Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện qua thực tiễn tỉnh nghệ an...

Tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện qua thực tiễn tỉnh nghệ an

.PDF
99
143
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VĂN KIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN - QUA THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VĂN KIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN - QUA THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƢƠNG ĐỨC CHÍNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vật tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Văn Kiệm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BHXH Bảo hiểm xã hội ILO Tổ chức lao động quốc tế NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước WHO Tổ chức y tế thế giới i MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM DOAN DANH MỤC CAC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. v MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ....................... 6 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ........................................................................................................ 8 1.1. Một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các vấn đề liên quan .............................................................. 8 1.1.1 Khái niệm bảo hiểm........................................................................................................ 8 1.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, và các vấn đề liên quan. ............................................................................................ 8 1.1.3 Phân biệt BHXH bắt buộc với BHXH tự nguyện...................................................... 9 1.1.4. Các yếu tố cấu thành cơ bản của BHXH tự nguyện ............................................... 10 1.2. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh, khái quát quá trình phát triển của pháp luật BHXH tự nguyện ..................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật BHXH tự nguyện ..................... 11 1.2.2. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt ii Nam .......................................................................................................................................... 12 1.3. Khái niệm và các hình thức thực hiện luật BHXH tự nguyện ................. 12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện ... 22 1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện BHXH tự nguyện ............................. 28 1.6. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về BHXH tự nguyện30 1.6.1. Mô hình BHXH tự nguyện ở Trung Quốc............................................................... 32 1.6.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức .............................................. 33 1.6.3. Hệ thống an sinh xã hội ở Pháp.................................................................................. 34 1.6.4. Hệ thống BHXH cho nông dân ở Ba Lan ................................................................ 35 1.6.5. Bài học vận dụng cho Việt Nam................................................................................ 36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 38 CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BHXH TỰ NGUYỆN VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BHXH TỰ NGUYỆN Ở TỈNH NGHỆ AN................... 39 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An ................................... 39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 39 2.2. Thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện .............................................. 44 2.2.1. Các chế định cơ bản của pháp luật BHXH tự nguyện ............................................ 44 2.2.2. Những điểm mới của pháp luật BHXH tự nguyện tại luật BHXH năm 2014.... 53 2.3. Đánh giá pháp luật BHXH tự nguyên 2014 ............................................. 55 2.3.1. Những ưu điểm của chế định pháp luật BHXH tự nguyện hiện hành ................. 55 2.3.2 Những hạn chế của Pháp luật BHXH hiện hành...................................................... 57 2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.58 2.4.1. Kết quả đạt được : ........................................................................................................ 58 2.4.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện Pháp luật về BHXH tự nguyện ở Nghệ An.61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 64 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BHXH TỰ NGUYỆN Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY ............... 65 iii 3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về BHXH tự nguyện 65 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................... 66 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................................ 66 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể - Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.......................... 69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 87 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 90 iv DANH MỤC BẢNG Số Hiệu Tên bảng Trang 1.1 Bảng tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí 48 1.2 Bảng số người tham gia BHXH tự nguyện 2008-2016 59 1.3 Bảng kết quả thu BHXH tự nguyện 2008-2016 60 1.4 Kết quả người hưởng chế độ hưu trí 2009-2016 61 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã mang lại những thành tựu to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là dân cư khu vực nông thôn, miền núi thu nhập thấp, việc làm không ổn định, hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chịu nhiều rủi ro do thiên tai. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách trụ cột về an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Tại kỳ họp thứ IX Quốc hội khoá XI đã thông qua luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007. BHXH tự nguyện là một phần của luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2008. Luật BHXH sửa đổi năm 2014, có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2016. Sau gần 9 năm thực hiện, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn ít, tính đến tháng 3/2017 mới có khoảng 235.000 lao động tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 0,5% số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đặc biệt là đối với những vùng khó khăn, dân số chủ yếu làm nông nghiệp, mức sống thấp. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới dự báo, đến năm 2037 quỹ Bảo hiểm xã hội của Việt Nam sẻ mất cân đối thu, chi. Có nhiều lý do dẫn tới nguy cơ đó, như tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam nâng lên, tỷ lệ hưởng Bảo hiểm xã hội khi về hưu theo cách tính hiện nay của nước ta là cao so với các nước trên thế giới, nhưng có một lý do rất cơ bản mà làm cho nguy cơ quỹ BHXH mất cân đối đó là sự già hóa dân số. Già hóa dân số sẻ khiến cho người tham gia đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ giảm nhanh trong thời gian tới. Một nguyên tắc rất cơ bản của Bảo hiểm xã hội là 1 nguyên tắc số đông bù cho số ít, vậy ngoài các giải pháp như là điều chỉnh luật pháp, tăng cường quản lý quỹ, một giải pháp quan trọng, thiết thực nhất hiện nay là tăng số lượng người tham gia Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng. Tỉnh Nghệ An, là trung tâm chính trị, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. Địa hình Nghệ An có nhiều rừng núi cao với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh cũng có nhiều hạn chế, như kinh tế phát triển nhưng còn chưa đồng đều, một số vùng núi cao còn gặp nhiều khó khăn, người dân có thu nhập còn thấp. Việc thực hiện BHXH cho người lao động trên địa bàn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là phát triển BHXH tự nguyện. Số liệu từ BHXH tỉnh Nghệ An, đến 31/12/216 số người tham gia BHXH tự nguyện ở Nghệ An là 23.010; người, nhận lương hưu BHXH tự nguyện là 1.034 người. Để có thể làm tốt hơn công tác thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Qua thực tiển tỉnh Nghệ An” sẽ đưa ra những giải pháp tích cực và phù hợp để tăng cường tính hiệu quả việc thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện. Góp phần nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trong những năm sắp tới trên địa bàn Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều bài báo khoa học, luận văn viết về đề tài này, nhưng ở các địa phương khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. - Lưu Bích Ngọc [16] với đề tài khoa học. “Người lao động với Bảo hiểm xã hội tự nguyện”. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm 2 hiểu nhu cầu, khả năng tham gia của NLĐ đối với hình thức BHXH tự nguyện cũng như thái độ, mong muốn của chính bản thân NLĐ đối với phương thức tham gia, đóng góp và cơ chế hưởng chế độ bảo hiểm sau này. - Lê Thị Thu Hương [17] luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu đề tài: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện, một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng”. Nghiên cứu này mới đề cập đến những quy định của BHXH tự nguyện, các văn bản pháp luật và thực tế áp dụng những quy định pháp luật vào các quan hệ bảo hiểm cụ thể, đưa ra được một số giải pháp nhằm đáp ứng các quan hệ pháp luật BHXH tự nguyện. - Nguyễn Tiến Phú với đề tài khoa học - BHXH Việt Nam “Cơ sở lý luận về việc thực hiện các loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”. Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung , hình thức , tổ chức quản lý quá trình phát triển loại hình BHXH tự nguyện. - Trương Thị Phượng [19] luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên”. Nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu , đánh giá một cách tổ ng quan về thực trạng tình hình lao động hoạt động trong khu vực phi chính thức cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho NLĐ ở Phú Yên. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ ở khu vực phi chính thức của tỉnh Phú Yên. - Trần Quốc Toàn và Lê Trường Giang [20] sáng kiến khoa học cấp tỉnh (Nghệ An) nghiên cứu về: “Các giải pháp thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp”. Công trình 3 có ý nghĩa khoa học và xã hội rất lớn, phù hợp với xu thế mở rộng đối tượng tham gia BHXH, góp phần mở rộng mạng lưới và loại hình BHXH cụ thể: + Đã nghiên cứu, tổ ng hợp và hệ thống hoá theo logic, hợp lý, chặt chẽ những vấn đề lý luận khoa học về BHXH tự nguyện như nguyên tắc đoàn kết, tương trợ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện và vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ quỹ và bảo toàn, phát triển quỹ BHXH tự nguyện. + Đã nghiên cứu và đề cập các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện, trong đó đi sâu vào đặc điểm lao động và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp để đánh giá khả năng tham gia BHXH của NLĐ, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách. Đã đi sâu nghiên cứu, phân tích việc thực hiện BHXH nông dân ở Nghệ An trên các góc độ quy định về chính sách; về tổ chức thực hiện thu , chi, quản lý đối tượng và tổ chức bộ máy ; về an toàn quỹ, tức là đảm bảo khả năng chi trả và cân đối quỹ ; về đảm bảo giá trị thực tế tiền lương hưu từ nguồn của BHXH tự nguyện . Nghiên cứu và xác định các giải pháp thực hiện BHXH tự nguyện , trong đó có các giải pháp về quản lý thu , quản lý chi , giải pháp về tổ chức b ộ máy và đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện. + Sử dụng toán học, mô hình học để chứng minh sự mất cân đối quỹ BHXH nông dân theo chính sách của UBND tỉnh Nghệ An. Từ đó góp tiếng nói cho UBND tỉnh trong việc ban hành Quyết định số 32/2001/QĐ-UB về việc ban hành điều lệ BHXH nông dân thay thế Quyết định số 1210/1998/QĐ-UB ngày 30/07/1998 về việc ban hành điều lệ tạm thời. Đã đề cập tới mối liên hệ giữa BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc và đề xuất chuyển đổ i BHXH nông dân sang loại hình BHXH tự nguyện (do mức đóng BHXH nông dân quá thấp, không phù hợp với BHXH bắt buộc). Đây là cơ sở để hạn chế việc mở rộng phạm vi thực hiện BHXH nông dân. 4 - Tóm lại, trong quá trình thực thi chính sách BHXH tự nguyện có rất nhiều nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, bàn luận về triển khai chính sách BHXH tự nguyện , đây là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc , góp phần bảo vệ những đối tượng là nông dân, người có thu nhập thấp và thiếu ổ n định, mang lại sự an sinh xã hội cho mỗi quốc gia. - Trong những năm gần đây một số biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện mà cơ quan BHXH Nghệ An đã áp dụng mang lại sự đổi mới nhất định trong việc thực hiện các chính sách về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Tỉnh, nhằm góp phần từng bước ổn định tình hình an sinh xã hội ở địa phương, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần có giải pháp để khắc phục. Bên cạnh đó thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện lại là một vấn đề tương đối mới ở tỉnh Nghệ An (tuy Nghệ An đã có BHXH nông dân Nghệ An chuyển đổi sang BHXH tự nguyện) nên những công trình nghiên cứu đã được công bố về mảng đề tài này còn chưa nhiều (có chăng chỉ là những bài báo do các tờ báo viết cổ động). Tuy vậy đây cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá bổ trợ cho tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình. Những bài viết này đã bổ sung cho tôi một số những kiến thức nhất định về lý luận và thực tiễn của các vấn đề về BHXH tự nguyện dưới góc nhìn Kinh tế thế nhưng chưa có đề tài nào trên địa bàn Tỉnh (đặc biêt là đề tài ở lĩnh vực Pháp Luật) đánh giá về tình hình thực hiện Pháp luật trên thực tiễn ở Tỉnh Nghệ An. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn trên cơ sở tiếp cận chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển phát triển BHXH tự nguyện; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện. 5 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các khái niệm cơ bản thuộc cơ sở lý luận của thực hiện BHXH tự nguyện. - Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện trên thực tế ở địa bàn Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An; 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển BHXH tự nguyện, các nguyên nhân ảnh hưởng dến sự phát triển đối tượng BHXH tự nguyện, tình hình triển khai thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện tại Tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Số liệu phục vụ phân tích đánh giá thực trạng trong thời kỳ 2008-2016. - Về nội dung: + Các vấn đề liên quan tới việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tại Tỉnh Nghệ An. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH tự nguyện như: Chính sách của nhà nước, thu nhập của người dân, sự quan tâm và nhận thức của người tham gia, mức phí tham gia, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, thủ tục tham gia. - Về không gian: Đề tài được thực hiện ở Tỉnh Nghệ An. 5. phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được tiếp cận trên quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, khoa học pháp lý, lý luận về quyền con người trong lĩnh vực an sinh xã hội. 6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm tổng hợp các phương pháp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp... các phương pháp trên đều được vận dụng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các phương pháp tiếp cận khách quan, khoa học khác để từ đó rút ra những kết luận làm sáng tỏ mục đích của luận văn phục vụ cho lý luận và thực tiển cũng như quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về mối quan hệ giữa pháp luật và đời sống thực tiễn, giữa thực thi pháp luật và xây dựng pháp luật. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã phân tích được những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH tự nguyện như khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự điều chỉnh của pháp luật đối với BHXH tự nguyện. - Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá được thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện tại Việt Nam hiện nay. - Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về BHXH tự nguyện đồng thời nâng cao hiệu quả việc thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện luật BHXH tự nguyện. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1.1. Một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các vấn đề liên quan 1.1.1 Khái niệm bảo hiểm Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó , một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổ n thất được trả bởi một bên k hác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”. 1.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, và các vấn đề liên quan. Có nhiều cách tiếp cận BHXH khác nhau do đó có nhiều khái niệm về BHXH. Khái niệm được hiểu một cách chính xác nhất theo Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (1999). “BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội”. Quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau , thai sản, tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp , hết 8 tuổ i lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Quy định tại Khoản 2 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014): “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia”. Quy định tại Khoản 3 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014): “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội”. *Khái niệm phí bảo hiểm xã hội Phí BHXH là khoản tiền đóng góp hàng tháng hoặc định kỳ của những người tham gia BHXH cho Quỹ bảo hiểm xã hội. * Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội Trong kinh tế thị trường, Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm. * Khái niệm trợ cấp bảo hiểm xã hội Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ Quỹ BHXH được cơ quan hay tổ chức BHXH chi trả cho người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm và có đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật BHXH. Trợ cấp BHXH có nhiều loại như trợ cấp một lần, trợ cấp lần đầu, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ngắn hạn, trợ cấp dài hạn. 1.1.3 Phân biệt BHXH bắt buộc với BHXH tự nguyện BHXH bắt buộc với BHXH tự nguyện cùng là chính sách an sinh xã hội được thực hiện ở nước ta như BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện có nhiều điểm khác biệt để nhận thấy. 9 + Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động tham gia hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động (tổ chức hoặc cá nhân), nhưng đối với người tham gia BHXH tự nguyện là lao động tự do, tự mình tham gia đóng BHXH tự nguyện. + Phí BHXH bắt buộc bao gồm người lao động đóng một phần, chủ sử dụng đóng một phần, riêng phí BHXH tự nguyện thì do người tham gia BHXH tự nguyện đóng 100%; tuy nhiên do thực hiện chính sách mới cho nên Nhà nước hỗ trợ phần nhỏ trên đóng BHXH tự nguyện từ 2018 trở đi. + BHXH bắt buộc hiện nay có 5 chế độ, gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bằng nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất về BHXH tự nguyện có hai chế độ sau: hưu trí, tử tuất. + Phương thức đóng BHXH bắt buộc là theo tháng, có trường hợp đặc biệt theo ngành sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động thì họ có thể đóng theo quý, theo 6 tháng. Đối với BHXH tự nguyện, người lao động có thể đóng theo tháng, theo quý, cả năm hoặc đóng một lần cho nhiều năm sau đó, đặc biệt người tham gia BHXH tự nguyện đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH tự nguyện đóng đủ từ 10 năm trở lên thì được đóng mỗi lần tiền gốc, tiền lãi để đủ tối thiếu 20 năm đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu BHXH. 1.1.4. Các yếu tố cấu thành cơ bản của BHXH tự nguyện + Người tham gia BHXH tự nguyện: Người tham BHXH tự nguyện là những cá nhân tự nguyện đăng ký BHXH tự nguyện để hưởng các chế độ về BHXH BHXH tự nguyện. + Cơ quan BHXH: Là cơ quan sự nghiệp được nhà nước giao nhiệm vụ thu BHXH tự nguyện, quản lý quỹ BHXH tự nguyện và giải quyết các chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật BHXH tự nguyện. 10 + Nhà nước: Là cơ quan ban hành các chính sách BHXH tự nguyện đồng thời quản lý, giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện đối với cơ quản BHXH và người tham gia BHXH tự nguyện. + Quỹ BHXH tự nguyện: là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHXH tự nguyện và các nguồn thu hợp pháp khác được sử dụng để chi trả các chế độ cho người tham gia, chi phí quản lý bộ máy, và những khoản chi hợp pháp khác liên quan đến người tham gia. 1.2. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh, khái quát quá trình phát triển của pháp luật BHXH tự nguyện 1.2.1. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật BHXH tự nguyện Pháp luật về BHXH tự nguyện là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực BHXH tự nguyện. Pháp luật BHXH tự nguyện quy định chế độ, chính sách BHXH tự nguyên, đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng, quyền, trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện. - Phạm vi điều chỉnh của pháp luật BHXH tự nguyện + Người tham gia BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt đủ từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. + Tổ chức quản lý và thực hiện BHXH tự nguyện. * Cơ quan nhà nước - Chính phủ, bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, UBND các cấp và các tổ chức khác được nhà nước giao chức năng quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện. * Tổ chức BHXH - Tổ chức BHXH là đơn vị sự nghiệp có chức năng trực tiếp thực hiện chế độ chính sách về BHXH tự nguyện. 11 1.2.2. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH được xây dựng và thực hiện ở nước ta. Cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện BHXH tự nguyện ở Việt Nam là luật BHXH số 76/2006/QH được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006. Chế định về BHXH tự nguyện tại luật BHXH số 76/2006/QH được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thực hiện vào ngày 01/1/2008, cho đến nay pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam được thực hiện gần 9 năm. Sau thời gian đưa vào thực hiện đã được sửa đổi tại luật số 58/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014. Luật BHXH số 58/2014/QH13 đã hoàn thiện hơn, phù hợp hơn và đã khắc phục được nhiều tồn tại của các quy định về BHXH tự nguyện ở nước ta và tiếp tục được chỉnh sửa trong thời gian tới để chính sách, pháp luật luật BHXH tự nguyện được thực hiện ngày càng tốt hơn. Công bằng mà nói BHXH tự nguyện là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Nhưng nhìn một cách vĩ mô thì BHXH tự nguyện sẽ có vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong thời gian tới. 1.3. Khái niệm và các hình thức thực hiện luật BHXH tự nguyện - Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện (THPL BHXH tự nguyện) là một trong những hình thức thực hiện pháp luật nói chung. Do vậy thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện bên cạnh những đặc điểm riêng cũng có những đặc điểm chung như thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực khác. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan