Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách tôn giáo của đảng cộng sản và nhà nước việt nam tại tỉnh bì...

Tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo của đảng cộng sản và nhà nước việt nam tại tỉnh bình phước hiện nay

.PDF
157
10
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ********** HỒ VĂN ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ********** HỒ VĂN ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60.22.85 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN CHÍ MỸ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Chí Mỹ. Nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012 Tác giả MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................... 8 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ........................... 8 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................... 9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .............................................. 9 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9 Chƣơng 1: TÔN GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ............................................................................................... 10 1.1. TÔN GIÁO VÀ SỰ TỒN TẠI, BIẾN ĐỔI CỦA TÔN GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ................................................................................. 10 1.1.1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo ................................................... 10 1.1.2. Sự tồn tại và biến đổi của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội ................ 19 1.2. CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ................................................................................................... 24 1.2.1. Quan niệm về chính sách tôn giáo và cơ sở xây dựng chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam ......................................... 24 1.2.2. Nội dung chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam .............................................................................................................. 46 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC HIỆN NAY ............................................................ 61 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH PHƢỚC VÀ TÔN GIÁO Ở BÌNH PHƢỚC ....................................................................................................... 61 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phƣớc .................................................................................................. 61 2.1.2. Đặc điểm tôn giáo ở Bình Phƣớc ....................................................... 69 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................................. 80 2.2.1. Những kết quả chủ yếu của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc trong những năm qua và nguyên nhân ................. 80 2.2.2. Những hạn chế của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc trong những năm qua và nguyên nhân ................... 98 2.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC HIỆN NAY ........................................ 108 2.3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc ....................................... 108 2.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc hiện nay ........................ 111 KẾT LUẬN ............................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 142 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tƣợng lịch sử - xã hội tồn tại từ hàng vạn năm cùng với xã hội loài ngƣời. Từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn là yếu tố tham gia vào các quá trình xã hội, ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống con ngƣời. Trong lịch sử phát triển tôn giáo đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm và biến đổi. Ngày nay trên thế giới hoạt động tôn giáo vẫn không suy giảm mà đang nổi lên nhƣ một hiện tƣợng sống động của thời đại với những diễn biến khá phức tạp, lôi cuốn sự chú ý của nhiều quốc gia. Các tôn giáo không chỉ có xu hƣớng phục hồi, phát triển mà còn liên quan đến những xung đột dân tộc, tộc ngƣời, liên quan đến xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, đụng chạm đến những vấn đề bảo tồn, giữ gìn truyền thống văn hóa của các cộng đồng dân tộc, quốc gia. Đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng tôn giáo cuồng tín, phản động dẫn đến cái chết bi thảm cho nhiều ngƣời khiến cả thế giới phải sửng sốt. Ở nhiều quốc gia, các tổ chức tôn giáo ngày càng muốn tham dự sâu hơn vào đời sống chính trị dƣới nhiều hình thức khác nhau, ảnh hƣởng không nhỏ đến sự ổn định chính trị, xã hội ở các quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đã tồn tại lâu dài cùng với lịch sử dân tộc. Từ khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dƣới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đƣờng lối, chính sách đối với tín ngƣỡng, tôn giáo một cách đúng đắn và nhất quán nên đã vận động đƣợc đông đảo quần chúng có tôn giáo tham gia và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng nhƣ xây dựng đất nƣớc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng, thể hiện những 2 quan điểm đổi mới, khoa học về tín ngƣỡng, tôn giáo, từng bƣớc đáp ứng đƣợc những nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo chính đáng, bình thƣờng của quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo, làm cho quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo phấn khởi, tin tƣởng vào chính sách tự do tín ngƣỡng của Đảng và Nhà nƣớc, tích cực góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Song, một thực tế khác là hoạt động tôn giáo ở nƣớc ta trong những năm qua có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến khá phức tạp. Hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú, thu hút một số đông quần chúng ở nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Hoạt động sửa chữa, nâng cấp, xây mới các cơ sở thờ tự tôn giáo diễn ra khắp nơi ở cả thành thị và nông thôn. Đứng trƣớc tình hình hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo diễn biến phức tạp, vấn đề nhận thức và thực hiện đúng đắn đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam là yêu cầu thƣờng trực đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phƣơng ở nƣớc ta. Bình Phƣớc là một tỉnh có nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo. Vấn đề tôn giáo ở đây trong những năm qua cũng nhƣ hiện nay đƣợc Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại Bình Phƣớc trong những năm qua đạt đƣợc những kết quả quan trọng, bảo đảm sức mạnh đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc trong những năm qua ở Bình Phƣớc cũng còn có những hạn chế, thiếu sót cần đƣợc khắc phục, đổi mới. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu vấn đề “Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tại tỉnh Bình Phước hiện nay” là rất quan trọng và rất cần thiết, có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tôn giáo trên thế giới nói chung và tôn giáo ở Việt Nam nói riêng là vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đƣợc công bố, có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động nhận thức cũng nhƣ hoạt động thực tiễn ở nƣớc ta trong những năm qua. Trong đó nổi bật là các công trình: “Những vấn đề tôn giáo hiện nay”, Viện Nghiên cứu tôn giáo – Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994. Cuốn sách giới thiệu những ý kiến của các nhà kinh điển về nhận thức tôn giáo nói chung và một số vấn đề tôn giáo đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nhƣ: Tình hình, xu thế tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam… “Vấn đề tôn giáo theo quan điểm của Đảng trong Văn kiện Đại hội IX” của Nguyễn Đức Lữ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 - 2001. Theo tác giả, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng tiếp tục đƣợc Đại hội IX khẳng định và đã nêu ra những điểm mới bổ sung phù hợp với tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, cần thấy rõ những điểm mới bổ sung, đồng thời phân tích quan điểm tôn giáo của Đảng gắn với tình hình thực tiễn. Đề tài khoa học: “Vấn đề tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận – thực trạng và chính sách” do Hoàng Minh Đô chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Tín ngƣỡng tôn giáo – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003. Đề tài đã luận giải những nội dung: đặc điểm của ngƣời Chăm, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán và tín ngƣỡng, tôn giáo của đồng bào Chăm; phân tích việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta trong vùng đồng bào Chăm và dự báo xu hƣớng biến động của tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận; những vấn đề đặt ra từ thực trạng tôn giáo và chính sách tôn giáo đối với đồng bào Chăm; đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về chính sách tôn giáo đối với đồng bào 4 Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. “Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội” do Đỗ Quang Hƣng chủ biên, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003. Cuốn sách tập hợp những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề quan hệ giữa Nhà nƣớc Việt Nam với giáo hội tôn giáo. Trong đó đáng chú ý nhƣ: Nhà nƣớc và giáo hội – mấy vấn đề lý luận và thực tiễn; Suy nghĩ về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; Quản lý nhà nƣớc với giáo hội tôn giáo và những chủ đề về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với một số giáo hội tôn giáo ở Việt Nam. Những bài viết đó góp phần giúp ngƣời đọc có nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với giáo hội các tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” do Lê Hữu Nghĩa – Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003. Cuốn sách tập hợp những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Trong đó đáng chú ý nhƣ: Hồ Chí Minh với việc khai thác các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc; Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nƣớc đối với các tôn giáo; Hồ Chí Minh và việc vận động giáo sĩ, giáo dân Công giáo; Hồ Chí Minh với việc xây dựng hệ thống chính trị trong vùng có đông tín đồ các tôn giáo… Những bài viết đó đã giúp cho ngƣời đọc nhận thức rõ hơn quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, trên cơ sở đó chúng ta có cách xem xét, ứng xử và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển lý luận Mác – Lênin về tín ngưỡng, tôn giáo” của Phạm Hữu Xuyên, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8 2003. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích và khẳng định Chủ tịch Hồ Chí 5 Minh là ngƣời tiếp thu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về tín ngƣỡng, tôn giáo trong cách mạng Việt Nam. Điều đó đƣợc thể hiện ở một số vấn đề cơ bản nhƣ: về cách nhìn nhận tín ngƣỡng, tôn giáo; quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc; quan hệ giữa tôn giáo và lý tƣởng xã hội chủ nghĩa; về thái độ đối với tôn giáo. Đề tài khoa học: “Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” do Nguyễn Mạnh Hƣởng chủ nhiệm đề tài, Viện Khoa học nhân văn quân sự, năm 2004. Đề tài đã dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, phân tích những ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục dần những ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. “Phát huy nhân tố tích cực của tôn giáo trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở vùng đồng bào Khơme Tây Nam Bộ” của Nguyễn Thị Nga, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9 – 2004. Tác giả đã nghiên cứu đời sống xã hội truyền thống của ngƣời Khơme, ngoài các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian thì Phật giáo tiểu thừa đƣợc coi là tôn giáo truyền thống của họ. Bài viết khẳng định: để củng cố, phát huy khối đoàn kết cộng đồng ngƣời Khơme trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, cần chú ý một số vấn đề nhƣ: tôn trọng và phát huy vai trò xã hội của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khơme ở Nam bộ; phát huy vai trò của sƣ sãi trong việc tuyên truyền, vận động ngƣời Khơme thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; giữ gìn, tôn tạo và phát huy vai trò xã hội của các ngôi chùa Phật giáo của đồng bào Khơme. “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo” của Hồ Trọng Hoài, Tạp chí Cộng sản, số 7 - 2005. Trong bài viết của mình, 6 tác giả khẳng định: quá trình tồn tại, các tôn giáo đã để lại cho con ngƣời và xã hội Việt Nam nhiều giá trị văn hóa, đạo đức, trong đó có những đóng góp làm giàu thêm cho các giá trị tinh thần. Nhà chùa đạo Phật không chỉ là nơi hƣởng ngoạn mà còn là nơi diễn ra các lễ hội, ở đó vừa kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời. Tín lý đạo Công giáo giàu lòng nhân từ, bác ái, sự vị tha nên nhiều tín đồ vừa cầu mong Chúa Trời che chở, nhƣng không quên công ơn của Đảng và Bác Hồ đã đem lại cho họ cuộc sống tự do, từ đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội theo phƣơng châm “kính Chúa và yêu nƣớc”. “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Ban Tôn giáo Chính phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006. Cuốn sách đã trình bày khái quát về tín ngƣỡng và tôn giáo ở Việt Nam; giới thiệu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với tín ngƣỡng, tôn giáo. “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” do Nguyễn Đức Lữ chủ biên, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, năm 2007. Cuốn sách tập hợp những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; về tình hình tôn giáo trên thế giới và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam; về quá trình hình thành, du nhập, phát triển… của một số tôn giáo ở Việt Nam: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; về chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay; phần phụ lục của cuốn sách còn trình bày Chỉ thị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về công tác tôn giáo và Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo … của Đảng và Nhà nƣớc ta. Những bài viết đó góp phần giúp ngƣời đọc có nhận thức rõ hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo và công tác tôn giáo. 7 “Tôn giáo – quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2009. Trong công trình này, tác giả đã phân tích những nội dung: Cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam; Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam trƣớc thời kỳ đổi mới; Nhận thức, quan điểm và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới, thể hiện qua Nghị quyết 24/NQ-TW (1990) của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX (2003), quan điểm, chủ trƣơng của Đảng đối với tôn giáo trong Đại hội X; Quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo của Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay. Công trình này đã góp phần giúp ngƣời đọc có nhận thức rõ hơn cơ sở khoa học của việc hoạch định chính sách tôn giáo và quá trình Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện đƣờng lối, chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử. Đƣợc phân tích từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau, các công trình khoa học trên đã phân tích, làm rõ đƣợc nhiều nội dung: vấn đề nguồn gốc, bản chất, vai trò cũng nhƣ cơ sở tồn tại của tôn giáo nói chung; thực trạng tôn giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ và quá trình Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện đƣờng lối, chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử trên phƣơng diện chung của quốc gia; kết quả thực hiện quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta ở một số địa phƣơng; những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với những âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nƣớc ta… Do đó, ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của các công trình đó là rất lớn. Tuy nhiên, có thể thấy, cho đến hiện nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp, chuyên biệt việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ở tỉnh Bình Phƣớc. Do đó, tôi chọn vấn đề 8 “Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tại tỉnh Bình Phước hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: Trên cở sở phân tích, làm rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam tại tỉnh Bình Phƣớc trong những năm qua, luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc hiện nay. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc trong những năm qua. Thứ ba, đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại tỉnh Bình Phƣớc hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu của đề tài, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, tác giả dựa vào tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để nghiên cứu. Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nhƣ: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, lịch sử và 9 lôgíc, khái quát hóa, điều tra thực tế… 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam tại tỉnh Bình Phƣớc hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đƣợc kế thừa từ nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tôn giáo của các nhà khoa học đi trƣớc; với một lối đi riêng của mình để không trùng lặp với các công trình khoa học đƣợc công bố trƣớc đó, luận văn của tác giả sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho việc nghiên cứu, học tập về vấn đề tôn giáo nói chung và vấn đề tôn giáo ở Bình Phƣớc nói riêng, đặc biệt công trình là một tài liệu tham khảo sát thực cho thực tiễn công tác tôn giáo ở Bình Phƣớc khi hiện nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề tôn giáo ở Bình Phƣớc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 2 chƣơng, 5 tiết. 10 Chƣơng 1 TÔN GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 1.1. TÔN GIÁO VÀ SỰ TỒN TẠI, BIẾN ĐỔI CỦA TÔN GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1.1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo Bản chất của tôn giáo Tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Từ khi ra đời cho đến nay nó luôn đƣợc nhiều ngƣời, nhiều giới quan tâm, là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học, nhà lý luận và của nhiều thế hệ học viên, sinh viên. Tuy nhiên, đến nay vấn đề bản chất tôn giáo là gì vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Những ngƣời theo quan điểm duy tâm, tôn giáo thì xem tôn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, tự có chứ không phải là kết quả của sự vận động xã hội. Tôn giáo có vai trò sáng tạo ra muôn loài, quy định mọi hoạt động của con ngƣời, quyết định số phận của các cá nhân và xu hƣớng vận động của xã hội. Nhƣ vậy, các quá trình hiện thực đƣợc xem nhƣ là sự thể hiện của tinh thần, ý chí của các lực lƣợng thần thánh, siêu nhiên. Giáo lý tôn giáo là duy nhất đúng và mọi ngƣời phải có nghĩa vụ tuân theo một cách tuyệt đối. Con ngƣời vốn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử đã trở thành khách thể của sự biến đổi dƣới tác động của thần thánh. Quan niệm trên là sự lộn ngƣợc quá trình lịch sử. Ở đây, lịch sử với tƣ cách là kết quả hoạt động của con ngƣời đã bị tráo đổi thành kết quả của hành động sáng tạo của thƣợng đế, của các lực lƣợng thần linh có phép mầu nhiệm. Vai trò của con ngƣời bị hạ thấp, bị biến thành những sinh vật thụ 11 động, vận động theo chiếc gậy chỉ huy của thần thánh. Những quan niệm duy tâm, tôn giáo nêu trên, ngay từ đầu đã bị chủ nghĩa duy vật và vô thần phê phán. Chủ nghĩa vô thần đã tiến hành cuộc đấu tranh chống thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa vô thần trƣớc Mác đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng mà một trong những thành tựu rất cơ bản đó đã đƣợc C. Mác nhắc lại trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”: “Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không tạo ra con ngƣời” [66, tr. 569]. Phê phán chủ nghĩa duy tâm và thần học, chủ nghĩa vô thần trƣớc Mác đã giải thích nguồn gốc ra đời của tôn giáo. Tôn giáo đƣợc hiểu là kết quả của sự ngu dốt, yếu đuối của con ngƣời trƣớc tự nhiên. Đặc biệt cái chết đã làm nảy sinh ra sự sợ hãi và lòng tin. Phoiơbắc đã có những cách hiểu mới về vấn đề này khi cho rằng, tôn giáo nảy sinh do con ngƣời đã trừu tƣợng hóa và nhân cách hóa thế giới tự nhiên và “Thƣợng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sƣ tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con ngƣời, nhờ vào sức tƣởng tƣợng, tức là chính bằng phƣơng pháp tách rời nhƣ thế khỏi bản thân cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay là một thực thể độc lập” [85. tr. 31]. Đó là những cống hiến cho sự phát triển của chủ nghĩa vô thần và chống lại chủ nghĩa duy tâm và thần học. Mặc dù có khá nhiều ƣu điểm, song chủ nghĩa vô thần trƣớc Mác chỉ phê phán tôn giáo thuần túy ở góc độ nhận thức luận nên đã dẫn đến sự đối lập cực đoan, trừu tƣợng giữa ý thức sai lầm và chân lý, giữa tôn giáo và khoa học. Họ giải thích nguồn gốc ra đời của tôn giáo là do sự bịa đặt, sự ngu dốt, sự yếu đuối của con ngƣời trƣớc tự nhiên. Vì vậy, chủ nghĩa vô thần trƣớc Mác đã cho rằng phƣơng tiện chủ yếu để khắc phục niềm tin tôn giáo là nâng cao trình độ dân trí, tăng cƣờng công tác giáo dục. 12 Tiếp thu mặt tích cực của những tƣ tƣởng trƣớc đó và những thành tựu của thời đại, trên lập trƣờng duy vật biện chứng, C. Mác đã đi xa hơn chủ nghĩa vô thần của Phoiơbắc khi ông cho rằng, tôn giáo là “sự tha hóa” của con ngƣời, là sự nhân cách hóa giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất ngƣời” trong điều kiện lịch sử nhất định. C. Mác đã phê phán Phoiơbắc vì: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con ngƣời. Nhƣng bản chất con ngƣời không phải là cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những quan hệ xã hội” [67, tr. 11]. Nếu nhƣ chủ nghĩa vô thần trƣớc Mác chỉ dừng lại ở chỗ xem tôn giáo là kết quả giản đơn của quá trình nhận thức của con ngƣời, biểu hiện của sự ngu dốt, hạn chế của trí tuệ thì C. Mác lại xem tôn giáo là sự phản ánh những điều kiện xã hội nhất định, “Nhà nƣớc ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo”, tôn giáo “là biểu hiện của nghèo nàn hiện thực” [66, tr. 569, 570]. Lập trƣờng duy vật triệt để đó đã giúp C. Mác vƣợt lên trên tầm thời đại, đƣa lại một kiểu mẫu trong việc nhìn nhận và phân tích tôn giáo cũng nhƣ các hiện tƣợng xã hội. Quan điểm của C. Mác về tôn giáo không phải đƣợc rút ra từ trí tƣởng tƣợng, mà đƣợc rút ra từ việc nghiên cứu lịch sử xã hội loài ngƣời và đƣợc lịch sử kiểm nghiệm, chứng minh. Theo C. Mác, tôn giáo không ra đời trƣớc hoặc cùng với sự xuất hiện của con ngƣời và xã hội loài ngƣời, mà tôn giáo xuất hiện khi khả năng tƣ duy trừu tƣợng của con ngƣời đã đạt đến một trình độ nhất định và con ngƣời có nhu cầu cần giải thích về thế giới khách quan. Vì vậy, khi năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của con ngƣời tăng lên, khi điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội thay đổi thì tôn giáo cũng biến đổi theo. Tôn giáo đƣợc sinh ra bởi chính con ngƣời, trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể nhất định. Khi giải thích về nguồn gốc của đạo Cơ 13 Đốc, Ph. Ăngghen viết: “tôn giáo thế giới mới, tức đạo Cơ Đốc, đã lặng lẽ ra đời từ sự hỗn hợp của thần học Đông Phƣơng đã đƣợc khái quát, nhất là thần học Do Thái với triết học Hy Lạp đã đƣợc thông tục hóa, nhất là triết học khắc kỷ” [70, tr. 446]. Trong thần thoại Hy Lạp - trƣờng ca về thế giới của các thần thánh, các thần thánh cũng giận, hờn, yêu, ghét, cũng bị phạt, đƣợc thƣởng nhƣ con ngƣời. Ngay lịch sử của các vị thần tối thƣợng của Kitô giáo, Hồi giáo cũng không khác biệt với con ngƣời đời thƣờng là mấy. Chính con ngƣời đã thần thánh hóa, khoác cho họ những sức mạnh siêu nhiên, tạo thành cái bản chất khác mình, nhờ đó con ngƣời có niềm tin và trở thành chỗ dựa cho chính mình. Lột tả đến cùng hiện tƣợng đó, Ph. Ăngghen đã viết: “Con ngƣời vẫn chƣa hiểu đƣợc rằng họ đã nghiêng mình trƣớc bản chất của chính mình và đã thần thánh hóa nó nhƣ là một bản chất xa lạ nào đó” [66, tr. 815]. Ph. Ăngghen lại khẳng định tiếp: “Theo bản chất của nó, tôn giáo là sự rút hết toàn bộ nội dung của con ngƣời và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho các bóng ma. Thƣợng đế ở bên kia thế giới, thƣợng đế này, sau đó do lòng nhân từ, lại trả về cho con ngƣời và thế giới tự nhiên một chút ân huệ của mình” [66, tr. 815]. Nhƣ vậy, bản chất sự phản ánh tôn giáo là sự phản ánh lộn ngƣợc, hoang đƣờng về thế giới tự nhiên và con ngƣời, về các quan hệ xã hội, thậm chí các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức của con ngƣời. Ph. Ăngghen đã nhận xét: “Nhƣng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ ảo vào đầu óc con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là phản ánh trong đó những lực lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế” [69, tr. 437]. Xuất phát từ nền tảng của đời sống hiện thực, con ngƣời đã tạo dựng nên các biểu tƣợng tôn giáo, hình thành triết lý tôn giáo, cả những nghi lễ và 14 tổ chức tôn giáo. Từ những bất lực trong cuộc sống, từ những khát vọng khó vƣơn tới trong hiện thực, con ngƣời đã tô điểm, xây đắp cho các hình tƣợng của mình những sức mạnh có tính siêu nhiên, mang tính huyền ảo, nhằm xây dựng thế giới khác với con ngƣời, đứng trên con ngƣời, chi phối con ngƣời. Tuy nhiên, cũng chính trong quá trình đó, tôn giáo tích hợp đƣợc những giá trị văn hóa, đạo đức nhất định. Hơn nữa, xét về mặt xã hội, tôn giáo phản ánh nhu cầu, khát vọng về lòng vị tha, nhân ái, sự cứu giúp con ngƣời trong cuộc sống. Vốn là sinh vật xã hội hết sức đặc biệt, khi biết tƣ duy về chính mình, thế giới xung quanh mình, con ngƣời nhận ra cái hữu hạn của chính mình trong cái vô hạn của trời, đất, nhân loại, đặc biệt trong những điều kiện xã hội còn có nhiều bất công, cực khổ. Con ngƣời cần đến một chỗ dựa tinh thần, nơi đó cho họ niềm tin và hy vọng đƣợc bù đắp, đƣợc giúp đỡ. Sự ra đời, tồn tại của tôn giáo một mặt phản ánh trình độ phát triển tƣ duy, điều kiện sống của con ngƣời; mặt khác nó phản ánh nhu cầu, khát vọng đƣợc cứu giúp của họ. Ph. Ăngghen đã nhận định: “Tôn giáo do con ngƣời tạo ra, bản thân những ngƣời này cảm thấy đƣợc nhu cầu cần phải có tôn giáo và họ hiểu đƣợc những nhu cầu có tôn giáo của quần chúng” [68, tr. 438, 439]. Nhƣ vậy, quan niệm mácxít về bản chất của tôn giáo tuyệt nhiên không giới hạn ở chỗ thừa nhận hiện tƣợng này chỉ phản ánh thế giới hiện thực một cách hƣ ảo, lộn ngƣợc; ngoài giới hạn đó, sự phản ánh tôn giáo, do bắt nguồn từ những điều kiện hiện thực, do nhu cầu cần phải khắc phục những giới hạn hiện thực mà năng lực thực tiễn của con ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nào đó chƣa đạt tới nên trong sự phản ánh đó cũng chứa đựng những nhân tố hiện thực. Vì lẽ đó, tôn giáo không chỉ là “thuốc phiện” của nhân dân đƣợc hiểu theo nghĩa đơn giản nhất mà còn chứa đựng những nhân tố có ý nghĩa cho con ngƣời và xã hội về mặt văn hóa, đạo đức. 15 Nguồn gốc của tôn giáo Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của tôn giáo. Tuy nhiên, theo quan điểm mácxít, tôn giáo có ba nguồn gốc cơ bản: Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế - xã hội Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trình độ của lực lƣợng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn rất thấp kém. Với nền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lƣợm là chủ yếu, cuộc sống của con ngƣời lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Con ngƣời cảm thấy bé nhỏ trƣớc một giới tự nhiên kỳ bí bao quanh, những thiên tai địch họa nhƣ mƣa lũ, bão gió, nắng hạn, động đất, cháy rừng, thú dữ… bất thần xảy ra, luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống hằng ngày của họ. Vì vậy, con ngƣời cảm thấy yếu đuối và bất lực trƣớc thiên nhiên hùng vĩ. Họ thần thánh hóa sức mạnh của tự nhiên, gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên và tiếp đến lại khúm núm, tôn kính cầu xin sự vuốt ve che chở, phù trì, bảo hộ của những sức mạnh mà họ đã thần thánh hóa. Ph. Ăngghen đã cho rằng: “Trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những thế lực thiên nhiên là những cái trƣớc tiên đƣợc phản ánh nhƣ thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lƣợng thiên nhiên ấy đã đƣợc nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp” [72, tr. 437]. Nhƣng về sau, trong xã hội có giai cấp, bên cạnh những sức mạnh tự nhiên lại xuất hiện thêm những sức mạnh xã hội mà những sức mạnh ấy nhiều khi ngƣời ta cũng không giải thích đƣợc nguyên nhân của nó. Ph. Ăngghen cho rằng: “Chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lƣợng thiên nhiên lại còn có cả những lực lƣợng xã hội tác động – những lực lƣợng này đối lập với con ngƣời một cách cũng xa lạ, lúc đầu cũng không thể hiểu đƣợc đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống nhƣ bản thân những lực lƣợng tự nhiên vậy. Những nhân vật ảo tƣởng, lúc đầu chỉ phản ánh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan