Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng...

Tài liệu Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam

.DOCX
181
54
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC HÂN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sôố liệu, kêốt qu ả nghiên cứu đêề cập trong Luận án là trung thực, có nguôền gôốc trích dẫẫn rõ ràng. Tác giả Luận án NGUYỄN QUỐC HÂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................8 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................................... 11 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết................................................................................. 20 Kết luận chương 1........................................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NG ƢỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM........................................ 28 2.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người . 28 2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người................................................................................... 62 Kết luận chương 2........................................................................................................ 77 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................................................... 78 3.1. Tình hình, đặc điểm các tội giết người ở Việt Nam trong những năm gần đây.....78 3.2. Thực trạng tổ chức lực lượng của Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người............................................................................................ 84 3.3. Hoạt động thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người...................86 3.4. Nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của công tác thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người...................101 Kết luận chương 3.....................................................................................................112 CHƢƠNG 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT L ƢỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI GIẾT NG ƢỜI....114 4.1. Dự báo tình hình các tội giết người.....................................................................114 4.2. Yên cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người...................................................................................................................117 4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp Luật Hình sự và Tố tụng hình sự, và những giải pháp khác...................................................................................................................121 Kết luận chương 4.....................................................................................................144 KẾT LUẬN..............................................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................148 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hoạt động Thực hành quyền công tố (THQCT) là một trong hai chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013: “Viện kiểm sát nhân dân THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp”[62]. Như vậy, trong bộ máy các cơ quan nhà nước, thì VKSND có hai chức năng là THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Hoạt động Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngày từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” [66]. Nhất quán đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời gắn việc thưc hiện chủ trương này với việc thực hiện công cuộc cải cách tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 đặt ra mục tiêu của cải cách tư pháp là: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, kiện toàn các cơ quan tư pháp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả… lấy cải cách tổ chức và hoạt động xét xử làm trung tâm. Trong đó xác định mục tiêu cải cách đối với ngành Kiểm sát là: “Trước mắt, viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án…, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra”[18]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, với những ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường đã làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là loại tội phạm giết người trong thời gian gần đây gia tăng về số lượng, tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi, nhiều vụ giết người với tính chất man rợ gây hoang mang cho quần chúng nhân dân. Trước diễn biến tội phạm giết người gia tăng, 1 ngành Kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng nâng cao trách nhiệm trong hoạt động THQCT các vụ án hình sự nói chung, các vụ án về các tội giết người nói riêng, đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phục vụ kịp thời yêu cầu chính trị tại các địa phương và trong cả nước. Thông qua công tác THQCT trong điều tra các tội giết người, VKSND đã không phê chuẩn các quyết định chưa đủ căn cứ pháp lý hoặc hủy các quyết định trái pháp luật của CQĐT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc làm oan người vô tội cũng như không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; không gia hạn điều tra vụ án để hạn chế tình trạng điều tra kéo dài; ngăn ngừa sự lạm quyền trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn; bảo đảm việc khởi tố, việc bắt, việc điều tra có căn cứ và đúng pháp luật. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ pháp luật, về nhận thức THQCT nói chung và THQCT trong điều tra các tội giết người nói riêng của một số cán bộ, Kiểm sát viên và đặc biệt là nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người chưa được rõ ràng dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: Chưa làm hết trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chưa kịp thời đề ra yêu cầu điều tra đối với điều tra viên; chưa hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá chứng cứ để phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, tìm ra sự thật khách quan của vụ án; thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác THQCT trong điều tra các tội giết người dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng các quy định của BLTTHS; không kiểm tra tính căn cứ và hợp pháp trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn; công tác tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người bị oan, sai chưa được thực hiện thường xuyên và phổ biến rộng rãi đến các KSV; số lượng các vụ án VKSND trả lại điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra còn cao. Từ thực tế của công tác THQCT trong điều tra các tội giết người trong thời gian qua trên địa toàn quốc, chúng tôi nhận thấy do nhận thức pháp luật khác nhau, chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết án nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tố tụng ở từng lúc, từng nơi có sự khác nhau trong việc tìm ra đâu là ranh giới giữa tội “giết người” với các tội: “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”… Để từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác. Nhiều vụ án về các tội giết người bị 2 khởi tố, điều tra oan, sai, điển hình như: vụ án Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang); vụ án Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận); vụ Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mười và Khâu Sóc (Sóc Trăng); thậm trí có 02 vụ án giết người (Bình Phước) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên vô tội hoặc bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại; số lượng các vụ án các tội giết người hàng năm không giảm, BLHS và BLTTHS năm 2015 còn có những bất cập, tính chất của tội phạm ngày càng phức tạp, thủ đoạn gây án manh động, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Xuất phát từ thực tế nêu trên cho thấy việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về THQCT của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các tội giết người là cần thiết, nó giúp cho mỗi cán bộ, Kiểm sát viên có nhận thức lý luận và thực tiễn sâu sắc để giải quyết tốt các vụ án về các tội giết người. Với lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là nhằm tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện công tác THQCT trong điều tra các tội giết theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở thống nhất về mặt nhận thức và đánh giá thực trạng, kết quả nghiên cứu của luận án tìm ra những khó khăn vướng mắc, tồn tại, bất cập và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công tác này. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cả lý luận và thực tiễn góp phần nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong điều tra các tội giết, góp phần cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng, chống hiệu quả với loại tội phạm này trong thời gian tới Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu; - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nội dung của THQCT trong điều tra các tội giết; lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về THQCT trong điều tra các tội giết người Xây dựng những lý luận cơ bản tội phạm về các tội giết người và hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người theo quy định của BLTTHS hiện hành; 3 - Khảo sát thực trạng hoạt động của VKSND trong công tác THQCT trong điều tra các tội giết người thời gian qua. Tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế cần khắc phục. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao quả hiệu chất lượng công tác THQCT trong điều tra các tội giết người trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những vấn đề sau đây: - Một là, các công trình nghiên cứu khoa học, các sách chuyên khảo, các bài viết của các nhà khoa học các học giả trong nước và nước ngoài có liên quan trực tiếp đến chức năng THQCT của VKSND về các tội giết người làm cơ sở cho việc phân tích lý luận và pháp luật về THQCT của VKSND đối với loại tội phạm này; - Hai là, Quan điểm của Đảng và nhà nước về chức năng THQCT của VKSND trong điều tra các tội giết người; hệ thống pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực thực hành quyền công tố của VKSND đối với các tội giết người; vấn đề về công tố, THQCT của VKSND; nội dung, phương pháp thực hành chức năng thực hành quyền công tố. Các căn cứ các quy định của pháp luật Việt Nam về các khái niệm có liên quan đến các tội giết người, trong từng tội phạm cụ thể các tội giết người; các khái niệm về công tố và quyền công tố, THQCT của VKSND đối với các tội giết người. - Ba là, diễn biến tình hình tội phạm về các tội giết người, tổ chức lực lượng của VKSND trong việc thực hiện chức năng THQCT trong điều tra các tội giết người; đánh giá kết quả thực hiện THQCT trong điều tra các tội giết người của VKSND trong những năm vừa qua. Bốn là, các biện pháp nhằm tăng cường công tác THQCT của VKSND trong điều tra các tội giết người trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế. - Về nội dung: THQCT của VKSND trong điều tra các tội giết người. Các tội giết người được nghiên cứu trong luận án bao gồm: Tội giết người (Điều 123 BLHS), tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 BLHS). Về không gian nghiên cứu: (i) là THQCT trong điều tra các tội giết người của Vụ THQCT và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2) -VKSNDTC, (ii) 4 Phòng THQCT và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội (Phòng 1 hoặc 2) – các VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện trên cả nước. Về thời gian nghiên cứu: được nghiên cứu trong phạm vi 10 năm từ 2009 đến hết năm 2018. - Giới hạn về giai đoạn tố tụng: Phạm vi thực hành quyền công trong điều tra các tội giết người bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự (cả trường hợp THQCT phát sinh trước khi khởi tố vụ án như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi…) đến kết thúc khi kết thúc việc điều tra khi CQĐT chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố bị can hoặc quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận của luận án là phép biện chứng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm về các tội giết người nói riêng. Luận án nghiên cứu theo chuyên ngành Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự cùng với các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về THQCT trong điều tra các tội giết người. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh, dự báo và điều tra xã hội học được sử dụng để thống kê và phân tích tài liệu, báo cáo tổng kết, hồ sơ vụ án các tội giết người trong thực tiễn nhằm tổng hợp rút ra những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc của công tác THQCT trong điều tra các tội giết người và so sánh giữa thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người ở nước ta với một số nước trên thế giới. - Phương pháp nghiên cứu điển hình để tiến hành nghiên cứu, phân tích công tác THQCT trong điều tra các tội giết người ở một số vụ án cụ thể, một số địa phương để tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm, thiếu sót mang tính phổ biến. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia được sử dụng để tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm trong công tác THQCT trong điều tra các tội giết người. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối hoàn thiện về lý luận và thực tiễn THQCT trong điều tra các tội giết người, 5 những kết quả rút ra qua nghiên cứu của luận án có đóng góp mới cho khoa học chuyên ngành. Cụ thể là: - Bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về THQCT trong điều tra các tội giết người; xây dựng những khái niệm, nội dung, phương pháp cơ bản về THQCT trong điều tra các tội giết người; phân tích làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của các tội giết người. Phân tích được thực trạng quy định của pháp luật về THQCT trong điều tra các tội giết người. - Khảo sát, thống kê, đánh giá tình hình và tập trung nghiên cứu sâu một số hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người trong giai đoạn 2009 – 2018. Qua đó, phân tích, rút ra những kết quả đã đạt được, đồng thời làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Từ đó có phương hướng nâng cao hiệu quả THQCT trong điều tra các tội giết người; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện lý luận và hiệu quả công tác của VKSND trong hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT trong điều tra các tội giết người. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học hình sự, tố tụng hình sự và khoa học pháp lý chuyên ngành Kiểm sát; thống nhất nhận thức về THQCT trong điều tra các tội giết người; phân định rõ nhiệm vụ giữa THQCT với hoạt động kiểm sát điều tra trong các vụ án về các tội giết người góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hai ngành CQĐT và Viện kiểm sát trong công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm giết người. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ kiểm sát trong Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh; là nguồn tài liệu giúp CQĐT và Viện kiểm sát tham khảo xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung; cung cấp cho các Kiểm sát viên kiến thức cơ bản, thao tác nghiệp vụ THQCT trong điều tra các tội giết người. Một số đề xuất giải pháp của luận án là tài liệu phục vụ để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung BLHS và BLTTHS hiện hành của Việt Nam. Là tài liệu phục vụ cho các cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan chức năng, sinh viên làm tài liệu tham khảo vận dụng trong công tác THQCT, điều tra... đối với các 6 tội giết người, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Chương 3: Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Chương 4: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã cung cấp nhiều thông tin về mô hình tố tụng, vị trí, vai trò của VKSND hoặc Viện công tố (Cơ quan công tố) và sự tác động của Cơ quan công tố đối với CQĐT trong hoạt động điều tra các tội phạm hình sự nói chung và các tội giết người nói riêng. Theo đó, mỗi mô hình tố tụng khác nhau hoặc nhóm các nước có hệ thống pháp luật truyền thống có những đặc điểm tương đồng như: Một số nước trước đây (Nga) và hiện tại theo chế độ XHCN (Trung Quốc); một số nước theo truyền thống luật án lệ (Anh, Mỹ), một số nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa (Pháp, Hà Lan, Đức) và Cơ quan công tố ở một số nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia) thì công tác THQCT của Cơ quan công tố đối với hoạt động điều tra có vị trí, vai trò khác nhau. Một số công trình đã nghiên cứu của các nước có liên quan đến luận án như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố - Sách chuyên khảo của Tony Paul Marguery (2008), The Unity and Diversity of the Public Prosecution Service in Europe (PhD thesis), The University of Groninggen (Sự thống nhất và đa dạng của các cơ quan công tố tại châu Âu), [115], là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Cơ quan công tố của hai nước Pháp và Hà Lan. Kết quả nghiên cứu của công trình về việc THQCT như sau: + Cộng hòa Pháp là một quốc gia đại diện cho các nước theo truyền thống châu Âu lục địa, tố tụng hình mang đặc trưng của mô hình tố tụng thẩm vấn. Viện công tố Pháp có tư cách đại diện cho xã hội, trách nhiệm chính là tìm kiếm, đòi hỏi các hoạt động điều tra phải tuân thủ đúng pháp luật khi điều tra các tội phạm, bảo vệ lợi ích chung của công chúng, xã hội. Viện trưởng Viện công tố ở bên cạnh Tòa sơ thẩm, là bên chính tố có vị thế và những quyền hạn đặc biệt, quan trọng, như: quyền được Dự thẩm thông báo về việc chuẩn bị tiến hành một số hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám xét; quyền được yêu cầu tham gia vào hoạt động điều tra; quyền được xem hồ sơ bất ký lúc nào trong quá trình tố tụng (nhưng trong vòng 24 giờ phải trả cho Dự thẩm). Dự thẩm phải xin ý kiến Viện công tố trong phần lớn các trường hợp ra quyết định như trả tự do, lệnh tạm giữ, lệnh tạm giam. Cơ quan công tố có quyền kiểm sát các hoạt động điều tra hình sự. Để đảm 8 bảo Cơ quan công tố có thể thực hiện quyền này, về nguyên tắc, cảnh sát có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho Công tố viên có thẩm quyền về các tội phạm hình sự và phải gửi cho Công tố viên mọi tài liệu, chứng cứ mà mình có được. Để thực hiện trách nhiệm, chức năng của mình, Viện công tố có quyền: mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra dưới sự trợ giúp của cảnh sát tư pháp; khởi tố vụ án hình sự, Công tố viên có toàn quyền hiển diện trong hoạt động thẩm tra (thực tế hiếm xảy ra), nhưng buộc phải có mặt khi có những quyết định quan trọng. Công tố viên có thẩm quyền tùy nghi trong việc quyết định có khởi tố vụ án hay không. Công tố viên có quyền chỉ đạo điều tra, đưa ra các yêu cầu buộc cảnh sát tư pháp phải thực hiện. + Theo mô hình tố tụng hình sự của Hà Lan, Công tố viên phải giám sát giai đoạn điều tra, Công tố viên có thể ra lệnh cho tất cả những người tham gia vào việc điều tra. Công tố viên phải đảm bảo việc điều tra chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến việc đánh giá tội phạm, việc điều tra tuân thủ quy định và những nguyên tắc của pháp luật. - Sách chuyên khảo của Dr Despina Kyprianou (2008), “Comparative Analysis of Prosecution Systems (Part II): The Role of Prosecution Services in Investigation and Prosecution Principles and Policies”. Cyprus and European Law Review (Vai trò của Cơ quan công tố trong hoạt động điều tra) [114]. Trong nghiên cứu của mình, đã trình bày vai trò của Cơ quan công tố trong hoạt động điều tra tại nhóm các quốc gia theo truyền thống luật án lệ và nhóm các quốc gia theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa. - Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Nhật Bản: “Japan Final Repory”, Research studies on the organization and functioning of the justice system in five selected countries (China, Indonesia, Japan, Republic of Korea and Russian Federation) for Unitted Nations Development Program, Vietnam, UNDP, Vietnam (Báo cáo nghiên cứu về tổ chức bộ máy và chức năng của hệ thống tư pháp tại năm quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga), của tác giả William E Buttler (2010), [113]. Nội dung của mỗi báo cáo đều cung cấp được những thông tin cơ bản nhất về thực trạng và vấn đề cải cách tư pháp ở mỗi quốc gia được nghiên cứu. Trong đó không thể thiếu những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan công tố/Viện kiểm sát, đặc biệt là vấn đề vai trò của Cơ quan công tố đối với hoạt động điều tra. - Bài tham luận của Jorg-Martin Jehle, (paper given at the UNDP-POGAR Conference in Cairo, May 17-18, 2005) “The Function of Public Prosecution from 9 a European Comparative Perspective - How International Research Can Contribute to the Development of Criminal Justice” (Chức năng của Cơ quan công tố từ góc nhìn so sánh tại châu Âu - Các nghiên cứu quốc tế có thể đóng góp cho sự phát triển tư pháp hình sự như thế nào), [113]. Trong tham luận của mình, JorgMartin Jehle chỉ ra rằng, tại hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và Ailen), Cơ quan công tố được xem như cơ quan đứng đầu trong giai đoạn điều tra. Điều này đồng nghĩa với việc Cơ quan Công tố phải kiểm soát tất cả các bước điều tra tội phạm của Cảnh sát. Thông thường, Cơ quan công tố chỉ được thông báo sau khi Cảnh sát đã hoàn thành việc điều tra, trừ trường hợp, đối với những tội nghiêm trọng như giết người thì Cơ quan công tố phải tham gia ngay từ đầu giai đoạn điều tra. Thực tế này thể hiện sự thiếu nhân lực của Cơ quan công tố nhưng không vì đó mà Cảnh sát được coi là cơ quan độc lập trong giai đoạn điều tra. Cảnh sát có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chứng cứ cho Cơ quan công tố và đảm bảo rằng việc thu thập chứng cứ tuân thủ đúng pháp luật. Cảnh sát thực hiện theo hướng dẫn điều tra do Tổng công tố ban hành. Trong phạm vi địa phương, Cơ quan công tố và Cảnh sát phối hợp chặt chẽ với nhauđể đưa ra các quy tắc tiến hành điều tra và Cảnh sát phải tuân thủ những quy tắc này. 1.1.2. Những nghiên cứu về các tội giết người và hoạt động điều tra về loại tội phạm giết người liên quan đến luận án - Sách chuyên khảo (2003): “The Need to Kill: Inside the World of the Serial Killer” (Muốn được giết người: Bên trong thế giới của những kẻ giết người hàng loạt), “Serial Murder: An Elusive Phenomenon” (Giết người hàng loạt: Một hiện tượng khó hiểu) (2003), của Steven Egger. Tác giả đã nghiên cứu các vụ án giết nhiều người, phân tích những suy nghĩ, tính cách, động cơ bên trong của người phạm tội và đề ra phương pháp điều tra cụ thể đối với từng trường hợp ... Trên thế giới, đã có nhiều cuốn sách, báo cáo, công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội giết người và hoạt động điều tra về loại hình tội phạm này, tiêu biểu như: Tác giả Robert D. Keppel và Joseph G. Weis, National Criminal Justice Reference Service. Public Domain, 1992, “Improving the Investigation of Violent Crime: The Homicide Investigation and Tracking System”. Trong bản báo cáo này, tác giả đã đề cập đến công tác điều tra tội phạm giết người ở Mỹ qua việc sử dụng hệ thống truy tìm và điều tra HITS. 10 Tác giả John Lindow, Nxb Soumalainen Tiedeakatemia, Acadenia Scientiarum Fennica, 1997, “Murder and vengeance among the gods”. Tác phẩm đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những phương pháp, thủ đoạn tội giết người. Tác giả Stanley Yeo, 1998, “ Unrestrained killings and the law”, nhà xuất bản: Oxford University Prees, USA. Tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đấu tranh phòng chống tội giết người. Tác giả Bruce L.Berg and John J.Horgan, 1998, “Criminal investigation” Nxb: McGraw – Hill Humanities/Scocial Sc. Tác giả đã đề cập đến các phương pháp điều tra tội phạm trong đó có tội giết người. Nhìn chung các tác giả của những cuốn sách trên chỉ nghiên cứu đi sâu vào phân tích tội phạm nói chung và tội danh giết người nói riêng ở một số khía cạnh cụ thể dưới góc độ của luật hình sự, xã hội học, tội phạm học trên quan điểm nhận định của các cá nhân hay mang tính đặc thù của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia; vì vậy cách nhìn nhận cũng thiếu đi tính toàn diện. Mặt khác, có rất ít nghiên cứu đi sâu vào chủ đề THQCT trong điều tra các tội giết người, nhưng những cuốn sách này là những tài liệu tham khảo quan trọng để nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn về đề tài THQCT trong điều tra các tội giết người trên cả nước ta có hiệu quả. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người là một đề tài mang tính chuyên sâu về một nhóm tội danh. Dạng đề tài này đã được một số tác giả nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của VKSND, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò, vị trí của VKSND Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người. Tác giả nêu một số công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, là các nhóm sau: 1.2.1. Nhóm nghiên cứu về mô hình tố tụng các nước trên thế giới liên quan đến đề tài Về những công trình nghiên cứu các vấn đề cụ thể có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy có một số công trình sau: - Nguyễn Thị Thu Quý, bài viết “Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức”, Thông tin Khoa học Kiểm sát (tập 5+6 năm 2013), Hà Nội. Tác giả đã có nghiên cứu tố tụng hình tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức, về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn, xét hỏi có kết hợp. Cơ quan công tố đóng vai trò trung tâm của quá trình tố tụng và được coi là cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh 11 vực tư pháp hình sự. Cảnh sát luôn là CQĐT chủ yếu và họ thường xuyên hiến hành điều tra một cách độc lập. Viện công tố chỉ điều tra trong những trường hợp ngoại lệ và đặc biệt với vai trò chính của Cơ quan công tố là truy tố tội phạm. Công tố viên hướng dẫn trực tiếp đối với hoạt động điều tra, tư vấn về chứng cứ chuyên ngành [88. Tr 81]. - ThS. Lại Thị Thu Hà, bài viết “Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản”, Thông tin Khoa học Kiểm sát (tập 5+6 năm 2013), Hà Nội. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Công tố viên có quyền tự mình điều tra hoặc ra lệnh cho trợ lý công tố viên tiến hành điều tra khi thấy cần thiết và yêu cầu cảnh sát thư pháp hỗ trợ điều tra; có quyền đưa ra yêu cầu điều tra, chỉ đạo hoạt động điều tra của cảnh sát tư pháp. Mối quan hệ giữa Cảnh sát - Viện công tố trong hoạt động điều tra là quan hệ hợp tác và phối hợp với nhau, mỗi bên đều có quyền năng pháp lý độc lập. Song Công tố viên có vai trò chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cảnh sát, thậm chí có thể ra chỉ thị cho Cảnh sát [88. Tr 115]. - TS. Nguyễn Minh Đức, chủ biên, số chuyên đề “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới” Thông tin Khoa học Kiểm sát (số 5+6 năm 2013), Hà Nội. Đã thông tin đến bạn đọc về mô hình tố tụng một số nước như: Trung Quốc, Liên bang Nga, Anh và xứ Wales...[88. Tr 10, 41, 163, 164] + Tại Liên bang Nga, VKS là cơ quan chủ yếu trong hệ thống tư pháp hình sự. Trong thời ký Xô Viết, VKS được trao quyền giám sát chung đối với toàn bộ hệ thống pháp luật và thẩm quyền này còn giữ nguyên cho đến khi thành lập nhà nước liên bang. VKS là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập bên cạnh các hệ thống cơ quan nhà nước khác như cơ quan quyền lực nhà nước do dân cử, cơ quan hành pháp, cơ quan Tòa án. Chức năng hiến định của VKS là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phạm vi cả nước, trong mọi lĩnh vực pháp luật, phạm vi hoạt động của VKS rộng hơn nhiều hoạt động của Viện công tố các nước khác và cả VKS ở nước ta, không chia các nhiệm vụ, quyền hạn về QCT với kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra như BLTTHS ở nước ta, mà quy định chung nhiệm vụ, quyền hạn của KSV trong hoạt hoạt động điều tra. + Ở Trung Quốc, VKSND là cơ quan tư pháp, được tổ chức thành một hệ thống độc lập. VKS có chức năng THQCT và chức năng giám sát pháp luật của nhà nước nói chung, giám sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự nói riêng một cách độc lập theo quy định của pháp luật mà không bị can thiệp bởi bất kỳ cơ quan hành chính, tổ chức hoặc cá nhân nào 12 + Mô hình tố tụng hình sự của Anh và xứ Wales theo nguyên tắc về tiền lệ pháp (stare decisis) có tính chất cơ bản đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tư pháp Anh. Nhằm để bị cáo biết được họ bị buộc tội về tội gì, một bản cáo trạng sẽ được lập ra trong đó nghi rõ quyết định truy tố của Viện công tố. Như vậy, đối với các nước theo truyền thống án lệ, điển hình như nước Anh, Mỹ, Cơ quan công tố thực hiện chức năng giám sát hoạt động điều tra theo hướng chủ yếu phối hợp, hướng dẫn hoạt động điều tra theo đúng quy định của pháp luật, không chỉ đạo các hoạt động điều tra. 1.2.2. Nhóm nghiên cứu lý luận về Quyền công tố, thực hành quyền công tố trong điều tra vụ án hình sự nói chung và các tội giết người nói riêng - Luận án tiến sĩ Luật học (2002), Hà Nội. “Quyền công tố ở Việt Nam” của TS. Lê Thị Tuyết Hoa, đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về vấn đề quyền công tố ở một số nước trên thế giới và QCT trong tố tụng hình sự ở Việt Nam; khái niệm, đối tượng, phạm vi quyền công tố, nội dung và thực trạng tổ chức THQCT trong tố tụng hình sự ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động công tố ở nước ta; Luận án đã xác định quyền công tố trong TTHS là “quyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thực hiện sự buộc tội đối với người đó tại Tòa án” [34, tr. 37]. - Luận án tiến sĩ luật học (2008), Hà Nội.“Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, của TS. Đỗ Đức Hồng Hà đã phân tích nguyên nhân của tội phạm giết người cũng như nguyên nhân của tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam, từ đó kiến nghị với Ủy ban thường vụ quốc hội, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn về: Tiêu chí phân biệt tội giết người với tội phạm khác cũng gây hậu quả chết người; kiến nghị với chính phủ xây dựng thêm các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và sự gia tăng của nó sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng tội phạm giết người [29, tr. 290-291]. - Luận án tiến sỹ “Quyền hạn của Kiểm sát viên theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam và Liên bang Nga”, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Ku Ban, Liên bang Nga, 2012. TS. Mai Đắc Biên đưa ra các kết luận sau: 1) Theo BLTTHS Liên bang Nga, KSV trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự có những hoạt động hướng tới việc bảo vệ quyền và tự do của con người, công dân, bảo đảm tính pháp chế, tính toàn diện, đầy đủ và khách quan trong điều 13 tra tội phạm, làm rõ các tình tiết, phương thức thực hiện tội phạm, áp dụng các biện pháp luật định để ngăn chặn chúng; 2) Chức năng, nhiệm vụ của VKS/KSV Việt Nam trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự bao gồm: kiểm sát việc tuân theo pháp luật, truy tố hình sự, phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, định hướng và đưa ra yêu cầu điều tra cho CQĐT. Hai chức năng, nhiệm vụ đầu tiên là cơ bản, hai chức năng tiếp theo có tính chất bổ sung; 3) Đánh giá về sự đặc biệt trong chế định THQCT của VKS/KSV theo quy định của BLTTHS Việt Nam trong sự so sánh với chế định THQCT của VKS/KSV Liên bang Nga, thấy rằng: VKS/KSV Việt Nam có sự linh hoạt trong thực hiện các hoạt động tố tụng và ban hành các quyết định, có quyền hạn lớn để tác động vào hoạt động tố tụng của CQĐT/ĐTV nhằm bảo đảm việc điều tra đúng quy định của pháp luật [6, tr. 122]. - Luận án tiến sĩ luật học (2016), “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án giết người”, của TS. Lê Đức Xuân, Đại học Cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh. Trong Luận án tác giả đã bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học pháp lý chuyên ngành Kiểm sát; làm rõ nội dung công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án giết người. Phân định nhiệm vụ giữa kiểm sát việc tuân theo pháp luật với hoạt động điều tra đối với vụ án giết người nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hai ngành trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm giết người [110, tr. 7]. 1.2.3. Nhóm về sách chuyên khảo các công trình khoa học nghiên cứu về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân - Sách chuyên khảo do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ biên (năm 2015), Hà Nội. “Các bài nói, bài viết của lãnh đạo Đảng và nhà nước về Viện kiểm sát nhân dân”, tập hợp 49 bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của VKSND hiện tại và xu hướng đổi mới theo yêu cầu cải cách tư pháp. Nội dung các bài phát biểu rất phong phú, nhưng đều khẳng định Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục thực hiện hai chức năng theo quy định của Hiếp pháp năm 2013 quy định, đó là THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp [103, tr 209, 260]. - Sách chuyên khảo của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (năm 2005), Hà Nội. “Sự hạn chế quyền lực nhà nước”, tác giả đề cập đến vấn đề “Tư pháp Việt Nam với việc hạn chế quyền lực nhà nước” và cho rằng việc cải cách tổ chức, hoạt động tư pháp có một số điểm cần thiết phải đặt ra để nghiên cứu hiện nay. Trong đó nêu 14 quan điểm: “Để có một lời buộc tội chính xác đồng thời phải nhanh chóng với mục đích không làm oan người vô tội, thì các CQĐT phải trực thuộc trực tiếp Viện công tố - cơ quan buộc tội. Hay nói một cách khác các CQĐT tội phạm phải trực thuộc Viện kiểm sát” [11, tr. 649]. Công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quan trọng về vấn đề nhà nước và pháp luật, có ý nghĩa rất lớn cho việc nghiên cứu đề tài ở - khía cạnh thực hành quyền công tố. Sách do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, chủ biên (xuất bản năm 2012, Hà Nội). “Những vấn đề về Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp”, đề cập đến sự ra đời và phát triển VKS, cơ cấu tổ chức VKS qua các bản Hiến pháp, làm rõ sự cần thiết thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong từng thời kỳ lịch sử. Đồng thời, tác giả phân tích một cách sâu sắc việc thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS và khẳng định hoạt động điều tra là hoạt động quan trọng bậc nhất của quá trình tố tụng. Điều tra được xác định là khâu đầu tiên, đồng thời cũng là khâu có tính quyết định nhất trong toàn bộ quy trình của hoạt động tư pháp [12, tr.305]. Các hoạt động truy tố, xét xử là những hoạt động tiếp theo nhằm tìm ra tính xác thực của hoạt động điều tra, do đó hoạt động điều tra gắn bó với hoạt động công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. - GS.TSKH. Lê Cảm bài viết “Về Viện kiểm sát Việt Nam” (Tạp chí kiểm sát số 21-2011, Hà Nội) [8], đã đề cập một cách sâu sắc chức năng, nhiệm vụ, thiết chế về Viện Công tố, VKSND các nước trên thế giới; vị trí của VKSND trong bộ máy nhà nước ta; phân tích sự cần thiết phải tiếp tục duy trì các chức năng của VKSND như quy định của Hiến pháp hiện hành. Đồng thời, tác giả khẳng định sự cần thiết phải duy trì vị trí hiện hành của VKSND trong hệ thống bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, để phân biệt vị trí của Toà án nhân dân, trong Hiến pháp cần đặt một chương riêng về VKSND ngay sau chương về TAND. Nhiều nước XHCN trước đây ở Đông Âu hiện nay đã đi theo hướng đó. Cũng có quốc gia đặt chung trong một chương của Hiến pháp nhưng nói rõ tên chương là “Các cơ quan tư pháp”. Cách làm này cũng có nhiều yếu tố hợp lý, bởi vì cần khẳng định rằng, hoạt động của VKSND ở nước ta, nếu với hai loại chức năng như hiện nay, chắc chắn là nằm trong quỹ đạo của các hoạt động tư pháp. Việc đặt VKSND trong phạm vi các hoạt động tư pháp theo tinh thần các văn kiện của Đảng ta là hoàn toàn có cơ sở khoa học mà mục đích chủ đạo của cách lựa chọn này phải là bảo đảm yêu cầu về tính độc lập của các hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động của VKSND. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan