Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​

.PDF
53
107
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------o0o------------ MA THỊ THÙY Chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI NGÔ THỊ HỒNG GẤM, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Từ Trung Kiên Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Từ Trung Kiên, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại về sự hợp tác, giúp đỡ để em theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Ma Thị Thùy ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả sản xuất của trại .................................................................. 6 Bảng 2.2: Lịch phun thuốc sát trùng của trại .................................................. 14 Bảng 2.3: Lịch phòng vaccine của trại lợn nái ............................................... 15 Bảng 4.1: Tình hình đẻ của đàn lợn nái .......................................................... 31 Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu số lượng lợn con của đàn lợn nái ......................... 32 Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu khối lượng lợn con của đàn lợn nái ....................... 33 Bảng 4.4: Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con theo mẹ tại trại .................... 35 Bảng 4.5: Thống kê tình hình mắc bệnh của đàn lợn ..................................... 40 Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn .................................................. 41 Bảng 4.7: Kết quả thực hiện một số công tác khác ......................................... 42 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn STT: Sô thứ tự TP: Thành phố TT: Thể trọng ̅ X: Số trung bình cộng mx̅ : Sai số của trung bình iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 4 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 5 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 5 2.1.5. Đối tượng và các kết quả sản xuất của trang trại .................................... 6 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ...................................................... 7 2.2.1. Những hiểu biết về quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản ...... 7 2.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ................................................... 10 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi .................................. 13 2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại cơ sở ................................................................................ 18 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 21 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 21 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 22 v PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 23 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 23 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện...................................... 23 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 23 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 24 3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ....................................................... 24 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 26 4.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn ................................................... 26 4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 26 4.1.2. Tình hình đẻ, số lượng và khối lượng lợn con của lợn nái ................... 30 4.2. Công tác thú y .......................................................................................... 34 4.2.1. Kết quả phòng bệnh cho lợn ................................................................. 34 4.2.2. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn .................................................. 35 4.2.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn ......................................................... 41 4.3. Các công tác khác..................................................................................... 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, ngành chăn nuôi ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại cũng như nền kinh tế cả nước. Các sản phẩm chăn nuôi ngày càng nhiều và đa dạng nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào chăn nuôi. Những sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu và đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam, phù hợp với thị hiếu người dân. Theo Tổng Cục Thống kê năm 2018, đàn lợn trong năm tiếp tục tăng trưởng tốt cả về đầu con và sản lượng, so với kế hoạch 2018 đề ra, ước tính trong năm 2018 đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017 (kế hoạch năm 2018 là 3,77 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2017). Cụ thể về chăn nuôi lợn, đề án đặt mục tiêu nâng sản lượng thịt lợn xuất chuồng từ 3.48 triệu tấn hiện nay lên từ 4,7 đến 5 triệu tấn - chiếm 60% tỷ trọng sản lượng thịt cả nước vào năm 2020. Để đạt được các chỉ tiêu đó nhà nước cần có những chính sách khuyến khích để phát triển ngành chăn nuôi lợn. Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có con giống tốt, muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý lợn nái và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn con sẽ kém, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. 2 Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi đẻ và lợn con theo mẹ. Xuất phát từ tình hình đó, để góp phần nâng cao hiệu quả nuôi lợn trong điều kiện chăn nuôi hiện nay, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình’’. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi con tại cơ sở. - Rèn luyện tay nghề nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế. - Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi. - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở - Xác định được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại có hiệu quả cao. 1.2.2. Yêu cầu - Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng suất đàn lợn giống, góp phần vào sự phát triển kinh tế. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Xác định được tình hình mắc bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ở lợn nái và lợn con. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập - Vị trí địa lý: Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm nằm trên địa phận thôn Dẻ Cau, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trang trại là trại lợn gia công của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty cung cấp giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do bà Ngô Thị Hồng Gấm làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại. - Quy mô: Trang trại có tổng diện tích 6 ha, trong đó khu chăn nuôi cùng khu nhà ở, các công trình phụ khác và đất trồng cây xanh, cây ăn quả, ao hồ chiếm diện tích 3 ha. Diện tích còn lại là đồi núi. Khu chăn nuôi chia làm hai khu riêng biệt gồm chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà. Trong đó, khu chăn nuôi lợn chuyên chăn nuôi lợn nái sinh sản với các giống sản xuất chính như: lợn nái lai giữa 2 dòng giống Landrace với Yorshire. Hiện nay, trại có hơn 1275 con lợn nái, 160 nái hậu bị, 21 con đực giống, 33254 con lợn cai sữa. Trại chia làm hai khu là khu điều hành và khu sản xuất. Khu điều hành gồm nơi ăn, ở của công nhân và nơi làm việc của quản lý trại. Khu sản xuất gồm 3 chuồng đẻ (1A, 1B; 2A, 2B; 3A, 3B), 2 chuồng bầu (bầu 1 - chứa cả đực giống, , bầu 2, 1 chuồng cách ly), kho cám, kho thuốc, nhà điều hành, nhà sát trùng. Trại luôn thực hiện tốt các quy trình 4 chăm sóc, ứng dụng tốt các quy trình nuôi lợn theo kỹ thuật cao từ khâu chọn giống đến kỹ thuật chăn nuôi. Trại được chia làm nhiều phân khu chuồng trại liên hoàn nhau để nuôi lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng chế độ nuôi dưỡng phù hợp với từng loại lợn. Thức ăn cho lợn ở mỗi giai đoạn dinh dưỡng cũng phải khác nhau. Lợn được nuôi trong chuồng kín có hệ thống cảm biến nhiệt độ, hệ thống quạt gió, hệ thống điều hòa, hệ thống dàn mát tự động và sưởi ấm đủ yêu cầu về nhiệt độ. Trang trại có 2 kỹ thuật chính, 1 cấp dưỡng, 1 quản lý, 17 công nhân, 1 kỹ thuật cơ khí, 1 bảo vệ, 2 trưởng chuồng và 5 sinh viên thực tập. Mỗi con lợn có một thẻ nái riêng về việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng, cai sữa đều chính xác đến từng ngày. Để phòng tránh dịch bệnh, khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Từ nhân viên trong trại cho đến khách, muốn vào chuồng lợn đều phải thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dùng và phải đi qua hệ thống sát trùng. Xung quanh trang trại được trồng cây xanh, cây ăn quả, đào những hồ sinh học tạo môi trường thông thoáng cho lợn sinh trưởng. Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm được xử lý qua hệ thống thoát nước ngầm. Mô hình chăn nuôi của trại Ngô Thị Hồng Gấm, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn là mô hình phát triển bền vững, hiện đại. Đây cũng là nơi rất tốt cho sinh viên đến thực tập, trải nghiệm nâng cao tay nghề. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình có thể khái quát như sau: Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251 mét, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuông đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những 5 dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động. Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng. Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình là 1.769 mm. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên huyện có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn. Trên địa bàn huyện Lương Sơn có những danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà... 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Trại gồm có 30 người trong đó có : + 1 quản lý + 2 kỹ sư chính của công ty + 2 tổ trưởng (1 chuồng bầu, 1 chuồng đẻ) + 17 công nhân + 1 cấp dưỡng + 1 cơ khí + 1 bảo vệ + 5 sinh viên thực tập 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại - Thuận lợi: + Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh. + Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. 6 + Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. - Khó khăn: + Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn. + Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao. 2.1.5. Đối tượng và các kết quả sản xuất của trang trại 2.1.5.1. Đối tượng sản xuất Trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản, cung cấp giống lợn lai giữa Landrace - Yorkshire, lợn sau khi sinh 21 - 23 ngày thì được xuất chuồng. 2.1.5.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây Trang trại chăn nuôi của bà Ngô Thị Hồng Gấm là một trong những trang trại có quy mô công nghiệp, với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây: Bảng 2.1: Kết quả sản xuất của trại Số lượng (con) Chỉ tiêu Đực giống 2016 19 2017 20 5/2018 21 Nái sinh sản 1153 1301 1275 Lợn hậu bị 137 147 160 Tỷ lệ đậu thai (%) 85,63 87,69 89,60 Số lứa đẻ/nái/năm (con) 2,24 2,3 2,37 Lợn con chết và loại sau sinh (%) 7,7 8,2 6,8 29520 20275 33254 Số lợn con cai sữa (con) (Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại) 7 Qua bảng trên ta có thể thấy, kết quả sản xuất của trại tăng lên theo từng năm: số lợn đực giống từ năm 2016 là 19 con, tới năm 2018 tăng lên 21 con. Số lợn nái hậu bị từ năm 2016 là 137 nái, tới năm 2018 tăng lên 160 nái. Số lợn nái sinh sản năm 2016 là 1153 nái, tới năm 2018 tăng lên 1275 nái. Tỷ lệ phối đậu thai từ 85,63% (năm 2016) tăng lên 89,60% (năm 2018). Số lợn con cai sữa tăng lên, năm 2016 là 29520 con, năm 2018 đã đạt 33254 con. Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao…, trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”. Trang trại chăn nuôi của bà Ngô Thị Hồng Gấm là một điển hình về mô hình chăn nuôi gia công theo hướng công nghiệp hóa hiện nay. 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.2.1. Những hiểu biết về quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản 2.2.1.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ * Quy trình chăm sóc lợn nái - Chăm sóc lợn nái mang thai: Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng mang thai 1 và 2. Hàng ngày chúng tôi vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566SF, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: 8 Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2,2 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 4 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Chú ý: lợn gầy và bụng lợn để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. - Chăm sóc lợn nái đẻ: Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 – 4 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều mỗi bữa tăng lên 0,5 kg. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày. 2.2.1.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con - Quy trình nuôi dưỡng Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. 9 Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [7], trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: - Đối với lợn nái ngoại: + Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con) + Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều) + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày. + Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh). + Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. - Quy trình chăm sóc Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không thể thay thế được trong những giai đoạn đầu tiên sau khi sinh của lợn con, sản lượng của sữa mẹ và khối lượng của lợn con khi cai sữa liên quan mật thiết đến nhau, nếu lợn mẹ có sản lượng sữa cao thì khối lượng lợn con khi cai sữa cao và ngược lại. 10 - Sinh lý tiết sữa Tiết sữa của lợn nái trong quá trình nuôi con là một quá trình sinh lý phức tạp, do có những đặc điểm khác với gia súc khác là bầu vú của lợn nái không có bể sữa nên lợn nái không dự trữ sữa trong bầu vú, do vậy lợn mẹ không tiết sữa tùy tiện được và lợn con không phải lúc nào cũng bú được sữa mẹ. Lợn con dùng mõm thúc vào vú lợn mẹ, thời gian thúc vú của lợn con có thể từ 5 - 7 phút, sau đó nằm im hoàn toàn và bú. Sữa tiết ra rõ nhất là lúc lợn mẹ kêu ịt ịt, lợn con mút chặt đầu vú, hai chân trước đạp thẳng vào bầu vú, nằm yên theo sự tiết sữa của lợn mẹ. Do thời gian tiết sữa của lợn mẹ rất ngắn chỉ khoảng 25 - 30 giây, nên một ngày lợn con phải bú nhiều lần mới đủ so với nhu cầu. Trong những ngày đầu sau khi sinh lợn con bú từ 20 - 25 lần trên ngày, mỗi lần lượng sữa tiết ra 25 - 35 gam/con. Lượng sữa của lợn nái tiết ra cao dần từ lúc mới đẻ, cao nhất lúc 21 ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái như giống, cá thể, tuổi và lứa đẻ, số con đẻ ra/lứa, nuôi dưỡng và chăm sóc... 2.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ * Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm chế phẩm fe - dextran - b12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy. Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực. 11 Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF. Lợn con được 10 - 14 ngày tuổi tiêm vắc xin mycoplasma. Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng vắc xin dịch tả. Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con. 2.2.2.1. Cho bú sữa đầu Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn mẹ là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với cả đàn là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong sữa đầu gấp 2 lần so với sữa thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 2,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng  globulin mà sữa thường không có. Ngoài ra, Mg ++ trong sữa đầu có tác dụng tẩy các chất cặn bã trong quá trình tiêu hóa ở thời kỳ phát triển thai, để hấp thu chất dinh dưỡng mới, nếu không nhận được Mg ++ thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây ỉa chảy tỷ với lệ chết cao. 2.2.2.2. Bổ sung sắt cho lợn con Nên tiêm chế phẩm của sắt cho lợn con trong 3 - 4 ngày đầu sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường cùng làm với thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lợn con ở lúc 3 tuần tuổi, tiêm 1 lần 100 mg chế phẩm sắt là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm 200 mg sắt chia làm 2 lần, lần 1 tiêm lúc 3 ngày tuổi, lần 2 tiêm lúc 10 - 13 ngày tuổi. Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 21 ngày tuổi nên chúng tôi bổ sung chế phẩm sắt fe+b12 một lần. 12 Triệu chứng điển hình của thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn có khi tử vong. 2.2.2.3. Tập cho lợn con ăn sớm Mục đích của việc cho lợn con ăn sớm là để bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Lợn con ăn được thức ăn có rất nhiều tác dụng: đảm bảo cho lợn con sinh trưởng phát triển bình thường, không hoặc ít bị stress, không bị thiếu hụt dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển nhanh của lợn con sau 3 tuần tuổi và khi cai sữa, giảm tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ. Thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện hơn. Khi bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì kích thích vào tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị. Giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái. Nếu không bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì tỷ lệ hao hụt của lợn nái cao, nhất là đối với lợn nái được nuôi kém, có khi tỷ lệ hao hụt lên tới 30%, sẽ làm giảm số lứa đẻ trong một năm (tỷ lệ hao hụt trung bình của lợn nái là 15%). Nâng cao được khối lượng cai sữa lợn con, qua nghiên cứu cho thấy rằng khối lượng cai sữa chịu ảnh hưởng tới 57% của thức ăn bổ sung, trong khi đó chịu ảnh hưởng của sữa mẹ khoảng 38% và khối lượng sơ sinh là 5%. Qua nhiều thí nghiệm và thực tế chứng minh rằng những lợn con được tập ăn sớm thì tăng khối lượng nhanh hơn, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn. Giúp cho lợn con làm quen với thức ăn và sớm biết ăn tốt để tạo điều kiện cho việc cai sữa sớm hơn. Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn do lợn con hay gặm nhấm nền chuồng, thành chuồng. Thường sau 6 - 10 ngày tuổi lợn con mọc thêm răng nên hay ngứa lợi, nên có thức ăn nhấm nháp cả ngày đỡ ngứa lợi thì lợn con bớt gặm lung tung. 13 Lợn cai sữa sớm lúc 21 ngày tuổi thì phải tập cho lợn con ăn từ lúc 5 ngày tuổi, tốt nhất là nên sử dụng loại thức ăn hoàn chỉnh sản xuất dành riêng cho lợn con tập ăn đến 8 kg. Thức ăn tập ăn sớm cho lợn con thường ép thành dạng mảnh như cốm, thơm ngon, vệ sinh sạch sẽ. 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi 2.2.3.1. Phòng bệnh Như ta đã biết ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. - Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt: Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [8] bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn. - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần 14 phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 2.2: Bảng 2.2: Lịch phun thuốc sát trùng của trại Trong chuồng Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Chuồng bầu Quét hoặc rắc Chuồng đẻ Chuồng cách ly Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Quét hành lang + Phun sát trùng Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Quét hoặc rắc vôi hành lang Phun sát trùng chuồng Phun sát trùng toàn bộ khu vực vôi đường đi Rắc vôi Quét vôi Phun sát trùng + xả vôi xút gầm Phun ghẻ Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng Vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng Vệ sinh tổng chuồng Phun ghẻ Ngoài đường liên chuồng (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP Việt Nam) Phun sát trùng Vệ sinh tổng khu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan