Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại...

Tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trang trại griess family – hoa kỳ

.PDF
63
242
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------- NGUYỄN VĂN NAM Tên đề tài: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN NÁI NUÔI CON VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI GRIESS FAMILY FARM – HOA KỲ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Lớp: Khoa: Khóa học: Chính quy Chăn nuôi Thú y K45- CNTY- N04 Chăn nuôi Thú y 2013 - 2017 Thái Nguyên - năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------- NGUYỄN VĂN NAM Tên đề tài: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN NÁI NUÔI CON VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI GRIESS FAMILY FARM – HOA KỲ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K45- CNTY- N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Thái Nguyên - năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới quý thầy cô ở khoa Chăn Nuôi Thú Y đã cùng với tri thức và sự tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt trong học kỳ vừa qua, khoa đã tổ chức cho chúng em để có được đợt thực tập hữu ích đối với sinh viên chúng em trước khi kết thúc quá trình học tập tại trường và chuẩn bị đi vào thực tế cuộc sống. Và hơn nữa em đã may mắn được nhà trường và khoa Chăn Nuôi Thú Y tạo điều kiện để được thực tập và trải nghiệm không những về kiến thức chuyên môn, chuyên nghiệp trong công việc mà còn được trao đổi các hoạt động văn hóa giữa các nước có nền kinh tế rất phát triển. Để có kết quả ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ của công ty Griess Family đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và các thầy cô trong khoa đã truyền thụ cho em những kiến thức chuyên ngành. Nhân dịp này em xin kính chúc các thầy cô cũng như toàn thể gia đình sức khỏe hạnh phúc và thành công! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Văn Nam ii LỜI NÓI ĐẦU Để trở thành một kỹ sư được xã hội chấp nhận, mỗi sinh viên khi ra trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững vàng và sự hiểu biết xã hội. Do vậy, thực tập tốt nghiệp và việc hết sức quan trọng giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc. Qua đó, sinh viên sẽ nâng cao trình độ, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa học, có tính sáng tạo, để ra trường phải là một cán bộ vững vàng lý thuyết, giỏi về tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát triển của đất nước. Xuất phát từ quan điểm trên được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở. Em đã tiến hành thực tập tại công ty trại Griess Family với chuyên đề: “Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trang trại Griess Family – Hoa kỳ”. Được sự dẫn dắt tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên do trình độ có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu. Nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên NGUYỄN VĂN NAM iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần axit amin của sữa lợn ............................................................... 10 Bảng 2.2: Thành phần sữa đầu và sữa thường của lợn ................................................ 10 Bảng 2.3 : Số lần bú mẹ hàng ngày của lợn con........................................................... 11 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của số lợn con/ổ tới sản lượng sữa lợn mẹ ............................... 12 Bảng 2.5: Tiêu chuẩn ăn của lợn nái ngoại nuôi con ................................................... 18 Bảng 2.6: Tiêu chuẩn Việt Nam ................................................................................... 19 Bảng 2.7: Tăng khối lượng của lợn con có và không bổ sung..................................... 21 thức ăn sớm (g/con/ngày) .............................................................................................. 21 Bảng 2.8: Khối lượng trung bình của lợn con từ khi sơ sinh ....................................... 22 đến lúc 8 tuần tuổi lb (đơn vị của nước Anh) ............................................................... 22 Bảng 2.9: Sự biến đổi các thành phần trong cơ thể lợn ............................................... 22 Bảng 4.1: Kết quả về nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con ................................ 40 Bảng 4.2: Kết quả đỡ đẻ cho đàn lợn nái...................................................................... 41 Bảng 4.3: Khả năng sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire ..................................... 42 Bảng 4.4: Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn tuổi ............................. 43 Bảng 4.5: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi ........................... 45 Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi.......................... 46 Bảng 4.7: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái ở trại .......................................... 48 Bảng 4.8: Lợn con đi ỉa phân trắng............................................................................... 49 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACTH : Adrenocorticotropic Hormone BRC : British Retailer Consortium: Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm Cs : Cộng Sự DE : Năng lượng tiêu hóa FSH : Follicle Stimulating Hormone KL : Khối Lượng KPTĂ : Khẩu Phần Thức Ăn NE : Nebraska Non-GMO : Non-genetically modified organisms ; các sinh vật không biến đổi gen LH : Luteinizing Hormone LTH : Luteotropic Hormone ME : Năng lượng trao đổi VTM : ViTaMin VSV : Vi Sinh Vật STH : Somatotropin Hormone PGS.TS : Phó giáo sư tiến Sỹ TTTN : Thực Tập Tốt Nghiệp v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................i LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. iii MỤC LỤC ...........................................................................................................................v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ....................................................................................1 1.2.1. Mục đích .....................................................................................................................1 1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................3 2.1. Điều kiện nơi thực tập ...................................................................................................3 2.1.1. Giới thiệu về trang trại ...............................................................................................3 2.1.2. Những thành tựu đạt được .........................................................................................4 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................................5 2.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm và một số tính năng sản suất của lợn Landrace và Yorkshine ..............................................................................................................................5 2.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái .....................................................................6 2.2.3. Sinh lý tiết sữa của lợn nái .........................................................................................7 2.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái giai đoạn chửa đẻ ........................................................14 2.2.5. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ .......................................................................19 2.2.6. Những đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ ...............................21 2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.................................................................25 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................25 2.3.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................................................................27 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...........28 3.1. Đối tượng .....................................................................................................................28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành..................................................................................28 vi 3.3.Nội dung tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi................................................................28 3.3.1. Nội dung tiến hành ...................................................................................................28 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................................28 3.4. Phương pháp tiến hành ...............................................................................................29 3.4.1. Phương pháp theo dõi ..............................................................................................29 PHẦN 4. KẾT QUẢ THEO DÕI VÀ THẢO LUẬN .................................................31 4.1. Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ ..31 4.1.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con .................................................31 4.1.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ .................................................34 4.1.3. Quản lý lợn nái sau cai sữa ......................................................................................38 4.1.4.Công tac phòng bệnh. ...............................................................................................39 4.2. Đánh giá chất lượng lợn nái thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc ................39 4.2.1 Kết quả tổng hợp về số lượng lợn nái trực tiếp theo dõi.........................................39 4.2.2. Kết quả theo dõi về tình hình đẻ của đàn lợn nái. ..................................................41 4.2.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire...........................42 4.3.Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con qua các giai đoạn tuổi .........................43 4.3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn tuổi ........................................43 4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi ......................................45 4.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi ....................................46 4.4. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái .............................................................................47 4.5. Bệnh lợn con đi ỉa phân trắng .....................................................................................49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................51 5.1. Kết luận. ......................................................................................................................51 5.2. Đề nghị .........................................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cấu trúc ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi nhanh từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng giống, thức ăn địa phương và tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống chợ truyền thống, chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối. Quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường về đảm bảo nguồn cung ổn định, kiểm soát dịch bệnh, chất lượng và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên Việt Nam ngày càng phụ thuộc hơn vào thị trường nước ngoài, nhập khẩu giống, nhập khẩu thức ăn, nhập khẩu thuốc thú ý ngày càng tăng, và chịu sự canh tranh ngày càng gay gắt của sản phẩm thịt nhập khẩu. Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chịu nhiều rủi ro và thiệt hại từ dịch bệnh hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Và khi nói đên năng suất và sự hiệu quả trong chăn nuôi khi so sánh với những nước đã phát triển như Mỹ thì năng suất lao động bằng 1/20 người Mỹ. Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 20 người. Hiểu được tầm quan trọng của sự chuyên nghiệp và công nghệ trong chăn nuôi của nước ta vẫn còn quá thấp, em đã tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trang trại Griess Family – Hoa Kỳ ” 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Tìm hiểu quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. 2 - Những bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu - Hiểu biết về lợn nái trước, trong và sau khi sinh sản (đặc điểm, tập tính sinh hoạt, điều kiện chăm sóc). - Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lợn nái như: nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh. - Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lợn con sau khi sinh và quá trình nuôi dưỡng đến khi xuất chuồng. - Theo dõi sát sao, nghiêm túc, trung thực và chính xác. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện nơi thực tập 2.1.1. Giới thiệu về trang trại Kỹ nghệ thịt bò và thịt lợn tại Nebraska là một ngành kinh doanh đầy năng động, đồng thời cũng là một ngành công nghiệp riêng biệt lớn nhất tại tiểu bang này. Các trại chăn nuôi và trồng trọt cung cấp thức ăn hàng ngày cho hơn 2 triệu gia súc và 1.9 triệu bò và bê cái lai giống mỗi năm. Nguồn nước phong phú cùng với nguồn cung cấp thức ăn và thóc lúa giàu có đã giúp cho ngành công nghiệp chăn nuôi được mở rộng như hiện nay. Sự nổi bật của Nebraska về kỹ nghệ gia súc trên toàn quốc là nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của tiểu bang cùng với những nỗ lực lớn để thích nghi của các nhà sản xuất và chăn nuôi cho ăn gia súc. Các nhà chăn nuôi cho ăn gia súc tại Nebraska chịu trách nhiệm về các yêu cầu của các khách hàng lớn cũng như của các nhà tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong đó Griess Family Farm thuộc một trong những trang trại thuộc tiểu bang. Trang trại là một công ty gia đình với trên 40 năm kinh nghiệm sản xuất lợn sinh sản. Hiện tại trang trại đang có trên 7000 lợn sinh sản. Lợn của trang trại được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn chay tự nhiên và không bao giờ dùng kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng nhân tạo. Lợn của trang trại trưởng thành và phát triển trong một môi trường thân thiện với môi trường, thúc đẩy hành vi tự nhiên và giảm căng thẳng. Trại Griess Family Farm hợp tác với cộng đồng nông nghiệp gia đình địa phương nơi thức ăn được trồng, lợn được nuôi dưỡng và các sản phẩm của trang trại được sản xuất. Điều này giữ cho lượng khí thải carbon của trang trại nhỏ và giúp bảo tồn đất nông nghiệp và truyền thống canh tác cho các thế hệ tương lai. Trang trại được xây dựng tại 220 N Saunders Ave # 1, Sutton, NE 68979, Hoa Kỳ 4 2.1.2. Những thành tựu đạt được Trang trại Griess Family Farm tự hào cung cấp nhiều sản phẩm được xác minh bởi Dự án Non-GMO. Những sản phẩm này đến từ những con lợn nuôi trên các loại cây trồng chưa được biến đổi gen hoặc biến đổi gen. Sản xuất thịt lợn không biến đổi gen là sự phù hợp tự nhiên đối với Mỹ, không chỉ cung cấp một sản phẩm tuyệt vời mà khách hàng của trang trại đã yêu cầu, nó hỗ trợ những người nông dân trồng thức ăn không biến đổi gen của trang trại. Nhiều nông dân thế hệ thứ ba và thứ tư hiểu được di sản và lợi nhuận trong việc trồng các loại cây gia truyền không biến đổi gen. Cây trồng giúp giữ cho truyền thống canh tác sống động và hỗ trợ các thế hệ gia đình tiếp tục. Griess Family Farm cam kết hỗ trợ sự bền vững lâu dài của các trang trại gia đình. Trang trại hợp tác với một mạng lưới các trang trại chăn nuôi gia đình độc lập, toàn thời gian — nông dân thế hệ thứ hai và thứ ba hiểu tầm quan trọng của việc xử lý động vật và đất đai với sự tôn trọng. Thực hành chăn nuôi nhân đạo, tìm nguồn cung ứng cây trồng địa phương, cải tạo nước và ủ phân chỉ là một vài trong số các biện pháp mà nông dân thực hiện để bảo vệ trang trại của họ cho các thế hệ tương lai. Hợp tác với Griess Family làm cho có thể kinh tế cho các thế hệ tiếp theo để tiếp tục truyền thống canh tác. Các cơ sở gia công, chế biến và chế tạo của Griess Family trải qua việc kiểm tra thường xuyên, nghiêm ngặt, bên thứ ba về an toàn thực phẩm, phúc lợi động vật và thực hành sản xuất chung. Cơ sở xử lý của trang trại là một cơ sở Tiêu chuẩn toàn cầu BRC được phê duyệt, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chi tiết không chỉ đáp ứng mà còn vượt quá và thường xuyên được xem xét và cải thiện khi quản lý với sự giám sát của bên thứ ba. Thông số kỹ thuật sản phẩm của trang trại là chính xác và đúng sự thật, đảm bảo khách hàng của trang trại nhận được chính xác những gì họ mong đợi. 5 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1 . Nguồn gốc, đặc điểm và một số tính năng sản suất của lợn Landrace và Yorkshine * Giống lợn Yorkshine Nguồn gốc: Giống lợn Yorkshine được hình thành do lai giữa một giống lợn địa Yorkshine (có màu lông trắng, cứng, trên da thường có vết xám đen. Tai rủ, chân cao, đi lại nhanh nhẹn trên đông cỏ, phát triển nhanh, khả năng sinh sản trung bình) với giống lợn Châu Á, giống này có đặc điểm nhanh thành thục, dễ vỗ béo. Xương nhỏ, lưng võng, tai ngắn và đứng, lông màu đen hoặc khoang. Mắn đẻ và đẻ sai con, mông đùi kém phát triển. Nhà chăn nuôi Bakewell đã cải tiến giống lợn Leicester đen cho nhiều thịt và mỡ. Cho lai với giống lợn Yorkshine trắng đã tạo ra giống small Yorkshine hay small White. Trong quá trình lai tạo, dần dần xuất hiện một kiểu Large White và một kiểu Middle White. Năm 1851, giống lợn Yorkshine Large White đã được hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh công nhận là một giống mới. Đặc điểm: Lợn Yorkshine nuôi ở nước ta hiện nay nhập từ Liên Sô cũ từ năm 1964 và Cuba năm 1978. Yorkshine Liên Sô cũ có đặc điểm toàn thân màu trăng, lông dày mềm, tai thẳng đứng, vai đầy đặn, ngực sâu, bốn chân khỏe. Yorkshine Cuba có đặc điểm toàn thân màu trắng, đầu to, trán rộng, mõm dài và hơi cong, tai đứng hơi nghiêng về phía trước Một số tính năng sản xuất: Lợn Yorkshine có ưu điểm là dòng đực có tỷ lệ nạc cao, dòng nái sinh sản cao, cả đực và cái đều có thân hình chữ nhật, bộ phận sinh dục đực lộ rõ, mắn đẻ, sai con, nuôi con khéo, chịu đựng kham khổ, có chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu với điều kiện khi hậu, môi trường thay đổi cao. Con đực trưởng thành có trọng lượng 350 – 380 kg. con cái đạt 250 – 280 kg. 6 * Giống lợn Landrace Nguồn gôc: Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được hình thành từ sự lai tạo giữa giống lợn Yout land có nguồn gốc từ Đức và lợn Yorkshine có nguồn gốc từ Anh. Từ năm 1907 – 1919, lợn Landrace có mức tăng trọng 546 g/ngày với 3,73 đơn vị thức ăn. Từ năm 1972 – 1973 mức tăng trọng đạt 735 g/ngày với 3 đơn vị thức ăn. Ngày nay, lợn Landrace có mức tăng trọng trung bình từ 750 – 800 g/ngày tùy theo yêu cầu chăn nuôi của từng nước. Đặc điểm của giống lợn này là : Tai to, dài, che phủ xuống mặt, lưng thẳng, xườn tròn, bụng gọn, phần sau rất phát triển, mông xuôi thể hiện rõ tính hướng nạc, có từ 14 vú trở lên. Tính năng sản xuất: lợn nái đẻ từ 10 – 11 con/lứa, một năm từ 2 – 2,2 lứa. Khối lượng sơ sinh đạt 1,3 – 1,4 kg/con. Lợn đực trưởng thành đạt 300 – 350 kg/con, lợn nái trưởng thành đạt 250 – 300 kg. Lợn Landrace được dùng trong kinh tế với các giống nội để nâng cao khối lượng và tỷ lệ nạc cho lợn nội theo Trương Lăng, (2002) [4]. 2.2.2 . Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái - Sự thành thục về tính và thể vóc Sự thành thục về tính: Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì có biểu hiện về tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng. Khi đấy gọi là gia súc đã thành thục về tính. Sự thành thục về thể vóc: Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Có nghĩa là cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận như não đã phát triển khá hoàn thiện, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. 7 - Chu kỳ động dục Thời gian của chu kỳ động dục là 21 ngày, thời gian động dục là 48 giờ, biểu hiện điển hình khi động dục là âm hộ sưng tấy, đỏ mọng và mở rộng, kêu la, kém ăn, hoạt động nhiều. Trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối tinh thích hợp là 24 - 39 giờ kể từ khi xuất hiện động dục. 2.2.3 . Sinh lý tiết sữa của lợn nái - Cấu tạo tuyến sữa Tuyến sữa của lợn gồm hai phần: Phần phân tiết và phần dẫn sữa. Phần phân tiết: Gồm vô số các tuyến bào tạo thành từng chùm như chùm nho, các tế bào phân tiết nằm mặt trong của các tuyến bào, tổng hợp sữa và phân tiết vào xoang tuyến bào. Phần dẫn sữa: Gồm hệ thống ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ các xoang bào. Các ống dẫn sữa nhỏ được tập trung lại thành ống dẫn trung bình rồi thành ống dẫn sữa lớn, để cuối cùng đổ vào bể sữa. Bể sữa được thông ra ngoài bởi ống tiết sữa (ống thông sữa). - Quá trình hình thành sữa Sự hình thành sữa là một quá trình tổng hợp phức tạp xảy ra trong các tế bào tuyến, chọn lọc dinh dưỡng từ huyết tương để tổng hợp nên những thành phần đặc trưng của sữa. Thành phần của sữa và huyết tương rất khác nhau, hàm lượng đường sữa gấp 90 - 95 lần, mỡ sữa gấp 40 lần. Ngược lại một số chất lại ít hơn trong huyết tương như protit sữa thấp hơn protit huyết tương 2 lần, vitamin 6 lần v.v…, globulin, enzymes, hormone, khoáng được lọc từ máu vào, các thành phần casein, lactose, mỡ sữa phải trải qua quá trình tổng hợp ở tế bào tuyến. 8 - Casein sữa: Được tổng hợp ở ti thể của tế bào tuyến, từ các axit amin của huyết tương. Sự tổng hợp casein giống như sự tổng hợp protein của mô bào. Các axit amin từ máu chuyển qua sẽ được hoạt hóa và gắn với ARN vận chuyển để đi tới Riboxom của tế bào tuyến tiến hành tổng hợp casein và một số protein đặc thù khác của sữa như Lactoglobulin… - Globulin sữa: Từ máu chuyển thẳng vào tuyến sữa để tạo thành protein của sữa - Mỡ sữa: Được tổng hợp từ các axit béo mạch ngắn: 4 - 12 C (30 %). Các axtit béo kết hợp với glyxerin để tạo thành mỡ trung tính. Một phần mỡ sữa được sử dụng từ các mỡ trung tính có trong huyết tương. - Điều hòa quá trình sinh sản sữa ở lợn: Quá trình hình thành sữa được điều hòa bởi cơ chế thần kinh thể dịch. Trong thời kỳ tiết sữa, dưới tác động kích thích bú của lợn con, xung động thần kinh truyền về tủy sống, rồi lên hành tủy và vùng dưới đồi. Thông qua vùng dưới đồi, tiết ra các yếu tố giải phóng, thùy trước tuyến yên tiết ra kích tố Follicle Stimulating Hormone (FSH), Luteinizing Hormone (LH), Adrenocorticotropic Hormone (ACTH)… Theo Nguyễn Quang Linh và cs (2001) [6], lượng sữa có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tuyến vú trong thời kỳ chửa và nuôi con. Giai đoạn chửa, sự phát triển của tuyến vú chịu tác động của hormones sinh dục, tuyến yên, tuyến thượng thận. Sau khi đẻ phụ thuộc vào số lợn con. Lượng sữa thay đổi tùy theo mức độ dinh dưỡng, giống, số con nuôi trong ổ v.v… Trong một chu kỳ tiết sữa, lượng sữa tăng dần và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần. Lợn nái tiết khoảng 3000 lít/chu kỳ. Lợn con bú được khoảng 30kg/con (500 - 600 g/con/ngày), mỗi lần bú là 20 - 25 g/con. Tuyến vú là một đơn vị độc lập hoàn chỉnh. Các vú phía trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn. 9 Cũng theo Nguyễn Quang Linh và cs (2001) [6] thì lượng sữa lợn con bú được trong 1 chu kỳ tiết sữa ở vú trước là 36 - 45 kg ở vú sau là 27 - 28 kg. Vì vậy việc cố định đầu vú cho lợn con là rất quan trọng. * Quá trình thải sữa Đối với lợn bầu vú không có bể sữa. Sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích lũy từ trong các xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh, thể dịch và theo 3 pha. Khi lợn con bú, đầu tiên lợn con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ não, rồi tới vùng dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy sau tuyến yên, kích thích tiết kích tố Oxytoxin, Oxytoxin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy sữa được thải ra từ các xoang tuyến bào, qua ống dẫn sữa nhỏ, rồi ống dẫn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa, từ đó lợn con mới bú được. Do vậy khi lợn con bú sữa, chúng được thực hiện theo 3 pha như sau: Pha ngậm và thúc vú (80 - 100 s), pha nằm im (20 s) và pha mút (20 s). * Thành phần của sữa và quá trình biến đổi theo thời gian tiết sữa Sữa gồm: Nước (81,7 %); protein (5,8 %); mỡ (6,2 %); lactose (5,4 %); khoáng (0,9 %); vitamin A và vitamin D. Nguyên tố vi lượng Fe có hàm lượng thấp. Ca và P có tỷ lệ thích hợp (0,21 / 0,15 = 1,4) - Mỡ sữa: Hạt mỡ có kích thước nhỏ 0,5 - 1 µm. Chủ yếu mạch C dài: C8; (2 %); C14 (2 %); C16; (28,5 %); C18 (6 %). Mỡ sữa lợn giống như mỡ trong cơ thể. Nên khi lipid trong cơ thể lợn được dùng để tạo sữa, tuyến vú không cần phải cải tiến lipid nhiều. - Protein sữa: chủ yếu là Casein chiếm 57 - 58 %, Albumin 7 – 8 %, Globulin 10%, proteozopepton 17 – 18 % và các Nito phiprotein 7 - 8%. Các 10 chất khoáng: Ca, P, Fe, Cu… Các loại VTM: A, B, C, D, E, K… Một số enzem tiêu hóa như amilaza, lactaza, dehydrogenara, oxilaza… Giá trị sinh học (BV) của protein sữa lợn cao vì nó chứa đủ các axit amin thiết yếu và rất cân đối. Do vậy có thể nói sữa lợn là thức ăn lý tưởng của lợn con. Bảng 2.1: Thành phần axit amin của sữa lợn (Ellist et al, 1983) [10] Chỉ tiêu % trong protein % so với lysine Lysine 7,0 100 Methionin + Cystin 3,1 44 Treonin 4,4 63 Tryptophan 1,3 19 Isoleocine 3,7 53 Phenylalnin + Treonin 8,7 124 Valin 4,4 63 Bảng 2.2: Thành phần sữa đầu và sữa thường của lợn (Pond và J.H.Maner) [14] Thành phần Sữa thường Sữa đầu Vật chất khô (%) 19,4 22,0 – 33,1 Mỡ (%) 7,2 22,7 - 7,7 Protein (%) 6,1 9,9 - 22,6 Lactose (%) 4,8 2,0 - 7,5 Khoáng (%) 0,96 0,59 - 0,99 Ca (%) 0,21 0,05 - 0,08 P (%) 0,14 0,08 - 0,11 Sữa lợn gồm có hai loại đó là sữa đầu và sữa thường. So với sữa thường, sữa đầu có hàm lượng vật chất khô cao, giàu dinh dưỡng hơn (giàu protein, khoáng và vitamin). Trong protein sữa đầu có 11,29 % protein huyết thanh và 5 % casein. Trong protein huyết thanh có preanbumin (13,17 mg %); albumin 11 (11,48 mg %); α-globulin (12,74 mg %); ß-globulin (11,29mg%) và γ-globulin (45,29mg %). γ-globulin trong sữa giảm nhanh theo thời gian tiết sữa. Nguyễn Quang Linh và cs (2001) [6] cho biết ngày tiết sữa đầu, hàm lượng γ globulin là 45,29 mg %; ngày thứ 2 còn 34,06 mg %; ngày thứ 3 còn 28,8 mg %; ngày thứ 4 còn 15,08 mg % (tương tự sữa thường). Mặt khác về phía lợn còn khả năng hấp thu γ globulin lại giảm nhanh theo tuổi. Lợn con mới đẻ trong máu không có kháng thể, hàm lượng cao nhất ở tuần thứ 2. Ngoài ra, trong sữa đầu còn có MgSO4: Chất này có tác dụng tẩy rửa đường tiêu hóa, tăng cường cho việc tiêu hóa sữa. Vì những lẽ đó nên cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Người ta cũng xác định được số lần bú mẹ/ ngày của lợn con. Bảng 2.3 : Số lần bú mẹ hàng ngày của lợn con Ngày tuổi Số lần bú Ngày tuồi Số lần bú Ngày tuổi Số lần bú 2 30 15 25 30 19 5 28 20 21 40 17 10 25 25 19 50 17 - Những yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của lợn nái - Giống: Lợn Berkshire có sản lượng sữa 1,9 - 3,3 kg/ngày; lợn Polanchina từ 1,5 - 3,8 kg/ngày; lợn Duroc từ 1,9 - 3,0 kg/ngày; lợn Landrace từ 2,5 - 3,5 kg/ngày. Các tài liệu gần đây cho biết: Lợn nái Yorshire và Landrace có thể tiết > 10 lít sữa/ ngày. - Số con để nuôi trong một ổ: Giữa số con để nuôi với sản lượng sữa của lợn mẹ có mối tương quan chặt chẽ (r = 0.8; Salmon: r = 0,72). Theo Soko, (9/2003) [15] sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào số con để nuôi trong một ổ. - Tuổi và lứa đẻ lợn mẹ: Sản lượng sữa của lợn mẹ lứa đầu thấp, sau đó tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3, sau đó ổn định và giảm dần ở từ lứa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng