Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn qu...

Tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng

.DOCX
92
110
102

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH TUẤN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH TUẤN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố. Tác giả luận văn Nguyễn Minh Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ...................................................................................................................10 1.1. Khái niệm và vai trò cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã................................................................................ 10 1.2. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Nội dung, chủ thể và yêu cầu đặt ra.......................................................................20 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.......................................................................................31 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................37 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của quận Thanh Khê................................................................... 37 2.2. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và nguyên nhân .. 45 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới..................................................................................59 KẾT LUẬN....................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ công chức HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. Cán bộ c 2.2. Trình độ 2.3. Trình độ 2.4. 2.5. Tổng hợ nhà nướ Trình độ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định tới công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.Chính vì vậy, trong sự nghiệp của mình, Bác đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”và đây là kim chỉ nan cho các cấp, các ngành thực hiện chính sách cán bộ của mình [46, tr.135]. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là một trong bốn cấp hành chính của nước ta. Với vị thế là cấp gần, sát nhân dân nhất, hiểu và lắng nghe trực tiếp nguyện vọng, ý chí của nhân dân, chính quyền cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Từ đó, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, vận động nhân dân tham gia các hoạt động xã hội, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân để phát triển kinh tế xã hội của địa phương để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có năng lực quản lý nhà nước tốt. Nắm bắt và hiểu rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạp pháp luật về tổ chức cán bộ như: Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010… Các văn bản dưới Luật như: Nghị định 161/2018/NĐ-CP về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn 1 thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP... Những văn bản nêu trên đang đặt ra nhiều vấn đề quan trọng và cấp thiết liên quan đến hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong tình hình mới,thông qua các chương trình, dự án về đào tạo, bồi dưỡng. Muốn thực hiện được các nhiệm vụ và hoạt động nói trên thì cần phải có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành trong mọi thời điểm. Thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Thanh Khê nói riêng đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một yêu cầu bức thiết. Trong giai đoạn 2014 đến 2018, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở quận Thanh Khê đã huy động được các ban ngành, tổ chức và cán bộ, công chức tham gia nhiệt tình và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, qua đó góp phần củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức chính quyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn quận. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận, thể hiện trong nhiều vấn đề, như trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, cơ cấu... Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã chưa thực sự khoa học, chưa phù hợp với thực tế địa phương; công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập. Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi Đảng bộ quận Thanh Khê phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thông qua làm tốt việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở đó mới có khả năng tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có Tài - Đức trọn vẹn, có cơ cấu hợp lý, có tư duy nhanh nhạy, đủ khả 2 năng nhận thức các quy luật tự nhiên, xã hội và vận dụng để xử lý hiệu quả các tình huống thực tiễn trên địa bàn. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cũng như thực hiện hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau: Cuốn sách “Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới”, Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước, NXB Chính trị quốc gia 2004. Cuốn sách đã đánh giá thực trạng hệ thống chính quyền cơ sở thông qua hệ thống dữ liệu về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Kết quả nghiên cứu cũng như những hạn chế rút ra đã giúp nhóm nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Đặc biệt, một trong những giải pháp quan trọng được nhắc đến là giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở trong tình hình mới [74]. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), với tác phẩm nghiên cứu khoa học của mình “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã (Qua khảo sát ở đồng bằng sông Hồng)”. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã và khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn 3 của cán bộ cấp xã [44]. Tác giả Nguyễn Minh Đường (2013), trong nghiên cứu khoa học của mình với tên đề tài “Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới”. Luận án tiến sĩ kinh tế với tên: “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội)”của Trần Huy Sáng, năm 1999. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành; đánh giá thực trạng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế qua thực tiễn các huyện ngoại thành Hà Nội; Luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế... Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã và việc sử dụng sau đào tạo nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh” của: Trần Duy Hưng - Giảng viên Trường Cán Bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn của tác giả Trần Duy Hưng đã làm rõ các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn CBCC cấp xã và việc sử dụng đội ngũ này sau đào tạo; đã hệ thống hóa các quy định của pháp luật về đào tạo nguồn CBCC cấp xã và các quy định có liên quan đến CBCC cấp xã sau đào tạo; đã đánh giá thực trạng việc đào tạo nguồn CBCC cấp xã và việc sử dụng nguồn cán bộ sau đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đào tạo nguồn CBCC cấp xã cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực sau đào tạo. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nềnkinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở Thành phố Hà Nội)” của Tạ Quang Ngải. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng 4 công chức qua thực tiễn ở Thành phố Hà Nội trong 10 năm. Luận văn cũng đã đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tác giả Thăng Văn Phúc (2009), với đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc nhóm KX.04.09 của Bộ Nội vụ với tên “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong bối cảnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước [48]. Tác giả Vũ Văn Khoan (2009), “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 - 2015”, Đề tài cấp Bộ - Bộ Nội vụ đã làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch đào tạo, đây được coi là kim chỉ nan cho quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của một địa phương cụ thể [41]. Một số luận án, luận văn như: Luận văn thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh An Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Đỗ Hải Long, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2010; Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Thị Hậu “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Chính quyền cấp xã ở tĩnh Phú Thọ” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003); Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” của Trần Huy Hoàng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012; Nguyễn Mậu Dựng (2013): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do GS.TS. Nguyễn Phú Trọng, 5 PGS.TS. Trần Xuân Sầm đồng chủ nhiệm (2001) với tên đề tài khoa học là: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài: KH-BD (2008): Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người Khmer ở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam bộ, do Nguyễn Thái Hoà, Phó vụ trưởng Vụ địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương làm chủ nhiệm; Ngô Thành Can, “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 5/2008… Từ các góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ công chức cấp xã ở từng vùng và địa phương khác nhau. Các nghiên cứu trên đã nêu rõ những ưu điểm và những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau. Công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, làm rõ được thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại nơi nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ góc độ khoa học chính sách công nhằm giúp các nhà quản lý xây dựng và thực thi hệ thống chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với thực tiễn địa phương và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và thực trạng thực hiện chính sách 6 này tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở quận Thanh Khê trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Đề tài luận văn hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thực hiện chinh sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam Thứ hai: Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng dưới góc độ khoa học chính sách công. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và các bước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 đến 2018 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ 7 Chí Minh về công tác cán bộ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh đó, đề tài luận văn tiếp tục kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Cơ sở thực tiễn của luận văn là quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 2014 đến 2018. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích và tổng hợp, lịch sử - lôgic, so sánh, kết hợp khái quát lý luận với tổng kết thực tiễn. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn để thu thập thêm các thông tin về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần bổ sung thêm các nghiên cứu về lý luận chuyên ngành chính sách công găn với một chính sách cụ thể. Đồng thời, đề tài luận văn làm rõ vị trí, đặc điểm, vai trò và nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã dưới góc độ chuyên ngành khoa học về chính sách công; góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp xã. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban, ngành cấp huyện, cấp xã trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối với cán 8 bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập tại các trưởng chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị của các huyện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các nội dung của phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 2 chương với 6 tiết: Chương 1: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Khái niệm và vai trò cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cán bộ, tuy nhiên trong luận văn, tác giả phân tích và đánh giá khai niệm theo quy định của theo Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, quy định theo khoản 1 và 2, điều 4, chương I như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [52, Điều 4]. Pháp lệnh sửa đổi đã quy định thêm công chức xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, cả Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh công chức sửa đổi năm 2003 đều không đưa ra được khái niệm về cán bộ, khái niệm về công chức, chỉ đưa ra thuật ngữ chung là CBCC. Để khắc phục hạn chế của các văn bản đó, ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật cán bộ, công chức. Đây là một văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay và cắt nghĩa được rõ ràng hơn về các 10 khái niệm CBCC. Tại Điều 4 của Luật cán bộ, công chức quy định: Khoản 2: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [52, Điều 4]. 1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã Theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, cũng như quy định của luật chính quyền địa phương thì “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [52, Điều 4]. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã CBCC cấp xã là những người cán bộ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở và họ có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước cấp xã, cụ thể như sau: Một là, CBCC cấp xã là người tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Nếu xét trên góc độ hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước thì chính quyền cấp xã là một khâu, một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Chính quyền cấp Trung ương 11 (Chính phủ và các Bộ, ngành trực thuộc) có chức năng hoạch định, ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn thực thực hiện pháp luật để quản lý, điều hành phát triển KT- XH của đất nước trong từng thời kỳ; chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện là cấp trung gian có chức năng truyền đạt, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai; còn chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và chính quyền cấp trên vào đời sống nhân dân. Do vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành dù rất đúng đắn, nhưng nếu không được đội ngũ CBCC nói chung và ở cấp xã nói riêng phổ biến, tổ chức thực hiện tốt ở các địa phương thì các chủ trương, chính sách đó cũng không thể đi vào đời sống, phát huy hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, người CBCC cấp xã phải có đầy đủ các phẩm chất của người cán bộ, phải luôn trung thành với Đảng, Nhà nước, pháp luật và nhân dân, tận tụy, tiên phong trong việc chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để nhân dân tin tưởng noi theo. Hai là, CBCC cấp xã là người trực tiếp quản lý, điều hành, đảm bảo mọi hoạt động chính trị, KT- XH, quốc phòng và an ninh...ở địa phương diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Theo quy định của pháp luật, chính quyền cấp xã có chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động, chính trị, KT- XH, quốc phòng, an ninh trên địa bàn cấp xã và đảm bảo cho các hoạt động trên diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. CBCC cấp xã là chủ thể quản lý chính trong bộ máy chính quyền cấp xã thay mặt bộ máy Nhà nước tại cơ sở. Bởi vậy, CBCC cấp xã là người trực tiếp quản lý mọi hoạt động: chính trị, KT- XH, quốc phòng, an ninh diễn ra trên địa bàn cấp xã và đảm bảo cho các hoạt động trên diễn ra bình thường, trong khuôn khổ pháp luật. Để làm tốt vai trò này, người CBCC cấp xã phải nắm vững các quy định của luật pháp, các văn bản của cấp trên, có kiến thức về quản lý hành chính 12 Nhà nước, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đồng thời phải công tâm, tận tụy, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Ba là, CBCC cấp xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân địa phương thay mặt Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với các vấn đề kinh tế - xã hội; đấu tranh và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm, xâm phạm đồng thời phải luôn chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng các biện pháp hữu hiệu và phù hợp với điều kiện tại địa phương. Chính quyền Nhà nước do nhân dân lập ra để quản lý, điều hòa các mối quan hệ xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Phần lớn, CBCC cấp xã là ngươi địa phương, ngoài thời gian làm việc theo quy định, họ còn trở về tham gia lao động, sản xuất với gia đình, với nhân dân địa phương. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người CBCC và người dân cơ bản thống nhất với nhau. Mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, người CBCC cấp xã đều có thể hiểu và chia sẻ. Bởi vậy, người CBCC cấp xã phải luôn là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt, tổng hợp và phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân lên cơ quan cấp ủy Đảng và chính quyền và các cơ quan chuyên môn cấp trên; đồng thời phải thường xuyên quan tâm xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, đề án phát triển KT- XH ở địa phương, chăm lo đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần tới mọi người dân. Để làm tốt vai trò này, người CBCC cấp xã cần phải thường xuyên gần gũi và có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, hiểu và nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, luôn đấu tranh và bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm; đồng thời đề xuất lên cấp trên những kiến nghị của 13 nhân dân. Thực tiễn cho thấy CBCC cấp xã có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển KT- XH ở địa phương. Ở xã nào có đội ngũ CBCC tốt thì ở xã đó các phong trào đều sôi nổi, KT- XH phát triển, tình hình an ninh chính trị ổn định... CBCC cấp xã là những người sống và hoạt động thường xuyên liên hệ mật thiết và trực tiếp với nhân dân. Do vậy, người CBCC cấp xã một mặt phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và liên tục, qua đó trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để chủ động, vững vàng trong quản lý điều hành, thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Mặt khác, người CBCC cấp xã cần có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, có lối sống trong sạch lành mạnh, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, biết hy sinh, gương mẫu để lôi cuốn quần chúng nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất thực hiện tốt các chương trình, phòng trào phát triển KT- XH ở địa phương. Chất lượng CBCC cấp xã Khi đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng thế nào là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác của họ. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ, công chức cấp xã. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức chính 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan