Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với Người cao tuổi từ thực tiễn huyện ...

Tài liệu Thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với Người cao tuổi từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

.PDF
77
48
113

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số : 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Lê Bí Bo HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn 1 năm 2020 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ ASXH An sinh xã hội BTXH Bảo trợ xã hội CNTT Công nghệ thông tin NSNN Ngân sách nhà nước LĐ - TB&XH Lao động - Thương binh và xã hội NCT Người cao tuổi BHYT Bảo hiểm y tế TGXH Trợ giúp xã hội CTXH Công tác xã hội KHCN Khoa học công nghệ 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………................6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ASXH ĐỐI VỚI NCT TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG….…………....................................14 1.1. Lý luận thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT…………...........14 1.1.1. Các khái niệm.............………………….………………....………......................................…..14 1.1.2. Vị trí, vai trò, đặc điểm chung của NCT ………………........……..…...…18 1.1.3. Thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT……....................................22 1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT.....................................................................................................................................................................................................24 1.3. Nội dung của việc thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT....................................................................................................................................................................................................27 1.4. Phương thức thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT………………….......................................................................................................................................................………....30 1.5. Yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT………...........................................................................................................................................................……...........…....32 1.5.1. Yêu cầu của thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT.............………………….…..................................................................…………………………………....……….........…..32 1.5.2. Điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT……………………........................................................................................................................................................…...…33 Tiểu kết chương 1...................................………………………………………………………………...36 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ASXH ĐỐI VỚI NCT TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG...............37 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Dầu 3 Tiếng……….......................................................................................................................................................................................37 2.2. Khái quát về hội NCT huyện Dầu Tiếng.............................................................41 2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT.....................................................................................................................................................................................................42 2.4. Kết quả thực hiện pháp luật ASXH cụ thể đối với NCT tại huyện Dầu Tiếng trong thời gian qua.....................................................................................................44 2.4.1. Pháp luật quy định trợ giúp xã hội….....................................................................44 2.4.2. Pháp luật về chế độ hưu trí………..................................................................................50 2.4.3. Chế độ chăm sóc sức khỏe–Pháp luật về BHYT…..............................54 2.5. Đánh giá chung việc thực hiện pháp luật về An sinh xã hội đối với NCT tại huyện Dầu Tiếng trong thời gian qua…......................................................…..59 2.5.1. Ưu điểm…………………………………………………………………..................…………...…59 2.5.2. Khó khăn, hạn chế……………………………………………………………………...…..60 Tiểu kết chương 2...................……………………………………………..….................................……..62 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ASXH ĐỐI VỚI NCT...................................................................................................................................................................................................63 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT…………………….......................................................................................................................63 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT..........................................................................................................................................................65 3.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT…….............................................................................................................................................................................................65 3.2.2. Xác định vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của các tổ chức NCT để đẩy mạnh xã hội hóa chăm sóc NCT để thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT……...............................................................................................................71 4 3.2.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc NCT.................................................................................74 Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….............………….......75 KẾT LUẬN……………………………………………………………................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………........................…………..77 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược an sinh xã hội (ASXH) giai đoạn 2011-2020 là một bộ phận cấu thành của “Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định “xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI chỉ rõ “từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”. Ở Việt Nam, NCT được pháp luật quy định là những người từ đủ 60 tuổi trở lên. Đa số NCT Việt Nam hiện nay là thế hệ sinh ra trong thời kỳ trước 1950, nhiều người tham gia các cuộc đấu tranh giữ nước, xây dựng đất nước. Do sinh ra và trưởng thành trong các điều kiện hết sức khó khăn họ không có điều kiện bảo vệ sức khoẻ và tích luỹ vật chất cho tuổi già. Chính vì vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi. Bên cạnh đó, “Già hóa dân số” là một xu thế tất yếu, đã và đang diễn ra trên toàn cầu với tốc độ ngày càng nhanh và tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội. Trên thế giới, năm 2011, Liên hợp quốc đã chính thức công nhận thế giới đã bước vào giai đoạn già hóa dân số (tức là khi số người trên 60 tuổi chiếm 10% trở lên so với tổng dân số) và một số nước đã ở trong tình trạng dân số già (21% trở lên) với tốc độ nhanh. Toàn thế giới hiện có gần 100 triệu người cao tuổi chiếm hơn 12% dân số; vào năm 2030 sẽ là hơn 16%. Dự báo đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có trên 2 tỉ NCT, chiếm hơn 33% [27]. Việt Nam đang có xu hướng già hóa dân số nhanh. Nhu cầu thăm 6 khám, chữa bệnh tăng lên, tuy nhiên sau hơn 1 năm triển khai Thông tư số 35/2011/TT-BYT thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, cả nước mới có 28 bệnh viện ở Tỉnh và Trung ương thành lập Khoa Lão khoa, còn nhiều bệnh viện chưa triển khai. Mặc dù gánh nặng bệnh tật đối với NCT Việt Nam là khá lớn khi có tới 95% NCT có bệnh nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, chưa phát triển kịp với sự gia tăng nhanh chóng của NCT và yêu cầu được chăm sóc của họ. Mặt khác, đối với nhóm NCT, việc thực thi chính sách ASXH cho nhóm này còn rất hạn chế. Hệ thống chăm sóc NCT hiện nay còn nhiều bất cập: nhận thức về già hóa dân số và tác động tới phát triển kinh tế-xã hội còn hạn chế; các cấp lãnh đạo chưa nhận thức rõ vấn đề; xã hội thay đổi cách nhìn nhận đối với người già; bản thân NCT chưa nhận thức được sự cần thiết phải chăm sóc, bảo vệ bản thân; người dân ở nông thôn chưa quan tâm chuẩn bị cho tuổi già; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe công lập không đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh của NCT; trình độ của các bác sỹ còn hạn chế…; đồng thời xuất phát từ đặc điểm của người cao tuổi có thể thấy rằng họ thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, cuộc sống của một bộ phận trong số họ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Hiện tượng người cao tuổi phải lao động nặng nhọc, bị ngược đãi hay lang thang còn nhiều. Mặt khác, xã hội Việt Nam hiện đại vẫn chưa đánh giá đúng vị thế, vai trò của người cao tuổi dẫn đến việc họ bị phân biệt đối xử. Truyền thống hiếu kính với người cao tuổi có xu hướng giảm sút… Tại Việt Nam, thực hiện pháp luật an sinh xã hội đối với NCT đã đuợc quy định bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực song trên thực tiễn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn và bộc lộ những bất cập nhất định. Yêu cầu chung khi nghiên cứu, xây dựng các chính sách, pháp luật của 7 mỗi quốc gia đó là phải phù hợp với thực tiễn và tiến trình phát triển của xã hội, phù hợp với định hướng phát triển bền vững đồng thời cũng phải thể hiện được các cam kết về nhân quyền của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Việc nghiên cứu về an sinh xã hội cho NCT sẽ góp phần đáp ứng những yêu cầu này. Xuất phát từ những lý giải trên, gắn với thực tế tại địa phương đang công tác tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với Người cao tuổi từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với người cao tuổi là một đề tài rất mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý. Tác giả Bế Huỳnh Nga (2010) trong công trình nghiên cứu về “Người cao tuổi Việt Nam phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe” đăng trên tạp chí xã hội số 2 (110), 2010 đã cho rằng Việt Nam cũng như các nước phát triển khác, tuổi thọ trung bình tăng nhanh cũng như số lượng người cao tuổi. Bệnh tật thường hay xuất hiện ở lứa tuổi già. Điều này đã làm cho mô hình đau ốm cũng thay đổi. Sự thay đổi này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của hệ thống y tế và toàn xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nhất là các bệnh mãn tính và bệnh thoái hóa thường xuất hiện ở người cao tuổi. Những vấn đề về sức khỏe và khả năng tiếp cận chăm sóc y tế là các vấn đề ưu tiên cho người cao tuổi. Nghiên cứu của Trần Quốc Bảo (2019) trong công trình nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã cho thấy những thuận lợi và khó khăn của gia đình, bản thân người cao tuổi và Nhà nước với việc lấy chính sách gia đình làm trung tâm trong việc phụng dưỡng và chăm sóc người cao tuổi hiện nay. Điều này rất có ý nghĩa với bản thân tác giả trong việc đề xuất 8 các chính sách các đối tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. - Giáo trình ASXH của PGS.TS Nguyễn Văn Định (2008), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Tiếp cận theo quan điểm chức năng của chủ thể cung cấp dịch vụ một số tác giả đồng quan điểm cho rằng, bảo trợ xã hội và sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân và gia đình, sớm hòa nhập cộng đồng. Đồng thời tác giả cũng đưa ra khái niệm khác gần giống với khái niệm bảo trợ xã hội là “cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của nhà nước và cộng đồng đối với thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như: Thiên tai, bị tàn tật, già yếu…dẫn đến mức sống quá thấp lâm vào cảnh neo đơn, túng quẩn nhằm giúp họ đảm bảo điều kiện sống tối thiểu, vượt lên cơn nghèo khốn và vươn lên cộc sống bình thường”. Với cách này thì cứu trợ xã hội trước rồi mới đến trợ giúp xã hội. Thể hiện chính sách cho đối tượng BTXH từ Nhà nước, cộng đồng và trong thực tiễn để thực hiện chính sách BTXH Nhà nước luôn giữ vững vai trò trong việc cung cấp nguồn lực và các dịch vụ BTXH. - Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng đời sống người nghỉ hưu, những giải pháp về cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần người nghỉ hưu” giai đoạn 2013-2014 của TS. Phạm Đình Thành. Một trong những số ít công trình nghiên cứu đánh giá chính sách hưu trí với đối tượng người cao tuổi. Đề tài nghiên cứu mang tính thời sự, tại thời điểm mà Nhà nước và Quốc hội đang xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đời sống của người nghỉ hưu, đề tài cũng nêu lên những nguyện vọng, mong muốn của một bộ phận NCT muốn đề đạt tới các cấp có thẩm quyền, những 9 người làm chính sách để bổ sung, hoàn thiện chính sách hơn nữa, ngày càng đáp ứng nhu cầu của của NCT. - Đề tài nghiên cứu khoa học “Vấn đề già hóa dân số và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam” năm 2015 của Ths. Đỗ Thị Kim Oanh. Công trình này nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa vấn đề già hóa dân số và một số mặt của chính sách xã hội, chính sách y tế ở Việt Nam. Đề tài đã bao quát được những tác động tích cực và tiêu cực chủ yếu của việc cân đối và xử lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà chưa thực sự quan tâm, đánh giá tới ảnh hưởng toàn bộ các mặt của chính sách: tác động, đối tượng hay tổ chức thực hiện chính sách. Đề tài đã cung cấp được nguồn số liệu mới, gần như chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phân tích của luận văn. Những nghiên cứu nêu trên có những cách nhìn khái quát khác nhau, tuy nhiên vì đây là một đề tài mới và mỗi nghiên cứu lại tiếp cận theo một hướng khác nhau hoặc tập trung làm rõ một vấn đề khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu tổng quan Thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với người cao tuổi trên cơ sở tham chiếu với luật an sinh xã hội, luật người cao tuổi… sẽ mang đến những ý nghĩa thiết thực. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu pháp luật về ASXH đối với người cao tuổi để hiểu biết, xem xét, đánh giá, nhận xét, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ASXH đối với người cao tuổi nói chung và người cao tuổi huyện Dầu Tiếng nói riêng. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề của pháp luật lý luận về thực hiện công tác an sinh xã hội đối với người cao tuổi. 10 - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quy định pháp luật về công tác an sinh xã hội đối với người cao tuổi; chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác an sinh xã hội đối với người cao tuổi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện quy định pháp luật về công tác thực hiện công tác an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện thực trạng thực hiện quy định pháp luật về thực hiện công tác an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp sau: - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập dựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niêm giám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên các trang thông tin điện tử 11 chính thức của các cơ quan, tổ chức. Các số liệu cơ bản liên quan đến luận văn được thu thập tại Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bình Dương, huyện Dầu Tiếng. Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm dữ liệu theo từng phần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập về thực trạng công tác thực hiện an sinh xã hội đối với NCT tại huyện Dầu Tiếng. - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, loại trừ. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến, áp dụng kinh nghiệm các chuyên gia về vấn đề này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn vận dụng lý luận của hệ thống pháp luật để đánh giá việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn huyện Dầu Tiếng nói riêng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất được các giải pháp thiết thực, hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn huyện Dầu Tiếng nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với người cao tuổi. 12 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. Lý luận thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với người cao tuổi 1.1.1. Các khái niệm Khái niệm An sinh xã hội ASXH theo nghĩa rộng: thực chất là sự đảm bảo của mỗi lãnh thổ, quốc gia, chính phủ để thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội. ASXH theo nghĩa hẹp: là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập, do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch họa. Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần bảo đảm thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bình an cho mọi thành viên trong xã hội. Khái niệm thực hiện pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Việc tự giác thực hiện các quy phạm pháp luật gắn chặt với yêu cầu của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, là mục tiêu và là đòi hỏi các tổ chức, cá nhân trong xã hội tôn trọng, thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật. Như vậy, thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con 13 người phù hợp với quy định của luật pháp. Thực hiện pháp luật là bước tiếp theo sau khi văn bản pháp luật được ban hành để đưa các quy phạm pháp luật trở thành các quy tắc xử sự của các chủ thể pháp luật làm cho các yêu cầu, quy định của văn bản pháp luật trở thành hiện thực. Về pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, hành vi đó không trái, không vượt ra ngoài các quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy hiện nay có một số quan niệm về thực hiện pháp luật sau: Theo tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì: "Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật" [23, tr.270]. Giáo trình của Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [21, tr.494]. Từ những quan niệm thực hiện pháp luật nêu trên cho thấy: - Các định nghĩa đều thống nhất về thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện những yêu cầu của pháp luật. - Thực hiện pháp luật là một quá trình của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Như vậy, theo chúng tôi khái niệm thực hiện pháp luật được hiểu như 14 sau: Thực hiện pháp luật là một quá trình của chủ thể pháp luật nhằm mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về NCT đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp trong mối quan hệ giữa quyền của NCT với quyền của các chủ thể khác nhau khi tham gia quan hệ pháp luật. Với tư cách chủ thể quản lý, nhà nước đã sử dụng pháp luật làm phương tiện quan trọng nhất để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước mong muốn các văn bản đó phải được tôn trọng và thực thi có hiệu quả trong thực tế. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, định hướng nhằm hiện thực hoá nội dung các quy định của pháp luật bằng các hành vi thực tế của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Dưới góc độ pháp lý, chỉ những hành vi xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật về ASXH đối với NCT của các chủ thể có đầy đủ khả năng nhận thức được yêu cầu của quy phạm pháp luật, có khả năng tự chịu trách nhiệm và gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của họ gây ra thì được coi là quá trình thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT. Như vậy, thực hiện pháp luật về ASXH đối với NCT là hoạt động có mục đích của các chủ thể mà các chủ thể đó có thể là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm làm cho các quy định của pháp luật về ASXH đối với NCT trở thành những hành vi trong thực tế bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với NCT. Khái niệm về người cao tuổi Việc xác định người cao tuổi trên thế giới không giống nhau. Ở đa số các 15 nước trên thế giới thì người cao tuổi là những người bắt đầu từ 60 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số nước châu Âu phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha,… với độ tuổi nghỉ hưu là 65 thì người cao tuổi ở những nước này là những người có độ tuổi từ 65 trở lên; ở Singgapore là 62 tuổi, ... Theo Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định, người cao tuổi tại Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Như vậy, Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên, tùy vào mỗi quốc gia. 1.1.2 Vị trí, vai trò, đặc điểm chung của người cao tuổi 1.1.2.1 Vị trí, vai trò của người cao tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò của người cao tuổi đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, với gia đình, quê hương nói riêng. Từ sớm, Người đã nhận thấy vị thế, vai trò, tiềm năng, sức mạnh và những giá trị cả về vật chất và tinh thần của người cao tuổi đối với sự nghiệp cách mạng, trong thời chiến cũng như trong thời bình. Bác đã chỉ rõ vai trò của người cao tuổi có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng đất nước, đến quê hương và gia đình, họ chính là những người đáng kính, có uy tín, là nơi quy tụ tinh thần đoàn kết, sức mạnh dân tộc: “Dẫu rằng tóc đã bạc, mắt đã hoa, tay run, chân mỏi, nhưng một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang, một hành động của phụ lão có ảnh hưởng đến giết giặc... Trong gia đình, NCT với kinh nghiệm sống đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, khuyên dạy và truyền bá cho con, cháu, dòng họ và xã hội kiến thức, kinh nghiệm để tiếp tục duy trì và phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nền tảng và sự kế thừa phát triển xã hội không ngừng 16 từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài xã hội, có một bộ phận NCT còn đủ sức khoẻ vẫn tiếp tục làm việc trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và tham gia lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hiện nay, khi số lượng NCT ngày càng gia tăng, tình trạng sức khỏe được cải thiện thì NCT cũng có thể trở thành nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm cho phát triển toàn diện các mặt về văn hóa, kinh tế và xã hội. 1.1.2.2 Đặc điểm chung về người cao tuổi Đặc điểm về nhân khẩu học Thứ nhất, hiện nay số lượng dân số là người cao tuổi đang tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác nhóm dưới độ tuổi lao động, nhóm trong độ tuổi lao động. Điều này được thể hiện rất rõ khi rất nhiều quốc gia phát triển, đang phát triển trên thế giới lần lượt bước vào giai đoạn già hóa, hoặc dân số già; chứng tỏ số lượng dân số già đang tăng nhanh chóng hơn số lượng sinh mới. Thứ hai, tỷ lệ giới tính ngày càng nghiêng về nữ giới, bao gồm cả mật độ sinh và số lượng khi độ tuổi ngày càng cao. Về tỷ lệ tự nhiên khi sinh sản thì phần trăm giới tính luôn ở mức độ cân bằng, nhưng do điều kiện sinh hoạt, tuổi thọ của nữ giới thường cao hơn nam giới là nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng giới tính như hiện nay. Thứ ba, mức độ già hóa dân số ở các vùng có điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau là rất khác nhau. Thường thì ở khu vực thành thị, trình độ hiểu biết cao, cuộc sống vật chất tốt hơn, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, trong khi đó tại khu vực nông thôn, nhất là những nước chưa phát triển hoặc đang phát triển, nhận thức và điều kiện sống còn hạn chế, nên tuổi thọ của người dân ở nông thôn luôn thấp hơn người dân ở thành thị, bỏ qua sự tác động khách quan của vấn đề di cư. 17 Đặc điểm đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần của người cao tuổi Trong cuộc sống văn hóa, gia đình của người Việt Nam nói riêng hay trên toàn thế giới nói chung đều có những nhiệm vụ, chức năng quan trọng như truyền tải các giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác; và hình thành các giá trị văn hoá mới. Trong đời sống gia đình có thể dễ dàng nhận thấy người cao tuổi có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá gia đình. Đây là nhóm người người chọn lọc, phát triển và cuối cùng là người truyền lại những giá trị văn hoá tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, trong gia đình thời hiện đại, vai trò, vị trí của người cao tuổi hiện đang có dấu hiệu giảm sút; nhiều NCT đang ngày càng cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. So với trước kia thì tiếng nói của NCT hiện nay có vẻ như ít được lắng nghe và thực hiện. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện trạng này, về cơ bản có thể là do sự khác biệt về tâm lý lứa tuổi và nhận thức thế hệ, khiến mối quan hệ giao tiếp giữa con cháu và ông bà gặp không ít trở ngại. Bên cạnh đó cũng là sự xung đột về văn hóa, nhận thức giữa các thế hệ. NCT như bên trên phân tích có vai trò lớn trong việc truyền lại những giá trị truyền thống cho các thế hệ mai sau, tuy nhiên đây cũng là lớp người bảo thủ, khó có thể tiếp cận những thay đổi mới một cách nhanh chóng, trong khi đó lớp người trẻ lại có xu hướng cập nhật nhanh chóng những thay đổi, tiến bộ xã hội nhanh mà dễ dàng bỏ qua những giá trị truyền thống đã có từ trước đó. Khi tiếp xúc với lớp người trẻ hơn NCT dễ xảy ra những mặc cảm, sống khép kín, và không muốn giao tiếp. Đây cũng là một trong những xu hướng nảy sinh thực tế. Khi NCT cảm thấy mối xung đột về văn hóa với những người trẻ hơn, họ sẽ tìm đến nhau, xây dựng cộng đồng có tiếng nói chung, phù hợp về trình độ, văn hóa cũng như về tâm lý. Đặc điểm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan