Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã điện bàn, tỉnh quảng n...

Tài liệu Thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

.DOCX
77
38
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số :8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Việt Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI CƠ SỞ..............................................................................7 1.1. Tổng quan về chính sách hòa giải ở cơ sở:................................................7 1.2. Các bước thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở:Error! Bookmark not defined. 1.3 Một số kinh nghiệm từ thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở..................17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM 22 2.1. Thực trạng hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam................................................22 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam………………………………. ……..27 2.3. Thực tiễn thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.....................................................................................................30 2.4. Hoạt động nâng cao trình độ của các tổ hòa giải cơ sở tại thị xã Điện Bàn 36 2.5. Kết quả đạt được của các tổ hòa giải cơ sở tại thị xã Điện Bàn...............38 2.6. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác hòa giải cơ sở tại thị xã Điện Bàn......................................................................................................... 39 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ,TỈNH QUẢNG NAM........................49 3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam......................................................................................49 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam...................................54 KẾT LUẬN....................................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nước ta cũng như một số nước trên thế giới có xu hướng sử dụng hòa giải nhiều hơn, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở bởi nó là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm và đã tồn tài lâu đời trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hòa giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở tình người. Mục đích chính của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng để hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giảm bớt các vụ việc phải giải quyết tại Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác hoà giải ở cơ sở, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến công tác này. Để tiếp tục phát huy vai trò của hoạt động hoà giải ở cơ sở đối với xã hội, ngày 20 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật hoà giải ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của hoà giải ở cơ sở. Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động hoà giải cơ sở, nhưng thực tiễn công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam chưa phát huy được hết vai trò, ý nghĩa vốn có 1 của nó, thậm chí còn có nhiều đơn vị không chú trọng đến hoạt động này. Thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho thấy ở những đơn vị làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là lý do học viên lựa chọn đề tài "Thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình học tập và công tác tại địa phương tôi nhận thấy vấn đề hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói chung có liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân và đây là vấn đề khá mới mẻ. Hiện nay, nghiên cứu sâu về thực tiễn hòa giải ở cơ sở thì chưa được có nhiều, chưa có những nghiên cứu sâu. Trong những năm qua, nghiên cứu về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu như: - “Sổ tay pháp luật về Hòa giải ở cơ sở” của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Hà Nội, năm 2014 hoặc Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên của Bộ Tư pháp ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2016. Những tài liệu này tập trung trình bày khái quát các quy định luật pháp về hòa giải ở cơ sở và phổ biến hướng dẫn nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở chứ không đi nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở. 2 - Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2014: “Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Kiều Thị Thu Hà, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn này tập trung vào phân tích thực trạng tình hình hòa giải ở cơ sở qua khảo sát thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa, qua đó đề ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu để gia tăng hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Bài viết “Giải pháp cơ bản cho hòa giải cơ sở ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Đồng Việt Phương, đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 32 (2014): 125-131. Nghiên cứu này trên cơ sở phân tích hiện trạng công tác hòa giải cơ sở ở các địa phương khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đề xuất giải pháp như: tăng cường hoàn thiện pháp luật về công tác hòa giải cơ sở; kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, chú trọng về chất lượng hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở; đảm bảo nguồn lực đầu tư cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; nâng cao vai trò của các cấp tổ chức Đảng, chính quyền nhà nước, Mặt trận Tổ quốc… - Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, Nguyễn Phương Thảo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2012. - Những nội dung cơ bản của Luật hòa giải cơ sở, Quách Dương, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2013. - Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ Luật học của Huỳnh Đức Oanh, 2014. - Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2015: “Hòa giải cơ sở qua thực tiễn tỉnh Hãi Dương” của tác giả Đặng Thị Lan Phương, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. - Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động hòa giải cơ sở, Bộ thư pháp, 11/01/2018 Các công trình nói trên mới chỉ bàn đến một số khía cạnh của hoạt động hòa giải ở cơ sở, chủ yếu là khía cạnh con người trong hoạt động hòa 3 giải, phương thức và biện pháp thực hiện hòa giải ở cơ sở, một số kinh nghiệm của các địa phương về hòa giải ở cơ sở... Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích, đánh giá về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn hòa giải ở cơ sở. Đây cũng chính là một trong những lý do để học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận văn là tìm kiếm các giải pháp thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hòa giải ở cơ sở: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của chính sách hòa giải cơ sở, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hòa giải cơ sở. - Mô tả, phân và thực hiện chính sách hòa giải cơ sở ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xác định nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách hòa giải cơ sở, - Đề xuất quan điểm và các giải pháp hoàn thiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải cơ sở trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: các hoạt động nghiên cứu được triển khai ở phạm vi thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4 - Về thời gian: nghiên cứu việc thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ từ năm 2012 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu Đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp cụ thể sau: *Phương pháp thống kê: Thông qua thống kê các số liệu về hòa giải trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. * Phương pháp phân tích: Đưa ra những quy định của pháp luật trên cơ đó phân tích những điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp với thực tế áp dụng trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. * Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những phân tích và bình luận tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá cụ thể. 6. Điểm mới của luận văn Nghiên cứu để phát hiện những điểm còn bất cập trong quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở, những tồn tại trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách hòa giải cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 7. - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được khai thác, sử dụng trong nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở của các cơ quan tư pháp. - Về mặt thực tiễn: Các cơ quan tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, hòa giải viên trên địa bàn thị xã Điện Bàn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung có thể khai thác, vận dụng những kết quả nghiên cứu của luận văn để tham mưu đề xuất những giải pháp với cơ quan có chức năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, vận dụng để triển khai các hoạt 5 động nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở như: quản lý nhà nước, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng các chương trình phối hợp... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách hòa giải cơ sở. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI CƠ SỞ 1.1. Tổng quan về chính sách hòa giải ở cơ sở Thể chế hóa chủ trương xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, chi phối và ảnh hưởng đến tổng thể các mối quan hệ, các nội dung được điều chỉnh trong Luật. Việc hình thành một chính sách phù hợp, đồng bộ, thống nhất có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết những khó khăn, hạn chế của công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay cũng như thúc đẩy và tăng cường công tác này trong thời gian tới. Chính sách của Nhà nước đối với hào giải ở cơ sở thể hiện ở những nội dung, cụ thể đó là: - Yêu cầu của cải cách tư pháp, cải cách hành chính đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để bảo đảm ngày càng cao hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài”. Chính sách này là cơ sở thể chế hóa hoạt động hòa giải ở cơ sở bằng chính sách Nhà nước được đánh dấu mốc quan trọng – đó là sự ra đời của Luật hòa giải ở cơ sở ngày 20/6/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.... nhằm: (1) Khuyến khích người dân ở cơ sở khi có mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nên dùng biện pháp hòa giải khi chưa cần thiết phải đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết như tòa án, trọng tài... với mục đích giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của 7 người dân và Nhà nước. Khuyến khích người dân tích cực tham gia hoạt động hòa giải và xác định rõ vai trò tự quản, tự giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ của nhân dân tại cộng đồng dân cư hiện nay; (2) Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác; (3) Khuyến khích người có uy tín trong cộng đồng dân cư như già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo... tham gia hòa giải ở cơ sở. Chính sách này nhằm huy động người có uy tín, tâm huyết tham gia hòa giải ở cơ sở, đồng thời tạo điều kiện để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; (4) Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, thể hiện đúng bản chất của hòa giải ở cơ sở là tự nguyện, tự quản. Vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện rõ nét trong các quy định về tham gia quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở; bầu/lựa chọn hòa giải viên; cho thôi làm hòa giải viên; thành lập tổ hòa giải... Quy định này đã thể hiện tinh thần dân chủ mạnh mẽ, đề cao vai trò quan trọng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hoạt động hòa giải ở (5) cơ sở. Khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác về pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật hỗ trợ tài liệu phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở; phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho hòa giải viên; tạo điều kiện cho thành viên, hội viên của tổ chức mình tham gia hòa giải ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được khen thưởng theo quy định. (6) Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; 8 khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở, pháp luật đã quy định cụ thể chính sách đối với tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở, cụ thể: Được Nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan; Được khen thưởng khi có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định. - Nghị quyết số 116/2014/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam (2014), quy định về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó có công tác hòa giải ở cơ sở. Công văn số 469 /UBND thị xã Điện Bàn (2014) ,về việc củng cố Tổ hòa giải. Kế hoạch số 32/KH-UBND thị xã Điện Bàn (2017) về việc triển khai tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở. Thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở đã đánh dấu một bước phát triển mới quan trọng trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi mà các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống của cộng đồng dân cư ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội dung mâu thuẫn, tranh chấp. Việc thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống xã hội. Hoà giải ở cơ sở là quá trình Hoà giải viên vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở. Đặc điểm hòa giải thể hiện ở chỗ: + Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp giữa các bên 9 theo quy định của pháp luật; + Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được thoả thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng; + Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp; + Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Căn cứ tiến hành hòa giải gồm: + Hoà giải viên chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ hoà giải nhưng có uy tín thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình; + Thực hiện việc hoà giải theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải, theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; + Thực hiện việc hoà giải theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh chấp; Nguyên tắc hoạt động hòa giải cần được tuân thủ gồm: + Hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; + Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không áp đặt, bắt buộc các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải; + Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; + Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng; + Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải; 10 Các việc được hòa giải được quy định trong Luật Hoà giải cơ sở gồm: + Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, láng giềng; + Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự; + gia Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân và đình; + Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh nhau gây thương tích nhẹ. Những vụ việc không được hòa giải: + Các tội phạm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà ngýời bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định. Viện kiểm sát, Toà án không tiếp tục tiến hành tố tụng; + + Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính; Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không đýợc hoà giải, bao gồm: Kết hôn trái pháp luật; gây thiệt hại đến tài sản nhà nýớc; tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; tranh chấp về hợp đồng lao động. Người tiến hành hòa giải được quy định như : + Việc hoà giải có thể do một hoặc một số Hoà giải viên tiến hành. + Trong trường hợp cần thiết, Hoà giải viên có thể mời người ngoài Tổ hoà giải cùng tham gia hoà giải. + Người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người có kiến thức pháp luật, có uy tín, biết rõ nguyên nhân tranh chấp. Về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải ở cơ sở được quy định cho 11 các trường hợp cụ thể sau đây: + Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian và địa điểm mà các đương sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của Hoà giải viên. + Thời gian và địa điểm thực hiện việc hoà giải được lựa chọn một cách mềm dẻo, linh hoạt, có thể tại nhà riêng của một bên tranh chấp hoặc nhà của Hoà giải viên, tại trụ sở UBND, câu lạc bộ, kể cả nơi diễn ra các hoạt độg sản xuất, v.v... nhưng phải phù hợp với nguyện vọng của các bên. + Nếu Hoà giải viên là người chứng kiến tranh chấp và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay thì việc hoà giải có thể được tiến hành ngay tại thời điểm và nơi xảy ra tranh chấp. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau được xác định như sau: + Tổ hoà giải ở các cụm dân cư phân công hoà giải viên thực hiện hoà giải. Các hoà giải viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình hoà giải. + Các Hoà giải viên thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp với nhau, nhưng phải báo cáo với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoà giải. 1.2. Các bước thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở 1.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở: Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở. 12 - Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm... Xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách hòa giải ở cơ sở; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách hòa giải ở cơ sở đến tổng kết rút kinh nghiệm. - Kế hoạch kiểm tra thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở. -Xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách hòa giải ở cơ sở; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở. Kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở do lãnh đạo các cấp có thẩm quyền thông qua. 1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách hòa giải ở cơ sở: Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách hòa giải ở cơ sở. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách hòa giải ở cơ sở và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách hòa giải ở cơ sở với đời sống xã hội để chủ động 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan