm/ngày. Khối lượng trung bình của cá lúc thu hoạch ở các ruộng lần lượt là 84,1±2,41 g/con ở ruộng 1; 76,6±1,72 g/con ở ruộng 2; 86,9±1,93 g/con ở ruộng 3; 85,8±2,01 g/con ở ruộng 4 và 84,7±1,77 g/con ở ruộng 5. Tỷ lệ sống và năng suất cá sặc rằn ở các ruộng 1, ruộng 2, ruộng 3, ruộng 4 và ruộng 5 lần lượt là 72,06% và 1,21 tấn/ha; 69,75% và 1,07 tấn/ha; 41,28% và 0,72 tấn/ha; 75,75% và 1,3 tấn/ha; 77,1% và 1,31 tấn/ha. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mô hình lúa - cá lần lượt là 33,48 triệu đồng/ha và 69,9% ở ruộng 1; 37,9 triệu đồng/ha và 84,4% ở ruộng 2; 28,02 triệu đồng/ha và 66,9% ở ruộng 3; 44,225 triệu đồng/ha và 86,8% ở ruộng 4; 39,685 triệu đồng/ha và 84,0% ở ruộng 5. i LỜI CẢM TẠ! Tôi xin chân thành cám ơn đến các hộ dân trong đề tài ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu đã cùng tôi tham gia, các anh chị trong Trung tâm Thực nghiệm huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và các anh chị cán bộ Khuyến ngư xã Ninh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và toàn thể cán bộ Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô, Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt và trại cá thực nghiệm, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ phương tiện và thiết bị cho việc thực hiện đề tài này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến thầy Dương Nhựt Long, cô Lam Mỹ Lan và anh Nguyễn Thanh Hiệu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Xin chân thành cám ơn! ii MỤC LỤC Chương 1. Đặt vấn đề ..............................................................................................1 1.1 Giới thiệu .............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu đề tài .....................................................................................................1 1.3 Nội dung đề tài .....................................................................................................2 1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ..................................................................2 Chương 2. Lược khảo tài liệu ..................................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Sặc rằn ........................................................................3 2.1.1 Đặc điểm phân loại ...........................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm phân bố .............................................................................................3 2.1.3 Đặc điểm hình thái ............................................................................................4 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................4 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản .............................................................................................5 2.2 Cơ sở của việc áp dụng các mô hình nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất lúa .........6 2.3 Một số mô hình nuôi kết hợp Lúa – Cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .................7 2.3.1 Mô hình 1 vụ lúa và 1 vụ cá tự nhiên .................................................................7 2.3.2 Mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ cá ..............................................................................7 2.4 Mô hình nuôi cá Sặc rằn trong ruộng lúa...............................................................7 2.5 Điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu....................................................9 Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................10 3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 10 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................10 3.2.1 Bố trí thực nghiệm ..........................................................................................10 3.2.2 Chuẩn bị ruộng ................................................................................................ 11 3.2.3 Cá giống ..........................................................................................................11 3.2.4 Thức ăn và cách cho ăn ...................................................................................11 3.2.5 Quản lý chăm sóc ............................................................................................ 13 3.2.6 Thu hoạch ....................................................................................................13 3.3 Phương pháp thu số liệu .....................................................................................13 3.3.1 Phương pháp thu mẫu .....................................................................................13 3.3.2 Phương pháp tính hiệu quả kỹ thuật và tài chính .............................................13 3.4 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................15 Chương 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................16 4.1 Các yếu tố môi trường trong ruộng nuôi.............................................................. 16 4.1.1 Nhiệt độ ...........................................................................................................16 4.1.2 pH....................................................................................................................16 4.1.3 Oxy hòa tan (DO)............................................................................................. 17 4.1.4 Ammonium (N-NH4+) ......................................................................................18 4.1.5 Lân hòa tan (P-PO43-) .......................................................................................19 4.2 Tăng trưởng của cá nuôi......................................................................................20 4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng..............................................................................20 4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài..................................................................................21 4.3 Tỷ lệ sống, năng suất cá nuôi ..............................................................................22 4.4 Hiệu quả lợi nhuận của mô hình lúa - cá kết hợp.................................................23 Chương 5. Kết luận và đề xuất...............................................................................25 5.1 Kết luận ..............................................................................................................25 iii 5.2 Đề xuất ...............................................................................................................25 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................26 Phụ lục......................................................................................................................28 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bố trí thực nghiệm thả cá Sặc rằn trong ruộng lúa các nông hộ tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu .....................................................10 Bảng 4.1 Kết quả theo dõi N-NH4+ (ppm) ở 5 ruộng nuôi .........................................19 Bảng 4.2 Kết quả theo dõi P-PO43- (ppm) ở 5 ruộng nuôi..........................................19 Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn ở các ruộng nuôi .......................20 Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá sặc rằn ở các ruộng nuôi .............................. 22 Bảng 4.5 Ước lượng kết quả tỷ lệ sống, năng suất, FCR của các ruộng nuôi .............22 Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế ở các ruộng thực nghiệm .................................................24 v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Hình thái cá Sặc rằn .....................................................................................3 Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong ruộng qua các tháng nuôi....................................16 Hình 4.2 Biến động pH trong ruộng qua các tháng nuôi............................................17 Hình 4.3 Biến động DO trong ruộng qua các tháng nuôi...........................................18 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ctv: Cộng tác viên ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long DO: Oxy hòa tan ĐHCT: Đại Học Cần Thơ FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn (Food Conversion Ratio) W: Khối lượng L: Chiều dài TLS: Tỷ lệ sống vii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước ta phát triển. Trong đó, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đi đúng hướng. Vấn đề là việc tìm ra những mô hình, điều kiện nuôi thích hợp hơn nữa cho những đối tượng nuôi hiện có của vùng hoặc tăng thêm đối tượng mới cho vùng. Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL - Việt Nam nói riêng và một số nước vùng Đông Nam Á. Cá sặc rằn đang là đối tượng được người nuôi rất quan tâm trong phong trào nuôi cá đang phát triển mạnh mẽ hiện nay do chúng có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi trường bất lợi như: pH thấp, nhiệt độ cao, độ trong thấp và đặc biệt là nhờ có cơ quan hô hấp phụ mà cá sặc rằn có khả năng chịu đựng được các vực nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Cá sặc rằn còn có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn có nguồn gốc khác nhau như sinh vật nổi, tảo, mùn bã hữu cơ, phân động vật và các phế phẩm nông nghiệp khác. Trước đây, cá sặc rằn thường được nuôi trong các mô hình cá - heo kết hợp, để tận dụng, xử lý các chất thải từ việc nuôi heo để góp phần tăng thêm thu nhập của người dân. Ngày nay, nhu cầu thị trường về cá sặc rằn ngày càng lớn, người tiêu thụ chú trọng đến vấn đề về vệ sinh thực phẩm, do đó đã có nhiều mô hình nuôi thực nghiệm cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp bước đầu cũng đạt được nhiều hiệu quả. Để tiếp tục tìm hiểu thêm về cá sặc rằn và qua đó cải thiện dần từng bước kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, Đề tài “ Thực nghiệm nuôi cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) xen canh trong ruộng lúa tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi cùng lợi nhuận mang lại từ mô hình làm cơ sở cho việc phát triển mô hình nuôi cá sặc rằn trong ruộng lúa ở tỉnh Bạc Liêu. 1 1.3 Nội dung đề tài - Khảo sát một số yếu tố môi trường nước trong ruộng nuôi. - Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi . - Đánh giá hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi. 1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài - Thời gian: từ tháng 08/2012 đến tháng 05/2013. - Địa điểm: huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học của cá sặc rằn 2.1.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá sặc rằn được phân loại như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Anabantoidae Giống: Trichogaster Loài: Trichogaster pectoralis Regan, 1909. Tên tiếng Anh: Snake Skin Gouramy. Tên địa phương: cá sặc rằn, cá sặc bổi, cá lò tho. Hình 2.1 Hình thái cá sặc rằn. 2.1.2 Đặc điểm phân bố Cá sặc rằn có khả năng chịu đựng được môi trường nước bẩn, chất hữu cơ cao, pH thấp (pH = 4 - 4,5), pH thích hợp (pH = 6,5 - 7). Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là từ 24 - 30 0C, nhưng cá có thể chịu đựng ở nhiệt độ từ 11 - 39 0 C (Châu Thị Hoàng Điệp, 2000). Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) cũng là đối tượng nuôi quan trọng hiện nay. Cá phân bố tự nhiên ở các thủy vực vùng Đông Nam Á và Nam Việt Nam. Cá sinh sản tự nhiên trong ao, mương, kênh, rạch, rừng tràm và ruộng lúa. Cá thích sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Cà Mau, 3 Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Kiên Giang… là những tỉnh có cá phân bố tập trung và sản lượng cao hiện nay ở ĐBSCL (Dương Nhựt Long, 1999). 2.1.3 Đặc điểm hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá sặc rằn có thân dẹp bên, đầu nhỏ. Chiều dài chuẩn gấp 2,4 - 2,5 chiều cao thân và gấp 3,2 - 3,3 chiều dài đầu. Miệng hơi hướng trên, khi khép miệng lại thì mép miệng không chạm tới đường thẳng vuông gốc kẻ từ viền trước của mắt, môi cử động được. Mắt lớn nằm trên trục giữa thân và gần mõm, đường kính mắt bằng 1/5 chiều dài đầu. Ở xương hàm trên và xương hàm dưới có nhiều răng nhỏ mịn. Lược mang có dạng sợi rất dày, phân bố đều trên xương cung mang. Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn. Dạ dày có kích thước to, vách dày, trên có một túi hình dạng giống như bầu diều ở gà và kế đến là hai manh tràng khá dài. Ruột có đường kính rất nhỏ, dài, vách mỏng, cuộn nhiều vòng. Vảy lược phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi bụng và vi ngực (Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980). Vi lưng D. VI - VIII, 10 - 11 Vi hậu môn A. X - XI, 35 - 40 Vi ngực P. 3, 7 - 8 Vi bụng V. 3 - 4 Vẩy đường bên. 49 - 55 Khi cá còn tươi phần lưng của thân và phần đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Hai bên thân có nhiều vạch ngang chạy nghiêng màu đen nâu, chiều rộng hai sọc lớn hơn khoảng cách hai sọc. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi màu nâu điểm các chấm đen nhỏ, các vây ngực nâu nhạt. Ở cá nhỏ có sọc ngang chưa rõ nhưng có một sọc chạy từ mõm đến gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có một chấm đen tròn, chấm và sọc này lợt dần và mất hẳn theo sự lớn lên của cá (Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980). 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Cá sặc rằn là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm, sau 7 - 10 tháng nuôi trung bình đạt trọng lượng 50 - 100 g/con. Cá cái có trọng lượng lớn hơn cá đực và đa số lớn nhanh hơn cá đực (Lê Như Xuân, 1997). Cá có chiều dài tối đa 25 cm. Cá sặc rằn chậm lớn, sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng 120 - 140 g/con, thức ăn cho cá thường là mùn bã hữu cơ. Khi nuôi trong ao, 4 ruộng cho ăn bổ sung như cám, phân động vật, bèo và các phụ phế phẩm khác cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 1999). 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30 0C trứng thụ tinh và nở sau 24 - 26 giờ. Cá sau khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2,5 - 3 ngày. Lúc này cá nổi trên mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá con di chuyển xuống lớp nước dưới để kiếm mồi. Cá ương trong ao đạt chiều dài 2 - 3 cm sau 30 - 35 ngày. Thức ăn cho cá con ban đầu là động vật phiêu sinh cở nhỏ như luân trùng, các chất hữu cơ lơ lững trong nước, tảo phù du. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn, khi trưởng thành cá ăn thiên về thực vật (Dương Nhựt Long, 1999). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng mùa mưa (tháng 4 - 8). Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có có vây lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuốn vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông gốc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán hay lùm của cây cỏ. Sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào trong tổ. Những trứng rơi vãi ra ngoài được cá đực gom lại và đưa vào tổ. Trong sinh sản nhân tạo, cá đẻ thường được kích thích bằng kích dục tố (Dương Nhựt Long, 2003). Sự phát triển tuyến sinh dục cá sặc rằn ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long theo mùa rất rõ. Vào mùa khô tháng 1 - 2, phần lớn buồng trứng cá ở giai đoạn II, sang tháng 3 giai đoạn III tăng dần và đã thấy xuất hiện những cá thể ở thời kỳ đầu của giai đoạn IV (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Vào khoảng thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa là sự chuyển biến rất nhanh của tuyến sinh dục. Thời kỳ này đa số tuyến sinh dục ở giai đoạn IV, chỉ một số ít ở giai đoạn III. Khi mùa mưa tới, nhất là những trận mưa rào đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven bờ, nhiều cây cỏ thủy sinh để sinh sản, cá sinh sản trong suốt mùa mưa, nên trong đàn luôn suất hiện những cá thể có mức độ thành thục khác nhau (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn, đường kính trứng 0,87 mm và trương nước có đường kính 0,91 mm. Sức sinh sản cá sặc rằn dao động từ 200.000 5 300.000 trứng/kg cá cái. Sau khi đẻ xong, cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái (Nguyễn Tường Anh, 2005). 2.2 Cơ sở của việc áp dụng các mô hình nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất lúa Cơ sở sinh thái học: nhìn chung, đặc tính sinh thái học của ruộng lúa vùng nước ngọt đều thích hợp cho việc nuôi cá. Theo Pekar et al. (1999) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Hiệu (2010), nghiên cứu về sinh thái học của ruộng có nuôi cá và không nuôi cá đã kết luận rằng các yếu tố hóa học của môi trường như nhiệt độ, pH, oxy đều thích hợp để nuôi cá. Tuy nhiên độ đục của ruộng nuôi cá còn cao, lượng phù sa trong nước còn nhiều, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng nuôi. Khi phân tích thành phần thức ăn tự nhiên trong ruộng nuôi cũng thấp hơn nhiều so với ao nuôi cá. Vì vậy, khi nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa, mật độ cá thả nuôi phải thấp (< 2 con/m2), nếu mật độ thả nuôi cao (> 2 con/m2) thì cần phải bổ sung thức ăn. Cơ sở kinh tế: việc kết hợp nuôi thủy sản trên ruộng lúa hiện được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau như mô hình 2 lúa - 1 thủy sản hoặc 1 lúa - 1 thủy sản. Mỗi phương thức nuôi đều mang lại hiệu quả khác nhau. Theo nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của nuôi thủy sản với trồng lúa làm tăng năng suất sinh học của ruộng. Theo Lê Xuân Sinh (1995) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Hiệu (2010), nuôi luân canh với lúa thì năng suất cá cao hơn nuôi kết hợp, khi nuôi kết hợp năng suất lúa tăng lên 10% do cá khống chế địch hại. Theo điều tra của dự án WES - Thủy sản (1997), hơn 365 hộ sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long và Cần Thơ với nhiều mô hình canh tác khác nhau đã kết luận rằng các hộ sản xuất có kết hợp với nuôi thủy sản luôn cao hơn các hộ độc canh sản xuất. Một số nghiên cứu cũng cho thấy lợi nhuận mang lại từ mô hình còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ cấu các loài thả nuôi. Cở sở về xã hội: theo kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Phương và ctv. (1999) thì có 41,1 % người được hỏi đồng ý ứng dụng canh tác mô hình này. Điều này hoàn toàn đúng vì mô hình này hiện đang được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nơi. Ngoài ra việc đa dạng hóa mô hình nuôi, sản phẩm nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân là điều cần nghiên cứu, đầu tư và phát triển. Về khía cạnh kỹ thuật: kỹ thuật nuôi kết hợp trong ruộng lúa đã được nghiên cứu khá nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Các thông số kỹ thuật ứng dụng trong mô hình nuôi đã được hệ thống hóa thành quy trình kỹ thuật. Các nghiên cứu gần đây cho rằng, khi nuôi cá kết hợp với trồng lúa trên cùng diện tích, không những không có mâu thuẫn lẫn nhau mà còn có sự tương tác có lợi cho nhau. Theo Little (1997) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Hiệu (2010) thì quá trình cá kiếm mồi sẽ sục bùn mặt ruộng, làm tăng quá trình trao đổi khí ở rễ lúa, cá ăn sâu rầy và cỏ dại, giữ nước trong ruộng cao hạn chế cỏ dại phát triển làm tăng năng suất lúa, 6 cá thì ăn được thức ăn từ ruộng như cua, ốc, tép, côn trùng và cả lúa chét còn trên ruộng. 2.3 Một số mô hình nuôi kết hợp lúa - cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.3.1 Mô hình 1 vụ lúa và 1 vụ cá tự nhiên Mô hình canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cá tự nhiên phát triển chủ yếu ở sông Trẹm, U Minh tỉnh Cà Mau, huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng, Nông trường Sông Hậu tỉnh Cần Thơ và huyện An Minh tỉnh Kiên Giang (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1993 được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Hiệu, 2010). Các mô hình này thường có năng suất thấp và khác nhau theo địa phương. Ở sông Trẹm, Thạnh Trị và Nông Trường Phương Ninh năng suất thấp như ở vùng U Minh và An Minh là 83 - 90 kg/ha; các đối tượng nuôi chủ yếu là cá trê vàng, cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát. Năng suất lúa thấp, với giống lúa dài ngày năng suất dao động 1,8 - 2,2 tấn/ha. Thời vụ nuôi thường là trước tháng 7 đến tháng 8 và thu hoạch tháng 2 - 3 của năm sau. Mật độ cá thả nuôi dao động 0,5 0,7 con/m 2. Tỷ lệ ghép các loài là: cá sặc rằn 70%, cá thát lát 10%, cá lóc 5%, cá rô đồng 5%, cá khác 10%. Thu nhập của các hộ từ 5 - 6 triệu đồng/ha (Dương Nhựt Long và ctv, 2002). 2.3.2 Mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ cá Phong trào trồng lúa 2 vụ phát triển mạnh từ năm 1991 . Lúa 2 vụ trong năm là loại lúa ngắn ngày và sản lượng cao và thời vụ nuôi thủy sản kết hợp với 2 vụ lúa là từ tháng 4 - 10, thường sau khi thu hoạch lúa vào tháng 10 thì cá có thể nuôi đến tháng 1 - 2 năm sau cùng với vụ lúa Đông - Xuân. Mật độ thả giống từ 1,2 - 5 con/m2 và tỷ lệ ghép các loài cá là: cá mè vinh 48%, cá chép 39%, cá rô phi 10%, cá mè trắng 3%. Năng suất nuôi cá từ 230 - 330 kg/ha (Lê Thành Đương và ctv, 1998). 2.4 Mô hình nuôi cá sặc rằn trong ruộng lúa + Ruộng nuôi: Chọn ruộng có bờ bao cao hơn đỉnh lũ 0,5 m. Có diện tích mương bao 10 - 15% diện tích ruộng. Mương bao có bề ngang 2 - 3 m, sâu 1 - 1,5 m chạy dài xung quanh ruộng. Ruộng có vị trí gần kênh rạch để cấp thoát nước. + Cá giống: Mật độ thả 2 - 3 con/m2. Kích cỡ cá giống 4 - 6 cm/con. Cá khỏe, không xây xát, không dị hình, đồng cỡ. Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Cá giống được thả ở mương bao sau đó cho nước ngập ruộng để cá tự kiếm ăn thêm. + Thức ăn: Cám + bột cá, ngày cho ăn 2 lần. Lượng thức ăn 5 - 7% khối lượng cá/ngày. Có thể 2 tuần/lần bón 20 - 30 kg phân chuồng, vừa làm thức ăn cho cá vừa giúp lúa phát triển tốt (kythuatnuoitrong.com, 2012). 7 + Chăm sóc, quản lý: Cần phải thường xuyên theo dõi màu nước nếu thấy mất màu xanh thì tiến hành gây lại thức ăn tự nhiên. Hàng ngày nên đi kiểm tra công trình nuôi để có những biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Thay nước khi chất lượng nước xấu đi, nước có mùi hôi,... cá nổi đầu vào sáng sớm, chỉ nên thay nước khoảng 20 - 30% để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nước sẽ tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt mồi. Lưu ý khi thay nước phải xác định được nguồn nước cấp có đảm bảo yêu cầu hay không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong ruộng nuôi (nongnghiep.vinhlong.gov.vn, 2011). Vào đầu mùa mưa, mùa lũ thường xuyên kiểm tra đăng, cống,... dọn cỏ quanh bờ bao tránh để nước dâng cao ngập cỏ gây phân huỷ làm thiếu oxy. Lưu ý việc sử dụng nông dược trong canh tác lúa cũng như hoa màu của các nông hộ kế cận để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nhiễm sang ruộng nuôi cá... Để nhiệt độ trên bề mặt ruộng lúa không biến động lớn, mực nước trên bề mặt ruộng lúa thấp nhất phải đạt được từ 60 - 120 cm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại thức ăn tự nhiên làm thức ăn và không gian cho cá nuôi trong ruộng lúa hoạt động và phát triển (kythuatnuoitrong.com, 2012). Trong ruộng lúa nuôi kết hợp hàm lượng oxy hoà tan trong nước có sự biến động khá cao giữa ngày và đêm, thấp nhất vào lúc sáng sớm và cao nhất lúc 3 - 4 giờ chiều. Để đảm bảo hàm lượng oxy cao trong ruộng nuôi lưu ý thời điểm cải tạo ruộng nuôi phải dọn sạch rơm rạ trên mặt ruộng để hạn chế phân hủy hữu cơ khi cấp nước vào. Biện pháp để tăng cường và ổn định oxy ở mức cao là thay nước khi nước có màu quá xanh (màu xanh đậm) hay có màu xám. pH trong hệ thống nuôi biến động theo sự phát triển của tảo. pH tăng khi tảo quang hợp và phát triển mạnh. Những cơn mưa đầu mùa, nhất là đối với những hệ thống nuôi mới xây dựng, sẽ rửa phèn từ bờ xuống hệ thống nuôi làm pH giảm. Ngoài ra sự phân huỷ mùn bả hữu cơ ở đáy ao cũng làm cho pH ở tầng này thấp. Dùng vôi CaO hay CaCO3 liều từ 7 - 10 kg/100m2 rải quanh bờ trước những cơn mưa lớn. Nếu pH nước xuống dưới 7 thì dùng vôi nông nghiệp CaCO3 hoặc Dolomite (đá vôi đen), CaMg(CO3)2 bón với lượng 2 - 3 kg/100m2 (Dương Nhựt Long, 2003). Quản lý địch hại: Bao gồm cá tạp, cá dữ, cua, rắn, ếch, chim,... tấn công trực tiếp đến cá hay gián tiếp cạnh tranh thức ăn. Để hạn chế các đối tượng này bờ bao cần có lưới chắn và nước trước khi vào hệ thống nuôi phải qua lọc (Dương Nhựt Long, 2003). + Thu hoạch: Sau 6 - 7 tháng nuôi, bơm nước hạ dần mức nước ruộng để cá tập trung xuống mương bao, sau đó dùng lưới kéo, số còn lại tát cạn và thu hoạch bằng tay. 8 Năng suất cá nuôi từ 700 - 1.200 kg/ha. Năng suất cá nuôi dao động tùy thuộc vào đối tượng thả nuôi và mức độ đầu tư thức ăn (nongnghiep.vinhlong.gov.vn, 2011). 2.5 Điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu Huyện Hồng Dân có diện tích tự nhiên là 428 km 2 và có 107.420 nhân khẩu gồm các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp huyện Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang và huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang; Nam giáp huyện Phước Long cùng tỉnh; Tây giáp huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang; Đông giáp huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Ngan Dừa và 8 xã: Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Ninh Hoà, Ninh Quới, Lộc Ninh, Ninh Quới A, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A (vi.wikipedia.org, 2009). Công tác thủy lợi ở huyện cũng gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, lấn sâu vào nội đồng, gây nhiễm mặn trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Khi thủy triều dâng cao, một khối nước mặn lớn được dồn từ ngã tư Ninh Quới đến ranh Bạc Liêu - Sóc Trăng (vietgle.vn, 2009). Cơ cấu kinh tế của huyên: nông nghiệp 60,7%, công nghiệp và xây dựng 10,4%, thương nghiệp và dịch vụ 28,9%. Huyện còn có 22.541 ha nuôi trồng thủy sản. Trong đó 550 ha nuôi cá, có 15.839 ha tôm - lúa, có 6.702 ha nuôi tôm - cua - cá. Ngoài ra còn có 15 ha dứa, 100 ha mía, 1.505 ha dừa. Hồng Dân có thế mạnh về nghề truyền thống thu hút hơn 10.000 lực lượng lao động, như: đan lát, chầm lá, dệt chiếu, nghề rèn, mộc, làm bánh tráng (vietgle.vn, 2009). . 9 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis). - Nguồn cá giống: cá giống cỡ 400 con/kg được cung cấp bởi Trung tâm Thực nghiệm huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. - Nguồn nước: nguồn nước sử dụng được lấy trực tiếp từ sông ở Bạc Liêu. - Dụng cụ cân, đo mẫu: cân điên tử, cân động hồ 1kg, thước mm. - Dụng cụ kiểm tra môi trường: Test pH, Test P-PO43-, Test N-NH4+, Test Oxy, nhiệt kế. - Các dụng cụ phụ trợ khác: xô, vợt, thau, lưới kéo… 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Bố trí thực nghiệm Thực nghiệm nuôi cá Sặc rằn được bố trí trong 5 ruộng lúa tại 2 xã: Ninh Hòa và Lộc Ninh thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Các ruộng nuôi khá đồng nhất về các điều kiện môi trường như: đất, nước, nhiệt độ do chúng cùng nằm trong một huyện. Bảng 3.1 Bố trí thực nghiệm thả cá sặc rằn trong ruộng lúa các nông hộ tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Ruộng 1 2 3 4 5 Diện tích (m2) 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 Diện tích mương bao (m2) 1.000 1.000 1.000 500 500 Diện tích ao trữ (m2) 500 500 500 500 500 Ruộng nuôi được thiết kế theo dạng mương bao và ao trữ, diện tích ruộng là 10.000 m2, có bờ bao quanh, có mương bao, các mương phụ, cống và 1 ao trữ. + Bờ bao quanh: bao xung quanh ruộng nuôi, chiều rộng chân bờ 1 - 3 m, chiều rộng mặt bờ 0,5 - 1,5 m, chiều cao của bờ 0,5 - 1 m và cao hơn mực nước lũ hàng năm. Tác dụng của bờ bao quanh là giữ cá, giữ nước không bị rò rỉ, đi lại trên bờ để chăm sóc và quản lý lúa - cá. + Mương bao: xung quanh ruộng, dọc theo bờ bao, cách bờ bao khoảng 0,5 m; đáy mương rộng 1 - 1,5 m, mặt mương rộng 1 - 2 m, sâu 1 - 1,5 m. Tác dụng của 10 mương bao là giữ được nước quanh năm để chứa cá, khi làm đất và khi thu hoạch cá, giữ cá khi sử dụng thuốc trừ sâu, giữ cá lúc nhỏ và trữ cá lúc thu hoạch. + Ao trữ: nằm riêng bên ngoài và thông với ruộng nuôi cá, chiều sâu 1 - 1,5 m, diện tích khoảng 10 % diện tích ruộng nuôi. Tác dụng của ao trữ là trữ cá giống lúc mới bắt về trữ cá khi sử dụng thuốc trừ sâu, bón phân. + Mương phụ: có hệ thống mương phụ phân bố trên mặt ruộng giúp tháo nước triệt để khi sử dụng thuốc, hóa chất trên lúa tránh ứ đọng cá trên mặt ruộng gây chết cá nuôi. + Cống: cống bằng xi măng, nhựa PVC, cống cấp và thoát nước chung. 3.2.2 Chuẩn bị ruộng Lịch thời vụ: thả cá nuôi vào thời điểm sản xuất vụ lúa Đông - Xuân (tháng 9 năm 2012). Ruộng nuôi được dọn dẹp tất cả cây cỏ thủy sinh xuất hiện bên trong và xung quanh bờ ruộng nuôi. Tát cạn ruộng nuôi, diệt cá tạp, cá dữ và các loài địch hại khác. Dùng lưới nilon bao quanh ruộng nhằm phòng ngừa địch hại từ bên ngoài vào ruộng nuôi. Sên vét bớt lớp bùn đáy ở ao trữ cá và mương bao quanh ruộng còn khoảng 20 - 25 cm. Rải vôi bột (CaCO3) trong ao ương và quanh mương bao với liều lượng 10 - 15 kg/100m2. Phơi ao trữ và mương bao quanh ruộng nuôi từ 2 - 3 ngày. Lấy nước vào hệ thống qua lưới lọc và duy trì mực nước ở ao trữ và mương bao thời điểm ban đầu sâu từ 0,8 - 1 m, sau đó sẽ điều chỉnh tăng dần khi cho cá lên ruộng (1,2 - 1,5 m). 3.2.3 Cá giống Cá giống có kích cỡ tương đối đồng đều, có màu đồng nhất, không bị dị hình, dị tật, không có dấu hiệu mang mầm bệnh. Mật độ thả là 2 con/m2. Lượng cá thả là 20.000 con/ruộng, cá có khối lượng trung bình 2,5 g/con. Thả cá vào buổi sáng. 3.2.4 Thức ăn và cách cho ăn Thức ăn cung cấp cho cá sặc rằn là thức ăn của Công ty AFIEX An Giang dành riêng cho cá có vảy, hàm lượng đạm là 35%. Tùy vào giai đoạn phát triển của cá mà kích cỡ thức ăn thay đổi từ dạng mảnh đến dạng viên 2 mm. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng