Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh việt nam...

Tài liệu Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh việt nam

.PDF
62
165
125

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỦ TỤC MIỄN TRỪ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGUYỄN MAI HÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN HUỲNH VĂN THÀNH MSSV: 5106000 LỚP: LK1064A1 CẦN THƠ, THÁNG 8 NĂM 2013 Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRỪ TRONG LUẬT CẠNH TRANH ......................................................................................... 4 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH ................................................................................ 4 1.1.1 Theo quan niệm của một số nƣớc trên thế giới ...................................................... 4 1.1.2 Theo Luật cạnh tranh Việt Nam ............................................................................ 6 1.2 KHÁI NIỆM VỀ MIỄN TRỪ TRONG LUẬT CẠNH TRANH ............................. 7 1.2.1 Miễn trừ là gì........................................................................................................... 8 1.2.2 Khái niệm về thủ tục miễn trừ theo pháp luật Việt Nam ...................................... 9 1.2.3 Đặc điểm của thủ tục miễn trừ trong Luật cạnh tranh Việt Nam ....................... 10 1.3 NHỮNG HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH ĐƢỢC MIỄN TRỪ ................... 14 1.3.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đƣợc miễn trừ ................................................... 14 1.3.1.1 ...... Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ...................................................................................................................................... 14 1.3.1.2 .... Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ ...................................................................................................................................... 17 1.3.1.3 Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ................................................................................................... 17 1.3.1.4 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư ............... 19 1.3.1.5 Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng ............................................... 18 1.3.2 Tập trung kinh tế.................................................................................................... 21 GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 2 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 1.4 SỰ CẦN THIẾT CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH MIỄN TRỪ TRONG LUẬT CẠNH TRANH .................................................................................................................. 24 1.5 ƢU NHƢỢC ĐIỂM CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC MIỄN TRỪ .................... 25 1.5.1 Ƣu điểm của việc áp dụng thủ tục miễn trừ trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế ............................................................................................... 25 1.5.2 Nhƣợc điểm của việc áp dụng thủ tục miễn trừ trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. ..................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: THỦ TỤC THỰC HIỆN MIỄN TRỪ, THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRỪ TRONG LUẬT CẠNH TRANH ............................................................... 27 2.1 ĐIỀU KIỆN HƢỞNG MIỄN TRỪ ............................................................................ 27 2.1.1 Đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .................................................. 27 2.1.2 Đối với hành vi tập trung kinh tế .......................................................................... 29 2.2 HÀNH VI ĐƢỢC MIỄN TRỪ ................................................................................... 31 2.2.1 Những hành vi đƣợc hƣởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.. 31 2.2.2 Những hành vi đƣợc miễn trừ đối với tập trung kinh tế ...................................... 32 2.3 CƠ QUAN TIẾN HÀNH THỦ TỤC MIỄN TRỪ .................................................... 32 2.4 TRÌNH TỰ THỦ TỤC MIỄN TRỪ .......................................................................... 33 2.4.1 Hồ sơ miễn trừ ....................................................................................................... 34 2.4.2 Thụ lý hồ sơ miễn trừ ............................................................................................ 37 2.4.3 Bổ sung thông tin ................................................................................................... 39 2.4.4 Ra quyết định miễn trừ .......................................................................................... 39 2.5 KHIẾU NẠI VỀ MIỄN TRỪ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ MIỄN TRỪ .. 39 2.6 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRỪ ......................................................................................................................... 41 2.6.1 Thực trạng về miễn trừ ở Việt Nam ...................................................................... 41 2.6.2 Một số bất cập trong việc áp dụng thủ tục miễn trừ............................................. 47 2.6.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về miễn trừ ở Việt Nam ........................ 48 GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 3 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam KẾT LUẬN.......................................................................................................... 57 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 4 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ và gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quản lý tích cực của nhà nước nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập đã làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần có những chính sách thay đổi sao cho phù hợp với tình hình phát triển trong nước và thế giới. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, bởi lẽ trong quá trình phát triển các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Do đó, cạnh tranh luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của họ, bởi cạnh tranh chính là sự sống còn của doanh nghiệp mình. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải tận dụng có hiệu các nguồn lực sẵn có của mình như: nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, lao động…để nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên, nếu chỉ phát huy các nguồn lực nội sinh không thì các doanh nghiệp không thể cạnh tranh lâu dài được. Do đó, các doanh nghiệp đã rất coi trọng việc phát triển các nguồn lực ngoại sinh, một trong những hình thức được các doanh nghiệp sử dụng là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi tập trung kinh tế. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế luôn có tính hai mặt khác nhau rõ rệt: một mặt làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia; một mặt lại hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường quốc gia. Luật cạnh tranh ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho quá trình cạnh tranh được lành mạnh và bình đẳng, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Đồng thời, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Trên thực tế đã có rất nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh gây cản trở sự cạnh tranh, có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì thế hành vi này được điều chỉnh bởi luật cạnh tranh năm 2004, tuy nhiên có những hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm lại được hưởng miễn trừ. Điều đó, góp phần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát huy khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Mặt khác, thủ tục này không hề đơn giản và tốn nhiều thời gian, để giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như bản thân tác giả hiểu rõ hơn về các hành vi hạn chế cạnh tranh được miễn trừ và thủ tục miễn trừ tác giả đã chọn đề tài “Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam” để làm đề tài luận văn của mình. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 5 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả thực hiện luận văn nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về thủ tục miễn trừ trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện hành như:  Khái niệm về thủ tục miễn trừ  Mục đích của việc áp dụng thủ tục miễn trừ  Cách thức áp dụng cũng như ý nghĩa của việc áp dụng này  Căn cứ và điều kiện áp dụng thủ tục miễn trừ Qua đó, đánh giá lại việc thực hiện các qui định về thủ tục miễn trừ trong luật cạnh tranh từ khi luật cạnh tranh 2004 có hiệu lực đến nay. Trên cơ sở đó, rút ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục. Cuối cùng, người viết đề xuất một số ý kiến nhằm sửa đổi, bổ sung một số qui định về thủ tục miễn trừ trong pháp luật cạnh tranh hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả khi thực hiện thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được tác giả thực hiện từ 8/2013 - 12/2013. Do thời gian có hạn đồng thời thủ tục miễn trừ trong cạnh tranh là một vấn đề khá phức tạp, luận văn không thể xem xét hết các vấn đề mà chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về thủ tục miễn trừ trong pháp luật cạnh tranh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn: Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Phương pháp so sánh đối chiếu được vận dụng để đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan. Phương pháp chứng minh được tác giả sử dụng để đưa ra những ví dụ dẫn chứng cụ thể để bài viết được sinh động. Phương pháp tổng hợp, thống kê tài liệu thông tin qua các bài viết, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học để thu thập thông tin cho bài viết. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương chính. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 6 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Chương 1: Khái quát chung về vấn đề miễn trừ trong luật cạnh tranh. Chương 2: Thủ tục thực hiện miễn trừ trong luật cạnh tranh, thực tiễn và một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui định pháp luật về miễn trừ trong luật cạnh tranh. Đây là lần đầu tiên tác giả làm đề tài nghiên cứu khoa học nên tác giả cũng gặp không ít khó khăn, do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm cuộc sống không nhiều. Nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 7 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRỪ TRONG LUẬT CẠNH TRANH 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH 1.1.1 Theo quan niệm của một số nƣớc trên thế giới Với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội hiện nay thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Đặc biệt sự cạnh tranh đó còn diễn ra mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp, vì sự tồn tại và phát triển. Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội. Thuật ngữ cạnh tranh đã không còn xa lạ gì đối với đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm các nhà lập pháp và thực thi pháp luật cũng như các nhà khoa học vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về thuật ngữ “cạnh tranh”. Bởi lẽ, với tư cách là một hiện tượng xã hội riêng của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trường. Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học. Sau đây là một số khái niệm cũng như học thuyết về cạnh tranh trên thế giới. Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch1”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình2”. Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc 1 http://www.doanhnhan.net 2 Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. NXB chính trị quốc gia, 2004, tr 19 GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 8 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua”. Theo các nhà kinh tế học Mỹ thì cho rằng cạnh tranh có hai trường hợp là cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)3. Cạnh tranh được cuốn Black’ Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba4”. Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết. Một cạnh tranh hoàn hảo, là nghành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua5. Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả6. Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì cho cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó7. Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”8. 3 4 5 6 http://www.doanhnhan.net Bryan A. Garner, Black’ Law Dictionary (St Paul, 1999), tr 278 http://bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=2203&CatID=532&t=info&Lang=VI http://bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=2203&CatID=532&t=info&Lang=VI 7 http://bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=2203&CatID=532&t=info&Lang=VI 8 http://bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=2203&CatID=532&t=info&Lang=VI GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 9 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Tóm lại, cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, kình địch của các chủ thể kinh doanh nhằm tranh giành một số loại tài nguyên, khách hàng hay thị trường về phía mình nhằm mục đích thu lợi nhuận cao. 1.1.2 Theo Luật cạnh tranh Việt Nam Việt Nam đã thực hiện đổi mới nền kinh tế từ năm 1986, đưa nền kinh tế nước ta bước vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên của kinh tế thị trường. Qua nhiều năm xây dựng nền kinh tế thị trường thì thuật ngữ cạnh tranh không còn là một thuật ngữ mới mẽ nữa, nó đã trở thành quen thuộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm chính thức về cạnh tranh. Theo từ điển Việt nam thì cạnh tranh được định nghĩa là sự tranh đua giữa những nhân tố, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực như nhau9. Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất10. Cạnh tranh không còn mới mẽ gì đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Luật cạnh tranh được Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Tuy nhiên cho đến nay luật cạnh tranh vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về cạnh tranh mà chỉ sử dụng phương pháp liệt kê đối với những quy định cụ thể về cạnh tranh như: các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 11, cạnh tranh không lành mạnh12, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền13 hay tập trung kinh tế14 mà thôi. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các nhà lập pháp và thực thi pháp luật còn yếu kém và còn quá ít kinh nghiệm. Do đó, việc xây dựng một khái niệm chính thức về cạnh tranh là một vấn đề cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước được thuận tiện và dễ dàng hơn. 9 Trung tâm từ điển học viettex. Từ điển tiếng Việt 2011, NXB Đà Nẵng. Tr 153. 10 http://Dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn 11 Mục 1 chương 2 Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 được quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 có hiệu lực từ ngày 01/07/2005 (sau đây gọi là Luật cạnh tranh). 12 Điều 39 Luật cạnh tranh 13 Mục 2 chương 2 Luật Cạnh tranh 14 Mục 3 chương 2 Luật cạnh tranh GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 10 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 1.2 KHÁI NIỆM VỀ MIỄN TRỪ TRONG LUẬT CẠNH TRANH Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp luôn phải đấu tranh, giành lấy những điều kiện thuận lợi về phía doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp. Do đó, cạnh tranh luôn diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cạnh tranh trong chuẩn mực đạo đức mà đôi khi lại vi phạm tính chất của cạnh tranh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác. Chính vì thế, cơ chế miễn trừ đã được các nhà làm luật đặt ra để xem xét hành vi của doanh nghiệp. Theo đó, nếu hành vi của doanh nghiệp đã có đủ dấu hiệu kết luận là vi phạm luật cạnh tranh, song lại có nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội thì sẽ được xem xét hưởng miễn trừ. Các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã quy định khá chi tiết về những trường hợp được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. 1.2.1 Miễn trừ là gì Để khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh doanh, miễn trừ đã được các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật quốc gia áp dụng. Theo từ điển điển bách khoa toàn thư thì khái niệm miễn trừ được định nghĩa là: “Quyền cho các thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) dành cho một thành viên khác không áp dụng một điều khoản nào đó trong lĩnh vực xác định trong thương mại quốc tế đó. Pháp luật của tổ chức thương mại WTO quy định, nếu quốc gia muốn được hưởng miễn trừ thì phải được 3/4 số thành viên của WTO chấp thuận, các miễn trừ sao khi được đưa ra sẽ được định kỳ xem xét lại15”. Đa số pháp luật của một số nước không quy định miễn trừ là gì, chỉ liệt kê những hành vi nào là những hành vi được miễn trừ và những điều kiện để miễn trừ một cách cụ thể theo pháp luật của quốc gia đó. Nếu hành vi cạnh tranh đó vừa có tác dụng tích cực và vừa có tác dụng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu tác dụng này có tác dụng tích cực nhiều hơn cho xã hội thì sẽ được miễn trừ16. Theo từ điển Việt Nam thì miễn trừ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyển khi có sự vi phạm vào một số điều nhất định theo quy định của luật cạnh tranh, nhưng thỏa mãn một số điều kiện đã được quy định thì sẽ được hưởng miễn trừ. Miễn trừ có nghĩa là không phải thực hiện một nghĩa vụ do hành vi vi phạm gây ra17. 15 http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=20D3aWQ9MTY0MjEmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1 1eGFjdCZrZX13b3JkPU1JJWUxJWJiJTg0TitUUiV1MSViYiVhYQ=&page=1 16 Dominique Brault, sđd, tr 206 17 Từ điển tiếng Việt 2011, NXB Đà Nẵng Trung tâm từ điển học viettex. Tr 181 GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 11 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Nước ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào là miễn trừ, tuy nhiên luật cạnh tranh quy định khá chi tiết về những hành vi hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế nào bị cấm, và những điều kiện được hưởng miễn trừ18. 1.2.2 Khái niệm về thủ tục miễn trừ theo pháp luật Việt Nam Doanh nghiệp nào tồn tại trên thị trường cũng đều tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua quá trình tự lớn lên của chính mình hay nói cách khác chính là quá trình phát sinh nội tại hoặc thông qua quá trình phát triển ngoại sinh mà chủ yếu là các doanh nghiệp tìm cách liên kết lại với nhau thông qua quá trình thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay tập trung kinh tế. Tuy nhiên ,không phải lúc nào các hành vi như thế cũng được phép thực hiện, đôi khi nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp khác. Chính vì thế các hành vi này thường bị pháp luật cấm. Quá trình xem xét tính vi phạm của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay hành vi tập trung kinh tế của cơ quan nhà nước là rất quan trọng. Bởi lẽ các hành vi này luôn có tính hai mặt cùng tồn tại: một mặt tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp , một mặt lại hạn chế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Theo quy định của luật cạnh tranh, những thỏa thuận sau đây được xếp vào đối tượng có thể được hưởng miễn trừ19.  Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;  Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;  Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;  Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;  Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Các thỏa thuận này sẽ được hưởng miễn trừ nếu như chúng được thực hiện nhằm mục đích hạ giá thành và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng các chiến lược như: Một là, chiến lược liên doanh và hợp tác phát triển nó sẽ được miễn trừ nếu chiến lược này nhằm mục đích:  Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 18 19 Điều 10 và điều 19 Luật cạnh tranh Điều 9, khoản 2 Luật cạnh tranh GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 12 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam  Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Hai là, chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn chung về sản phẩm và các điều kiện kinh doanh. Nhìn chung hành vi này đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và làm thị trường hoạt động có hiệu quả hơn nếu như những tiêu chuẩn này là tiến bộ và phản ánh sự đi lên của công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và trình độ kinh doanh. Ba là, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo các tiêu chí sau:  Các thỏa thuận nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Các thỏa thuận nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Quá trình thực hiện việc miễn trừ phải được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan, giúp các doanh nghiệp yên tâm phát triển. Tóm lại thủ tục miễn trừ là toàn bộ quy trình tiến hành các thủ tục xin hưởng miễn trừ của doanh nghiệp như: quá trình gửi đơn xin hưởng miễn trừ của doanh nghiệp đến cơ quan quản lý cạnh tranh; quá trình thẩm định hồ sơ; quá trình giải quyết… Toàn bộ quá trình tiến hành các thủ tục đó được gọi là một quy trình về thủ tục miễn trừ trong cạnh tranh. 1.2.3 Đặc điểm của thủ tục miễn trừ trong Luật cạnh tranh Việt Nam Thủ tục miễn trừ là một đặc ân mà nhà làm luật mang đến cho các doanh nghiệp, nguyên nhân chính là do hành vi của doanh nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế - xã hội. Để đảm bảo tính khách quan của thủ tục này cần phải có nhiều chủ thể tham gia bao gồm: Cơ quan thụ lý hồ sơ miễn trừ 20, người tiến hành miễn trừ21, người được hưởng miễn trừ22, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan nhằm giải quyết đúng đắn khách quan vụ việc hạn chế cạnh tranh. Thủ tục miễn trừ mang hai đặc điểm sau: Thứ nhất: Thủ tục miễn trừ mang bản chất của một thủ tục hành chính và được thực hiện theo quy định pháp luật cạnh tranh. Nó là một thủ tục hành chính vì nó được ban hành bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể23. Tuy nhiên nếu thủ tục hành chính này được áp 20 Điều 30 Luật cạnh tranh 21 Điều 25 Luật cạnh tranh 22 Điều 26 Luật cạnh tranh 23 Điều 4, khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 29/2006/PL-UBTVQH11 có hiệu lực ngày 01/06/2006. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 13 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam dụng để giải quyết hành vi vi phạm trong cạnh tranh thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Thứ hai: quyết định cho hưởng miễn trừ không có giá trị vĩnh viễn, chúng luôn có gia trị trong một thời hạn nhất định, chúng có thể được xem xét lại và có thể bị bãi bỏ nếu cơ quan nhà nước cho rằng nó không còn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh nữa. Quyết định cho hưởng miễn trừ sẽ bị bãi bỏ nếu nó thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 37 của Luật cạnh tranh đó là:  Phát hiện gian dối trong việc đề nghị cho hưởng miễn trừ;  Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ không thực hiện các điều kiện, nghĩa vụ trong thời hạn quy định tại quyết định cho hưởng miễn trừ;  Điều kiện cho hưởng miễn trừ không còn. 1.3 NHỮNG HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH ĐƢỢC MIỄN TRỪ Với ý nghĩa là động lực phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và góp phần cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Vì thế, vấn đề cạnh tranh luôn là đối tượng quan tâm của các nhà làm luật. Do đó, Luật cạnh tranh đã được các nhà làm luật cho ra đời năm 2004 nhằm kiểm soát quá trình cạnh tranh trên thị trường. Tuy ra đời chưa lâu nhưng luật cạnh tranh đã có những tác dụng cực trong việc kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được hiểu là việc làm giảm, làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp bao gồm: hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Trong bài viết tác giả phân tích hai nhóm hành vi là: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh24, và hành vi tập trung kinh tế25. 1.3.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đƣợc miễn trừ Theo quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 thì có 8 hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó có 5 hành vi bị cấm nhưng được hưởng miễn trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và 3 hành vi cuối sẽ bị cấm tuyệt đối. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét từng hành vi cụ thể đối với những hành vi bị cấm nhưng được miễn trừ: 1.3.1.1 Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp 24 Điều 9, khoản 2 Luật cạnh tranh 25 Điều 18 Luật cạnh tranh GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 14 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Có thể hiểu thỏa thuận này là việc các doanh nghiệp thống nhất áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với khách hàng hoặc trao đổi thông tin về giá để tạo nên những phản ứng thống nhất về giá hàng hóa, dịch vụ khi đàm phán với khách hàng. Khi phân tích bản chất của thỏa thuận ấn định giá cần xem xét các nội dung sau: Đầu tiên, thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ có thể diễn ra ở cả giai đoạn mua hoặc giai đoạn bán mà các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ giao kết với khách hàng. Nếu các doanh nghiệp đóng vai trò là người mua hàng hóa, dịch vụ thì giá mua sẽ thấp hơn giá cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ ép giá người bán gây thiệt hại cho họ. Nếu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đóng vai trò là người bán thì các thỏa thuận này có giá cao hơn giá cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, dù là người mua hay người bán thì thỏa thuận ấn định giá của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đều có hậu quả chung là gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và người tiêu dùng. Nội dung của thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ bao gồm việc các doanh nghiệp thống nhất cùng thực hiện các hoạt động sau:  Áp dụng thống nhất mức giá với một hoặc một số khách hàng hoặc tất cả khách hàng: Là việc các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ ở một mức cụ thể (mức giá chung) đối với một hoặc một số khách hàng hoặc tất cả khách hàng.  Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể: Là hình thức thỏa thuận của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận quy định sẵn một mức giá cụ thể.  Áp dụng công thức tính giá chung: Là việc các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận không thỏa thuận giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp, mà quy định công thức tính giá chung cho toàn bộ các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Tóm lại, các hình thức thỏa thuận trên của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đã trực tiếp ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, sẽ tạo ra mặt bằng chung về giá mua, bán hàng hóa trên thị trường. Khi đó, giá mua, bán hàng hóa không được hình thành từ những quy luật của thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quan hệ cung cầu mà do thỏa thuận của các doanh nghiệp tạo nên. Các thỏa thuận còn lại này không trực tiếp tạo nên mặt bằng chung về giá nhưng chúng lại có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện việc định giá theo GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 15 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam những chuẩn mực định sẵn thay vì định giá một cách tự do và độc lập tùy theo điều kiện riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhìn chung, hành vi thỏa thuận ấn định giá tồn tại ở mọi công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thỏa thuận này đang diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới kể cả Việt Nam. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cụ thể về hành vi này: Trên thị trường thế giới, tháng 7/1998 liên minh 9 hãng sản xuất chip bán dẫn được thành lập bao gồm: Samsung, Infineon, Hynix Semiconductor và Elpida Memory; NEC Electronics; Hitachi; toshiba; Mitsubishi và Nanya. Các hãng sản xuất này cấu kết với nhau nhằm điều chỉnh giá bán chip nhớ và DRAM gây thiệt hại cho các hãng đối thủ và cả người tiêu dùng. Vụ việc bị phát giác sau 4 năm sau (6/2002) khi hãng sản xuất Micron sau khi rời khỏi liên minh này đã báo cáo với Ủy ban châu Âu về vụ việc này. Sau khi xem xét vụ việc Ủy ban châu Âu đã ra phán quyết có hành vi ấn định giá của 9 hãng sản xuất chip bán dẫn này. Cụ thể Ủy ban châu Âu đã đưa ra mức phạt đối với liên minh này là 404 triệu USD, trong đó Samsung bị phạt nặng nhất với 145,7 triệu USD, tiếp sau đó là Infineon với 56,7 triệu USD và Hynix Semiconductor với 51,5 triệu USD, các hãng sản xuất còn lại bao gồm: Elpida Memory; NEC Electronics; Hitachi; Toshiba; Mitsubishi và Nanya cũng đều bị phạt tiền. Riêng trường hợp của Micron, do đã thông báo với Ủy ban châu Âu về vụ việc này nên họ được miễn phạt26. Trên thị trường Việt Nam đã tồn tại những hành vi thỏa thuận của các doanh nghiệp liên quan đến giá hàng hóa, dịch vụ như: vụ hiệp hội taxi trong hiệp hội taxi vào năm 2000, 2001 hay vụ các doanh nghiệp tăng mức phí tối thiểu với dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô vào năm 2008. Ngày 25/3/2000 Hợp tác xã Sao Việt đã gây chấn động mạnh tới Hiệp hội Taxi thành phố Hồ Chí Minh với 14 doanh nghiệp bởi việc công bố giá cước taxi là 10.000 đồng/2 km đầu và 5.000 đồng/km tiếp theo, thấp hơn 2.000 đồng so với giá 12.000 đồng /2 km đâu của Hiệp hội. Chưa hết, tới giữa tháng 4/2000 Sao Việt đã họp xã viên và một lần nữa gây chấn động Hiệp hội khi biểu quyết thông qua giá cước mới 8.000 đồng/2 km đầu và 4.500 đồng/km tiếp theo. Sự thành công và sự ủng hộ của khách hàng đối với Sao Việt thể hiện cụ thể bằng sự phát triển từ vài chục xe ban đầu lên tới 216 xe. Điều kỳ lạ là thành công đó lại gặp sự chống đối quyết liệt của Hiệp hội Taxi thành phố Hồ Chí Minh. Bằng sự độc quyền của mình, 14 doanh nghiệp taxi thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi thành lập Hiệp hội năm 1997 đã thống nhất đồng loạt tăng giá cước từ 6.000 km/km đầu tiên lên 12.000 đồng/2 km đầu và 5.000 đồng/km tiếp theo. Nay với sự tham gia của Sao 26 Hoàng dũng, http://tim.vietbao.vn/%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%8Bnh_gi%C3%A1/, [ngày truy cập 22/12/2006]. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 16 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Việt, môt yếu tố cạnh tranh lành mạnh xuất hiện, thế độc quyền kìm hãm sự phát triển đã bị phá vỡ và người được lợi là khách hàng27. Tháng 10/2008, 20 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã cùng nhau ký kết bản thỏa thuận về mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn ôtô. Theo đó, mức phí bảo hiểm tăng từ 1,3 % lên 1,56%/năm. Những doanh nghiệp tham gia ký kết thỏa thuận mà không thu đúng sẽ bị Hiệp hội bảo hiểm phạt 10% số phí bảo hiểm thu được của hợp đồng vi phạm nhưng tối thiểu 10 triệu đồng đối với bảo hiểm tàu biển và 5 triệu đồng với bảo hiểm hàng hóa. Trong bản thỏa thuận đã khẳng định việc thống nhất tăng phí bảo hiểm nhằm giảm những thiệt hại do cạnh tranh gây ra cho các doanh nghiệp và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp28. 1.3.1.2 Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ Theo quy đinh tại Điều 15 nghị định 116/2005 NĐ-CP phân chia thỏa thuận này thành hai nhóm thỏa thuận sau: Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định29. Theo nội dung của thỏa thuận này, các doanh nghiệp tham gia đã phân chia thị trường mua bán thành các khu vực và giao cho một, một số doanh nghiệp tham gia được quyền mua, bán trong một khu vực nhất định. Các doanh nghiệp tham gia chỉ mua, bán hàng hóa, dịch vụ với khách hàng hoặc với số lượng, khối lượng đã được phân chia và không thể xâm phạm đến khu vực của người khác. 1.3.1.3 Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ Theo quy đinh tại Điều 16 nghị định 116/2005/NĐ-CP phân chia thỏa thuận này thành hai loại sau: 27 PGS.TS Lê Danh Vĩnh. Giáo trình Luật cạnh tranh đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Tr 80. 28 Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, số ra ngày 26/11/2008, tr 11. 29 Điều 15, Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh (sau đây gọi là Nghị định 116/2005/NĐ-CP). GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 17 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Thứ nhất, thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó. Với quy định này cơ quan có thẩm quyền không cần xem xét chứng minh đến mục đích hay hậu quả thực tế của thỏa thuận, mà chỉ cần có bằng chứng về việc các doanh nghiệp đã thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhất định thì có thể kết luận có vi phạm pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh đó, pháp luật chưa định lượng tỷ lệ hoặc mức cắt giảm nguồn cung hoặc nguồn cầu của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để cấu thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Chính vì thế, để xem xét thỏa thuận này có vi phạm hay không cần xét ở hai vấn đề sau:  Có sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp tham gia hay không.  Các doanh nghiệp có hay không sự đồng ý cùng nhau cắt giảm số lượng, khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ sản xuất mua bán, cung ứng so với trước đó. Nếu có sự thống nhất ý chí và sự đồng ý cùng nhau thực hiện hành động trên thì có thể kết luận có sự vi phạm. Thứ hai, thoả thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường30. Như vậy cấu thành pháp lý của thỏa thuận này gồm 3 yếu tố bao gồm: có sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp tham gia; các doanh nghiệp ấn định lượng hàng hóa, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp được sản xuất, mua, bán hoặc cung ứng và lượng hàng hóa, dịch vụ được ấn định ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường 31. Khác hơn so với thỏa thuận trước đó, đối với thỏa thuận này cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xác định được sự tác động hoặc khả năng tác động của thỏa thuận đến nguồn cung, cầu của thị trường. Như vậy, nếu thỏa thuận này được thực hiện thì lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, mua, bán ra luôn thấp hơn nhu cầu của thị trường và đủ để tạo ra sự khan hiếm trên thị trường32. Luật không quy định như thế nào là sự khan hiếm trên thị trường, nhưng có thể hiểu sự khan hiếm trên thị trường là số lượng hàng hóa mua, bán trên thị trường luôn thấp hơn nhiều so với những thời điểm trước đó và làm cho cầu luôn lớn hơn rất nhiều so với cung. Sự khan hiếm này là giả tạo, nguyên nhân chính là do giả tâm của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thực hiện nhằm kiếm lợi bất chính. Hậu quả của thỏa 30 Điều 16, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. 31 PGS.TS TS Lê Danh Vĩnh. Giáo trình Luật cạnh tranh đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Tr 82. 32 PGS.TS TS Lê Danh Vĩnh. Giáo trình Luật cạnh tranh đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Tr 83. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 18 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam thuận này sẽ làm cho hàng hóa khan hiếm, cung nhỏ hơn rất nhiều so với cầu, từ đó giá cả tăng cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng. 1.3.1.4 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư Cũng như hai thỏa thuận trên, Điều 17 nghị định 116/2005/NĐ-CP cũng đã chia thỏa thuận này thành hai thỏa thuận sau: Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác33. Hình thức của thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc các doanh nghiệp thống nhất mua các giá trị kỹ thuật, công nghệ để tiêu hủy hoặc không sử dụng đã làm cho thị trường không có cơ hội thụ hưởng những thành quả sáng tạo của con người, làm cho khoa học, công nghệ và kỹ thuật khó có thể phát triển tới những bước tiếp theo, loại trừ khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận về công nghệ và kỹ thuật. Bên cạnh đó, thỏa thuận này còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp khác, làm cho họ không có cơ hội tiếp cận với khoa học, công nghệ mới. Ngoài ra, việc hạn chế đưa vốn để đầu tư làm giảm khả năng phát triển trên thị trường liên quan, kìm hãm khả năng cạnh tranh và khả năng mở rộng quy mô kinh doanh từ thỏa thuận có tính chiến lược kìm hãm của các doanh nghiệp34. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư luôn hàm chứa trong nó khả năng kìm hãm sự phát triển của khoa học – kỹ thuật hoặc kiềm hãm mức đầu tư trên thị trường làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Thỏa thuận này đã trực tiếp ảnh hưởng cho nền kinh tế nước ta, làm cho nền kinh tế ngày càng lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. 1.3.1.5 Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất đặt ra một hoặc một số điều kiện tiên quyết buộc khách hàng phải chấp nhận trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với họ. Cấu thành pháp lý của thỏa thuận này bao gồm: 33 34 Điều 17, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. PGS.TS TS Lê Danh Vĩnh. Giáo trình Luật cạnh tranh đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Tr 84. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 19 SVTH: Huỳnh Văn Thành Đề tài: Thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Về chủ thể, khách hàng của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải là doanh nghiệp khác. Tổ chức, cá nhân là người tiêu dùng không phải là đối tượng của thỏa thuận này35. Về mặt nội dung, các điều kiện mà thỏa thuận đặt ra phải là những điều kiện có nội dung phản cạnh tranh. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng một số tiêu chuẩn về năng lực tài chính, về kinh nghiệm, về kỹ thuật để chọn khách hàng nhằm đảm bảo cho hợp đồng đạt được hiệu quả thì thỏa thuận này không bị cấm. Cuối cùng, các điều kiện được đặt ra phải là điều kiện tiên quyết để có thể ký kết hợp đồng. Các doanh nghiệp đã buộc các doanh nghiệp là khách hàng của mình phải lựa chọn: chấp nhận các điều kiện đưa ra và có được hợp đồng hay ngược lại không chấp nhận và không ký kết hợp đồng. Các doanh nghiệp muốn thực hiện được những mục đích này thì họ phải có sức mạnh tổng hợp đủ để chi phối thị trường. Bởi lẽ, nếu không tồn tại sức mạnh này thì khách hàng sẽ không dễ dàng phụ thuộc vào họ36. Theo quy định tại khoản 1, Điều 18 nghị định 116 thì có bốn điều kiện có nội dung phản cạnh tranh bao gồm:  Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;  Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;  Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;  Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp37. Nội dung của các điều kiện quy định tại nghị định này cho thấy mục đích của thỏa thuận là nhằm hạn chế khả năng phân phối của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc hạn chế năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là khách hàng của họ. 35 36 37 Khoản 5 Điều 8 Luật cạnh tranh PGS.TS TS Lê Danh Vĩnh. Giáo trình Luật cạnh tranh đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Tr 84 – 86. Khoản 1 Điêu 18, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. GVHD: Th.s Nguyễn Mai Hân Trang 20 SVTH: Huỳnh Văn Thành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan