Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm...

Tài liệu Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm

.PDF
132
473
134

Mô tả:

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm”. 2- Tình hình nghiên cứu đề tài. 3- Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài. 4- Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. 5- Cơ cấu của luận án. Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ “THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM”. 1.1 Khái niệm “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm”. 1.2 Đối tƣợng, phạm vi của việc xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của Thủ tục xét xử vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. 1.3.1 Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự. 1.3.2 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 1.3.3 Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể. Trang 1.3.4 Nguyên tắc xét xử công khai 1.3.5 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. 1.3.6 Nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử. 1.4 Quá trình hình thành và sự phát triển các quy định pháp luật về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm từ năm 1945 đến nay. 1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960. 1.4.2 Giai đoạn sau năm 1960 đến năm 1989. 1.4.3 Giai đoạn từ sau năm 1989 đến năm 2005. 1.4.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Chƣơng 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC TAND Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 2.1 Vấn đề chuẩn bị cho việc xét xử. 2.2 Phiên toà sơ thẩm. 2.2.1 Thủ tục bắt đầu phiên toà. 2.2.2 Thủ tục hỏi tại phiên toà. 2.2.3 Thủ tục tranh luận tại phiên toà. 2.2.4 Thủ tục nghị án. 2.2.5 Thủ tục tuyên án 2.2.6 Những thủ tục sau phiên toà. 2.3 Xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự mà không có mặt đƣơng sự tại phiên toà. 2.4 Nội quy phiên toà. 2.5 So sánh thủ tục xét xử vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm với phiên họp giải quyết việc dân sự. Chƣơng 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM. 3.1 Những yêu cầu hoàn thiện và xây dựng pháp luật tố tụng dân sự. 3.2 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. 3.3 Kiến nghị về hƣớng dẫn áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. 3.4 Kiến nghị về việc áp dụng pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan xét xử. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thống kê cụ thể số liệu xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự tại TAND thành phố Hà Nội trong thời gian trƣớc và sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự HĐXX Hội đồng xét xử HĐTP Hội đồng Thẩm phán NxB Nhà xuất bản PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQCTCLĐ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động PLTTGQCVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế TAND Toà án nhân dân tr Trang VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1- TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi: NghÞ quyÕt sè 49-NQ/TW ngµy 02/6/2005 cña Bé ChÝnh trÞ vÒ chiÕn l-îc c¶i c¸ch t­ ph¸p ®Õn n¨m 2020 ®· nªu râ môc tiªu lµ: “X©y dùng nÒn t­ ph¸p trong s¹ch, v÷ng m¹nh, d©n chñ, nghiªm minh, b¶o vÖ c«ng lý, tõng b-íc hiÖn ®¹i, phôc vô nh©n d©n, phông sù Tæ quèc ViÖt Nam XHCN; ho¹t ®éng t- ph¸p mµ träng t©m lµ ho¹t ®éng xÐt xö ®­îc tiÕn hµnh cã hiÖu qu¶ vµ hiÖu lùc cao”. C«ng cuéc c¶i c¸ch t- ph¸p ë ViÖt Nam ®· ®-îc b¾t ®Çu tõ nhiÒu n¨m qua, nhÊt lµ sau khi cã NghÞ quyÕt 08-NQ/TW cña Bé ChÝnh trÞ ngµy 2/1/2002 “VÒ mét sè nhiÖm vô träng t©m c«ng t¸c t­ ph¸p trong thêi gian tíi” vµ ®· ®¹t ®­îc nhiÒu kÕt qu¶ ®¸ng khÝch lÖ. Tuy nhiªn, nh÷ng kÕt qu¶ ®ã míi chØ tËp trung vµo nh÷ng vÊn ®Ò bøc xóc nhÊt, c«ng t¸c t- ph¸p vÉn cßn béc lé nhiÒu h¹n chÕ. Do vËy, nhiÖm vô c¶i c¸ch t- ph¸p cßn ®øng tr-íc nhiÒu khã kh¨n vµ th¸ch thøc. NghÞ quyÕt sè 49NQ/TW ngµy 02/6/2005 cña Bé ChÝnh trÞ vÒ chiÕn l-îc c¶i c¸ch t- ph¸p ®Õn n¨m 2020 ®· kÞp thêi ®-a ra nh÷ng môc tiªu, ph-¬ng h-íng, nhiÖm vô cô thÓ cña c«ng cuéc c¶i c¸ch t- ph¸p trong thêi gian tíi. Mét trong nh÷ng khã kh¨n, th¸ch thøc trong chiÕn l-îc c¶i c¸ch t- ph¸p ë ViÖt Nam ®-îc NghÞ quyÕt sè 49-NQ/TW ngµy 02/6/2005 cña Bé ChÝnh trÞ vÒ chiÕn l-îc c¶i c¸ch t- ph¸p ®Õn n¨m 2020 ®Ò cËp ®Õn chÝnh lµ nh÷ng ®iÓm bÊt cËp trong c¸c thñ tôc tè tông. ViÖc ban hµnh mét thñ tôc tè tông thèng nhÊt, æn ®Þnh phï hîp víi t×nh h×nh kinh tÕ x· héi trong thêi gian tr-íc m¾t còng nh- trong t-¬ng lai lµ mÊu chèt cña c¶i c¸ch thñ tôc tè tông ë ViÖt Nam. BLTTDS n¨m 2004 ra ®êi ®· thÓ hiÖn ®-îc quan ®iÓm cña §¶ng céng s¶n ViÖt Nam trong viÖc x©y dùng vµ cñng cè Nhµ n-íc ph¸p quyÒn ViÖt Nam XHCN. Cho đến nay, mặc dù đã có BLTTDS thống nhất quy định trình tự giải quyết các vụ án dân sự (theo nghĩa rộng, bao gồm cả việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động trƣớc đây), trong đó các quy định về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm đã đáp ứng đƣợc tƣơng đối rõ ràng về yêu cầu cải cách tƣ pháp, đặc biệt là thể hiện một bƣớc trong hoạt động tranh tụng tại phiên toà. Song các quy định đó còn tƣơng đối mới, một số quy định chƣa rõ ràng nên việc áp dụng còn nhiều quan điểm khác nhau, văn bản hƣớng dẫn thi hành của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa đầy đủ và nhiều vấn đề liên quan đến xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự chƣa đƣợc nghiên cứu. Do vậy, tiễn xét xử của Toà án đã có không ít các bản án của Toà án cấp dƣới đã bị Toà án cấp trên huỷ do vi phạm các thủ tục tố tụng. Mặt khác, trong hoạt động xét xử của Toà án, vẫn tồn tại không ít trƣờng hợp có ngƣời coi nhẹ công tác phiên toà, cho rằng xét xử ở phiên toà chỉ là việc “công khai hoá” hay “hợp pháp hoá” một chủ trƣơng xét xử mà Toà án đã dự kiến, Thẩm phán xây dựng hồ sơ và đã có dự kiến trƣớc về đƣờng lối xét xử nên tại phiên toà khó có sự kiện gì mới. Tƣ tƣởng sai lầm này còn có phần coi nhẹ vai trò của HTND, coi nhẹ việc xét xử tập thể. Việc nghiên cứu về trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nhằm hoàn thiện pháp luật và thấy rõ đƣợc vai trò quan trọng của việc xét xử vụ án, từ đó nâng cao hoạt động cải cách tƣ pháp, nâng cao hoạt động tranh tụng công khai tại phiên toà là một trong những yêu cầu cấp bách nhất của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay. Với ý nghĩa trên, tôi lựa chọn đề tài “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm” để làm luận văn thạc sỹ luật học nhằm góp phần hoàn thiện làm rõ hơn nữa các quy định trong pháp luật thực định cũng nhƣ áp dụng pháp luật tại các Toà án, đáp ứng yêu cầu hiện nay. 2- Tình hình nghiên cứu đề tài: Từ trƣớc tới nay, đã có một số tác giả viết về vấn đề “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm”, nhƣng chủ yếu đề cập đến một số khía cạnh của thủ tục xét xử các vụ án dân sự đăng trên các tạp chí TAND hay tạp chí Dân chủ và pháp luật về những trình tự hay hành vi cụ thể nhƣ: “Một số kinh nghiệm về viết bản án dân sự” của tác giả Trịnh Khánh Phong đăng trên Tập san TAND năm 1967; “Toà án cấp phúc thẩm cần gì ở Toà án sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Tuấn Minh đăng trên tạp chí TAND số 7 năm 1990; “Để đảm bảo nguyên tắc đƣơng sự có quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự” của tác giả Lê Xuân Trí đăng trên tạp chí TAND số 10 năm 1996; “Thẩm quyền xét xử về dân sự của TAND” của tác giả Ngô Cƣờng đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11 năm 1996; “Việc thay đổi kiểm sát viên và thƣ ký trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Văn Bƣờng đăng trên tạp chí TAND số 11 năm 1996; “Xác định tƣ cách đƣơng sự trong vụ án dân sự” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đăng trên tạp chí TAND số 3 năm 1997; “Về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ở nƣớc ta” của tác giả Nguyễn Đức Mai đăng trên tạp chí TAND số 5 năm 1998; “Áp dụng khoản 1 Điều 13 PLTTGQCVADS đối với trƣờng hợp bị đơn là ngƣời đang thi hành án” của tác giả Thanh Sơn đăng trên tạp chí TAND số 2 năm 1999; “Vấn đề công nhận sự thoả thuận của các đƣơng sự” của tác giả Thanh Hải đăng trên tạp chí TAND số 8 năm 1999; “Một số vấn đề về hoà giải trong tố tụng dân sự ” của tác giả Nguyễn Tiến Dân đăng trên tạp chí TAND số 12 năm 2000; “Phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc các đƣơng sự tự định đoạt trong tố tụng dân sự” của tác giả Dƣơng Văn Thăng đăng trên tạp chí TAND số 03 năm 2002; “Những vấn đề cần lƣu ý trong công tác xét xử” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh đăng trên tạp chí TAND số 11 năm 2002; “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” của tác giả Dƣơng Quốc Thành đăng trên tạp chí TAND số 1 năm 2004; “Vai trò của Ngƣời giám định trong điều kiện mở rộng tranh tụng đối với giải quyết vụ việc dân sự” của tác giả Ngô Tiến Quý đăng trên tạp chí TAND số 7 năm 2004; “Nhập, tách vụ án dân sự- một vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Anh Tuấn đăng trên tạp chí TAND số 2 năm 2005; “Một số ý kiến về phƣơng pháp viết bản án lao động sơ thẩm” của tác giả Đào Thị Hằng đăng trên tạp chí TAND số 4 năm 2005; “Một số quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự” của tác giả Tƣởng Duy Lƣợng đăng trên tạp chí TAND số 6 năm 2005; “Ngƣời tham gia tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Việt Cƣờng đăng trên tạp chí TAND số 8 năm 2005; “Về cách thức ban hành bản án” của tác giả Lê Thị Hiền đăng trên tạp chí TAND số 11 năm 2005. Cũng đã có tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ nhƣ: “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm” của tác giả Ngô Thị Minh Ngọc năm 2000. Tuy nhiên, từ khi BLTTDS năm 2004 có hiệu lực pháp luật thi hành cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh trong phạm vi từ giai đoạn chuẩn bị cho việc xét xử đến khi ra bản án. Do vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm” với mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện những quy định mới về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm đƣợc quy định trong BLTTDS năm 2004. 3- Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài. Mục đích chủ yếu của luận văn là tập trung phân tích các quy định hiện hành về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm, từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, áp dụng pháp luật tố tụng nói chung, áp dụng pháp luật trong việc xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm nói riêng. Nhiệm vụ của luận văn là: thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm qua các quy định của BLTTDS nhằm làm rõ: + Khái niệm, nội dung, phạm vi và các nguyên tắc của thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. + Trình tự xét xử các vụ án tại phiên toà sơ thẩm + Những điểm mới của Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm trong BLTTDS so với các Pháp lệnh thủ tục trƣớc đây. + Phân tích, đánh giá đƣa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục xét xử các vụ án dân sự trong quá trình hoàn thiện pháp luật pháp luật, thực hiện cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu đề cập giải quyết vấn đề dƣới góc độ pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự từ giai đoạn chuẩn bị cho việc xét xử sau khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử tại phiên toà công khai cho đến khi ra quyết định bản án, các thủ tục sau phiên toà sơ thẩm. Trong quá trình nghiên cứu, có so sánh, đối chiếu với thủ tục tố tụng tại phiên toà của các Pháp lệnh thủ tục trƣớc đây, so sánh đối chiếu với thủ tục rút gọn giải quyết việc dân sự- một quy định mới của BLTTDS và có tham khảo một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự nƣớc ngoài. 4- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống kê và phƣơng pháp khảo sát thực tiễn. 5- Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên về thủc tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm kể từ sau khi BLTTDS ra đời, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Điểm mới của luận văn thể hiện ở một số nội dung sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. - Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm tại TAND thành phố Hà Nội, luận văn chỉ ra những điểm còn khó khăn, bất cập của pháp luật hiện hành về thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm, đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự. Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Toà án. Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật tố tụng dân sự, Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho ngƣời đang làm công tác tƣ pháp nhƣ: cán bộ kiểm sát, cán bộ ngành Toà án, luật sƣ, ngƣời làm công tác pháp luật khác. 6- Cơ cấu của luận văn; Gồm có: Lời nói đầu, 3 chƣơng và phần kết luận. Có phần danh mục tài liệu tham khảo. Lời nói đầu: Trình bày sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. Chƣơng 1: Nhữn vấn đề chung về “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm”. Chƣơng 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm” và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại các TAND ở thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm. Kết luận: Nêu các vấn đề đã nghiên cứu trong luận án, từ đó rút ra các những ƣu điểm và những mặt còn hạn chế của luận án. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM. 1.1 KHÁI NIỆM “THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM”. Nhiều ngƣời quan niệm đơn giản thủ tục tố tụng chỉ là những vấn đề kỹ thuật và vì vậy, để đảm bảo giải quyết một vụ án đảm bảo tính khách quan, công bằng thì trƣớc tiên và cần thiết nhất là phải áp dụng đúng pháp luật nội dung. Quan niệm này không sai nhƣng chƣa thật đầy đủ và nếu quá lạm dụng quan niệm này thì có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Thực tế, thủ tục tố tụng có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành và phát triển của pháp luật về nội dung. Thông qua một cơ chế tố tụng thích hợp để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật nội dung, pháp luật về nội dung sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp trong điều kiện hiện nay của đất nƣớc. John Henry Marryman cho rằng: thủ tục là nền tảng của nội dung và ngƣợc lại, thủ tục đóng vai trò mấu chốt trong luật pháp, vai trò của luật tố tụng không những chỉ là nền tảng mà còn hƣớng dẫn và điều chỉnh quá trình tố tụng và có ảnh hƣởng tới kết quả. Luật nội dung sẽ không thể nào phát huy đƣợc hiệu quả của mình nếu trong quá trình xét xử, Toà án hoặc các cơ quan tài phán không áp dụng đúng pháp luật về tố tụng [John Henry Marryman, Truyền thống luật dân sự: giới thiệu về các hệ thống luật Tây Âu và Mỹ- Latinh, Kỷ yếu Hội thảo về tố tụng dân sự, Hà Nội, 1998, tr 1]. Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm là một giai đoạn độc lập trong thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, giai đoạn này lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì qua đó thể hiện rõ nhất chức năng xét xử của Toà án vì: “Toà án là cơ quan xét xử của nƣớc CHXHCNVN” (Điều 127 Hiến pháp 1992, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2000; Điều 1 Luật tổ chức TAND). Bằng việc xét xử tại phiên toà, HĐXX nhân danh Nhà nƣớc công bố bản án, quyết định để giải quyết tranh chấp, giải quyết yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thông qua hoạt động xét xử của mình, Toà án thực hiện nhiệm vụ: “Bảo vệ pháp chế XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” Với chức năng và nhiệm vụ mang tính đặc thù đó, hoạt động xét xử của Toà án nói chung, khi xét xử một vụ án dân sự nói riêng, ngoài việc phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng, đúng pháp luật về mặt nội dung còn phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật quy định (đúng về mặt hình thức). Trong thực tế, pháp luật tố tụng có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả công việc của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là đối với Toà án trong hoạt động xét xử đặc thù của mình. Nếu quá trình điều tra, xét xử tốt thì bản án tuyên ra cũng đƣợc thi hành. Ngƣợc lại, nếu có những vi phạm thủ tục tố tụng trong qúa trình xét xử thì chắc chắn bản án tuyên ra cũng không có sức thuyết phục và không thi hành đƣợc, dẫn đến khiếu nại kéo dài. Để tìm hiểu khái niệm “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm”, chúng ta bắt đầu từ khái niệm “vụ án dân sự”. Từ điển luật học do Nhà xuất bản từ điển bách khoa xuất bản năm 1999 không có định nghĩa về vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong cuốn từ điển này có đƣa ra 2 khái niệm là khái niệm “vụ án kinh tế” và khái niệm “vụ kiện dân sự”. “Vụ án kinh tế: các tranh chấp kinh tế mà một bên hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Toà án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; các vụ án về tranh chấp khác theo quy định của pháp luật” [Từ điển luật học, Nxb Bách khoa, 1999, tr.571]. “Vụ kiện dân sự: việc những cá nhân hay pháp nhân làm đơn gửi đến các toà dân sự yêu cầu xét xử để bảo vệ các quyền, quyền lợi dân sự của cá nhân hay của pháp nhân, hay của tập thể, của Nhà nƣớc mà họ cho là bị xâm phạm. Bên kiện dân sự- nguyên đơn dân sự có thể đòi bên bị kiện- bị đơn dân sự phải thi hành, nếu chƣa thi hành hoặc phải tiếp tục thi hành, nếu đã thi hành một phần các nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng dân sự nhƣ thanh toán tiền, trả nợ, giao tài sản, vv… hoặc yêu cầu Toà án thừa nhận một sự kiện pháp lý nhất định nhƣ: công nhận hợp đồng vô hiệu, li hôn, công nhận mất tích, chết… nhằm mục đích thay đổi hoặc đình chỉ những quan hệ pháp luật dân sự nhất định” [Từ điển luật học, Nxb Bách khoa, 1999, tr.571]. Với hai định nghĩa trên, thực sự chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về mặt kỹ thuật định nghĩa cũng nhƣ nội dung của khái niệm “vụ án dân sự”. Điều 1 BLTTDS năm 2004 quy định: “BLTTDS quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án dân sự về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động (sau đây gọi tắt là vụ án dân sự)…” Nhƣ vậy, mặc dù không đƣa ra một khái niệm cụ thể về vụ án dân sự nhƣng Bộ luật cũng đã xác định phạm vi của vụ án dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự là một quan hệ pháp luật mang tính truyền thống. Nó có bề dày lịch sử tồn tại cùng với quan hệ pháp luật hình sự. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nƣớc và một công dân khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể rất đa dạng, gồm cá nhân, tổ chức. Giữa các chủ thể có quan hệ đa dạng và dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện thoả thuận. Tuy nhiên, không phải trong mọi trƣờng hợp các chủ thể đều tôn trọng thoả thuận tự nguyện mà vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến những vi phạm đối với thoả thuận đó làm ảnh hƣởng tới quyền lợi, nghĩa vụ của chủ thể khác. Do vậy, dù trong thời kỳ nào, các Nhà nƣớc luôn tồn tại hai loại quan hệ pháp luật truyền thống là: quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ dân sự, khi một chủ thể cho rằng quyền và nghĩa vụ của mình bị xâm phạm mà tự mình không thể điều khiển đƣợc hoặc không tự bảo vệ đƣợc thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ các quyền và lợi ích của mình mà họ cho là đang bị xâm phạm hoặc đang bị đe doạ xâm phạm. Ví dụ: Chủ sở hữu nhà đang bị một ngƣời khác chiếm đoạt nhà (cho thuê, cho ở nhờ không trả…) thì có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền sở hữu của mình, tứcc là khởi kiện đòi nhà, yêu cầu Toà án buộc ngƣời đang chiếm hữu nhà trái pháp luật phải trả lại quyền sở hữu nhà cho mình… Trong vụ án một bên xin ly hôn, ngƣời vợ (hoặc ngƣời chồng) khởi kiện để yêu cầu Toà án xử chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp đang tồn tại (xử cho mình đƣợc thực hiện quyền ly hôn) vì ngƣời chồng (hoặc ngƣời vợ) không đồng ý ly hôn. Theo Hiến pháp, Luật tổ chức TAND thì Toà án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp dân sự. Hành vi khởi kiện tại TAND của cá nhân, cơ quan, tổ chức là sự kiện pháp lý tiền đề làm phát sinh vụ án dân sự. Xuất phát từ cách hiểu nhƣ trên về vụ án dân sự, chúng ta cần lƣu ý hai điểm sau: + Thứ nhất, ở nƣớc CHXHCNVN, Nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ quyền khởi kiện vụ án dân sự của các chủ thể để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. + Trong vụ án dân sự, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa các bên, có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên đƣơng sự mà họ không tự dàn xếp ổn thoả đƣợc, cho nên họ phải yêu cầu Toà án xét xử để giải quyết tranh chấp đó. Nhƣ vậy, vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND và các vụ án dân sự đều có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ. Với cách hiểu nhƣ vậy, các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, là đối tƣợng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự gồm những vụ án tranh chấp dân sự, kinh doanh thƣơng mại, lao động và hôn nhân gia đình. Ngoài ra, còn có thể phân biệt khái niệm vụ án dân sự với khái niệm việc dân sự (một khái niệm mới đƣợc quy định trong BLTTDS). Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS thì: “Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhƣng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động”. Nhƣ vậy, điểm khác cơ bản của vụ án dân sự với việc dân sự là trong vụ án dân sự luôn tồn tại tranh chấp, còn trong việc dân sự giữa các bên không có tranh chấp. Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, có nhiều quan hệ đƣợc phát sinh nhƣ: giữa TAND với VKSND; giữa TAND với các bên đƣơng sự và giữa Toà án với những ngƣời tham gia tố tụng khác. Trong tố tụng dân sự ngƣời tham gia tố tụng có địa vị pháp lý quan trọng. Vụ việc chỉ hình thành khi có ngƣời tham gia tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng chỉ thực thi nhiệm vụ khi có ngƣời tham gia khởi kiện hoặc yêu cầu, với ý nghĩa đó các PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT, PLTTGQCTCLĐ trƣớc đây đều có hẳn một chƣơng quy định về “Ngƣời tham gia tố tụng”. Kế thừa và phát triển các quy định của các pháp lệnh về tố tụng dân sự trƣớc đây, BLTTDS năm 2004 cũng cấu tạo một chƣơng (chƣơng VI) với 23 điều (từ Điều 56 đến Điều 78) về “Ngƣời tham gia tố tụng”. Trong phạm vi của luận án, tác giả chỉ đề cập đến các quy định về “Ngƣời tham gia tố tụng” và dừng lại ở việc nghiên cứu “đƣơng sự” trong vụ án dân sự. Còn “Ngƣời tham gia tố tụng” trong việc dân sự mặc dù cũng có một số quyền và nghĩa vụ nhƣ “Ngƣời tham gia tố tụng” trong vụ án dân sự. Song do vụ án dân sự khác với việc dân sự, nên trong vụ án dân sự có một số khái niệm nhƣ: nguyên đơn, bị đơn… chỉ dùng trong vụ án dân sự. Còn việc dân sự không có khái niệm: nguyên đơn, bị đơn… vì việc dân sự không có tranh chấp, chỉ có một bên yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của mình hoặc của ngƣời khác, hay yêu cầu Toà án công nhận cho mình về quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động. Vì vậy, trong việc dân sự, đƣơng sự chỉ có một bên và đƣợc gọi là ngƣời yêu cầu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTDS năm 2004 thì: “Đƣơng sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. So với khái niệm đƣơng sự trong các Pháp lệnh thủ tục trƣớc đây, khái niệm đƣơng sự trong BLTTDS có điểm khác, cụ thể: - Đƣơng sự trong PLTTGQCVADS là công dân và pháp nhân (Điều 19). - Đƣơng sự trong PLTTGQCVAKT là cá nhân và pháp nhân (Điều 20). - Đƣơng sự trong PLTTGQCTCLĐ là cá nhân, tập thể lao động, tổ chức sử dụng lao động (Điều 19). So sánh giữa 3 Pháp lệnh tố tụng với BLTTDS, chúng ta thấy có chung nhau một loại chủ thể tham gia tố tụng đó là cá nhân (công dân) và khác nhau ở các chủ thể còn lại. Nhƣ vậy, khái niệm “đƣơng sự” trong BLTTDS mở rộng và khái quát hơn. PLTTGQCVADS quy định các đƣơng sự là công dân, pháp nhân; PLTTGQCVAKT quy định đƣơng sự là cá nhân, pháp nhân. Với các quy định này, các tổ chức không có tƣ cách pháp nhân nhƣ: tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp hợp danh… không phải là đƣơng sự. Rõ ràng quy định nhƣ trên không bao quát đƣợc tất cả các chủ thể tham gia quan hệ dân sự đã đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự. Với quy định trong Điều 56 BLTTDS đã khắc phục đƣợc những thiếu sót trong các Pháp lệnh tố tụng và đã bao quát đƣợc tất cả các chủ thể tham gia quan hệ dân sự đã đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự. Ngoài ra, Điều 162 BLTTDS cũng quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nƣớc: “1. Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liện hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trƣờng hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định. 2. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trƣờng hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể ngƣời lao động do pháp luật quy định. 3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Trong các trƣờng hợp này, ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đó bị xâm phạm thì ngƣời có quyền lợi đƣợc bảo vệ tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn; cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách thì cơ quan, tổ chức đó là nguyên đơn. Ngoài ra, còn có những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ: - Ngƣời đại diện do đƣơng sự uỷ quyền; - Ngƣời đại diện theo pháp luật của cá nhân chƣa đủ năng lực pháp luật dân sự, không có năng lực hành vi dân sự hoặc là ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Nếu cá nhân là đƣơng sự trong vụ án là ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thuộc trƣờng hợp không đƣợc làm ngƣời đại diện thì Toà án phải chỉ định ngƣời đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án. - Đối với cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng phải thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật (đại diện đƣơng nhiên) hoặc ngƣời đại diện đƣợc pháp nhân uỷ quyền bằng văn bản theo quy định tại Điều 143, 144 Bộ luật dân sự năm 2005. - Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự: Luật sƣ Luật gia. - Những ngƣời tham gia tố tụng khác theo quy định tại các Điều 65, 67, 69 BLTTDS gồm: Ngƣời làm chứng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch. Để giải quyết một vụ án dân sự, Toà án phải tiến hành qua nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn tố tụng thì quyền và nghĩa vụ của Toà án cũng nhƣ các chủ thể khác tham gia tố tụng đều đƣợc pháp luật tố tụng dân sự quy định và những chủ thể này phải tuân theo những quy định chặt chẽ của tố tụng dân sự. Về mặt lý thuyết, Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nƣớc CHXHCNVN, là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án và những ngƣời tham gia tố tụng khác trong quá trình Toà án giải quyết các vụ án dân sự. Trong công tác xét xử, Toà án không những phải nắm vững pháp luật về mặt nội dung (nhƣ Luật dân sự, Luật lao động, Luật kinh tế, Luật hôn nhân và gia đình…) mà còn phải nắm vững cả pháp luật tố tụng dân sự. Tố tụng dân sự khác tố tụng hình sự ở chỗ: Các vụ án hình sự chỉ phát sinh khi có tội phạm xảy ra và đều do các cơ quan: Công an, VKSND điều tra. Còn trong tố tụng dân sự thì sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải tự mình xây dựng hồ sơ bằng các biện pháp pháp luật quy định nhƣ: xác minh, lấy lời khai đƣơng sự, lấy lời khai ngƣời làm chứng, trƣng cầu giám định, xem xét thẩm định tại chỗ, thành lập hội đồng định giá… để hoàn chỉnh hồ sơ và mở phiên toà đƣa ra xét xử sơ thẩm vụ án. Một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam là: Thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Đó là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn quan trọng của tố tụng dân sự thể hiện rõ chức năng xét xử của Toà án, ở đó tất cả các chứng cứ mà Toà án đã thu thập đƣợc trong quá trình giải quyết vụ án, những yêu cầu của các đƣơng sự đƣợc đƣa ra xem xét, kiểm tra và đánh giá tại phiên toà công khai, từ đó HĐXX quyết định ra bản án hay quyết định khác một cách khách quan, chính xác, phù hợp với thực tế và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự. Cũng tại phiên toà, Toà án cũng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, xác định uy tín của các cơ quan pháp luật nói chung và Toà án nói riêng. Từ đó, nhân dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Việc xét xử ở cấp sơ thẩm hay cấp phúc thẩm tại phiên toà… cũng phải đƣợc tuân theo những trình tự thủ tục mà pháp luật tố tụng quy định. Phiên toà phải thể hiện rõ địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của cơ quan tiến hành tố tụng, tuân thủ các nguyên tắc tố tụng nói chung và các quy định về xét xử nói riêng. Đó là toàn bộ hoạt động của Toà án, VKSND và của những ngƣời khác trong quá trình xét xử vụ án tại phiên toà sơ thẩm. Nhƣ vậy có thể hiểu pháp luật về Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm là: Hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng về trình tự xét xử tại phiên toà sơ thẩm, do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành điều chỉnh trình tự, thủ tục xét xử các vụ án dân sự của cơ quan Toà án cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án đó (ví dụ: Quy định về thành phần HĐXX sơ thẩm, quy định về các trƣờng hợp hoãn phiên toà…). Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngô ngữ học, khái niệm “Thủ tục” đƣợc hiểu là “Những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” [Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2003, tr.960]. Nhƣ vậy, có thể hiểu Thủ tục xét xử các vụ án dân sự là những việc cụ thể mà những ngƣời tiến hành tố tụng phải làm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về trình tự xét xử tại phiên toà. Khái niệm “phiên toà” đƣợc từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học giải thích: là “Lần họp để xét xử của Toà án” [Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2003, tr.779]. Khái niệm “phiên toà” ngoài tài liệu trên, đến nay chƣa đƣợc văn bản pháp luật hay tài liệu pháp lý nào khác định nghĩa. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là lần họp đặc biệt và các trình tự, thủ tục của lần họp này do pháp luật về tố tụng quy định chặt chẽ mà ở đó HĐXX sơ thẩm vụ án không thể tuỳ tiện thêm, bớt các bƣớc trong quá trình xét xử hoặc làm sai các trình tự này. Nếu vi phạm các quy định đó, ít nhiều sẽ có ảnh hƣởng đến kết quả xét xử. Thực tế hoạt động xét xử của ngành Toà án cho thấy, những vi phạm thủ tục xét xử tại phiên toà đều bị coi là vi phạm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan