Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường hoa kỳ theo hướng bền v...

Tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường hoa kỳ theo hướng bền vững

.PDF
180
309
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH DŨNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62 31 01 06 LUẬN ÁN TIỄN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1.PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH 2.GS.TS. NGUYỄN THIẾT SƠN Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Tất cả các số liệu và những trích dẫn trong Luận án đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng. Những phân tích của Luận án chưa từng được công bố ở một công trình nào khác ngoài các bài báo/bài viết hội thảo của tôi hoặc các bài báo/bài viết hội thảo của tôi và đồng tác giả đã được nêu trong danh mục công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến Luận án. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Luận án Nguyễn Đình Dũng i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .................................................................... vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 6 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài................... 6 1.1.1 Về phát triển bền vững ......................................................................... 6 1.1.2. Về xuất khẩu bền vững ....................................................................... 6 1.2. Tài liệu nghiên cứu trong nƣớc ............................................................... 8 1.2.1 Về phát triển bền vững ......................................................................... 8 1.2.2. Về xuất khẩu bền vững ..................................................................... 12 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ............................................................. 18 2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu .................................................................... 18 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu .................................................................... 18 2.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu .................................................................... 18 2.2. Một số vấn đề về xuất khẩu theo hƣớng bền vững ............................. 21 2.2.1. Khái niệm xuất khẩu theo hướng bền vững ...................................... 21 2.2.2. Vai trò của xuất khẩu theo hướng bền vững ..................................... 24 2.2.3. Nội dung xuất khẩu theo hướng bền vững ........................................ 24 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững28 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững ..................................................................... 30 2.3. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững của Trung Quốc ............................................................................ 46 2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................... 46 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 54 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG................................... 58 3.1. Khái quát thực trạng xuất khẩu theo hƣớng bền vững của Việt Nam ......................................................................................................................... 58 3.1.1. Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2016....................... 58 3.1.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu bền vững của Việt Nam thời gian qua ..................................................................................................................... 66 ii 3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững ............................................................................................. 71 3.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững thời gian qua .................................................................... 71 3.2.2 Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững ..................................................................... 82 3.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững..................................................................................... 94 3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 94 3.3.2. Những hạn chế .................................................................................. 96 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ........................................................................ 97 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG HOA KỲ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .................... 108 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững ................................... 108 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 108 4.1.2. Tình hình trong nước....................................................................... 109 4.1.3. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ ......... 110 4.2. Quan điểm thúc đẩy xuât khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững................................................................................... 113 4.2.1. Cần nâng cao nhận thức về phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững ................................................................................................................... 114 4.2.2. Thúc đẩy xuất khẩu phải bảo vệ được môi trường và không gây ra ô nhiễm môi trường sống ............................................................................. 115 4.2.3. Thúc đẩy xuất khẩu phải bảo đảm giải quyết được các mục tiêu xã hội đặt ra một cách có hiệu quả................................................................. 115 4.3. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững.................................................................................. 116 4.3.1. Các giải pháp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao và bền vững .......................................................... 116 4.3.2. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đẩy mạnh xuất khẩu với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. ...................................................... 143 4.3.3. Giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa xuất khẩu với với việc thực hiện các mục tiêu xã hội. ........................................................................... 147 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 152 iii CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ASEAN Association of South – Hiệp hội các quốc gia East Asian Nations AFTA Đông Nam Á ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Cooperation ASEM The Asia – Europe Diến đàn hợp tác Á – Âu Meeting Bảo vệ môi trường BVMT BOD oxygen Nhu cầu oxy sinh hóa Biochemical Demand COD oxygen Nhu cầu oxy hóa học Chemical Demand CCTM Cán cân thương mại CCTT Cán cân thanh toán CAC Codex Alimentarius Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế Commission CN Công nghiệp CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐT Đầu tư EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do FDI Foreign Direct iv Đầu tư quốc tế trực tiếp Investment GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế NK Nhập khẩu ILO Labour Tổ chức lao động quốc tế International Organization ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế International Organization for Standardization KNXK Kim ngạch xuất khẩu LĐ Lao động PTBV Phát triển bền vững TBT Technical barriers to Hàng rào kỹ thuật trong thương mại trade TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMQT Thương mại quốc tế TTCN Tiểu thủ công nghiệp OECD for Tổ chức hợp tác phát triển kinh Organization Economic Co – operation tế and Development WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization XKBV Xuất khẩu bền vững XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thương mại của Mỹ với Trung Quốc thời kỳ 1990 – 2015 ............... 48 Bảng 2.2: Những hàng hóa nhập khẩu chính của Mỹ từ Trung Quốc ................ 49 Bảng 3.1: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2014 ....... 58 Bảng 3.2: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2014 ........................... 61 Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam ........................................ 63 giai đoạn 2001 – 2014 ......................................................................................... 63 Bảng 3.4: Xuất khẩu hàng hóa theo thành phần kinh tế ..................................... 65 giai đoạn 2001-2014 ............................................................................................ 65 Bảng 3.5: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ......................................... 74 sang Hoa Kỳ 2010- 2015..................................................................................... 74 Bảng 3.6: Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2010-2015 .............. 82 Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng may mặc chính của Việt Nam vào Mỹ 2015 ............................................................................................... 84 Bảng 3.8:Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ 20101-2015 ................... 87 Bảng 3.9: Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.................. 88 sang Hoa Kỳ năm 2015 ....................................................................................... 88 Bảng 3.10: Xuất khẩu da giày của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2010-2015 ............. 91 Bảng 3.11: Các sản phẩm da giày xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2015 ............................................................................................................. 92 Bảng 3.12: Số lô hàng tôm và cá da trơn của Việt Nam bị trả lại .................... 105 tại thị trường Hoa Kỳ ........................................................................................ 105 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1: Xuất khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn ngoại thương năm 2001 ....... 62 Biểu đồ 3.2: Xuất khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn ngoại thương năm 2014 ....... 62 Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 - 2015 ................................................................................................. 73 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2010, 2015 ........... 75 Biểu đồ 3.5: Thị phần xuất khẩu sản phẩm may mặc của các nước sang thị trường Hoa Kỳ 2015............................................................................................ 85 Biểu đồ 3.6: Thị phần xuất khẩu thủy sản của các nước sang Hoa Kỳ năm 2015 ............................................................................................................................. 88 Biểu đồ 3.7: Thị phần xuất khẩu da giày của các nước sang Hoa Kỳ năm 2015 ............................................................................................................................. 93 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may – da giày .................. 103 Biểu đồ 4.1: Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 – 2020 dự kiến ............... 112 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế bền vững nói chung và xuất khẩu nói riêng là một quy luật tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề rất quan trọng nhằm tạo ra nguồn ngoại tệ ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu đang gia tăng nhanh chóng (nhất là việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa). Tính đến hết 2016, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt được những thành tích rất ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ với quy mô tăng từ 730 triệu USD năm 2000 lên 38,45 tỷ USD năm 2016 (tăng 52,7 lần), tốc độ tăng trưởng cao bình quân 21%/năm, đặc biệt hiện nay Việt Nam đã dẫn đầu các nước ASEAN trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 13 trong các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đã đạt gần 177 tỉ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tăng là 21,4% chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước [45][46][53]. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2016 là: sản phẩm dệt may đạt 11,44 tỷ USD, tăng 10,4%; giày dép các loại đạt 4,48 tỷ USD, giảm 2,61%; sản phẩm từ gỗ đạt 2,82 tỷ USD, tăng 10,68%; điện thoại & linh kiện đạt 4,3 tỷ USD, tăng 55,2%... so với năm 2015 [45][53][54]. Giá trị xuất khẩu tăng lên nhanh chóng nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn như các vấn đề liên quan đến thương mại; hàng rào phi thuế quan như những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá 1 giá; Đạo luật nông nghiệp 2014 nổi lên chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ… gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ. Những nguyên nhân quan trọng nhất khiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ chưa bền vững là nguồn hàng có chất lượng và giá trị gia tăng cao chưa nhiều, sản phẩm công nghệ cao ít, các sản phẩm chủ yếu là gia công và thâm dụng nhiều lao động trình độ thấp như dệt may, da giày… nhiều hàng hóa của Việt Nam chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Hoa Kỳ nhất là những tiêu chuẩn về môi trường; mặt khác, những rủi ro trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ và cán cân thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ thặng dư cao cũng là những rủi ro làm cho hoạt động xuất khẩu của nước ta sang Hoa Kỳ thiếu bền vững. Rõ ràng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, việc nghiên cứu đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ theo hướng bền vững” là rất cấp thiết, nhằm tìm hiểu những nguyên nhân hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Hoa Kỳ thiếu bền vững và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ theo hướng bền vững trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để đưa ra các phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ theo hướng bền vững trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: 2 (i) Tổng quan các công trình đã công bố liên quan trực tiếp đến đề tài, luận án, kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đặt ra. (ii) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý thuyết về xuất khẩu theo hướng bền vững, kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững, bài học áp dụng cho Việt Nam. (iii) Làm rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ theo hướng bền vững thời gian qua, đánh giá thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. (iv) Xác định quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Trong nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững đề tài tập trung chủ yếu đánh giá bền vững ở khía cạnh kinh tế, bên cạnh đó đánh giá lồng nghép cả khía cạnh bền vững xã hội và bền vững môi trường. Về không gian: Đề tài sẽ triển khai nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và thực trạng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 2000 đến nay; đề xuất các giải pháp trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: Luận án sẽ thu thập nguồn tài liệu thứ cấp gồm tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê đã có từ các công trình nghiên cứu 3 đã công bố, sách, tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan trung ương và địa phương có liên quan đến nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sinh tiến hành thảo luận với cán bộ quản lý các cấp của các ngành ở Trung ương: Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê... và Tham tán thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam... để tham vấn các ý kiến đánh giá, phân tích về thực trạng, xu hướng phát triển, thuận lợi, các rào cản, quan điểm và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. - Phương pháp thống kê, so sánh: phương pháp này được áp dụng để thực hiện các phân tích và luận giải những nghiên cứu của luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án * Về mặt lý luận Luận án đi sâu luận giải, hoàn thiện khái niệm xuất khẩu theo hướng bền vững, bổ sung về mặt lý thuyết thông qua việc: - Làm rõ những nội dung của xuất khẩu bền vững - Phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững. - Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững gồm các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. - Phân tích và làm rõ kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững, từ đó hàm ý cho Việt Nam. * Về mặt thực tiễn Luận án đã đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững thời gian qua và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững. 4 6. Ý ngĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, luận án đã khái quát hóa được cơ sở lý luận về xuất khẩu theo hướng bền vững, những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững, các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững. Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá được thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững, từ đó chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững. Những kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và xây dựng chính sách thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững của nước ta trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Nội dung của luận án gồm phần mở đầu và 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu bền vững Chương 3: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Hoa Kỳ theo hướng bền vững Chương 4: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Hoa Kỳ bền vững 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài 1.1.1 Về phát triển bền vững - Vấn đề phát triển bền vững đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài, đặc biệt là sau hội nghị Môi trường và Phát triển tại Rio de Janiero năm 1992. Nhiều nghiên cứu đưa ra khái niệm, nội dung, các mô hình và bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển bền vững. Như nghiên cứu của Joseph E. Stigliz và Sahid Yousuf (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á và nghiên cứu của Koos Neefjes (2003), Môi trường và kinh tế. Các chiến lược phát triển bền vững. Thaddeus C. Trzyna (2001), Thế giới bền vững, định nghĩa và chất lượng phát triển bền vững…Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các tiêu chí phát triển bền vững của Liên hợp quốc và của Việt Nam. - “Phát triển bền vững. Mục tiêu, chỉ số và giá trị thực tiễn”, Robert W.Kates, Thomat M Parris và Anthony A. Leiserowitz, 2005. Công trình đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển bền vững, đặc biệt công trình đã đưa ra hệ thống chỉ số để đánh giá phát triển bền vững cụ thể như những chỉ số đánh giá mức độ bền vững về kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP, chất lượng tăng trưởng…), bền vững về xã hội (khả năng giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và chỉ số bất bình đẳng thu nhập), bền vững môi trường (các chỉ số thể hiện mức độ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, mức độ che phủ rừng…) 1.1.2. Về xuất khẩu bền vững - Vấn đề được các học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất là mối quan hệ giữa thương mại, môi trường và phát triển bền vững. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra cơ chế tác động của thương mại đối với môi trường trong điều kiện tự do hóa thương mại. Đây là cơ sở để tác giả có thể nghiên cứu hoạt động xuất khẩu theo hướng bền vững trong điều kiện tự do thương mại, xu hướng mà 6 Việt Nam đang tiến tới và trong tương lai gần sẽ được cụ thể hóa bằng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết trong đó có Việt Nam. - Một công trình khác có đề cập đến duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam và các nước khác. Đó là công trình của David Dapice trong đó đã nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam, mô hình tăng trưởng xuất cho Việt Nam, trong công trình của mình Dapice đã đánh giá thực trạng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những thành tựu và những tồn tại hạn chế trong mô hình xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt công trình đã chỉ ra được xu hướng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thiếu ổn định do chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp... Một số công trình khác của David Dapice (2003), Lựa chọn thành công. Bài học từ Đông Á cho Việt Nam cũng đề cập đến những điều kiện để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu bền vững, trong đó nhấn mạnh đến các điều kiện về thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng như nghiên cứu. Tuy nhiên những công trình này không phân tích việc duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng theo hướng bền vững vào một thị trường cụ thể. - “Toàn cầu hóa và xuất khẩu bền vững đối với sản phẩm y tế xuất khẩu của Ấn Độ” của Soumitra Kumar Bera và Rohit Bhattacharya, http://ssrn.com/abstract=1762030. Trên cơ sở đưa ra những tiêu chí cần thiết để hoạt động xuất khẩu bền vững sản phẩm y tế của Ấn Độ, hai tác giả đã đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm này của Ấn Độ theo những tiêu chí đó. Nếu hoạt động xuất khẩu sản phẩm y tế của Ấn Độ thỏa mãn các tiêu chí đề ra thì coi như hoạt động xuất khẩu ấy được coi là bền vững. Hai tác giả nhấn mạnh, khi hoạt động xuất khẩu được coi là xuất khẩu bền vững thì lúc đó nó như một biện pháp phòng vệ, bảo vệ cần thiết cho mặt hàng xuất khẩu ấy khi xuất khẩu ra nước ngoài, tránh được những rào cản thương mại của đối 7 tác về kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm SPS hay các quy định liên quan đến môi trường. - “Một vài cách tiếp cận cho cấu trúc phát triển bền vững, hệ thống chỉ tiêu cho Phillippin” của Erniel Barrios và Kazuaki Komoto (Tạp chí quốc tế về phát triển bền vững và hệ sinh thái trái đất, 8/2006). Dựa trên hệ thống chỉ tiêu về phát triển bền vững nói chung, các tác giả đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Philippines. Về cơ bản, đây cũng được xem như một kênh tham khảo quan trọng cho Việt Nam do Philippines và Việt Nam cùng trong một khu vực và có khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Nhìn chung chưa có công trình nghiên cứu nước ngoài nào nghiên cứu sâu sắc về chủ đề xuất khẩu theo hướng bền vững vào một thị trường cụ thể. Đặc biệt chưa có đề tài nào đưa ra được các tiêu chí để đánh giá xuất khẩu vào một thị trường cụ thể theo hướng bền vững. 1.2. Tài liệu nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1 Về phát triển bền vững - Từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX, “phát triển bền vững” đã trở thành đề tài được nhiều học giả nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Cội nguồn của sự xuất hiện vấn đề và ngày càng trở nên bức thiết ở chỗ, nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế quá nhanh, tạo bước đi vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao theo mục tiêu đề ra mà không để ý đến những nguy hại lâu dài của mô hình phát triển ấy đến môi trường sinh thái (ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng, suy giảm đa dạng sinh học…), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo… - Đã có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu các lý thuyết phát triển bền vững và ứng dụng để giải quyết vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam. Các nghiên cứu như của David Dapice (2003), Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tính hai mặt dị thường. Lưu Đức Hải (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững đã đề cập đến các quan điểm, nguyên 8 tắc, tiêu chí và mô hình phát triển bền vững cũng như các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này không đề cập đến lĩnh vực xuất khẩu mà chỉ đánh giá tính bền vững của nền kinh tế nói chung. - Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả Bùi Đình Thanh với tiêu đề “Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, tác giả cũng đã chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, Khái niệm “phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ. Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do các nhà khoa học nghiên cứu môi trường tiến hành như “Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hóa khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam – giai đoạn I” (2003) do Viện môi trường và Phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. - Công trình nghiên cứu “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống 9 quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững, Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững văn hóa, bền vững môi trường đã tổng quan nhiều mô hình như mô hình ba vòng tròn kinh tế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của World Bank. Ngoài ra trong giới khoa học xã hội còn có các công trình “Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp” (1997) của Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hóa, vai trò của phụ nữ và chỉ báo quốc tế. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hóa khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ. - Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” của PGS.TS Hà Huy Thành (chủ nhiệm), Viên nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững là cơ quan chủ trì thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan nội dung cơ bản và quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khung khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học về phát triển bền vững phù hợp với điều kiện của Việt Nam. - Kỷ yếu hội thảo quốc gia về “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020”; Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội 2012 do PGS.TS Lê Danh Vĩnh chủ trì, trong đó có bài viết của PGS.TS Lê Văn Thành đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoàn thiện 10 chính sách thương mại phục vụ phát triển bền vững của Việt Nam. Bài viết của PGS.TS Lê Danh Vĩnh chỉ ra những quan điểm và định hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. - Trong “Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam” có đưa ra nhiều vấn đề cần ưu tiên để thực hiện phát triển bền vững, trong đó 5 lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển bền vững. Về kinh tế, đó là duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch; phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, phát triển bền vững các vùng và địa phương. - Trong bài “Bàn thêm về phát triển bền vững” đăng trên tạp chí nghiên cứu PTBV số tháng 6/2006 của tác giả Bùi Tất Thắng, Viện chiến lược – Bộ Kế hoạch và đầu tư, đã phân tích phát triển bền vững về mặt kinh tế để thực hiện phát triển bền vững là tốc độ tăng trưởng phải cao và quan trọng là có sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cùng với việc nâng cao đời sống của người dân và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Lê Bảo Lâm với tác phẩm “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn: Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam” (2007) và một số tác phẩm khác của các tác giả :Nguyễn Mạnh Hùng, “Kinh tế - xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng hội nhập phát triển bền vững”, Nguyễn Văng Thương, “Tăng Trưởng kinh tế ở Việt Nam – những rào cản cần vượt qua”… những nghiên cứu này cũng đã đề cập đến tác tiêu chí phát triển bền vững và vận dụng cho phát triển kinh tế của Việt Nam theo hướng bền vững. - Trong công trình “Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội – 2007, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian đổi mới, phân tích những yếu tố hay điều kiện để có thể giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ khả quan nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó đề cập đến những nội dung của vấn đề tăng trưởng với chất lượng cao thể 11 hiện ở những tiêu chí như xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. 1.2.2. Về xuất khẩu bền vững - Một số nghiên cứu đã đề cập đến chủ đề phát triển thương mại bền vững nói chung và xuất khẩu nói riêng. Chẳng hạn cuốn sách, Thương mại môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, đã đề cập đến vấn đề phát triển thương mại bền vững xét về khía cạnh môi trường. Nghiên cứu này không vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để luận giải sự bền vững của hoạt động thương mại, công trình cũng không đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của hoạt động thương mại. - Luận án tiến sỹ của Hồ Trung Thanh 2009, “Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, trong luận án tác giả đã làm phát triển lý thuyết về phát triển bền vững và ứng dụng đối với hoạt động xuất khẩu. Luận án đã đưa ra được khái niệm xuất khẩu bền vững với các nội dung và tiêu chí của nó. Lý thuyết về xuất khẩu bền vững là cơ sở để kiểm định chính sách phát triển xuất khẩu, đánh giá thực tiễn hoạt động xuất khẩu theo các tiêu chí xuất khẩu bền vững. Luận án cũng đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp mang tính định hướng chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Những đề xuất này góp phần nâng cao hiệu quả của việc hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu bền vững ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Luận án chưa tập trung đánh giá xuất khẩu của Việt Nam vào một thị trường cụ thể theo hướng bền vững. - Một số nghiên cứu khác tập trung các vấn đề đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững ở các khía cạnh như hạn chế khai thác tài nguyên, đáp ứng các yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu, như trong công trình của Hồ Trung Thanh (2006), Phát triển thương mại và những vấn đề sinh thái ở nước ta hiện nay và Hồ Trung Thanh (2008), Các quy định về môi trường của một số nước đối với các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Những nghiên 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan