Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện tiên phước, tỉnh quản...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện tiên phước, tỉnh quảng nam

.DOCX
99
31
51

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÙNG ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÙNG ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công : 834.04.02 Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ chính sách công đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” là kết quả nghiên cứu của bản thân hoàn toàn trung thực và không trung lặp với đề tài nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày 28 tháng 2 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hùng Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài...................................................................................8 1.2. Chủ thể vàchu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta hiện nay............................................................................................................................................................16 1.3. Yếu tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch Việt Nam hiện nay............................................................................................................................................................20 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở các địa phương tỉnh Quảng Nam.........................................................................................................................................23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC...............................28 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và phát triển du lịch huyện Tiên Phước............................................................................................................................28 2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước và nguyên nhân..................................................................................................................................................35 2.3. Một số hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước và nguyên nhân.................................................................................................48 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC............................................................................55 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Tiên Phước giai đoạn 2020-2025, đến 2030...............................................................................................................................55 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước.........................................................................................57 KẾT LUẬN..................................................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FAMTRIP : Chuyến khảo sát, đánh giá, tìm hiểu tài nguyên, thị trường du lịch. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân MICE : Du lịch công cụ QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT-DL ; Văn hóa - Thể thao - Du lịch DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Tiên Phước 2013 - 2017....29 Bảng 2.2. Danh mục di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng của huyện Tiên Phước................................................................................................................................................................31 Bảng 2.3. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước..........................33 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam......................................................28 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người.Du lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền.Chính vì vậy ngày nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của quốc gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các nước.Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến nhiều dấu ấn đặc biệt trong xây dựng thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Với định hướng quan trọng này, nhiều chính sách hỗ trợ mới được hình thành để khắc phục khó khăn, khai thác tốt tiềm năng cũng như phát huy lợi thế để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch là trách nhiệm của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của toàn xã hội. Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt các chính sách phát triển du lịch của Trung ương đồng thời trên cơ sở đó đã có những cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp nên du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc với những con số ấn tượng. Nếu như năm 2007, lượng khách đến Quảng Nam khoảng 2 triệu lượt, thì năm 2018 con số này đã lên tới 6 triệu 350 ngàn lượt, tăng gấp 3,32 lần; tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2007 đến 2018 đạt trên 19%/ năm. Huyện Tiên Phước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam cách thành phố Tam Kỳ 25 km, là một huyện bán sơn địa chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng duyên hải với vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam, có địa hình đồi núi thấp, dạng bát úp với sông suối xen kẽ, các trang trại trong những 1 cánh rừng thưa, những thắng cảnh vẫn còn hoang sơ nét tự nhiên vốn có, với những ngôi nhà, khu vườn, ngõ đá, làng quê đặc trưng của vùng trung du Quảng Nam, với những vùng cây ăn quả đặc sản, tạo nên cảnh quan thơ mộng phù hợp với loại hình du lịch sinh thái nông thôn, du lịch trang trại, du lịch khám phá trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng... Về văn hóa Tiên Phước cũng có những tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng.Những điều kiện về nguồn lực, tài nguyên trên là một thuận lợi để Tiên Phước có thể đầu tư phát triển du lịch.Ngoài ra, du lịch huyện Tiên Phước còn được hỗ trợ bởi các chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển du lịch liên quan ở các cấp.Đặc biệt là chính sách của tỉnh Quảng Nam về hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển du lịch miền núi phía tây và hải đảo tỉnh Quảng Nam đến 2020.Nhằm tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền núi. Với những lợi thế đó huyện Tiên Phước thời gian qua du lịch Tiên Phước đã có những bước phát triển và đạt được một số kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch của huyện Tiên Phước thì những kết quả đạt được của ngành du lịch Tiên Phước vẫn chưa được như mong muốn, khai thác cơ hội và tiềm năng chưa thực sự hiệu quả. Chưa có Chương trình, Đề án dài hạn với sự đầu tư đúng mức để phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; chưa hình thành được sản phẩm du lịch cụ thể, phong phú; dịch vụ du lịch chưa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Vệ sinh môi trường ở các điểm đến chưa được quan tâm.Chưa huy động các thành phần kinh tế, nhân dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch; các điểm đến chưa hình thành.Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế; hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho du khách. Trên đây là những vấn đề tồ tại, hạn chế, khó khăn nhiều năm qua của du lịch huyện Tiên Phước. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế này là do nhiêu yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện có những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển 2 khái đó là: Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án thực hiện chính sách chưa sát với thực tế, chưa có những định hướng phù hợp, có tính đài hạn; việc vận dụng, kết hợp và lồng ghép các chính sách trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập; công tác quy hoạch, định hướng, quản bá xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; thực hiện quản lý nhà nước, phân công, phân cấp, bố trí con người trong quá trình thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế… Từ những vấn đề nêu trên việc thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch một cách cụ thể, khoa học, hiệu lực, hiệu quả đi vào thực tế cuộc sống góp phần phát triển du lịch huyện Tiên Phước là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học để tìm ra những giải pháp tối ưu trong quá trình thực hiện chính sách, phát pháp luật về du lịch của các cấp, các ngành một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả nhằm tranh thủ,vận dụng, phát huy hết tiềm năng du lịch huyện Tiên Phước là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những lý do đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nhà nước ban hành chính sách phát triển du lịch là huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và cơ chế để thúc đẩy du lịch phát triển với vai trò kinh tế mũi nhọn.Những chủ trương, chính sách, pháp luật đã và đang được thực hiện với những hành động cụ thể của các cấp, các ngành, địa phương. Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo đánh giá về du lịch, phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch… của nhiều tác giả như: Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt; 3 “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách và công trình nghiên cứu như: “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được HĐND tỉnh Quảng Nam phê duyệt; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 27/12/2016 của Chính Phủ và Nghị quyết số 08/NQ-TU, ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến 2020, định hướng đến 2025 được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành; Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững”(Năm 2017) Lê Đức Viên; Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” (năm 2018) Phan Văn Thắng; Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (năm 2011) Nguyễn Thị Hồng; Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiển tỉnh Quảng Nam” (năm 2017) Ngô Đình Tuấn. Trên địa bàn huyện Tiên Phước cũng đã có một số nghiên cứu như: Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên Phước giai đoạn 2011-2020; Bài viết “Thăm vùng đất thập ngũ tiên sa huyện Tiên Phước” tác giả Nguyễn Văn Mỹ Báo Tuổi trẻ…. Tổng hợp các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, chính sách du lịch có thể nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu cả cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, huyện Tiên Phước thì chỉ có Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và một số bài viết của một vài tác giả, mang tính định hướng cho phát triển du lịch, phân tích, đánh giá tiềm năng thế mạnh của du lịch huyện Tiên Phước, nhưng chưa có một nghiên cứu tổng quan chính sách phát triển du 4 lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước” làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở kế thừa, phát triển và vận dụng những thành quả quan trọng của các công trình nghiên cứu, luận án, đề tài liên quan trước để trích dẫn, đánh giá, phân tích từ thực tiễn huyện Tiên Phước để hình thành cơ sở khoa học, tổng kết đánh giá thực trạng từ đó định hướng và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, qua đó khai thác thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch, dịch vụ trong những năm đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch để có cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học về chu trình chính sách và thực hiện chính sách.Từ đó xác định những tiềm năng, thế mạnh của du lịch huyện Tiên Phước, đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Xác định cơ hội và thách thức, qua đó đề xuất giải pháp tối ưu và phù hợp nhất trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước góp phần phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Tiên Phước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa phân tích làm rõ cơ sở lý luận về du lịch, chính sách phát triển du lịch, quy trình thực hiện chính sách.Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện, nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch huyện Tiên Phước.Phân tích, khảo sát, đánh giá tiềm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn 5 huyện Tiên Phước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển du lịch được thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thời gian: Các số liệu phục vụ để đánh giá được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017; các định hướng và giải pháp thực hiện đề xuất trong luận văn được thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. - Nội dung nghiên cứu: Tổng quan về quá trình thực hiện các chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam về du lịch và phát triển du lịch. Chính sách phát triển du lịch của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên Phước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng tổng hợp những phương pháp: Thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, khảo sát thực địa, tổng kết, đánh giá thực tiễn. Trên cơ sở đó đưa ra các phân tích, giải pháp, ý kiến của tác giả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa các vấn đề về thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác 6 nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Quảng Nam nói chung, ở huyện Tiên Phước nói riêng. Luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Đề ra những chính sách, giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế, tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch huyện Tiên Phước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, mỡ đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến 2030. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm du lịch, phát triển du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Thuật ngữ du lịch xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là “Đi một vòng” Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La tinh thành Turnur và sau đó thành Tour trong tiếng Pháp với nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Trong tiếng Việt, du lịch là một từ gốc Hán - Việt, tạm dịch và hiểu là đi trải nghiệm, đichơi, đi du ngoạn.Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến ở mọi quốc gia.Tuy nhiên, do bối cảnh về không gian, thời gian khác nhau hoặc dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, “Du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một tập thể, một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian nhất định đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, du ngoạn, khám phá hay chữa bệnh. Chúng ta đề cập một số định nghĩa thông dụng: - Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họvới mục đích hoà bình. Nơi họ đến ở, lưu trú, sinh hoạt không phải là nơi làm việc của họ”. - Luật du lịch năm 2017 củaViệt Nam định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (Cá nhân, nhóm người) ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng,tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích hợp pháp khác”[15]. 8 Với các cách tiếp cận như vậy, định nghĩa về du lịch hiện nay bao gồm hai thành tố, đó là: Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ nào đó. Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời: Cung cấp, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi, thư giãn của cá nhân hay nhóm người ngoài nơi cư trú với mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết, khám phá về thế giới xung quanh,phục hồi sức khoẻ. Cách tiếp cận, cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển đúng đắn về du lịch.Cho đến nay, không ít người, kể cả những người đang làm việc trong ngành du lịch cũng có cách hiểu phiến diện về du lịch thiên về góc độ xã hội hoặc kinh tế. Do đó, họ chỉ tập trung vào thỏa mãn nhu cầu tinh thần, sức khỏe mà bỏ qua lợi ích quan trọng của kinh tế hoặc đề cao lợi nhuận bằng việc khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Chỉ có thể hiểu khái niệm du lịch một cách đầy đủ như vậy, chúng ta mới xác định được rằng phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay của một cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch Phát triển du lịch bền vững theo Luật du lịch 2017 là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.Phát triển du lịch có thể được nhận thức đầy đủ với 5 nội dung sau[15]: Thứ nhất, là sự tăng trưởng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự tăng trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; Mức tăng thu nhập từ du lịch; 9 Mức tăng quy mô cơ sởvật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển du lịch. Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức, cách thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng ngày càng tiến bộ, hiện đại và hiệu quả đem lại từ các hoạt động, các chính sách về du lịch đó. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, những hướng phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển có tính bền vững cao. Thứ ba,chất lượng vàmức độ tham gia của khách du lịch, người dân và các cấp chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp du lịch, ccoong ty lữ hành du lịch và quá trình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng trách nhiệm và sự hài hòa vềlợi ích của các bên tham gia. Thứ tư, Xây dựng và phát triển ngànhdu lịch hiện tại không làm tổn hại, tác động tiêu cực đến khả năng hưởng thụ du lịch, hưởng thụ môi trường sống của các thế hệ tương lai. Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội và môi trường. Về kinh tế phải bảo đảm duy trì, phát huy nhịp tăng trưởng theo thời gian, không gian và sự tăng trưởng phát triển phải dựa trên cơ sở hiệu quả tăng năng suất lao động chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Về mặt xã hội, ít nhất phải được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữa những người, giữa các bên tham gia vào quá trình hoạt động du lịch không phải chỉ là thu nhập và trên tất cả các phương diện khác. Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơ bản sau: các quyết định khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải bảo tồn, tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và cho tương lai; bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với các hoạt động kinh tế, xã hội khác v.v.. 10 1.1.2. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển du lịch. * Khái niệm chính sách. Theo Bách khoa từ điển Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [28,tr.475]. Tác giả Smith cho rằng “khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của các lực lượng có quan hệ với nhau”. Smith nhấn mạnh “không hành động” cũng như 11 “hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào các quyết định tạo ra sự thay đổi, mà còn phải thận trọng với những quyết định chống lại sự thay đổi và khó quan sát vì chúng không được tuyên bố trong quá trình hoạch định chính sách”. Cụm từ “chính sách” khi gắn thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước (khu vực công) được gọi là chính sách công.Thuật ngữ “chính sách” sử dụng trong đề tài này được hiểu là chính sách công.Theo đó, chủ thể chính sách, mục đích tác động và vấn đề chính sách hướng tới đều gắn với chủ thể ban hành là Nhà nước. Theo thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến lược sử dụng nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của nhà nước. Chính sách công cho phép mỗi Chính phủ đảm nhiệm vai trò, vị trí của Nhà nước đối với cuộc sống của nhân dân. * Chính sách phát triển du lịch[15] Chính sách phát triển du lịch: Theo luật du lịch 2017 là Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các 11 chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây: Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;Lập quy hoạch về du lịch; Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác; Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; Sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương; Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; Hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch. 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách, quy trình thực hiện chính sách. 1.1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách: Khái niệm thực hiện chính sách hay “thực thi chính sách” hoặc “tiến hành thực hiện chính sách”, thực chất cùng nội hàm; thông thường, là giai đoạn sau quá trình hoạch định và trước quá trình đánh giá chính sách công. Theo Thomas Dye, “thực thi bao gồm tất các hoạt động được thiết kế để các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp” [28, tr.4]. Tác giả William Dunn cho rằng: “Các hành động chính sách công có hai mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ” [6]. 12 Về cơ bản, coi thực hiện chính sách (công) – một khâu trong chu trình chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Đây là quá trình xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án,... nhằm hiện thực hóa, cụ thể hóa các nội dung chính sách để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch đặc ra. Có thể thấy, thành công của chính sách chủ yếu phụ thuộc vào việc tổ chức thực thi chính sách đó trên thực tế.Đó là từng bước thực hiện mục tiêu của chính sách, khẳng định tính phù hợp, đúng đắng của chính sách công và giúp cho chính sách công ngày một hoàn thiện hơn. Nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, luận văn phân tích chu trình thực hiện chính sách công gồm những nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình triển khai thực hiện chính sách; Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, chính sách; Thứ ba, phân công, tổ chức phối hợp thực hiện chính sách; Thứ tư, duy trì hoạt động thực hiện chính sách; Thứ năm, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách; Thứ sáu, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chính sách; Thứ bảy, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách. 1.1.3.2. Quy trình thực hiện chính sách. Hệ thống chính sách hay một chính sách khi được thực hiện bao giờ cũng hướng tới giải quyết một hay nhiều vấn đề nào đó đang diễn ra, sẽ diễn ra trong đời sống xã hội để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu, mục đích hoặc là một kế hoạch nhất định. Trong chu trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là quá trình kết nối các khâu. Về cơ bản, việc thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình, chu trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một hoặc nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch bền vững đối với những đối tượng, phạm vi cụ thể trong một không gian, thời gian nhất định. Theo đó, chu trình thực hiện chính sách gồm bước sau đây: * Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Kế hoạch triển khai chính sách được thực hiện trước khi chính sách đi vào 13 thực tế cuộc sống.Các Chủ thể triển khai thực thi chính phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chính sách. Kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện chính sách gồm những nội dung về tổ chức bộ máy, điều hành thực hiện; cung cấp các nguồn vật lực; thời gian, không gian triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách; cơ chế về tổ chức, điều hành thực hiện; quy định trách nhiệm, quyền hạn của người thực hiện chính sách và các chủ thể tham gia. * Phổ biến, tuyên truyền chính sách Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách: Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Giúp cho mỗi chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức, đánh giá được đầy đủ tính chất, qui mô, tầm quan trọng của chính sách với đời sống xã hội.Từ đó chủ động tìm kiếm các giải pháp, phương án thích hợp cho việc thực hiện chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách được giao. * Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Để quá trình thực hiện chính sách có hiệu quả thì không thể mỗi chủ thể độc lập thực hiện được mà phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền địa phương. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phối hợp cần được thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan