Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh lai ch...

Tài liệu Thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh lai châu

.PDF
100
12
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ XIM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUY HO¹CH Sö DôNG §ÊT L¢M NGHIÖP TR£N §ÞA BµN TØNH LAI CH¢U LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hƣớng ứng dụng) HÀ NỘI - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ XIM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUY HO¹CH Sö DôNG §ÊT L¢M NGHIÖP TR£N §ÞA BµN TØNH LAI CH¢U Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hƣớng ứng dụng) Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH HUYỀN HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Thị Xim LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, Tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của thầy cô Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy cô Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi suốt quá trình nghiên cứu, học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Huyền đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự quan tâm của Lãnh đạo Sở Tƣ pháp tỉnh Lai Châu, cùng các đồng chí đồng nghiệp - nơi tôi công tác, đã quan tâm, tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học; Cảm ơn Sở Tài nguyên và môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận tài liệu, thông tin để làm tƣ liệu cho luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Học viên Phạm Thị Xim MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP .......................... 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ....................................... 9 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất ................................................... 9 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ........ 11 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................................................ 14 1.1.4. Vai trò của thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ....... 23 1.2. Hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ......................................................................... 24 1.2.1. Hình thức thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ........ 24 1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ....... 28 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp......................................................... 38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU .......................................................................................... 41 2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng tới thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ........................... 41 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................... 41 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ..................................................................... 47 2.1.3. Sự tác động và ảnh hƣởng của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tới việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp .................. 48 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu .......................................... 50 2.2.1. Tổng quan tình hình thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu ......................................... 50 2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu ............................................... 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 69 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU ........................ 70 3.1. Các định hƣớng bảo đảm thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu ..................... 70 3.1.1. Đảm bảo những quan điểm cơ bản của Đảng về chính sách phát triển lâm nghiệp .................................................................................. 70 3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp góp phần ổn định chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ..... 72 3.1.3. Đảm bảo quy hoạch sử dụng đất là công cụ định hƣớng chiến lƣợc cho Nhà nƣớc để thực hiện công tác quản lý đất đai ................. 72 3.1.4. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải gắn với điều kiện tự nhiên của vùng .................................................................................... 73 3.1.5. Đảm bảo qu đất lâm nghiệp, bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ........................................ 74 3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp .................................................................... 75 3.2.1. Giải pháp về thể chế nhằm hoàn thiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ........................................................................... 75 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ........ 77 3.2.3. Tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................................................................ 79 3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý của Nhà nƣớc trong công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................................................ 80 3.2.5. Các giải pháp đảm bảo thực hiện quy định về bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................................. 81 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp .......................................................................................... 82 3.2.7. Tổ chức thi hành tốt Luật quy hoạch .................................................. 83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 87 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVMT Bảo vệ môi trƣờng CQNN Cơ quan nhà nƣớc GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất KT-XH Kinh tế, xã hội QH Quy hoạch UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Phân loại thổ nhƣỡng tỉnh Lai Châu Bảng 2.2 Diện tích đất lâm nghiệp chia theo đơn vị hành chính Bảng 2.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất lâm nghiệp năm 2018 tỉnh Lai Châu 53 Bảng 2.4 Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2015 – 2018 53 42 51 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đất đai là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất trong xã hội. Nhà nƣớc vừa với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu đất đai, vừa với tƣ cách là chủ thể quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội (KT-XH), trong đó có quản lý đất đai nên Nhà nƣớc là ngƣời duy nhất có quyền xây dựng các chiến lƣợc phát triển, phê duyệt các chƣơng trình quốc gia về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn tài nguyên có giá trị quan trọng bậc nhất là đất đai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đất đai có giới hạn về không gian, diện tích, trong khi đó nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và cho nhu cầu khác nhau của mỗi ngƣời dân là vô cùng phong phú, đa dạng và có chiều hƣớng ngày càng tăng cao. Vì vậy, Nhà nƣớc không thể để các nhu cầu đó phát triển một cách tự phát mà cần có quy hoạch (QH), kế hoạch điều tiết nó cho phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH và định hƣớng của Nhà nƣớc. QH, KHSDĐ là cơ sở khoa học của quá trình xây dựng các chiến lƣợc về khai thác, sử dụng đất, là tiền đề cho việc thực hiện đúng đắn các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai, mà nội dung trọng tâm là hoạt động phân bổ và điều chỉnh đất đai cho các mục tiêu KT-XH. Nguyên tắc “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo QH” đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của ngành Luật Đất đai. Nguyên tắc này đƣợc ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nƣớc là quản lý và sử dụng đất đúng QH và KHSDĐ. Công tác QH đƣợc “luật hóa” chính thức từ Luật Đất đai năm 1987. Trong hơn 30 năm qua, các quy định của pháp luật về QHSDĐ không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ hơn để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, công tác QHSDĐ đã có những bƣớc tiến r rệt và đạt đƣợc những kết quả tích cực nhƣ QHSDĐ đã trở thành công cụ quản lý 1 nhà nƣớc về đất đai hiệu quả; QHSDĐ là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01 07 2014 đã góp phần tăng cƣờng tính dân chủ, công khai và minh bạch từ việc lập cho đến việc thực hiện QH, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, công tác QHSDĐ, đặc biệt là QHSDĐ lâm nghiệp c ng còn bộc lộ nhiều hạn chế: Chất lƣợng QHSDĐ chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH, đặc biệt chƣa có tầm nhìn xa trong dự báo. Việc lập, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện QH, kế hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; việc phân cấp trong quản lý QH còn bất cập; QHSDĐ đƣợc lập theo đơn vị hành chính không đảm bảo đƣợc tính kết nối các vùng trong tỉnh c ng nhƣ các vùng ở địa phƣơng khác, không phát huy đƣợc thế mạnh từng vùng, QHSDĐ chƣa thực hiện phân vùng chức năng sử dụng theo không gian mà mới chỉ chú ý đến việc phân bố các chỉ tiêu, loại đất. Trong thực hiện QH vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc cho cộng đồng nhƣ QH sai mục đích, điều chỉnh QH tùy tiện. Để phát huy vai trò của QHSDĐ, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất cần phải tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng hệ thống pháp luật về QHSDĐ, công tác xây dựng QHSDĐ phải đƣợc thực hiện trên các căn cứ khoa học, đó là căn cứ về điều kiện tự nhiên, xã hội, sinh thái… Trong trƣờng hợp ngƣợc lại QHSDĐ lâm nghiệp không khả thi, có thể gây khó khăn, cản trở đối với phát triển lâm nghiệp và giá trị sản xuất lâm nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đáp ứng và cân đối nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý đáp ứng đƣợc sự phát triển? Những bất cập giữa QH và thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp? Các giải pháp để nâng cao QHSDĐ lâm nghiệp trong thời gian 2 tới? Vì vậy, công tác QHSDĐ lâm nghiệp đang dần trở thành vấn đề đƣợc các nhà quản lý và nhân dân quan tâm. Nhằm khai thác sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên có hạn, mặt khác nó là phƣơng tiện quan trọng góp phần phát triển tổng thể KT-XH trong tƣơng lai, phù hợp với hoàn cảnh chính trị xã hội và thực tế của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Lai Châu nói riêng. Với tỉnh Lai Châu việc thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp với một địa bàn miền núi, điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, phân bố dân cƣ không đồng đều c ng tác động và ảnh hƣởng lớn tới công tác QH, KHSDĐ lâm nghiệp. Theo đó, QHSDĐ lâm nghiệp còn phải đặc biệt quan tâm, chú trọng tới tập quán sinh sống, văn hóa vùng miền, với vị trí địa lý khu vực ... để không chỉ nâng cao giá trị, hiệu quả về kinh tế trong khai thác giá trị và tiềm năng của đất, mà còn hƣớng tới việc bảo lƣu, phát triển hòa quyện với các giá trị văn hóa, truyền thống của ngƣời dân, của làng bản. Mục tiêu và trọng trách cao hơn nữa trong xây dựng và thực hiện QH, KHSDĐ lâm nghiệp đó là vấn đề bảo vệ môi trƣờng (BVMT) và phát triển bền vững. Hiện nay, dƣới góc độ lý luận, pháp luật về QHSDĐ đã đƣợc nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau.Tuy nhiên, vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về QHSDĐ lâm nghiệp làm nền tảng lý luận cho việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật QHSDĐ. Để nâng cao hiệu quả của công tác QHSDĐ, góp phần thúc đẩy KT – XH, phát triển bền vững, việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống thực trạng pháp luật QHSDĐ hiện nay trở nên cấp thiết. Song các giải pháp hoàn thiện pháp luật sẽ có tính khả thi cao hơn nếu việc đánh giá, nghiên cứu vấn đề này dƣới góc nhìn thực tiễn thi hành tại một địa phƣơng cụ thể. Với mục tiêu nhìn nhận và đánh giá những kết quả trong thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Phân tích, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật về QHSDĐ 3 lâm nghiệp c ng nhƣ đề ra các giải pháp, hƣớng hoàn thiện về QHSDĐ lâm nghiệp một cách chi tiết, cụ thể và hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại tỉnh Lai Châu trong những năm tới, tôi thực hiện đề tài “Thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu” cho luận văn thạc s của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập và nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các luận văn của các học viên đi trƣớc, các bài viết trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nƣớc (CQNN), các báo cáo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác QHSDĐ nói chung, QHSDĐ lâm nghiệp nói riêng. Với địa bàn nơi tôi công tác còn nhiều trở ngại và trong giới hạn hiểu biết của mình, một số công trình tôi có cơ hội đƣợc tiếp cận liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đây: Luận văn thạc sĩ luật học, “ háp luật về quy hoạch s dụng đất – Thực trạng và kiến nghị”, của tác giả Lƣơng Nhân Hòa, Học viện khoa học xã hội, năm 2012; Bài viết “Quy hoạch, kế hoạch s dụng đất theo pháp luật Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị”, của tác giả PGS. TS, Phạm Hữu Nghị đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 10 2008; bài viết “Những s a đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 về quy hoạch, kế hoạch s dụng đất”, của tác giả ThS. Đỗ Việt Cƣờng đăng trên Tạp chí Luật học, đặc san tháng 11/2014; Luận án tiến sĩ luật học “ háp luật về quy hoạch s dụng đất qua thực ti n tại t nh Thừa Thiên Huế” của tác giả Lê Thị Phúc, Khoa Luật, Trƣờng Đại học Quốc gia, năm 2014; Luận văn hạc sĩ luật học “ háp luật về quy hoạch s dụng đất qua thực ti n quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Bích Huệ, Học viện khoa học xã hội, năm 2014; Luận văn thạc sĩ “Thực trạng và giải pháp từng bước thực hiện phương án QH s dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 trên địa bàn huyện Duy Tiên, t nh Hà Nam” của 4 tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Bài viết “Nhìn lại công tác quy hoạch, kế hoạch s dụng đất nước ta 10 năm qua”, của tác giả Chu Văn Thỉnh, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học về quy hoạch đất, năm 2014; Bài viết “Cách tiếp cận quy hoạch s dụng đất trong dự thảo Luật Quy hoạch” của GS, TSKH. Đặng Hùng V đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 07 2017; Luận văn thạc sĩ (2015), “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch s dụng đất huyện Tam Đảo, t nh Vĩnh húc”, của tác giả Nguyễn Thị Thảo Hiền, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; Bài viết của ThS. Lê Văn Bình, “Thực trạng quy định của pháp luật về quy hoạch s dụng đất: Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện” đăng trên Bản thông tin khoa học Lập pháp số 01 – 2013. Bài viết “Từng bước hoàn thiện quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch s dụng đất kịp thời phục vụ phát triển kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ” của Tiến sĩ Nguyễn Đắc Nhẫn - Phó Cục trƣởng Cục Quy hoạch đất đai-Tổng cục Quản lý đất đai (ngày 10 9 2015);... Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề pháp luật về QHSDĐ và nêu đƣợc một số tồn tại, bất cập, c ng nhƣ đề cập đƣợc một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về QHSDĐ. Bên cạnh đó, các công trình này c ng đã lý giải đƣợc sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với QHSDĐ; bƣớc đầu xây dựng lý luận về nội dung của pháp luật QHSDĐ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở QH sử dụng các loại đất nói chung, mà chƣa nghiên cứu QHSDĐ lâm nghiệp nói riêng. Mặt khác, sự kết nối giữa thực tiễn và lý luận của QHSDĐ nói chung và QHSDĐ lâm nghiệp nói riêng nhƣ đánh giá sự hiện thực hóa QH, KHSDĐ trên thực tế chƣa đƣợc quan tâm chú trọng. Đặc biệt, nghiên cứu thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp trên một địa bàn vùng núi cao nhƣ Lai Châu, với những điều kiện tự nhiên, KT-XH, lịch sử, phong tục tập quán... với rất nhiều sự đặc thù thì chƣa 5 có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, với đề tài “Thực hiện pháp luật về quy hoạch s dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn t nh Lai Châu” mong muốn từ thực tiễn việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trong những năm vừa qua sẽ đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung và làm r thêm những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp và thực tiễn thi hành để từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trong thực tế cuộc sống, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 3.2. Mục tiêu cụ thể Làm r những vấn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp, c ng nhƣ giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong công tác QHSDĐ lâm nghiệp, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu lý luận của việc thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp; thực tiễn thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp tại tỉnh Lai Châu, tìm ra những yếu tố đặc thù của QH vùng ảnh hƣởng đến việc lập và thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp tại địa phƣơng. 6 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp Về không gian: trên địa bàn tỉnh Lai Châu Về thời gian từ năm 2013 đến năm 2019 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin. Ngoài ra luận văn c ng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. Cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử tại Chƣơng 1 khi nghiên cứu những vấn đề chung về thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp. Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đánh giá tại Chƣơng 2 khi nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật QHSDĐ lâm nghiệp tại tỉnh Lai Châu. Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu tại Chƣơng 3 khi nghiên cứu, đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về thực hiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Bổ sung cơ sở khoa học và cơ sở thực tế để hoàn thiện pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện có pháp luật về QHSDĐ lâm nghiệp. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng QHSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và góp phần thực hiện QHSDĐ lâm nghiệp trên thực tế có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. 7 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu trong luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát chung về thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 8 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của thực hiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Trên thế giới, công tác QH thƣờng gắn với việc quản lý hành chính và quản lý đất đai. QH thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu và rất đắc lực cho việc quản lý hành chính c ng nhƣ quản lý đất đai. Tùy theo chế độ chính trị, chế độ KT – XH, c ng nhƣ điều kiện KT-XH cụ thể của mỗi quốc gia mà QH có những hình thức, đặc điểm, mức độ rất khác nhau. QHSDĐ đƣợc giới nghiên cứu xem nhƣ là một hiện tƣợng KT-XH, vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp k thuật, KT-XH đƣợc xử lý bằng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, KT – XH để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của xã hội một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Xét về mặt thuật ngữ: Theo Từ điển tiếng Việt [47] quy hoạch là bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lí trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. Theo Giáo sƣ Nguyễn Lân thì “quy hoạch là sự trù tính một cách cụ thể công việc sẽ tiến hành để đạt kết quả tốt nhất” [18, tr.598]. Theo từ điển Bách khoa Toàn thƣ Việt Nam trực tuyến, quy hoạch đất đai là: Việc bố trí, sắp xếp và sử dụng các loại đất đai một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều nông sản chất lƣợng cao, hiệu quả kinh tế lớn. QH đất đai chia làm hai loại: QH đất đai cho các vùng, các ngành, và QH đất đai trong nội bộ 9 xí nghiệp. Việc QH giữa các vùng, các ngành tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và có mối liên hệ chặt chẽ của lực lƣợng sản xuất với phân vùng của cả nƣớc. Việt Nam đã và đang thực hiện QH lại đất đai trong nông nghiệp phục vụ cho yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa, khắc phục tính chất tự cấp, tự túc tồn tại trƣớc đây [48]. Đối với khái niệm QHSDĐ có nhiều cách hiểu khác nhau, có quan điểm cho rằng QHSDĐ đơn thuần là các biện pháp k thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ lại bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành, thiết kế xây dựng đồng ruộng nhƣng c ng có quan điểm cho rằng QHSDĐ là tổng hợp các hoạt động để thực hiện các quy định của pháp luật, nhấn mạnh tính pháp chế của QH. Dù có thể đƣợc tiếp cận và với nhiều góc nhìn khác nhau về QHSDĐ, song tựu chung lại, các quan điểm khoa học đều có nhận định chung rằng, QHSDĐ là một hiện tƣợng KT-XH, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp k thuật, KT-XH nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật, nó không chỉ là phƣơng pháp k thuật càng không đơn thuần là quy phạm pháp luật. Xét một cách toàn diện, QHSDĐ đồng thời thể hiện ba tính chất: tính pháp lý bởi nó là công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất đai đƣợc thống nhất; tính k thuật do việc sử dụng các công tác chuyên môn nhƣ điều tra, khảo sát, xử lý số liệu, ... để xây dựng QHSDĐ khoa học và khả thi; cuối cùng là tính kinh tế thể hiện thông qua việc giá trị của từng thửa đất tăng theo QHSDĐ. Theo Luật Đất đai 2013: QHSDĐ là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, BVMT và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế, xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định [31, Điều 3, Khoản 2] 10 Với cách giải thích thuật ngữ QHSDĐ của pháp luật đất đai hiện hành thì QHSDĐ c ng bao hàm tới cả bốn phƣơng diện sau đây: - Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều đƣợc đƣa vào sử dụng theo các mục đích nhất định. - Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. - Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - k thuật và các biện pháp tiên tiến. - Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ lợi ích KT-XH - môi trƣờng. Nhƣ vậy, với các quan điểm khoa học và pháp luật hiện hành nêu trên về QHSDĐ cho thấy, về thực chất, QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào s dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều ch nh các mối quan hệ đất đai và tổ chức s dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm quy hoạch s dụng đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm có: đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng [31, Điều 10, khoản 1]. Theo Nghị quyết số 134 2016 NQ-QH13 ngày 09 4 2016 của Quốc hội về điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 2020) cấp quốc gia thì QHSDĐ đến năm 2020, cả nƣớc có 16.245.250 ha đất lâm nghiệp, trong đó, đất rừng phòng hộ là 4.618.440 ha; đất rừng đặc dụng là 2.358.870 ha; đất rừng sản xuất là 9.267.940 ha. QHSDĐ lâm nghiệp là bản luận chứng khoa học về chủ trƣơng phát triển và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý của sử dụng đất lâm nghiệp, bao gồm: phân bổ qu đất lâm nghiệp trong một vùng lãnh thổ nhất định và các 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan