Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu nhập và phân phối thu nhập...

Tài liệu Thu nhập và phân phối thu nhập

.DOC
16
102
136

Mô tả:

BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN: CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Chủ đề:Thu nhập và phân phối thu nhập Danh sách nhóm 1: I. Các khái niệm công cụ 1. Khái niệm chất lượng dân số Khái niệm chất lượng dân số đã được Ph.Ăng-ghen sử dụng. Ông cho rằng chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả nhất. Quan điểm này của Ăng-ghen được dựa trên các học thuyết kinh tế chính trị với quan điểm “Sản xuất là hoạt động chủ đạo trong cuộc sống của con người” nên chất lượng dân số phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất. Chất lượng dân số là “điều kiện vật chất” để đối chứng với trình độ phát triển của tư liệu sản xuất được coi là “điều kiện kĩ thuật”. Do vậy Ăng-ghen nhấn mạnh “Chất lượng dân số chính là năng lực con người sử dụng tư liệu sản xuất một cách hiệu quả nhất”. Theo các nhà nhân khẩu học Nga, Chất lượng dân số là “Khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức về dân số” và được phản ánh quá các chỉ tiêu: trình độ giáo dục; cơ cấu nghề nghiệp xã hội; tính năng động và tình trạng sức khỏe. Ở Việt Nam, khái niệm Chất lượng dân số đã được đề cập đến như sau: Theo Từ điển Bách Khoa của Việt Nam xuất bản năm 1995, “Chất lượng” là phạm trù triết học biểu thị những bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác. Vậy “Chất lượng dân số phải được biểu thị bằng các thuộc tính bản chất của dân số”, tổng hợp lại đó có thể là các thuộc tính về trí lực, năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Đề tài nghiên cứu Chất lượng dân số và các dịch vụ xã hội cơ bản đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về Chất lượng dân số trong điều kiện thực tế của Việt Nam là: “Một cộng đồng dân cư có chất lượng cao là cộng đồng khỏe mạnh, có khả năng tạo ra môi trường cư trú trong lành, không nghèo đói, có học vấn và ý thức xã hội cao” Pháp lệnh dân số của Việt Nam năm 2003 đã định nghĩa “Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số” (Điều 3, Mục 6).  Các thành phần của hệ Chất lượng dân số: Theo định nghĩa của Pháp lênh dân số, hệ Chất lượng dân số gồm các thành phần thể chất, trí tuệ và tinh thần - Thể chất gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo…, dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền (như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc da cam,…) của người dân. - Trí tuệ gồm các yếu tố trình độ văn hóa, thẩm mỹ, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề,… thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/ đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo chuyên môn kỹ thuật,.. - Tinh thần thể hiện qua mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin, vui chơi, giải trí, các phong trào xã hội,… 2. Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến Chất lượng dân số - Thu nhập và phân phối thu nhập - Lao động và việc làm - Giao thông liên lạc - Sức khỏe - Giáo dục - Nhà ở - Môi trường - Cuộc sống gia đình - Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ - Trật tự an toàn công cộng 3. Hệ số GINI Là một hệ số được tính từ đường cong Loren, chỉ ra mức độ bất bình đẳng phân phối (thường là phân phối thu nhập). Hệ số GINI ở nước ta phản ánh xu hướng bất nình đẳng gia tăng. Hệ số GINI giai đoạn 1997-1998 của Việt Nam là 0,35 trong đó thành thị là 0,34, nông thôn là 0, 27; hệ số GINI năm 2002 của Việt Nam là 0,37, trong đó thành thị là 0,35 còn nông thôn là 0,28. II. Thu nhập và phân phối thu nhập của Việt Nam. Thu nhập và chi tiêu là một trong những chỉ báo quan trọng để đo mức sống dân cư nói riêng và chất lượng dân số nói chung. 1. Khái quát chung về tình hình dân số Việt Nam năm 2010 Năm 2010, dân số trung bình nước ta ước tính 86,93 triệu người, trong đó dân số thành thị là 26,01 triệu người chiếm 29,9% dân số cả nước; dân số nông thôn là 60,92 triệu người chiếm 70,1% dân số cả nước. 2. Thu nhập Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu chính thức về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo giá thực tế, đạt 1,98 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12), nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của nước ta liên tục tăng trong thời gian qua. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh với năm 1994 (%) Năm Khu vực Tổng số Phân theo khu vực kinh tế Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng 2009 2010 5,32 6,78 1,82 5,52 2,78 7,70 Dịch vụ Phân theo quí trong năm Quí I Quí II Quí III Quí IV 6,63 7,52 3,14 4,41 5,98 6,99 5,84 6,44 7,18 7,34 Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tăng giữa các khu vực đều tăng nhanh từ năm 2009-2010: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 1,82% năm 2009 lên 6,78% năm 2010, tăng 0,96%; công nghiệp và xây dựng cũng tăng mạnh, tăng 1,18%; dịc vụ tăng 0,89% từ 6,63% (2009) lên 7,52% (2010). Bảng số liệu cũng thể hiện tốc độ tăng trưởng mạnh giữa các quý trong năm và giữa năm 2009 với 2010. Đó là: năm 2009 tăng 3,85% (từ quý I đến quý IV); năm 2010 tăng từ 5,84% ở quý I lên 7,34% ở quý IV. => Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây là khá cao với việc phát triển trên các lĩnh vực. Thu nhập cao làm cho cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện đồng thời chất lượng dân số cũng được nâng cao một cách rõ rệt và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại. Bên cạnh đó còn có những hoạt động vui chơi giải trí, nâng cao trình độ. Cuộc sống của người dân giờ đây không chỉ dừng lại ở “ăn no mặc ấm” mà nó đang hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”. 3. Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn và vùng (1000 VNĐ) N ăm 200 2 Khu vực Cả nước 200 4 356 ,1 200 6 484 ,4 200 8 636 ,5 201 0 995 ,2 138 7,2 Thành thị - Nông thôn Thành thị 622 ,1 815 ,4 160 5,2 212 9,7 105 8,4 Nông thôn 275 ,1 8 vùng Đồng bằng Sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung ,1 353,1 Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu 505 ,7 4 762 ,2 653 107 0,5 104 156 268,8 88,2 ,3 8,5 8,2 3 511 768 105 197,0 79,9 ,2 ,0 2 372 235,4 65,7 ,5 ,6 3 418 305,8 17,1 ,3 ,1 4 550 244,0 14,9 ,7 ,3 3 522 619,7 90,2 ,4 ,6 8 106 317,3 33,0 4,7 9,2 5,0 4 617 939 124 Bộ Tây Nguyên 378 4,8 549 741 ,1 641 902 ,9 843 116 2,2 794 108 8,1 164 216 Long 71,1 ,6 ,9 7,2 (Nguồn: theo Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 của Tổng cục thống kê) Các khu vực đều có thu nhập tăng qua các năm. + Khu vực thành thị có thu nhập cao gấp đôi khu vực nông thôn. Năm 2010, khu vục thành thị cao gấp 1,98 lần khu vục nông thôn. + Khu vực Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân cao nhất cả nước. + Khu vực Tây Bắc có thu nhập thấp nhất cả nước. => Thu nhập bình quân của các khu vực đều tăng qua các năm đồng nghĩa với đó là đời sống của người dân cũng được cải thiện. Người dân có điều kiện chi trả cho các dịch vụ như y tế, giáo dục, văn hóa, từ đó nâng cao chất lượng dân số. Một trong những điều thấy rõ nhất kết quả của thu nhập là tỷ lệ người biết chữ của người dân Việt Nam hiện nay rất cao: hơn 90%. Sự khác biệt về thu nhập dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. Mặc dù hiện nay đời sống nhân dân ngày một cải thiện nhưng lại có sự chênh lệch giữa các vùng và chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Chính điều này đã làm cho sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Có những vùng được ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó nhiều vùng còn rất khó khăn. 4. Phân phối thu nhập Bảng hệ số Gini chia theo thành thị, nông thôn và vùng Năm Khu vực Cả nước 2002 200 4 0,420 6 0,4 20 Thành thị - Nông thôn Thành thị 0,410 0,390 Đông Bắc 0,360 Tây Bắc 0,370 Bắc Trung Bộ 0,360 Duyên hải miền Trung 0,350 Tây Nguyên 0,370 00 0,3 71 0,3 80 0,4 07 01 71 73 0,4 0,3 0,3 0,4 18 03 69 0,4 0,4 0,3 0,3 70 0,4 0,3 0,3 0,4 09 15 92 60 0,4 0,4 0,3 0,3 85 11 07 80 0,3 0,3 0,3 0,4 02 85 95 90 0,4 0,7 0,3 0,4 33 04 38 90 0,4 0,3 0,7 201 0 34 93 30 8 vùng Đồng bằng Sông Hồng 0,4 0,4 0,363 200 8 24 10 Nông thôn 200 0,3 93 0,4 05 0,4 08 Đông Nam Bộ 0,420 0,4 30 Đồng Bằng sông Cửu 0,390 Long 80 (Ghi chú: Hệ số Gini tính theo thu nhập) 0,4 22 0,3 0,4 23 0,3 95 0,4 24 0,3 95 0,3 98 Hệ số GINI của Việt Nam (chỉ số phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) cũng tăng từ 0,35 năm 1994 lên đến 0,46 năm 2009. Từ bảng trên ta thấy hệ số GINI có sự khác biệt giữa các vùng, điển hình cao nhất là khu vực Đông Nam Bộ với 0,424 một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của khu vực này là do đây là vùng công nghiệp trọng điểm và phát triển nhất của nước ta. Ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất vì vậy thu hút một lượng lớn người lao động về đây. Tuy nhiên, trình độ lao động không đồng đều là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chênh lệch giữa người có trình độ cao và người có trình độ lao động thấp. Đứng thứ hai là khu vực Đông Bắc và thấp nhất là khu vực Bắc Trung Bộ. => Hệ số GINI thể hiện sự bất bình đẳng trong thu nhập. Đối với những vùng có thu nhập cao thì bất bình đẳng càng lớn và ngược lại. Một thực trạng hiện nay là xu hướng bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng, sự chênh lệch giữa các vùng và giữa thành thị với nông thôn ngày càng lớn. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dân số khi một bộ phận dân chúng được hưởng các dịch vụ chăm sóc cơ bản thì trong khi đó một bộ phận lớn cuộc sống ngày càng khó khăn. 5. Sự phân chia giàu nghèo Sự phân hóa giàu nghèo là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập, phân phối thu nhập và chất lượng cuộc sống giữa các vùng trên cả nước. Ngày 30/5/2010, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc năm 2010 theo chuẩn nghèo mới (hộ có mức thu nhập bình quân đầu người lần lượt từ 400.000 và 500.000 đồng một người một tháng trở xuống tương ứng với khu vực nông thôn và thành thị). Tổng số hộ nghèo cả nước là trên 3,05 triệu, hộ cận nghèo là trên 1,6 triệu. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Trong đó, Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với mức 50%; ba tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến dưới 50% là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang. Năm tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội. Đây là những địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng, cao hơn chuẩn nghèo quốc gia. Cũng theo chuẩn nghèo mới, cả nước có 81 huyện nghèo thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo chia theo Thành thị - Nông thôn và vùng (%) (2004 - 2010) Năm 200 Khu vực Thành thị - Nông thôn Thành thị Nông thôn 4 21,2 8 vùng Đồng bằng Sông Hồng 0 6 8,6 18, 2 1 6,7 13, 20 10 (*) 5,1 17, 6,9 4 10, 8,7 6,5 8,4 22, 20, 17, 24, 1 39, 4 29, 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 0 2 2 46, Bắc Trung Bộ 201 1 23, Tây Bắc 8 1 9 200 7,7 16, 12, Đông Bắc 21, 9 17, 7 14, 4 24, 0 12, 7 17, 39, 19, 3 7 24, 2 32, 23, 1 2 29, 7 35, 26, 6 3 Tây Nguyên 200 16, 9 22, 2 0 1 2 21, 0 Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long 6,1 15, 3 4,6 13, 0 3,7 11, 4 2,2 8,9 3,4 12, 6 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010(*) tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là 400 nghìn đồng/ 1 người/ 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị. Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn thì khu vực nông thôn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn và gấp 2,5 lần tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị. Trong các khu vực trên cả nước, khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc, kế đến là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, đây là những khu vực tập trung chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp, dịch vụ, công nghiệp phát triển còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, sự tăng lên về chuẩn nghèo khiến cho những hộ nghèo vừa mới thoát nghèo điều kiện cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn lại tiếp tục rơi vào hộ nghòe theo tiêu chuẩn mới. Do vậy mặc dù trong những năm gần đây Việt Nam đạt được khá nhiều thành tựu về xóa đói giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Đổi mới nông nghiệp để giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam là vấn đề cấp thiết được đặt ra tại lễ công bố báo cáo phát triển thế giới 2008 (WDR), đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực cho phát triển nông nghiệp Việt Nam đã tới hạn, nông nghiệp đã đuối sức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Các chuyên gia nhận định, GDP tăng từ sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập của người nghèo từ 2-4 lần so với GDP tăng từ các hoạt động phi nông nghiệp. Trong thế kỷ 21, nông nghiệp vẫn tiếp tục là công cụ chính cho sự phát triển bền vững và giảm nghèo. Lợi ích từ phát triển nông nghiệp đã rõ ràng nhưng Việt Nam vẫn còn loay hoay với nhiều bài toán khó giải trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tài nguyên đất và nước của Việt Nam đang tới hạn. Trong 20 năm qua, 300 nghìn ha đất trồng lúa đã mất đi do quá trình công nghiệp hóa và nhiều nguyên nhân khác như: giá thành lao động sản xuất nông nghiệp khá cao. "Chỉ có khoa học công nghệ là vô hạn mà Việt Nam chưa tiếp cận đầy đủ" ( theo ông Đặng Kim Sơn). Những người nông dân đã nghèo, lại không có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ, kiến thức, do đó, khó chuyển giao khoa học, công nghệ để họ thực sự làm chủ. Theo báo cáo phát triển của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, Việt Nam chỉ đầu tư 0,13% GDP nông nghiệp cho nghiên cứu và phát triển trong khi mức trung bình ở các nước có nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp là 4%. Do vậy để kích thích nông nghiệp phát triển mạnh và bền vững thì Đảng và Nhà nước ta cần có các chính sách thích hợp trong việc đầu tư vốn, cải tến kỹ thuật và phương thức sản xuất. Nông nghiệp phát triển bền vững sẽ là một trong những giải pháp giúp nông dân thoát nghèo và tạo bước tiến mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. => Khi đất nước ngày càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Khoảng cách này cũng chính là một trong những biểu hiện để chứng minh chất lượng dân số có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm dân cư. Người nghèo khó có các điều kiện để có thể đảm bảo có được một chất lượng dân số tốt. Họ không có điều kiện để đáp ứng được các nhu cầu về mặt thể chất, trí tuệ hay tinh thần được tốt như nhóm người giàu. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt của nước ta, thực hiện tốt nhiệm vụ này kết quả đạt được sẽ là tăng cao thu nhập cho người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội. 6. Mức chi tiêu Theo số liệu của Tổng cục thống kê người Việt Nam đang chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân mỗi người đạt 1.211 nghìn đồng, tăng 52,8% so với năm 2008. Theo đó, sau khi trừ yếu tố tăng giá, chi tiêu thực tế của thời kỳ 2008-2010 tăng 14,1%/năm. Năm 2010, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 950 nghìn đồng, tăng 53,4% so với 2008; khu vực thành thị đạt 1.828 nghìn đồng, tăng 46,8% so năm 2008. Thực tế, tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao nhưng đã có xu hướng giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, mức chi tiêu của các đối tượng cũng rất chênh lệch. Cụ thể, nhóm hộ giàu nhất chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,8 lần nhóm hộ nghèo nhất, chi cho giáo dục gấp 6 lần và đặc biệt chi cho văn hóa, thể thao, giải trí gấp 131 lần nhóm nghèo nhất. Dù thu nhập bình quân một nhân khẩu năm 2010 chỉ ở mức 1,3 triệu đồng/tháng nhưng Tổng cục Thống kê cho biết mỗi hộ dân cư đang phải chi tới 3 triệu đồng cho một thành viên đi học, tăng tới 64% so với năm 2008. Theo khảo sát, 6,2% người được hỏi về mức sống của mình năm 2010 so với năm năm trước đã khẳng định đời sống của họ khó khăn hơn, 11,3% cho rằng vẫn như cũ, còn lại cho biết có tăng. => Mức chi tiêu của người dân tăng thể hiện đời sống của họ ngày càng cao. Thông qua mức chi tiêu mà người dân dành cho các khu vực ta có thể đánh giá được đời sống của người dân đã có những cải thiện rõ ràng. Người dân chi cho rất nhiều dịch vụ của đời sống như văn hóa, thể thao, giải trí, giáo dục, y tế... Điều này chứng tỏ chất lượng dân số cũng đang có những chiều hướng phát triển tích cực, người dân đã đầu tư đồng đều hơn trên cả 3 mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần. Bên cạnh đó mức chi tiêu cũng phản ánh chất lượng dân số có sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư. Nhóm dân cư giàu nhất chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,8 lần nhóm hộ nghèo nhất, chi cho giáo dục gấp 6 lần và đặc biệt chi cho văn hóa, thể thao, giải trí gấp 131 lần nhóm nghèo nhất. Qua đây ta thấy được chất lượng dân số của nhóm người giàu cao hơn rất nhiều lần so với nhóm người nghèo bởi lẽ họ có khả năng đầu tư cho các dịch vụ trong cuộc sống nhiêu hơn. III. Một số nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập và phân phối thu nhập. 1. Các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. 1.1 Tăng trưởng GDP: Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD. GDP tăng thể hiện thu nhập của Việt Nam đang có sự tăng lên đáng kể. 1.2 Nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. 1.3 Lạm phát và giá cả: Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. => Trước tình trạng lạm phát và giá cả trên thì với mức thu nhập của người lao động sẽ không có khả năng chi trả cho các chi tiêu cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một nguyên nhân khiến khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của một bộ phận người dân gặp khó khăn làm giảm chất lượng cuộc sống. 2. Giới Chênh lệch thu nhập xét theo giới tính ở Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước Đông Á khác, thu nhập của phụ nữ cũng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề giới tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, thể hiện ở một số thực trạng như: sự chênh lệch tỷ lệ nam - nữ khi sinh, bạo lực gia đình, khoảng cách giới trong việc làm, thu nhập, phụ nữ chiếm đa số trong những công việc dễ tổn thương và họ dễ bị mất việc làm khi kinh tế khủng hoảng. Đối với những hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ thì việc tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại sẽ khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và mức thu nhập được hưởng, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống gia đinh. Theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, tại Việt Nam, lao động nữ và nam làm cùng công việc nhưng lao động nữ được trả lương ít hơn. Ở lao động lớn tuổi, nam vẫn được đề bạt, tăng lương cao hơn nữ. Một thực tế nữa, sau khi nghỉ hưu, có đến hơn 60% lao động nữ vẫn tiếp tục làm việc để kiếm thêm thu nhập. Điều này cho thấy nhu cầu lao động để cải thiện thu nhập của lao động nữ rất cao nhưng điều kiện xã hội đã không cho phép họ thực hiện mong muốn làm. Những hộ gia đình có chủ hộ là nữ thuộc về nhóm giàu nhiều hơn so với những hộ có chủ hộ là nam. Chủ hộ là nữ có 26,7% thuộc nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, trong khi đó nam là 18,1%. Chủ hộ là nữ thuộc nhóm có thu nhập thấp chỉ chiếm tỷ lệ 16%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam là 20,6%. Nếu so sánh với kết quả VLSS93 và VLSS98 về sự khác biệt giới tính của chủ hộ cũng cho kết quả tương tự. Điều đó phản ánh sự ảnh hưởng của giới có tác động nhất định đến phân tầng về mức sống. những hộ gia đình có chủ hộ là nữ thuộc về nhóm giàu nhiều hơn so với những hộ có chủ hộ là nam. Chủ hộ là nữ có 26,7% thuộc nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, trong khi đó nam là 18,1%. Chủ hộ là nữ thuộc nhóm có thu nhập thấp chỉ chiếm tỷ lệ 16%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam là 20,6%. Nếu so sánh với kết quả VLSS93 và VLSS98 về sự khác biệt giới tính của chủ hộ cũng cho kết quả tương tự. Điều đó phản ánh sự ảnh hưởng của giới có tác động nhất định đến phân tầng về mức sống. 3. Tuổi. Những hộ gia đình giàu thường có chủ hộ tuổi cao, bởi lẽ mỗi người thường phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có được kinh nghiệm, sự thăng tiến và uy tín xã hội để đạt được mức thu nhập cao. Kết quả phân tích số liệu cho thấy sự ảnh hưởng của độ tuổi đến thu nhập qua các nhóm tuổi khác nhau. Những chủ hộ ở độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi có 25,5% thuộc nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất; từ 40 đến 49 tuổi là 22,2%; từ 60 đến 69 tuổi là 20,9%. Trong khi đó, những chủ hộ dưới 30 tuổi có 31,6% thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất; từ 30 đến 39 tuổi là 26% và ở độ tuổi trên 70 tuổi là 21,6%. Như vậy, tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và là một trong những yếu tố tác động đến phân tầng về mức sống, nhưng xu hướng chung là phân tán giữa các độ tuổi. 4. Trình độ học vấn và cơ hội việc làm. Khả năng của người lao động quyết định phần lớn cơ hội có việc làm của họ. Việt Nam có lực lượng lao động lơn, tuy nhiên trình độ lao động không đồng đều. Với những người có trình độ lao động thấp thì cơ hội có việc làm thấp và tương ứng với nó là mức thu nhập thấp. Do vậy chất lượng cuộc sống của họ thường không được đảm bảo. Ngược lại với những người có trình độ lao động cao, cơ hội việc làm của họ sẽ nhiều hơn và mức thu nhập cao hơn tương đương với việc chất lượng cuộc sống của họ cũng tốt hơn. Mức sống của người dân Việt Nam chưa cao so với nhiều nước trên thế giới, nhưng tỷ lệ người biết chữ thuộc loại cao trên thế giới. Tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên ngày càng tăng: năm 1992-1993 là 86,6%; năm 19971998 là 89,5%; năm 2001-2002 là 92,1% và năm 2005-2006 là 93,1% (Tổng cục Thống kê, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2008, tr 24). Tuy nhiên, hộ thuộc nhóm giàu có trình độ học vấn cao hơn rất nhiều so với hộ nghèo. Chủ hộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học có 68,3% số hộ thuộc nhóm giàu và chỉ có 0,2% số hộ thuộc nhóm nghèo. Trình độ học vấn phải đạt tới mức cao đẳng, đại học, THCN và dạy nghề trở lên mới tăng khả năng có được việc làm trên thị trường của người lao động, yêu cầu về trình độ này làm tăng khả năng có việc làm của nữ cao hơn so với nam. Trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm thu nhập (đơn vị %) 5. Nghề nghiệp. Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định tới mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân. Trước mỗi nghề nghiệp, quyết định chọn nghề lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm, hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái... để đi làm. Học vấn có vai trò quan trọng đối với cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Trình độ học vấn cao sẽ đảm bảo cho sự duy trì tính cơ động nghề nghiệp trong xã hội, theo đó ảnh hưởng tới sự biến đổi địa vị xã hội của mỗi cá nhân. Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy, hộ giàu có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thường làm việc trong các loại nghề như: chuyên môn, cán bộ lãnh đạo, viên chức, nhân viên trong các lĩnh vực nhà nước. Trong khi đó, nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất làm nghề lao động giản đơn trong các lĩnh vực chiếm tỷ lệ khá cao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan