Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện trách nhiệm xã hội tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (vnpt vinaphone...

Tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (vnpt vinaphone)

.PDF
82
177
142

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- Vũ Công Tráng THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (VNPT – VINAPHONE) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH (Theo định hướng ứng dụng) HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- Vũ Công Tráng THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (VNPT – VINAPHONE) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH (Theo định hướng ứng dụng) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. BÙI XUÂN PHONG HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ khoa học “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-VINAPHONE)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Công Tráng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... viiii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ viiii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................................12 1.1. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................12 1.1.1. Văn hóa kinh doanh ..............................................................................12 1.1.2. Đạo đức kinh doanh ..............................................................................12 1.1.3. Trách nhiệm xã hội ...............................................................................13 1.1.4. Các khía cạnh trách nhiệm xã hội.............................................................14 1.1.4.1. Nghĩa vụ kinh tế ....................................................................................15 1.1.4.2. Nghĩa vụ pháp lý ...................................................................................16 1.1.4.3. Nghĩa vụ đạo đức ..................................................................................17 1.1.4.4. Nghĩa vụ nhân văn ................................................................................17 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội .............................................19 1.2.1. Quy định của pháp luật .............................................................................19 1.2.2. Nhận thức của xã hội ................................................................................19 iii 1.2.3. Quá trình toàn cầu hóa ..............................................................................20 1.3. Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội ...........................................20 1.3.1. CSR góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh ......................20 1.3.2. CSR góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ..........................................................................................................20 1.3.3. Việc thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp .............21 1.3.4. CSR góp phần thu hút và giữ chân nguồn lao động giỏi ..........................21 1.3.5. CSR góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia ..............................................21 1.4. Các công cụ thực hiện và đánh giá trách nhiệm xã hội ................................22 1.4.1. Các công cụ thực hiện CSR ......................................................................22 1.4.2. Các công cụ đánh giá CSR .......................................................................23 Kết luận chương 1 ...................................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (VNPT-VINAPHONE) ..............................................28 2.1 Tổng quan về Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPT- Vinaphone) .....28 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................29 2.1.3. Thương hiệu VNPT-VINAPHONE .........................................................31 2.1.4. Triết lý kinh doanh và văn hóa kinh doanh của VNPT-VINAPHONE ...32 2.2 Thực trạng thực hiện TNXH tại Tổng công ty dịch vụ Viễn thông .........33 2.2.1 Nghĩa vụ kinh tế ........................................................................................33 2.2.2 Nghĩa vụ pháp lý........................................................................................45 2.2.3 Nghĩa vụ đạo đức .......................................................................................47 2.2.4 Nghĩa vụ nhân văn .....................................................................................50 iv 2.3. Đánh giá chung về thực hiện TNXH tại VNPT-VINAPHONE ................51 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................51 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ..............................................................53 Kết luận chương 2 .................................................................................................545 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VNPT-VINAPHONE ......................................55 3.1 Phương hướng phát triển của VNPT - Vinaphone trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế............................................................................................55 3.2 Giải pháp duy trì và tiếp tục thực hiện TNXH của VNPT- Vinaphone ..56 3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý CSR ................................................................................56 3.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội ..................................................................................60 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-VINAPHONE .................................................................62 3.2.4. Một số giải pháp khác ...............................................................................64 KẾT LUẬN ............................................................................................................689 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................712 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Giải nghĩa Từ viết tắt BHXH Bảo hiểm xã hội CNTT Công nghệ thông tin CSR Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội) DN Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment GTGT Giá trị gia tăng KPCĐ Kinh phí công đoàn KTTC Kế toán tài chính TNXH Trách nhiệm xã hội NXB Nhà xuất bản SXKD Sản xuất kinh doanh SRN Social Responsibility Networks XHCN Xã hội chủ nghĩa TNXHCDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp VT Viễn thông vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Doanh nghiệp năm 2015 - 2017 ...................................................................................................................................37 Bảng 2. 2: Mức độ cải thiện về chất lượng mạng, dịch vụ của VNPT .....................43 Bảng 2. 3: Tỷ lệ kết nối thành công mạng di động của VNPT .................................43 Bảng 2. 4: Đóng góp của VNPT tới BHXH, y tế, thất nghiệp, KPCĐ .....................47 Bảng 2. 5: Thị phần dịch vụ di động của các nhà mạng trên mạng 3G năm 2016 ...48 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1: Mô hình yếu tố cấu thành CSR ................................................................15 Hình 2. 1: Thị phần dịch vụ di động 3G của các nhà mạng ......................................49 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông ..................................30 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trào lưu thực thụ và phát triển rộng khắp thế giới. Người tiêu dùng tại các nước phát triển hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu các sản phẩm họ định mua có thân thiện với môi trường sinh thái, với cộng đồng, có tính nhân đạo và có lành mạnh không. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh ở nhiều nước. Chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản xuất đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng (fairtrade) yêu cầu bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của người sản xuất ở các nước Thế giới thứ ba; phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ em nhằm vào Công ty Nike và Gap trước đây; phong trào tiêu dùng theo lương tâm (shopping with a conscience),... Trước áp lực xã hội, hầu hết các công ty lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động đưa vấn đề trách nhiệm xã hội (CSR/TNXH) vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Nhiều chương trình CSR đã được thực hiện như: tiết kiệm năng lượng; giảm khí thải carbon; sử dụng vật liệu tái sinh; sử dụng năng lượng mặt trời; cải thiện nguồn nước sinh hoạt; xóa mù chữ; xây dựng trường học; cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai; thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu phòng chống HIV – AIDS và các bệnh dịch khác ở các nước đang phát triển... Hầu hết các công ty đa quốc gia đều đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên và các đối tác làm ăn của mình trên toàn thế giới. Lợi ích đạt được qua những cam kết thực hiện CSR đã được ghi nhận. Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong con mắt công chúng và người dân địa phương, mà nó còn giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục đầu tư được thuận lợi hơn. Và, ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty 2 cũng tăng lên. Chưa kể các chương trình tiết kiệm năng lượng cũng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ. Hiện nay khá thịnh hành quan niệm “Doanh nghiệp – Công dân” (Corporate Citizen), theo đó xét trên các phương diện hoạt động, một doanh nghiệp không khác gì so với một công dân: Công dân và doanh nghiệp đều cùng phải hoạt động kinh tế ( làm ra thu nhập) để sống và đóng góp cho nền kinh tế; cả hai đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước (luật dân sự, luật thuế, luật đất đai, luật lao động,...); và cả hai đều phải tuân thủ những quy định (luật) bất thành văn về đạo đức. Ví dụ, công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và báo hiếu cha mẹ lúc về già, sống văn hóa với xóm giềng, làng xã, giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai,... ; còn doanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ pháp luật, còn phải tuân thủ những quy tắc đạo đức “bất thành văn” như đối xử tốt, chăm sóc sức khỏe người lao động, quan tâm đến cuộc sống tinh thần của họ, tôn trọng cuộc sống, môi trường sống yên bình, tín ngưỡng của người dân sống xung quanh doanh nghiệp,... Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình trước xã hội. Như vậy, có thể nói bản chất hoạt động của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã phải đóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó. Ở nước ta, Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPT-VINAPHONE) là nhà cung cấp dịch vụ đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là Tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu. Bên cạnh “sức mạnh mềm”, VNPT-VINAPHONE đã xây dựng được “nền tảng tư tưởng” với chuẩn mực đạo đức và các chương trình thực hiện CSR. Chính điều này đã giúp cho VNPT-VINAPHONE chiếm được tình cảm, lòng tin không chỉ đối với số đông khách hàng, cơ quan quản lý trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc thực hiện TNXH tại VNPTVINAPHONE phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chương trình vì mục đích từ thiện và 3 nhân đạo. Trong khi đó, CSR nhìn chung phải được hiểu là cách thức mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác. Cách thức mà doanh nghiệp tương tác với các cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác luôn được coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm TNXH. Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPT-VINAPHONE)” cho đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau: (1) Maria Alejandra Gonzalez – Perezl, 2011. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hệ thống TNXH tại Columbia (Foreign Direct Investment (FDI) and Social Responsibility Networks (SRN) in Columbia). Công trình của tác giả Maria xem xét mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư nước ngoài và CSR mà cụ thể là điều nghiên lượng khí thải CO2 ảnh hưởng thế nào đến xu hướng FDI vào Columbia nói riêng và khu vực các nước Nam Mỹ nói chung. Tác giả cũng đã trình bày khái niệm CSR và xác định tình hình chính trị xã hội ở châu Mỹ La Tinh kể từ những năm 1980, những luận điểm này giải thích cho sự cần thiết phải xây dựng và củng cố mạng lưới TNXH. (2) Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregogy, 2009. Nghiên cứu về vấn đề TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực phẩm, (Exploration of corporation social responsibility in multinational company within the food industry). Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về CSR tại các công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm (trong hai trường hợp nghiên cứu điển hình) để từ đó khẳng định CSR là công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững của DN. Với mục tiêu phát triển bền vững, các DN cần có “chiến lược phù 4 hợp”. Vậy thế nào là một “Chiến lược phù hợp”? Các tác giả khẳng định “chiến lược phù hợp” cần xem xét sự cân bằng của ba yếu tố: giá trị đem lại cho cổ đông, sự hài lòng của khách hàng và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, CSR đóng một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của DN nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa vì CSR góp phần thiết lập mối quan hệ giữa ngành và xã hội. Các tác giả đã xây dựng một mô hình lý thuyết để xem xét các vấn đề CSR đặt trong mối liên kết với đòi hỏi của các bên hữu quan. Từ mô hình này, những thách thức về CSR trong ngành này sẽ được xác định và giải quyết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. (3) Matthew J. Hirschaland, 2006, CSR và sự hình thành chính sách công toàn cầu (Corporate social responsibility and the shaping of global public policy). Tác giả bàn về tầm quan trọng của CSR trong công ty: Các quy định kinh doanh toàn cầu mới – sự hiểu biến của công ty về CSR và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu. (4) Rahizad Abd Rahim, Farah Waheeda Jalaludin, Kasmah, Tajuddin, 2009. Hành vi người tiêu dùng hướng đến CSR tại Malaysia (Consumer behavior towards corporate social responsibility in Malaysia). Đây là một công trình nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng hướng đến CSR tại Malaysia. Các tác giả khẳng định do trình độ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, các hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua. Để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, một cuộc khảo sát đã được tiến hành với 220 người tiêu dùng nhằm xác định mức độ nhận thức của người tiêu dùng về CSR và các hoạt động CSR mà người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp nên thực hiện. Từ kết quả khảo sát, các tác giả phân tích và kết luận các yếu tố cấu thành CSR có tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng. Rõ ràng là có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến CSR trong quyết định mua sắm của họ. Như vậy, các DN có thể dựa trên kết quản nghiên cứu này nhằm xây dựng chiến lược truyền thông về CSR và đồng thời cũng cần chủ động thúc đẩy các họat động CSR để luôn sẵn sàng đối phó với những lời chỉ trích về các hành vi vô 5 trách nhiệm vì trong xã hội thông tin hiện nay thì thông tin sẽ lan truyền đi rất nhanh chóng. Các tác giả cũng nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo ra khung khổ pháp lý cho các hoạt động CSR. (5) Forest. L.Reinhardt, Robert N. Stavins and Richard H.K. Vietor; 2008. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua lăng kính kinh tế (Corporate social responsibility through an economic lens). Ở nghiên cứu này, các tác giả tập trung phân tích các nội dung cốt lõi của CSR, làm rõ tính pháp lý của CSR tại Mỹ và một số quốc gia khác như Canada, Nhật Bản... và chỉ ra một thực tế là bên cạnh những doanh nghiệp hiểu và tự nguyện thực hiện CSR, nhiều DN coi việc thực hiện CSR là sự hi sinh lợi nhuận vì lợi ích xã hội. Từ đó, có ba loại CSR được hình thành: CSR tự nguyện, CSR miễn cưỡng và CSR không bền vững. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng nhà quản trị có vai trò quan trọng trong bất kể một hành động CSR nào của doanh nghiệp. Cũng trong nghiên cứu này, một số hạn chế trong việc thực thi CSR được nêu ra như giới hạn về kinh tế, giới hạn về cơ cấu tổ chức và giới hạn về văn hóa tổ chức. (6) Duane Windsor; 2006. TNXH của doanh nghiệp: Ba phương thức tiếp cận chính (Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches). Tác phẩm này đã được đăng trên tạp chí Journal of Management Studies. Duane Windsor đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trước đó để đúc kết ra ba phương pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông định nghĩa khái niệm “công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng một “công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hưởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lược. (7) Shizuo Fukada, 2007. TNXH doanh nghiệp tại Việt Nam: thực tiễn, triển vọng và thách thức đối với các DN Nhật Bản (Corporate Social Responsibilitity in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations). Báo cáo về CSR tại Việt Nam. 6 Tác giả của báo cáo tóm lược một số vấn đề như bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sau giai đoạn đổi mới, thực thi thực hiện TNXH trong các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ một số thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc thực thi CSR tại Việt Nam trong đó có mức độ nhận thức thấp của các bên liên quan về những nỗ lực của doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ dến các hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để doanh nghiệp Nhật Bản nâng cao hiệu quả các chương trình CSR trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như: thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với địa phương; thắt chặt mối liên kết giữa trụ sở của doanh nghiệp tại Nhật Bản và các chi nhánh ở nước ngoài; phối hợp với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CSR tại khu vực châu Á và trên thế giới. 2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề TNXH của doanh nghiệp (CSR) đã được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ XX và có nhiều nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ cũng như của chính phủ nhằm nâng cao mức độ nhận thức và thuc đẩy việc thực thi CSR trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. CSR là một vấn đề thực tiễn bức xúc đặt ra đòi hỏi chính phủ, cộng đồng DN cũng như xã hội quan tâm và thúc đẩy thực thi. Tuy nhiên, những nghiên cứu về CSR lại rất ít và chưa mang tính hệ thống. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây: (1) Đỗ Minh Cương, 2001. Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Đây là một công trình đầu tiên ở nước ta trình bày có hệ thống về các vấn đề văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh... từ phương diện cơ sở lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam. Trong đó, TNXH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. (2) Nguyễn Mạnh Quân, 2007. Đạo đức kinh doanh và Văn hóa Công ty, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là giáo trình giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách đã trình bày những khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, 7 trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề của đạo đức trong kinh doanh. Tác giả cũng đã cố gắng giải thích nguốn gốc cơ bản của những mâu thuẫn thông qua việc giới thiệu về sáu triết lý đạo đức điển hình có ảnh hưởng chi phối đến hành vi con người trong kinh doanh và sự khác nhau trong cách tiếp cận khi thực thi những nghĩa vụ TNXH cơ bản của doanh nghiệp về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. (3) Dương Thị Liễu, 2011. Giáo trình văn hóa kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là giáo trình giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách đã trình bày kiên thức tổng quan về văn hóa kinh doanh như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nhân tố tác động ...; các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, TNXH, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Tác giả cũng phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, cung cấp những kỹ năng cần thiết để xây dựng văn hóa kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cuối cùng, tác giả phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam, đặt ra các vấn đề cần suy ngẫm, lý giải của văn hóa kinh doanh Việt Nam đương đại và tập hợp các tình huống của văn hóa kinh doanh. Và trong đó, TNXH của DN là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. (4) Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức; 2008. TNXH của DN-CSR – Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà nước. Bài báo cung cấp một góc nhìn tự sự quan sát và các hiểu biết của tác giả về kinh nghiệm quốc tế về xử lý các vấn đề liên quan đến CSR. Đây chính là các bài tập tình huống có thật cho tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay. Bài báo cũng nêu lên các góc độ và các bên hữu quan mà doanh nghiệp tác động hoặc có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến người tiêu dùng và việc nhận thức, sử dụng quyền của họ để đưa ra các đòi hỏi chính đáng mà doanh nghiệp có trách nhiệm cả về pháp lý lẫn đạo đức phải thực hiện như một sự cam kết rằng 8 doanh nghiệp hoạt động tôn trọng môi trường, người tiêu dùng và các bên hữu quan khác. (5) Phạm Văn Đức, 2010. TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Tạp chí triết học số 2. Bài báo này tập trung phân tích nội dung của CSR, vai trò của việc thực hiện CSR và một số vấn đề đặt ra trong thực thi CSR ở Việt Nam. Theo tác giả, việc các doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững. mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện CSR và đánh giá khái quát tình hình thực thi CSR ở Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cấp CSR. (6) Nguyễn Quang Vinh, 2009. Thực trạng TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo “TNXH doanh nghiệp và chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức. Trong báo cáo này, tác giả tổng kết bối cảnh của CSR, những hoạt động của các tổ chức quốc tế và trong nước, những khung khổ pháp lý về CSR làm căn cứ triển khai các chương trình CSR tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những thách thức ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện CSR tại Việt Nam. (7) Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ; 2009. TNXH của doanh nghiệp. NXB Tri Thức. Các tác giả quyền sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm CSR, phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp, những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hướng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và các giới hạn của CSR trong mối tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững. Quyển sách này cũng đề xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ tư duy hữu ích cho cả giới nghiên cứu lẫn những người làm công tác 9 thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ...) (8) Đào Quang Vinh, 2003, Báo cáo tóm tắt nghiên cứu CSR tại các doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy. Viện khoa học lao động và xã hội. Tác giả trình bày bối cảnh của 2 ngành da giầy và dệt may Việt Nam, chỉ ra sự cần thiết tuân thủ các tiêu chuẩn về CSR và chỉ ra thực trạng về CSR trong hai ngành này của Việt Nam. Đồng thời, báo cáo cũng tổng kết những lợi ích mà các doanh nghiệp trong hai ngành có được từ những hoạt động CSR. Kết quả khảo sát trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy cũng đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/ năm, tỷ lệ hành xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi trong việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút được những lao động có chuyên môn cao. (9) Nguyễn Thị Chúc, 2014. Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về CSR trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tác giả nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thực trạng việc thực hiện TNXH của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn TNXH của công ty trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong thời gian tới. (10) Trần Thị Huyền, 2013. Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp VNPT để phát triển bần vững và hội nhập quốc tế. Luận văn Thạc sĩ. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hoá và góp phần hoàn thiện một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp. Luận văn đã nêu lên những đánh giá về thực trạng văn hoá doanh nghiệp VNPT, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số 10 giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp của VNPT để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. (11) Nguyễn Trang Nga, 2012. Văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Đại học Ngoại thương. Tác giả đã nêu rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp, vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay cũng như thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn Viettel. Thông qua đó, tác giả đúc rút ra được những bài học cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam về quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Thực hiện TNXH trên thế giới nói chung cũng như ở các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu từ chuyên đề tốt nghiệp đại học cho tới luận văn thạc sĩ bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về thực hiện TNXH tại VNPT – VINAPHONE để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển nó. 3. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và nghiên cứu, bài luận văn nhận diện, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPTVINAPHONE) đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát triển vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-VINAPHONE. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: + Nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CSR. 11 + Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện TNXH tại VNPTVINAPHONE. + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện TNXH của VNPTVINAPHONE. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. - Đối tượng nghiên cứu Luận văn là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đi vào các nội dung như khái niệm và các yếu tố cấu thành Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPT-VINAPHONE); những phương pháp, cách thức của Tổng công ty xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ Quy tắc ứng xử và phát triển Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn: Quan sát và sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo, tạp chí, internet, Website của Tổng công ty dịch vụ Viễn thông. Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đề ra một số giải pháp duy trì và phát triển việc thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT - VINAPHONE… 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần bố cục khác, luận văn có kết cấu gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Chương 2: Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-VINAPHONE) Chương 3: Giải pháp duy trì và phát triển việc thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT-VINAPHONE
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan