Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam...

Tài liệu Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

.DOCX
98
54
101

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DUY MỸ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DUY MỸ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số :8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc./. Đà Nẵng, ngày …..tháng Tác giả luận văn Nguyễn Duy Mỹ năm 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LY LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI........................................................................ 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................. 9 1.2. Mục tiêu và nội dung của chính sách xây dựng nông thôn mới......................11 1.3. Các bước thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới...............................18 1.4. Các chủ thể thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới...........................19 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.....22 1.6. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam........................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM.............34 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ở huyện Đại Lộc......................34 2.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay.........................43 2.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam..................................... 57 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM................................................................................. 63 3.1. Quan điểm và định hướng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam........................................................................................................... 63 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.........................66 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn có vị trí và tầm quan trọng chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững của nước ta. Là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sinh sống ở nông thôn, nông nghiệp và nông thôn là nơi cung cấp thường xuyên lực lượng lao động cho mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nguyên vật liệu chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm chủ yếu cho công nghiệp. Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chiếm khoảng 1/3 GDP của nền kinh tế. Chính vì vậy mà trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong ông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3-3,2%/năm. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội” [7, tr190, 191]. Trong 10 năm (2008-2018) thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 (khóa X), 08 năm (2010-2018) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây 1 dựng nông thôn mới (NTM), 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên một khu vực nông thôn (KVNT) với nhiều đổi thay rõ nét. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, nhiều mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp phát triển đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và chuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao. Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam có 87/ 204 xã ( 42,64%) được công nhận đạt chuẩn NTM, đã có 02 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về giải pháp xây dựng NTM cấp thôn, bản cho những vùng đặc thù, khó khăn. Đây là những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng NTM, phát triển KTXH KVNT. Huyện Đại Lộc là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, là huyện thuần nông, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Với sự cố gắng và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân trong toàn huyện, đến cuối năm 2018 có 11/17 xã được công nhận xã nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2020 xã Đại Hiệp được công nhận xã nông thôn mới kiễu mẫu. Trong những năm qua, thực hiện Chương trình MTGQ xây dựng NTM đã đạt được những kết quả nhất định, kinh tế xã hội phát triển ổn định, cơ cấu kinh kế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập đầu người được tăng cao, diện mạo nông thôn được thay đổi và khởi sắc, cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày được nâng cao. Tuy nhiên, trong các năm qua, việc thực hiện chương trình MTGQ xây dựng NTM của các huyện trên toàn tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện Đại Lộc nói riêng vẫn còn nhiều bấp cập. Công tác lãnh chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền chưa kịp thời, công tác 2 phối kết hợp của các ngành, đoàn thể chưa nhịp nhàng nên hiệu quả thực hiện chưa cao; việc huy động nguồn lực trong nhân dân và các doanh nghiệp còn hạn chế nên trong xây dựng nông thôn mới còn gặp khó khăn, nợ xây dựng cơ bản của các xã cao, kéo dài nhiều năm chưa quyết toán được, trình độ của cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế nên việc tổ chức thực hiện xây dựng NTM còn chậm và lúng túng. Việc thực hiện Chương trình MTGQ xây dựng NTM đến năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần cải thiện bộ mặt của xã và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn là hết sức cấp bách. Với những vấn đề cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” cho luận văn thạc sỹ ngành chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn nói chung, và chính sách xây dựng MTM nói riêng là một vấn đề được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Mỗi một tổ chức, cá nhân và các nhà nghiên cứu đều có một góc nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là những công trình sau: Công trình nghiên cứu Vấn đề nông nghiệp - nông dân – nông thôn: kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc của các tác giả Phùng Hữu Phú – Nguyễn Viết Thông – Bùi Văn Hưng (biên soạn) (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) là một công trình tập hợp nhiều bài tham luận của nhiều nhà khoa học tại hội thảo Lý luận lần thứ IV giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong công trình này, vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam và ở Trung 3 Quốc được các bài viết tập trung và làm rõ; bên cạnh đó, các bài viết còn tập trung vào phân tích những kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn [25]. - Tác giả Nguyễn Sinh Cúc với cuốn sách Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976 – 1990, (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1991). Ở công trình này, tác giả đã làm rõ được thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1990 trên nhiều phương diện khác nhau. Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đạt được, thì tác giả cũng nhìn nhận được những khó khăn, hạn chế, yếu kém của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém đó và đòi hỏi phải có những điều chỉnh kịp thời [5]. - Tác giả Phan Sỹ Mẫn – Hà Huy Ngọc với công trình Những bất cập của chính sách đất đai và ảnh hưởng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt (Tạp chí Quản lý kinh tế, số 27, năm 2009, tr.1 – 7). Trong công trình này, bên cạnh việc chỉ ra những yếu kém trong quản lý đất đai, tác giả còn chỉ ra những bất cập về quyền sử dụng đất đai với quyền sở hữu đất đai. Các tác giả nhấn mạnh đến tình trạng thu hồi đất nông nghiệp một cách tràn lan trong những năm vừa qua khiến cho người nông dân mất tư liệu sản xuất, không có việc làm, làm cho lực lượng lao động nông thôn di chuyển lên thành phố ngày càng nhiều. Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc đền bù, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân bị thu hồi đất nhưng vẫn không giải quyết được những phức tạp ở nông thôn [23]. Tác giả Nguyễn Kim Sơn với công trình Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị tăng cao (Nhà xuất bản CTQG – Sự Thật, Hà Nội, 2012). Cuốn sách không chỉ khái quát về nông nghiệp Việt 4 Nam sau 25 năm đổi mới, mà còn đề xuất về một nền nông nghiệp mới và những giải pháp chiến lược cho việc phát triển nông nghiệp giá trị gia tăng trong tương lai [28]. Bên cạnh các công trình tương đối quy mô, toàn diện nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, còn có rất nhiều bài báo khoa học của nhiều tác giả khác nhau bàn về vấn đề nông thôn mới. Tiêu biểu là những công trình sau: Tác giả Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh với Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay (Nhà xuất bản CTQG - Hà Nội, 2009). Trong bài viết này, các tác giả đã đề xuất phương pháp cũng như các điều kiện để có thể thực hiện đạt 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM [29]. Tác giả Hồ Xuân Hùng: Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta (Tạp chí cộng sản, số 234 năm 2011). Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra được nội dung, chức năng của nông thôn mới XHCN Việt Nam. Đồng thời chỉ ra biện pháp thực hiện các giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay[22]. Tác giả Dương Thị Bích Diệp: Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 năm 2014, tr. 61 – 68). Bài viết tập trung phân tích thực trạng triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm do Trung ương chỉ đạo; nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập; đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng nông thôn mới trên cả nước [6]. Trên tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề mà đề tài luận văn nghiên cứu: Tác giả Đào Thế Tuấn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn 5 đề không thể thiếu trong phát triển bền vững (2008 – Tạp chí cộng sản ) [31]. Tác giả Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung: Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững (2015 – Tạp chí cộng sản ) [4]. Tác giả Nguyễn Văn Giàu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đă ̣t ra trong giai đoạn hiện nay (2015 – Tạp chí cộng sản ) [13]. Tác giả Vũ Văn Phúc: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (2015 – Tạp chí cộng sản ) [26]. Tác giả Thào Xuân Sùng: Xây dựng mẫu hình người nông dân thế hệ mới trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (2018 – Tạp chí cộng sản ) [30]. Tác giả Ngọc Hải: Cần phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay (2018 – Tạp chí cộng sản) [16]. Tác giả Phạm Tất Thắng: Xây dựng nông thôn mới, một số vấn đề đă ̣t ra (2015 – Tạp chí cộng sản ) [44]. Tác giả Lê Nguyễn: Xây dựng nông thôn mới – những bài học kinh nghiệm giai đoạn 2010-2015 (2015 – Tạp chí cộng sản ) [24]. Nhìn chung, các công trình trên đều tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay và có nhiều giải pháp nhằm giúp cho chính sách xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong cả nước ngày một hoàn thiện hơn. Qua tìm hiểu các công trình nêu trên đã gợi mở cho chúng tôi có nhiều ý tưởng phong phú. Chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này nhưng gắn liền với địa phương mình sinh sống và làm việc để bên cạnh việc cung cấp cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu thì còn có thể triển khai vận dụng 6 được vào thực tiễn một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Một là: Làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách xây dựng NTM. - Hai là: Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2011đến nay; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách. - Ba là: Đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Là chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và nông thôn mới nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, khái quát, khảo sát, thống kê, so sánh, và thu thập tài liệu của UBND huyện Đại Lộc. 7 6. Y nghĩa lý luận và thcc tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xây dựng NTM, góp phần làm rõ hơn những luận cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan, chính xác về thực tiễn xây dựng NTM ở địa phương. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học, học tập các chuyên đề có liên quan đến thực hiện chính sách xây dựng NTM. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 11 tiết. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LY LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nông thôn Nông thôn là khu vực của nền kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp được tiến hành. Nông thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản sắc văn hoá của một cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghiệp và hạ tầng cơ sở [43]. Khái niệm “nông thôn” thường được đồng nghĩa với làng, xóm, thôn… Trong tâm thức người Việt Nam, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp trên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt [29]. 1.1.2. Khái niệm nông thôn mới - Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ 9 thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội [43]. 1.1.3. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh [43]. 1.1.4. Chính sách xây dựng nông thôn mới Chính sách xây dựng nông thôn mới là một trong những chính sách công nhằm xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới. Chính sách xây dựng nông thôn mới là một tổng hợp các chính sách, các thủ tục, các nguyên tắc, các nguồn lực cần thiết có thể huy động nhằm thực hiện các mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng [43]. Xây dựng chính sách về NTM có sự tham gia của nhiều chủ thể là các cơ quan chính trị khác nhau, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Đảng), Chính phủ Việt Nam (gọi tắt là Chính phủ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) và các bộ ban ngành liên quan và các cơ quan chính quyền ở địa phương. Trong đó, Đảng thông qua các kỳ đại hội 10 đại biểu toàn quốc (gọi tắt là đại hội) 5 năm một lần, đưa ra đường lối và chiến lược phát triển chung, lâu dài (thường là 5 năm, 10 năm) trong các văn bản như Báo cáo chính trị, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Dựa trên các văn kiện đại hội này, Đảng sẽ tiến hành họp các hội nghị trong chặng 5 năm đó, để xây dựng và thông qua các nghị quyết nhằm cụ thể hóa đường lối đại hội và hướng dẫn cho Chính phủ thực hiện. Từ các nghị quyết này, Chính phủ sẽ ban hành các nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng và chuyển biến thành hành động. Trên cơ sở đó, các bộ, trong đó Bộ NNPTNT là chủ quản, cụ thể hóa, giải thích cặn kẽ các nội dung chương trình cho các cấp địa phương thực hiện. Các bộ ban ngành liên quan đưa ra các thông tư, thông tư liên tịch để kết nối với nhau trong việc đạt được mục tiêu chương trình. Các đơn vị chính quyền như Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, huyện, xã sẽ trực tiếp triển khai, thực hiện các nội dung đề ra ở cấp trung ương và báo cáo hàng kỳ. Mối quan hệ giữa các chủ thể này sẽ được thể hiện rõ trong quá trình manh nha, hình thành và phát triển chính sách về XDNTM dưới đây. 1.2. Mục tiêu và nội dung của chính sách xây dcng nông thôn mới 1.2.1. Mục tiêu của chính sách xây dựng nông thôn mới Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn nâng cao, an ninh chính trị được đảm bảo, đời sống tinh thần, vật chất của người dân được nâng cao. 11 Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thông mới, huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai, đồng thời huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân. Đời sống vật chất, tinh thần, của người dân ngày được cải thiện và nâng cao, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và dịch vụ, từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay; lao động nông nghiệp còn khoảng 30% , tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ; Nâng cao chất lượng đời sống của dân cư nông thôn; Nâng cao vai trò, năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai…Ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở nông thôn. 1.2.2. Nội dung chính sách xây dựng NTM 1.2.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 12 Đây là nội dung triển khai thực hiện trước một bước để làm cơ sở thực hiện các nội dung khác. Khi triển khai quy hoạch phải rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, quy hoạch theo yêu cầu của Chương trình xây dựng nông thôn mới (quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khu dân cư, quy hoạch sản xuất...). 1.2.2.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội Là nội dung quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân. Để thực hiện được nội dung này, trước hết phải tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống các cơ sở hạ tầng hiện có như đường giao thông (liên thôn, liên xã, đường nối các cụm dân cư với hệ thống trục giao thống), hệ thống thuỷ lợi, các công trình chăm sóc y tế, trường học, công trình văn hoá... xếp thứ tự ưa tiên dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định những việc cần làm, những công trình bức thiết cần xây dựng, để đưa ra nhân dân họp, bàn và thảo luận, lựa chọn cách làm hay và thứ tự ưu tiên cái nào làm trước, cái nào làm sau đồng thời phù hợp với những công trình có sẵn nhưng đã xuống cấp cần tập trung cải tạo, nâng cấp để đảm bảo đạt chuẩn. 1.2.2.3. Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiều tiêu chí, nhưng tiêu chí tổ chức sản xuất là quan trọng nhất. Để đạt được chỉ tiêu về thu nhập, vấn đề đặt ra là phải tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ở khu vực nông thôn, miền núi… thông qua công tác khuyến nông, khuyến công; thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa ở những vùng sản xuất, trồng trọt tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế… Liên quan đến việc 13 đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề phải gắn với các mô hình, dự án sản xuất có hiệu quả, tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển dịch việc làm sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hoặc chuyển đổi sang làm việc trong các khu, cụm công nghiệp… 1.2.2.4. Phát triển văn hoá - xã hội - môi trường Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò rất quang trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa và môi trường sống sáng – xanh - sạch - đẹp; bảo đảm an ninh trật tự ngày càng tốt hơn vì vùng nông thôn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng, văn hóa nông thôn là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân tộc, do đó, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn giữ vị trí quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Môi trường là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và bộ mặt nông thôn. Do vậy cấp uỷ và chính quyền cơ sở cần vào cuộc, chỉ đạo sát sao để các tầng lớp nhân dân thấy rõ được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường nói riêng và công cuộc xây dựng nông thôn mới nói chung. 1.2.2.5. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh: Thứ nhất, đối với vấn đề chỉ đạo, điều hành và giám sát xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của của cấp ủy và quản lý điều hành của chính quyền trong việc giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực tiễn việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong những năm qua cho thấy sự lãnh chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương có vai trò quyết định. Do đó, để hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên 14 địa bàn tỉnh, cần tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp, trực tiếp là cấp xã. Bên cạnh đó cần tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị cơ sở và vai trò giám sát của cộng đồng dân cư đối với các công trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thứ hai, đối với việc tuyên truyền sâu rộng nội dung, mục tiêu của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị, nhất là vai trò người đứng đầu các địa phương trong xây dựng nông thôn mới, phải xác định nông thôn mới là nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững. Cán bộ, đảng viên thành viên các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở phải trở thành những hạt nhân chính, chủ động, tích cực trong việc tham gia xây dựng, tuyên truyền nông thôn mới tại địa phương cơ sở, để nhân dân nhận thức rõ thực hiện xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, biến chủ trương thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân nông thôn, để xây dựng nông thôn mới thực sự trở thành phong trào sâu rộng, sôi nổi và hiệu quả đều khắp trong toàn tỉnh, lôi cuốn, huy động mọi nguồn lực và sức sáng tạo trong nhân dân. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cơ sở trong việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”,… Thứ ba, đối với vấn đề sử dụng, quản lý nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ nhân dân. Chính quyền cơ sở phải quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan