Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải ph...

Tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp

.DOCX
141
127
104

Mô tả:

KKeett--nnooii..ccoomm KKhhoo ttaaii lliieeuu mmiieenn pphhii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 5 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................5 2. Tình hình nghiên cứu.........................................................................................6 3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................8 6. Kết cấu của đề tài.............................................................................................. 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP...............................................................................................9 1.1. Giới thiệu chung........................................................................................... 9 1.1.1. Vài nét về Đạo đức kinh doanh............................................................... 9 1.1.2. Khái niệm Trách nhiệm xã hội...............................................................11 1.1.3. Nội dung của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp...................................13 1.1.4. Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh 16 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp..............18 1.2.1. Quy định của pháp luật......................................................................... 18 1.2.2. Nhận thức của Xã hội............................................................................18 1.2.3. Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường............................19 1.3. Các công cụ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của CSR..........20 1.3.1. Các công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.....................20 1.3.2. Công cụ đánh giá Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp............................21 1.4. Tác dụng của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp............27 1.4.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh................................................................................................. 27 1.4.3. Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp..................................................................................30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................... 33 1 CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM..........................................................34 2.1. Vài nét về tình hình thực hiện CSR trên thế giới.....................................34 2.1.1. Những tổ chức quốc tế về CSR..............................................................34 2.1.2. Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp................................36 2.2. Thực trạng thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam 44 2.2.1. Tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam...................................................44 2.2.2. CSR tại Việt Nam được thực hiện theo các lĩnh vực..............................46 2.2.3. Tình hình thực hiện CSR của một số doanh nghiệp tại Việt Nam..........64 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2....................................................................................73 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.......74 3.1. Đánh giá tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam.....................................74 3.1.1. Những mặt đạt được..............................................................................74 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại.......................................................................75 3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua.............................77 3.2. Cơ hội và thách thức khi thực hiện CSR tại Việt Nam...........................80 3.2.1.hội...........................................................................................................80 3.2.2. Những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành CSR tại Việt Nam....................................................................................................82 3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả thực hiện CSR tại Việt Nam.......................................................................................................84 3.3.1. Các biện pháp từ phía Nhà nước...........................................................84 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp............................................................90 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3....................................................................................95 KẾT LUẬN........................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................100 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Hình 1: Mô hình các yếu tố cấu thành CSR.......................................................15 Hình 2: Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội.............17 Hình 3: Thứ bậc nhu cầu theo mô hình Maslow.................................................19 Bảng 1: Kết quả đánh giá hoạt động CSR tại một số quốc gia...........................45 Bảng 2: Lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cải thiện không khí và giảm mệt mỏi cho công nhân (CN) ở một số công ty may mặc........................................................50 Bảng 3: Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người..........................53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH Bảo hiểm BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Cổ phần CSR Corporate Social Responsibility ĐĐKĐ Đạo đức kinh doanh NTD Người tiêu dùng HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp P&G Procter&Gamble TNHH Trách nhiệm Hữu hạn TNLĐ Tai nạn lao động PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR - Corporate Social Responsibility). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó. Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. 2.1. Tình hình nghiên cứu CSR trên thế giới. Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như: - Matthew J. Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the Shaping of Global Public Policy“, Hardcover (Dec. 12, 2006). Tác giả bàn về tầm quan trọng của CSR trong công ty như: Các quy định kinh doanh toàn cầu mới - sự hiểu biết của công ty về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết - quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu. - Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge Communication Series). Tác giả bàn về vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng phạm vi lý thuyết của quan hệ công chúng. Từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết, và phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng, và ngôn ngữ - Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of Capitalism That Serves Humanity's Most Pressing Needs”. Tác giả muốn giúp các doanh nghiệp thấy được vai trò của hoạt động kinh doanh. Qua những gương điển hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 2.2. Tình hình nghiên cứu CSR ở Việt Nam. Tại Việt Nam, có thể kể đến một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về CSR như: - TS Lê Thanh Hà, 2006, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006. Tác giả muốn đề cập tới vai trò của tiền lương như: các mức lương vừa thể hiện vị trí, công việc vừa thể hiện sự chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và người lao động vừa thể hiện sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân người lao động. - Hoàng Long, 2007, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007. Tác giả chứng minh tầm quan trọng của CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính - ngân hàng, viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được. - Hồng Minh, 2007, “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007. Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt. - TS. Nguyễn Mạnh Quân, 2004, Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hôi. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phương pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ai nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp“. Đây là đề tài đầu tiên Thạc sĩ bàn về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất giải pháp để thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như khái niệm và các yếu tố cấu thành Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; những phương pháp, cách thức của 7 các công ty đa quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ Quy tắc ứng xử và phát triển Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn: Các thông tin thứ cấp được thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn: các sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từ các cổng thông tin internet,… - Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm: Luận văn khảo sát thực tế tại cuộc hội thảo nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này: “Hội nghị bàn tròn các bên liên quan BSCI 2010 tại Hà Nội”, ngày 06 tháng 09 năm 2010; Các ý kiến của những người trực tiếp tham gia thực hiện CSR như: Bà Đặng Phương Dung - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng, Viện KHLĐ và XH, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài. Đề tài luận văn: “Thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Khóa luận chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Chương II: Thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh, cô đã hướng dẫn cho tác giả làm đề tài khóa luận này. Tác giả chọn và làm đề tài này gặp rất nhiều khó khăn vì tác giả chưa có nhiều kiến thức về một số vấn đề kinh doanh. Bài viết của tác giả do kiến thức hạn chế không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm nên tác giả rất mong nhận được nhiều nhận xét bổ sung để bài viết của người viết được hoàn thiện hơn. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt, việc thỏa mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ những năm đầu của thập kỷ 90, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR - Corporate Social Responsibility) đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. CSR đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc trở thành cơ sở cho các chiến lược cạnh tranh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại ở cấp doanh nghiệp, ngành và cả cấp quốc gia... Để tồn tại trong hoàn cảnh đó, giới doanh nhân ngày càng quan tâm chú trọng tới xây dựng hình ảnh của mình trong mắt công chúng và Đạo đức kinh doanh hay Trách nhiệm xã hội là những khái niệm được nhắc tới thường xuyên trong những năm qua. 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Vài nét về Đạo đức kinh doanh Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người. Đạo đức là một phạm trù rất rộng đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống. Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mối quan hệ con người, trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử. Từ góc độ khoa học, theo Từ điển Điện tử American Heritage Dictionary “Đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các 1 thành viên của một nghề nghiệp” . Đạo đức càng trở lên đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ trong các hoạt động kinh doanh, khi phạm vi và tính chất các mối quan hệ của một cá nhân, tập thể trở nên đa 1 Nguyễn Mạnh Quân (2004), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội, tr.16. 9 1 Nguyễn Mạnh Quân (2004), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội, tr.16. 10 dạng và phức tạp hơn do sự xuất hiện của các nhân tổ mới, đa dạng về quan điểm, động cơ, mục đích và hành vi. Trong cuộc sống gia đình và xã hội, hành vi con người bị chi phối bởi những quy tắc đạo đức xã hội phổ biến, truyền thống. Trong khi đó, cuộc sống nghề nghiệp có những quy luật riêng, đặc trưng riêng; trong đó con người có những mối quan hệ rộng hơn, phức tạp hơn và khác hẳn so với mối quan hệ xã hội thuần túy. Các quy tắc đạo đức xã hội phổ biến trở nên không còn đủ hiệu lực đối với cuộc sống nghề nghiệp; nó cần thêm những quy tắc ứng xử mới phù hợp để hướng dẫn hành vi con người trong mối quan hệ mới. Đạo đức kinh doanh chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và phát triển thành một môn khoa học, cả về lý luận và thực hành, vào nửa sau thế kỉ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây, khi các nhà quản lý phải đối đầu với các vấn đề nảy sinh từ việc quản lý các công ty khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu và khi họ chứng kiến sự lớn mạnh của các công ty thuộc nền kinh tế Á Đông truyền thống. Cụ thể vào năm 1974 khái niệm Đạo đức kinh doanh chính thức được ông Norman Bowie - Giáo sư về Quản trị chiến lược và của Triết học đưa ra thành một chủ đề: “Vương quốc kết thúc” thảo luận tại một cuộc Hội nghị 2 Khoa học . Trong thập niên 1980, 1990 vấn đề này đã trở thành đề tài của những cuộc tranh luận sôi nổi trong các hội nghị, hội thảo, trong các trường học, giữa các doanh nghiệp, các cổ đông, người lao động… ban đầu là ở Mỹ, sau đó lan rộng sang các nước khác. Theo tác giả cuốn “Đạo đức kinh doanh” - Verner Henderson: “Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm soát hành vi kinh doanh của một cá nhân, một nhóm người hay một nhóm nghề 3 nghiệp nhất định nằm mục đích đem lại phúc lợi cho xã hội” . Còn theo GS. Philip V. Lewis, Mỹ đã tổng quát: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ chức trong 2 Nguyễn Hoàng Ánh, “Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp”, Đại học Ngoại thương Hà Nội, tr.1. 10 3 Verne E. Henderson (1997), Đạo đức kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, tr.32. 11 4 những trường hợp nhất định” . Do đó, chúng ta có thể thấy, đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng cư dân, đối tác,...) sử dụng để phán xét của một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Cho dù các đối tượng hữu quan không phải lúc nào cũng đúng, những phán xét của họ luôn tác động đến sự chấp thuận của xã hội đối với doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đạo đức khác nhau ở từng người, từng nhóm người, từng xã hội, từng nền văn hóa, do vậy đạo đức tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nội hàm đạo đức kinh doanh là căn cứ để xem xét đánh giá các hành vi đạo đức của doanh nghiệp và các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, đạo đức khác nhau ở từng người, từng nhóm người, từng xã hội, từng nền văn hóa, do đó đạo đức tùy thuộc vào hoàn cảnh. 1.1.2. Khái niệm Trách nhiệm xã hội. Một khía cạnh quan trọng của Đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp, để đánh giá doanh nghiệp chính là Trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ra đời sau đạo đức kinh doanh và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì? Năm 1970, trong cuốn sách “Capitalism and Freedom”, nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là 5 tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận” . Theo cách nói này của Friedman, chúng ta xét thấy ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện thực hóa các quy tắc trong kinh doanh mà chưa phát huy được lợi thế của chuẩn mực đạo đức kinh doanh vào trong doanh nghiệp. Đây chỉ chú ý tới việc 4 Dr.Nguyen Hoang Anh (2008), “Bussiness Ethics in Vietnam - Reality and perspective”, www.isbee.org. 5 Jame H. Donnelly/ Jame L. Gibson/ John M. Ivancevich (2002), Quản trị học căn bản, NXB Thống kê, tr. 74. chạy đua lợi nhuận “nhằm tăng lợi nhuận” đúng theo mối ràng buộc của các doanh nghiệp trên “thương trường - không lừa gạt hay gian lận”. Có thể nói, khái niệm về CSR của Friedman mới chỉ nhìn ở một phạm vi hẹp đó là một doanh nghiệp, thấy được lợi ích trước mặt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, đó là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững” giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ngoài nước. Sau định nghĩa về CSR của Friedman thì xuất hiện hàng loạt các khái niệm CSR sau đó, mỗi khái niệm ở mỗi thời kì đã bước đầu có sự hoàn chỉnh hơn về mặt nội dung. “Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng cao hành vi của doanh nghiệp 6 lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kì vọng xã hội” (Prakash Sethi, 1975). Hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại 7 một thời điểm nhất định” (Archie B Caroll, 1979). Còn Maignan I. Ferrell đưa ra khái niệm CSR như sau: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của 8 những cá nhân và tổ chức liên quan” . Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động,…), bảo vệ môi trường;… Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho 9 cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” . 6 7 John R. Boatright (2007), Ethics and the conduct of business, Pearson Prentice Hall, New Jersey, tr.369. John R. Boatright (2007), Ethics and the conduct of business, Pearson Prentice Hall, New Jersey, tr.369. 8 Maignan I. Ferell (2004), “Corporate Social Responsibility and marketing: an integrative framework, Journal of Academy of Marketing Science”, Vol. 32 No.1, pp.3-19 9 www.worldbank.org/privatesectot/csr/index.htm Định nghĩa này muốn nhấn mạnh rằng: CSR là “phương tiện” giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng, doanh nghiệp với môi trường, doanh nghiệp với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong một xã hội bền vững. Khái niệm được chọn sử dụng trong khuôn khổ luận văn này là định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới sẽ được thống nhất lựa chọn vì nó hoàn chỉnh, rõ ràng và có tầm khái quát cao so với các định nghĩa khác. 1.1.3. Nội dung của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 1.1.3.1. Phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR với 3 khía cạnh sau: Phạm vi nội bộ doanh nghiệp: CSR ảnh hưởng đến quan hệ trong và ngoài hợp đồng lao động và thỏa mãn giữa hai bên; quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động như công việc làm, phúc lợi lao động, quy tắc làm việc, an toàn lao động,…; xây dựng môi trường ứng xử có đạo đức trong doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động kinh doanh: CSR giải quyết các vấn đề trong giới hạn các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, đối tượng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh. Phạm vi xã hội: CSR được đặt ra giải quyết mối quan hệ với tập quán, văn hóa truyền thống, tôn giáo của từng quốc gia, cộng đồng dân tộc. CSR xem xét các vấn đề về quyền bình đẳng, quyền lợi trong đời sống xã hội, vấn đề đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. 1.1.3.2. Nội dung của CSR. CSR có thể được hiểu như một gánh vác tự giác các trách nhiệm khác, ngoài những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý. Cụ thể hơn, là các trách nhiệm được thể hiện ở sự lựa chọn các mục tiêu của doanh nghiệp và đánh giá kết quả thực hiện, không chỉ đơn thuần dựa vào các tiêu chí lợi nhuận và phúc lợi của đơn vị mà còn dựa vào những tiêu chí về đạo đức hay tính chính xác đáng so với mong muốn của xã hội. CSR không chỉ đơn thuần là các hành động nhân đạo, từ thiện đối với cộng đồng mà yếu tố cấu thành nên CSR rộng hơn rất nhiều, đó là sự tổng hợp, kết hợp, bổ sung của nhiều yếu tố liên quan khác, mà thiếu một trong các yếu tố này thì không thể coi là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Theo như mô hình yếu tố cấu thành CSR dưới đây thì mô hình CSR là một “cái tháp” với các nghĩa vụ nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt từ đáy tháp lên đỉnh tháp. Việc thực hiện CSR phải bắt nguồn từ các nghĩa vụ kinh tế, bởi đây là mục tiêu, bản chất là lý do tồn tại của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ tiếp sau của CSR. Doanh nghiệp hoạt động và chịu sự quản lý bởi hệ thống pháp luật quốc gia vì thế để tồn tại lâu dài thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định ấy. Không dừng ở đó, doanh nghiệp cũng cần tạo ra một môi trường công bằng, trung thực, có tình có nghĩa trong mối quan hệ với nhân viên và điều đó thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Ngoài nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nhân văn. Điều này có nghĩa các hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm mục đích cải thiện tình hình của mỗi người, mọi người và cộng đồng. Và khi đưa ra quyết sách, doanh nghiệp phải cân bằng các nghĩa vụ đó để đạt được hiệu quả cao nhất. Nghĩa vụ nhân văn Nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ kinh tếế Hình 1: Mô hình yếu tố cấu thành CSR 10 (Nguồn: O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), “Business Ethics- Ethical Decision making & cases”, Boston Houghton, pp.48) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội; trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cấp đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh. Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp thực hiện CSR liên quan đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ. Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh đối với môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định. 10 O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), “Business Ethics- Ethical Decision making & cases”, Boston Houghton, pp.48.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan