Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn ...

Tài liệu Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
86
157
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI AN VĂN KHOÁI THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. TRẦN ANH TUẤN HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tiến sĩ Trần Anh Tuấn, người đã rất tận tâm, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Thày đã truyền thụ cho tôi những kiến thức cần thiết, quan trọng nhất để tôi có thể nghiên cứu, triển khai được đề tài “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà trường, các thày, các cô trong khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội. Những người đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức về luật pháp, cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề…để tôi có nền tảng tiếp thu những kiến thức mới trong khoa học pháp lý. Tôi xin chân thành cảm ơn: lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Thanh Miện, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, bố trí công việc, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu luận văn này. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ 6 RÚT GỌN 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN 6 SỰ RÚT GỌN 1.1.1. Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn 6 1.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn 9 1.2. THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN THEO PHÁP LUẬT 12 MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Thủ tục tố tụng rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự Pháp 12 1.2.2 Thủ tục ra lệnh thanh toán nợ theo pháp luật tố tụng dân sự Nga 15 1.2.3. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự Quebec Canada 16 1.2.4. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản 18 1.2.5. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà nhân dân 20 Trung Hoa 1.2.6. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự của một số nước 23 châu Á khác Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY 29 DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT 29 GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1.1. Đường lối cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta - Tiền đề 29 của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự 2.1.2. Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính 31 chất của vụ việc 2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự - Tiền đề của việc 33 xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT 39 GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.2.1. Các quy định về cơ chế xét xử một thẩm phán và xét xử một lần 39 trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự – Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn 2.2.2. Thực trạng giải quyết các vụ án dân sự hiện nay và yêu cầu xây 48 dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự 2.2.3. Một số nguyên tắc trong tố tụng dân sự và vấn đề xây dựng thủ tục 51 tố tụng dân sự rút gọn CHƢƠNG 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN Ở VIỆT NAM 3.1. CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.2. VỀ PHẠM VI LOẠI VIỆC CÓ THỂ GIẢI QUYẾT THEO 56 56 59 THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN 3.2.1. Đối với những vụ án có chứng cứ rõ ràng, bị đơn đã thừa nhận 59 nghĩa vụ hoặc không phản đối và việc áp dụng pháp luật để giải quyết là đã rõ ràng 3.2.2. Những vụ tranh chấp có giá ngạch thấp 61 3.2.3. Những vụ án do các đương sự thoả thuận lựa chọn giải quyết theo 65 thủ tục tố tụng dân sự rút gọn 3.3. KIẾN NGHỊ VỀ MÔ HÌNH THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ 66 RÚT GỌN 3.3.1. Về thành phần những người tiến hành tố tụng 66 3.3.2. Về thời hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn 67 3.3.3. Về thủ tục tố tụng 68 3.3.4. Vấn đề chuyển hoá từ thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sang thủ tục 71 tố tụng thông thường 3.3.5. Vấn đề xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án theo thủ tục rút 72 gọn 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆC 72 XÂY DỰNG THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS 2. Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới đất nước theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang có những bước tiến vượt bậc. Nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp đang ở những giai đoạn quyết định, quan hệ kinh tế quốc tế cũng phát triển mạnh mẽ, các giao lưu kinh tế, dân sự, thương mại, lao động ngày một gia tăng. Theo quy luật chung, quan hệ xã hội nhiều sẽ dẫn đến các tranh chấp nhiều. Vì vậy, trong những năm gần đây ngành Toà án nhân dân đã thụ lý giải quyết một khối lượng lớn các vụ án tranh chấp liên quan đến dân sự, kinh tế, thương mại, lao động. Điều này đã tạo ra một áp lực lớn về công việc cho ngành Toà án nhân dân. Trong số các vụ án được Toà án nhân dân các cấp thụ lý, giải quyết hàng năm có không ít vụ án có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, bị đơn không phản đối yêu cầu của nguyên đơn hoặc các tranh chấp về tài sản có giá ngạch thấp. Tuy nhiên, do pháp luật tố tụng dân sự không có quy định về thủ tục rút gọn nên những vụ việc này vẫn phải tiến hành theo một trình tự thủ tục tố tụng thông thường. Hệ quả là thời gian giải quyết vụ kiện sẽ bị kéo dài hoặc phải trải qua nhiều cấp xét xử một cách không cần thiết gây mất thời gian, tổn phí cho các đương sự và Nhà nước. Nhận thức được thực trạng này, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra rằng “Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,…tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu 2 chủ động hội nhập quốc tế…” . Nghị quyết này cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng 1 tâm trong việc hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Đó là cần phải “…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định” 2. Tuy nhiên, do là một vấn đề khá mới mẻ nên nhận thức về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn này cũng còn có những ý kiến trái ngược nhau. Sự khác nhau về nhận thức trên dẫn tới quá trình xây dựng thủ tục rút gọn ở Việt Nam đã gặp không ít khó khăn. Việc khởi thảo thủ tục này có lẽ được tiến hành từ năm 1995 nhưng cho đến hiện nay thì thủ tục này cũng chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam. Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: - Việc nghiên cứu đề tài trước hết là nhằm làm rõ bản chất của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong mối quan hệ với các thủ tục tố tụng dân sự khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng thủ tục rút gọn theo pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới và các quy định có liên quan đến thủ tục này trong lịch sử lập pháp Việt Nam nhằm rút ra bài học và vận dụng cho việc xây dựng thủ tục này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục luận giải để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự và mạnh dạn đề xuất những kiến nghị cho việc xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. * Đối tượng nghiên cứu của luận văn: 1 Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tr. 2. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tr. 3, 4, 10. 2 3 - Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định có liên quan đến thủ tục rút gọn trong các văn bản pháp luật từ trước đến nay và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục tố tụng dân sự. - Luận văn còn đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động tố tụng của ngành Toà án nhân dân từ đó làm rõ cơ sở của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Bên cạnh việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự tại Việt Nam, luận văn còn mở rộng việc nghiên cứu đối với một số quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo pháp luật một số nước trên thế giới như Pháp, Nga, Canada, Nhật Bản và Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa nhằm so sánh, tham khảo. 3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu để thực hiện luận văn được dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm nghiên cứu sâu sắc, kỹ lưỡng từng khía cạnh của vấn đề. Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng kết, xâu chuỗi các vấn đề với nhau. Ngoài ra, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, đối chiếu pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng hoặc có ảnh hưởng nhiều đến pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, để triển khai được đề tài tác giả còn sử dụng phương pháp xã hội học như lấy số liệu, sử dụng các kết quả thống kê...v.v. 4 4. Những đóng góp của luận văn Trên cơ sở xây dựng các tiền đề lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam, luận văn đã đưa ra một số đề xuất về xây dựng thủ tục này như phạm vi các loại việc có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn; các bước về trình tự, thủ tục tố tụng tại Toà án có thể đơn giản hoá nhằm bảo đảm quyền kháng án của đương sự, sự đơn giản hoá về thành phần người tiến hành tố tụng so với thủ tục tố tụng thông thường. Luận văn “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp trong quá trình xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên luật học. 5. Bố cục của luận văn Để triển khai các yêu cầu của đề tài, luận văn được trình bày theo kết cấu gồm: phần mở đầu, ba chương và phần kết luận. Ba chương của luận văn, được kết cấu như sau: Chương 1: Khái quát về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn Tại Chương này, luận văn nghiên cứu làm rõ khái niệm về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, ý nghĩa của việc xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn nhằm so sánh, tham khảo. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn Tại Chương này, luận văn tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng rõ cơ sở lý luận của việc xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. Đó là đường lối cải cách tư pháp 5 của Đảng - Nhà nước ta; các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự và tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng phù hợp với tính chất của vụ việc. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lược sử các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan đến việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ cung cấp cho ta một cái nhìn hệ thống, là tiền đề cho việc kế thừa truyền thống lập pháp khi xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp dân sự trong những năm qua của ngành Toà án nhằm xác định những loại việc có thể giải quyết theo thủ tục rút gọn và thiết lập các cơ chế thủ tục tương ứng là hết sức cần thiết. Chương 3: Một số yêu cầu và kiến nghị về xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở là những nghiên cứu trong Chương 1 và Chương 2, tại Chương 3 tác giả luận văn đưa ra yêu cầu của việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, phạm vi những vụ việc được giải quyết theo thủ tục này đồng thời đưa ra mô hình, trình tự thủ tục tiến hành tố tụng trong thủ tục tố tụng dân sự rút gọn tại Việt Nam. Phần kết luận: Tác giả luận văn tổng kết lại toàn bộ những vấn đề đã nghiên cứu bao gồm: Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự rút gọn qua các thời kỳ trong pháp luật Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn của một số nước trên thế giới, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự Việt Nam và đưa ra các yêu cầu cũng như kiến nghị cụ thể về xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. 6 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN 1.1.1. Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn Vấn đề xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam đang là một vấn đề thời sự nhằm hiện thực hoá chiến lược cải cách tư pháp của Đảng, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tiếp cận công lý. Tuy nhiên, thủ tục rút gọn này cần phải được xây dựng như thế nào, nó có tính chất, đặc điểm gì thì lại là một vấn đề còn có những ý kiến khác nhau. Về lý luận thì vấn đề này dường như không được đề cập tới trong các giáo trình luật tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay. Trên thực tế thì trong hệ thống pháp luật của của Việt Nam hiện nay tất cả các vụ án dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình đều được giải quyết theo một thủ tục tố tụng thông thường phải trải qua tuần tự đầy đủ các bước của thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm…còn thủ tục tố tụng dân sự rút gọn chưa hề được quy định. Việc khởi thảo xây dựng thủ tục này được bắt đầu từ năm 1995, nhưng có lẽ do sự khác nhau về góc nhìn, những trở ngại tồn tại trong chính những quy định mang tính nguyên tắc tổ chức hoạt động của Toà án như nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, Toà án xét xử và quyết định theo đa số, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử đã làm cho quá trình xây dựng thủ tục này ở Việt Nam gặp không ít khó khăn. Do vậy, để có thể xây dựng thành công thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự cần phải có sự nghiên cứu để nhận diện, làm sáng rõ về bản chất của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn và ý nghĩa của nó. Xét về lý luận thì các giáo trình luật tố tụng dân sự hiện nay của các cơ sở đào tạo chỉ đề cập tới hai loại hình thủ tục tố tụng căn bản là thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự không có tranh chấp. Tuy nhiên, mở rộng nghiên cứu lý luận về thủ tục của các nước cho thấy đa số các nước đều có phân loại các thủ tục tố tụng dân sự thành thủ tục tố tụng thông thường và các thủ tục tố tụng đặc biệt. Theo đó, các thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt này là thủ tục giải 7 quyết việc dân sự không có tranh chấp, thủ tục đơn giản hay thủ tục ra lệnh và thủ tục đối với những vụ án có giá ngạch thấp. Dường như thuật ngữ “thủ tục rút gọn” không tồn tại mà thay vào đó là thủ tục giản đơn hay thủ tục ra lệnh và thủ tục đòi món nợ nhỏ. Do vậy, nếu coi thủ tục rút gọn ở Việt Nam là thủ tục khác biệt với thủ tục thông thường giải quyết vụ án và khác biệt với thủ tục giải quyết việc dân sự không có tranh chấp thì cũng cần phải làm rõ nội hàm của khái niệm này. Xét về bản chất thì thủ tục rút gọn là một dạng của thủ tục đặc biệt. Đó là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời các vụ án nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Trong quá trình xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ở Việt Nam, đa số các ý kiến đều thống nhất thủ tục rút gọn phải được áp dụng với những vụ việc đơn giản nhưng việc đơn giản hoá hay rút ngắn ở những khâu nào so với thủ tục thông thường thì cũng còn có ý kiến khác nhau. Cho đến nay thì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn vẫn chưa được hình thành ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì vấn đề thủ tục rút gọn đã được đề cập trong khoa học luật hình sự, được quy định trong các văn bản pháp luật và được áp dụng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử một số loại vụ án hình sự. Thủ tục này được áp dụng đối với những hành vi phạm tội quả tang, sự kiện phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng, người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng (Điều 319 BLTTHS). Thời hạn điều tra được rút ngắn chỉ còn 12 ngày, thời hạn chuẩn bị xét xử là 7 ngày (Điều 321, Điều 324 BLTTHS) và các thủ tục tố tụng khác cũng được giản lược. Điểm nhấn quan trọng là trong thủ tục này thì bản án của Toà án vẫn được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều có xây dựng và áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải quyết một số loại vụ án dân sự nhất định. Vấn đề này sẽ được triển khai nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết trong luận văn này nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên, xét một cách khái quát thì tuy pháp luật mỗi nước có những đặc thù riêng nhưng nhìn 8 chung thì thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự được hiểu là một thủ tục đơn giản hơn thủ tục tố tụng thông thường về thành phần hội đồng xét xử, về thời gian tiến hành tố tụng gắn với các bước chứng minh thu thập chứng cứ được áp dụng đối với các vụ án có nội dung tranh chấp tương đối rõ ràng, bị đơn đã thừa nhận hoặc không phản đối yêu cầu của nguyên đơn, các vụ án có giá ngạch thấp hoặc do các bên đương sự lựa chọn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. Xét về bản chất, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thủ tục được tiến hành tại Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử các vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc các vụ án mà các bên đương sự đã lựa chọn giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn. Sau khi Tòa án sơ thẩm xét xử thì bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật ngay không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thủ tục được hình thành trên cơ cở sự đơn giản hóa, lược hóa thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự thông thường. Trong mối quan hệ giữa xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường và thủ tục xét xử theo thủ tục rút gọn thì thủ tục tố tụng dân sự thông thường là cơ sở cho việc áp dụng giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn và bản chất của thủ tục rút gọn là sự lược hoá một số bước của thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn không phải là thủ tục phụ thuộc vào thủ tục tố tụng thông thường mà thủ tục rút gọn là một thủ tục tố tụng độc lập tương đối so với thủ tục tố tụng thông thường. Tính độc lập của thủ tục tố tụng rút gọn thể hiện trong trường hợp các bên không nhất trí với phán quyết của Toà án theo thủ tục rút gọn thì có thể khởi kiện ra Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường hoặc nếu các điều kiện xét xử theo thủ tục tố tụng rút gọn không còn đáp ứng thì vụ việc vẫn có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một quy trình tố tụng riêng biệt được Toà án áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng, có giá ngạch thấp hoặc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn thủ tục này, theo đó, trong một thời hạn ngắn ngắn, thẩm phán độc lập tiến hành xem xét và ra phán quyết về vụ án tranh chấp mà không nhất thiết phải tuân theo tuần tự các 9 bước như trong thủ tục tố tụng thông thường, phán quyết của thẩm phán hiệu lực thi hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 1.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn Ý nghĩa to lớn của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn nằm ngay trong chính tên gọi của thủ tục này với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tiếp cận công lý một cách nhanh chóng. Việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có ý nghĩa không chỉ đối với các đương sự, Toà án mà nó còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc. Thứ nhất, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế và là sự hiện thực hoá chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi các thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng tư pháp dân sự nói riêng phải đáp ứng được yêu cầu về sự mềm dẻo, linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện để giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh. Việc cải cách thủ tục tố tụng tư pháp, trong đó có thủ tục tố tụng dân sự theo hướng trên sẽ góp phần thúc đẩy các giao lưu kinh tế, thương mại, dân sự…phát triển mạnh mẽ. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành chưa còn chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt, thời hạn giải quyết tranh chấp còn kéo dài, phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn với trình tự giải quyết đơn giản đặc biệt là thời hạn giải quyết ngắn, các phán quyết có giá trị thi hành ngay…sẽ đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện thực hoá chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 10 Thứ hai, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ giảm đáng kể các chi phí tố tụng cho đương sự và Toà án trong quá trình giải quyết vụ án. Thông thường pháp luật các nước có quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đều quy định án phí mà đương sự phải chịu là thấp hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. Bên cạnh đó, do các vụ án đơn giản, xét xử nhanh nên các chi phí đi lại, thuê luật sư không phát sinh. Tòa án cũng không phải tiến hành tất cả các trình tự, thủ tục để đưa vụ án ra xét xử mà gần như chỉ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự cung cấp. Vì vậy, các chi phí phát sinh như định giá, thẩm định tại chỗ, thu thập tài liệu, chứng cứ cũng không phát sinh. Thứ ba, trong thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, thời gian để tiến hành tố tụng được rút gắn đi rất nhiều lần so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Do vậy, quyền lợi hợp pháp của đương sự sẽ được bảo vệ một cách nhanh chóng, kịp thời. Xét về thực tế thì do các bước về thủ tục được giản lược nên Toà án sẽ giảm được tối đa các công việc không cần thiết, số lần đi lại để triệu tập đương sự, người làm chứng, thu thập chứng cứ cũng theo đó mà giảm đáng kể, thời hạn giải quyết vụ án sẽ không bị kéo dài một cách không cần thiết. Mặt khác, sau khi Toà án xét xử và quyết định theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì bản án, quyết định sẽ có hiệu lực pháp luật ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên đã đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh hơn, hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Mặt khác, thủ tục này còn có ý nghĩa khắc phục tình trạng bị đơn lợi dụng quyền kháng cáo để kéo dài thời gian, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Thứ tư, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án có thể 11 nhanh chóng giải quyết vụ án. Đối với công dân thì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tiến hành khởi kiện và tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong các vụ án có nội dung tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, bị đơn không phản đối yêu cầu của nguyên đơn...thì cả nguyên đơn và bị đơn không phải trải qua tất cả các thủ tục tố tụng tố tụng như trong thủ tục thông thường, mà chỉ tiến hành một số thủ tục luật định cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là phương tiện để Thẩm phán có thể chủ động và linh hoạt trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự vì họ không phải thực hiện tất cả các trình tự, thủ tục như thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Ngoài ra, với đặc điểm của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thời gian giải quyết nhanh chóng, bản án có hiệu lực pháp luật ngay, trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng đơn giản nên thủ tục này sẽ là một phương tiện được người dân tin cậy trong việc sử dụng để nhanh chóng bảo vệ quyền lợi của mình. Từ đó hạn chế được các hiện tượng tiêu cực hiện nay như khiếu kiện kéo dài hoặc người dân thiếu tin tưởng vào tính hiệu quả của hệ thống Toà án nên đã tự mình hành xử bằng cách bắt nợ, đòi nợ thuê dẫn đến gây mất trật tự xã hội và có thể phát sinh thành các tội phạm hình sự. Thứ năm, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn góp phần giảm áp lực công việc cho cán bộ ngành Toà án, đặc biệt là đối với Thẩm phán khi mà số lượng các vụ án tranh chấp về dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng. Trong điều kiện không thể tăng biên chế Thẩm phán tương ứng với sự gia tăng số lượng công việc và ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn với một trình tự, thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết ngắn sẽ giúp cho các Thẩm phán nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử, chủ động 12 giải quyết được số các vụ án có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá ngạch thấp. Do vậy, Thẩm phán sẽ có thời gian tập trung nghiên cứu, giải quyết các vụ án có tính chất phức tạp đòi hỏi một trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ. 1.2. THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Trong giai đoạn Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng thì việc tham khảo thủ tục tố tụng dân sự của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước có nền lập pháp phát triển, có tầm ảnh hưởng lớn hoặc các nước có điều kiện, hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam là cần thiết. Do đây là một vấn đề khá mới, về lý luận cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, về lập pháp thì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên ngoài khái khái niệm căn bản về thủ tục rút gọn đã được xây dựng ở trên thì việc tham khảo các quy định về thủ tục này theo pháp luật của các nước sẽ giúp ta có một nền tảng vững chắc hơn khi xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. Trên cơ sở tham khảo, đối chiếu và so sánh, tác giả sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, tìm kiếm các nhân tố hợp lý cho việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. 1.2.1. Thủ tục tố tụng rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự Pháp Bộ luật tố tụng dân sự Pháp được ban hành năm 1806 và liên tục được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho tới thời điểm này vẫn quy định đối với những tranh chấp có giá trị nhỏ sẽ được giải quyết theo trình tự đơn giản. Các phán quyết của Toà án cụ thể là của Thẩm phán trong trường hợp này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay mà không bị kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. Các vụ tranh chấp về tài sản có giá trị dưới 13.000 francs trước Toà án thương mại và Toà án sơ thẩm thẩm quyền hẹp sẽ không bị kháng cáo lên Toà phúc thẩm. Sau này giá trị việc kiện như thế nào được 13 coi là nhỏ sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế của nước Pháp. Theo Nghị định ngày 28/12/1998 quy định về thẩm quyền thì Toà án sơ thẩm có thẩm quyền hẹp xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những việc tranh chấp tài sản có giá trị dưới 25.000 francs... Theo Sắc lệnh ngày 28/12/2005 thì những vụ kiện có giá trị dưới 4000 euros sẽ không bị kháng cáo phúc thẩm. Bên cạnh việc quy định về thẩm quyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án sơ thẩm thẩm quyền hẹp, Bộ luật tụng dân sự Pháp còn quy định về thủ tục xét xử cấp thẩm. Tại khoản 2 Điều 809 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định trong trường hợp trái vụ là rõ ràng không còn tranh cãi, Chánh án có thể quyết định cho chủ nợ được tạm ứng trước hoặc ra lệnh thi hành nghĩa vụ, ngay cả khi đó là nghĩa vụ phải làm một công việc gì đó. Theo cơ chế xét xử cấp thẩm như vậy thì trên thực tế Thẩm phán đã ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp mà không cần phải mở phiên toà xét xử nữa. Trong trường hợp này thủ tục xét xử cấp thẩm được coi là thủ tục đơn giản, vì nguyên đơn chỉ có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án biết những yêu cầu của mình ghi trong giấy tống đạt gọi bị đơn ra Toà. Điều 514 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định “Quyết định của Thẩm phán thụ lý hồ sơ cho phép thanh toán nợ là quyết định đương nhiên có hiệu lực thi hành tạm thời”. Trên thực tế rất ít khi quyết định xử cấp thẩm bị kháng cáo lên Toà phúc thẩm và số quyết định của thẩm phán xử cấp thẩm có hiệu lực pháp lý là không nhỏ. Theo thống kê năm 1998 trong số 242.153 quyết định xử cấp thẩm chỉ có 6,2% quyết định bị kháng cáo lên Toà phúc thẩm [29]. Như vậy, theo pháp luật tố tụng dân sự Pháp, quyết định xét xử cấp thẩm như quyết định tạm ứng toàn bộ giá trị của trái vụ cho chủ nợ có hiệu lực tạm thời và được thi hành ngay lập tức và nếu như quyết định này không bị kháng cáo phúc 14 thẩm thì thủ tục xử cấp thẩm chính là thủ tục đơn giản, không tốn kém nhanh chóng đưa đến một quyết định rõ ràng và đáp ứng được đòi hỏi về một cơ chế xét xử hiện đại góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng cho Toà án. Trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, bên cạnh việc quy định các vụ kiện có giá ngạch thấp, về thủ tục cấp thẩm BLTTDS Pháp cũng có những quy định về thủ tục đơn giản hơn so với thủ tục thông thường là thủ tục ra lệnh thanh toán nợ và thủ tục ra lệnh buộc thực hiện một công việc. Theo Điều 1405 BLTTDS Pháp thì Toà án ra lệnh thanh toán nợ trong những trường hợp sau: - Khoản nợ có nguồn gốc từ một hợp đồng hoặc từ một nghĩa vụ theo điều lệ và là một số tiền nhất định; nếu là do hợp đồng thì được xác định theo các điều khoản của hợp đồng, kể cả điều khoản phạt nếu có; - Nợ do cam kết nhận hoặc rút hối phiếu (LC), ký nhận một kỳ phiếu, chuyển nhượng hoặc bảo lãnh các loại tín phiếu ấy hoặc nhận chuyển nhượng một khoản nợ theo quy định tại Luật số 81-1 ngày 2/1/1981 khuyến khích tín dụng doanh nghiệp. Thủ tục ra lệnh thanh toán nợ tuỳ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp, Toà thương mại hoặc Toà án giản lược. Về thủ tục, nếu xét thấy đơn có căn cứ, Thẩm phán ra lệnh trả số tiền được yêu cầu (Điều 1409). Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tống đạt quyết định của Toà án, người mắc nợ có quyền phản kháng lệnh trả nợ, đơn kháng án có hiệu lực yêu cầu Toà án xem xét lại đơn yêu cầu thu hồi nợ của chủ nợ và giải quyết toàn bộ tranh chấp (Điều 1412, Điều 1416). Trong trường hợp lệnh trả tiền không có phản kháng trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tống đạt lệnh buộc trả nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu ghi thể thức thi hành vào bản mệnh lệnh. Quyết định buộc thanh toán nợ có đầy đủ hiệu lực như một bản án xử có mặt cả hai bên và không bị kháng cáo (Điều 1422).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan