Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thử nghiệm kích thích cá chép nhật (cyprinus carpio) sinh sản bằng 17α – hydroxy...

Tài liệu Thử nghiệm kích thích cá chép nhật (cyprinus carpio) sinh sản bằng 17α – hydroxy - 20β – dihydroprogesteron

.PDF
63
374
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt VÕ ĐỨC HIỆP THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) SINH SẢN BẰNG 17α – HYDROXY - 20β – DIHYDROPROGESTERON LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt VÕ ĐỨC HIỆP MSSV: LT11820 THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) SINH SẢN BẰNG 17α – HYDROXY - 20β – DIHYDROPROGESTERON LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM 2013 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Minh Tâm đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần để hoàn thành luận văn đúng kế hoạch thực hiện. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ trại cá thực nghiệm Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để hoàn thành luận văn kịp tiến độ. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp liên thông nuôi trồng thủy sản K37 đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn . Xin chân thành cảm ơn ! i TÓM TẮT Đề tài “ Thí nghiệm kích thích cá chép Nhật (Cyprinus caopio) sinh sản bằng 17α hydroxyl – 20β – dihydroprogesteron” được tiến hành với hai nội dung là: so sánh ảnh hưởng của liều lượng 17,20P lên quá trình sinh sản của cá chép Nhật và thử nghiệm ương cá chép giai đoạn bột lên hương với các mật độ khác nhau. Thời gian thực hiện từ tháng 4 – 5 tại Trại cá thực nghiệm – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm khảo sát hormon steroid 17,20P trong sinh sản cá chép Nhật được tiến hành với 3 nghiệm thức. Tất cả được tiêm nảo thuỳ với liều sơ bộ 2mg/kg cá cái, liều quyết định tiêm bằng 17,20P với 3 nghiệm thức NT1( 2mg/kg), NT2 (3mg/kg), NT3 (4mg/kg), cá đực tiêm ½ liều cá cái. Mõi nghiệm thức gồm 3 cặp cá bố mẹ thành thục tốt. Các điều kiện môi trường (T0, pH, O 2 ) trong giới hạn cho phép. Thí nghiệm khảo sát các chỉ tiêu như thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản. Kết quả cho thấy tiêm 17,20P với liều 4mg/kg cho kết quả tốt nhất. Thời gian hiệu ứng thuốc khoảng 5 h – 5h 45’, tỷ lệ cá sinh sản 100%, sức sinh sản thực tế 42.472 ± 17733 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 74,33 ± 10,21%, tỷ lệ nở 80 ± 11,27%. Thí nghiệm ương cá chép Nhật trong xô 60 lít với các mật độ khác nhau 1 con/l; 1,5 con/l; 2 con/l. Cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nhiệm thức và 3 lần lặp lại. Cá được cho ăn theo nhu cầu với các loại thức ăn như lòng đỏ trứng, moina, trùn chỉ. Sau 30 ngày ương thu được kết quả về tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất ở mật độ 1 con/l. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài cao nhất ở mật độ 1con/l (0,93±0,01 g/con, 3,7±0,018 cm/con), tỷ lệ sống ở mật độ 1con/l (96,1±0,96 %) cho kết quả tốt nhất và khác biết có ý nghĩa so với mật độ 1,5 con/l và 2 con/l. ii DANH SÁCH BẢNG 4.1: Một số chỉ tiêu môi trường trong sinh sản cá chép nhật ......................... 20 4.2: Kết quả sử dụng 17,20P trong sinh sản cá chép nhật.............................. 21 4.3: Một số chỉ tiêu môi trường trong ấp cá chép nhật .................................. 24 4.4: Quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá chép nhật .......................... 25 4.5: Các yếu tố môi trường trong xô 60 qua 30 ngày ương ........................... 26 4.6: Tăng trưởng trọng lượng của cá chép nhật qua 30 ngày ương ............... 28 4.7: Tăng trưởng chiều dài của cá chép nhật qua 30 ngày ương.................... 30 iii DANH SÁCH HÌNH 2.1: Hình thái ngoài cá Chép Nhật Bản ........................................................... 3 2.2: Các dạng cá chép Nhật ............................................................................. 6 4.1: Sức sinh sản thực tế của cá chép Nhật .................................................... 22 4.2: So sánh tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá chép Nhật ................................ 23 4.3: Tăng trưởng của cá chép Nhật qua 30 ngày ương .................................. 29 4.4: Tăng trưởng của cá chép Nhật qua 30 ngày ương .................................. 31 4.5: Tỷ lệ sống của cá chép Nhật qua 30 ngày ương ..................................... 32 4.6: Tỷ lệ % phân hóa kích cỡ cá theo trọng lượng ....................................... 33 4.7: Tỷ lệ % phân hóa kích cỡ cá theo chiều dài ........................................... 34 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KDT: kích dục tố. NT: nghiệm thức. SSSTT: sức sinh sản thực tế. STSS: số trứng sinh sản. TB: trung bình. TGHU: thời gian hiệu ứng. TLN: tỷ lệ nở. TLS: tỷ lệ sống. TLTT: tỷ lệ thụ tinh. TW: trọng lượng. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i TÓM TẮT ............................................................................................................. ii DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... iii DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................iv DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................v MỤC LỤC ............................................................................................................vi PHẦN I: ĐẶC VẤN ĐỀ ........................................................................................1 1. Giới thiệu ...........................................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................2 PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học ...........................................................................................3 2.1.1 Đặc đặc điểm hình thái .................................................................................7 2.1.3 Đặc điểm phân bố..........................................................................................7 2.1.4 Đặc điểm môi trường sống............................................................................7 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................................8 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng....................................................................................9 2.1.7 Đặc điểm sinh sản .........................................................................................9 2.2 17α hydrooxy-20β – dihyroprogesteron (17,20P)..........................................10 2.3 Một số kết quả sinh sản trên cá chép .............................................................11 2.4 Một số kết quả ương cá chép .........................................................................12 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................14 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.....................................................................14 3.2 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................14 3.3.1 Thử nghiệm 1: thử nghiệm kích thích cá chép Nhật sinh sản bằng 17α hydrooxy-20β – dihyroprogesteron (17,20P).......................................................15 3.3.2 Thử nghiệm 2: ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép Nhật giai đoạn từ bột lên hương ............................................................16 3.3.3 Phương pháp tính toán ................................................................................18 vi PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................19 4.1 Ảnh hưởng của hormon 17,20P với liều lượng khác nhau lên quá trình sinh sản của cá chép Nhật (Cyprinus carpio).....................................................................19 4.2 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép Nhật giai đoạn từ bột lên hương ...................................................................................................25 PHẦN V: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................35 PHỤ LỤC.............................................................................................................37 vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Giới thiệu Ngày nay, do nhu cầu đời sống vật chất con người phát triển, cùng với óc thẩm mỹ và nhu cầu giải trí ngày càng tăng, việc nuôi cá cảnh đã trở thành thú vui và là niềm đam mê phổ biến của toàn xã hội. Trong thế giới cá cảnh, ngoài những loài cá có hình dáng đẹp và có giá trị kinh tế cao như: cá Dĩa, La Hán, Neon, cá Xiêm, cá vàng…thì cá Chép Nhật (cá Koi) là loài cá được nuôi phổ biến. Cá Chép Nhật được xuất phát từ cá hoang dại, được người Nhật lai tạo cách đây khoảng 2000 năm. Trước đây cá Chép Nhật có 4 màu cơ bản, nay được người Nhật và người Trung Quốc lai tạo, chúng trở nên khá phong phú về màu sắc và hình dáng. Hiện nay, có tất cả hàng trăm dạng cá Chép Nhật có màu sắc và hình dạng khác nhau. Để phân biệt cá Chép Nhật người ta thường dựa vào màu sắc của chúng để phân loại.Cá Chép Nhật có hình dạng như cá chép nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng) do đó cá Chép Nhật chỉ thật sự đẹp khi nuôi trong ao. Cá Chép Nhật còn được cho là loại cá phong thủy, nên từ rất lâu trong ao nhỏ nhằm mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho người nuôi. Cá Chép Nhật đã góp phần làm cho không gian sống trở nên đẹp, tinh tế và sống động hơn. Ngoài ra, cá Chép Nhật cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi, kinh doanh cá cảnh. Cá Chép Nhật là đối tượng không chỉ được người chơi cá cảnh trong nước quan tâm, mà nó còn đang được xuất khẩu ra thị trường các nước như Mỹ, Châu Âu và Châu Á… Nét độc đáo mà cá Chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá Chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam từ đó các nhà sản xuất giống, các nghệ nhân trong nghề nuôi cá cảnh không ngừng nghiên cứu lai tạo để cho ra những dòng cá có những phẩm chất mới lạ, độc đáo về hình dạng, màu sắc phong phú để đáp ứng thị hiếu của người thưởng thức. Hiện nay, cá Chép Nhật đang được nuôi phổ biến, rộng rãi. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh là mang tính tự phát, riêng lẻ. Kỹ thuật lai tạo và sinh sản cá Chép Nhật vẫn chưa được nghiên cứu sâu theo hướng công nghệ mà chủ yếu sản xuất theo thủ công, tự đúc kết kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau mang tính gia truyền. Tài liệu về sinh sản cá Chép Nhật rất hiếm, các lớp đào tạo rất thưa thớt, chưa chủ động được nguồn giống cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước và quốc tế cá Chép Nhật đã phát triển thành một mặt hàng xuất khẩu, ngày càng có nhu cầu lớn về số lượng, chất lượng và chủng loại mới. Do đó để nghiên cứu làm rõ thêm về vấn đề sản xuất giống cá Chép Nhật. Đề 1 tài: “Thử nghiệm kích thích cá Chép Nhật (Cyprinus carpio) sinh sản bằng 17αhydroxy- 20β – Dihydroprogesteron” được thực hiện. 2. Mục tiêu đề tài Cho cá Chép Nhật sinh sản bằng hormon steroid 17α – hydroxy – 20β – Dihydroprogesteron (17,20P), nhằm tìm ra liều lượng thích hợp trong sinh sản bán nhân tạo đạt được hiệu quả cao. Thử nghiệm ương cá chép Nhật giai đoạn từ bột lên hương với các mật độ khác nhau để tìm ra mật độ ương thích hợp. 3. Nội dung nghiên cứu - So sánh ảnh hưởng của liều lượng hormon steroid 17,20P lên các chỉ tiêu sinh sản của cá Chép Nhật. - Theo dõi sự ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép Nhật giai đoạn từ bột lên hương. 2 PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá được phân loại: Nghành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Cyprinidae Giống: Cyprinus Loài: C. carpio (Linnaeus, 1758) Hình 2.1: Hình thái ngoài cá Chép Nhật Bản Cá Chép Nhật là loài cá chép thông thường đã được thuần hoá, lai tạo để nuôi làm cảnh, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được nuôi phổ biến ở Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá Vàng và trên thực tế cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống nhau . Cá Chép Nhật và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là may mắn. Theo Bùi Minh Tâm (2007) cá Chép Nhật được phân loại dựa vào tiêu chuẩn sau: Theo các đốm Budo: từ này để chỉ màu sắc của những đốm màu tía hay màu nho trên cá Chép Nhật, gồm Budo Gomoro và Budo Sanke cả hai đều từ dạng Komoro. Kage: từ này chỉ đốm lờ mờ, kết mạng hay đen. Những đốm này xuất hiện ở Utsuri và Showa. Những dạng này phân vào nhóm Kawarimoro hơn là Utsurimono. 3 Kanoko: từ này dùng mô tả đốm màu đỏ, những đốm này tìm thấy trên Kohasu, Sanke và Showa. Những Kanoko này xếp vào nhóm Kawarimono. Koromo: cá thuộc nhóm này sẽ có những mảng màu đỏ có đường viền màu đen. Inazuma: chỉ những đốm “zig zag” nổi lên chớp nhoáng trãi dài từ đầu đến đuôi. Matsuba: từ này chỉ mang đen ở trung tâm của vẩy, không ánh kim được xếp vào Kawarimono, có ánh kim thì xếp vào Hikarimono. Tancho: chỉ có đốm đỏ nằm trên vùng đầu. Utsuri: chỉ những đốm đen phản chiếu lại màu thứ hai như trắng đỏ hoặc vàng tùy thuộc vào từng dòng trên bề mặt đối diện với mặt lưng. Theo các dạng vẩy Hầu hết cá Chép Nhật có vẩy bao phủ toàn bộ cơ thể. Một số vẩy thường gặp: Doitsu: cá có ít vẩy trên cơ thể gọi là Doitsu Koi. Vẩy Doitsu lại chia làm 3 dạng: Leather Koi: không có vẩy dọc theo cơ quan đường bên và chỉ có một ít vẩy ở đường lưng. Mirro Doitsu: có vẩy lớn dọc theo đường bên và vây lưng. Yoroi hay Tshigaki Doitsu Koi: là dạng Koi vẩy từng phần dạng này có nhiều vẩy hơn ở dọc cơ quan đường bên và đường bên và đường lưng xen kẽ với nhau. Kinginrin: có đặc tính phản chiếu và lấp lánh cao khi có ánh sáng. Fucarin: mô tả vùng của da giữa các vẩy lớn hơn so với vẩy. Fucarin dùng cho cá Koi có ánh kim tốt. Lustre: mô tả như rực rỡ, chiếu sáng thể hiện trên da cá. Nó dùng phân biệt cá có ánh kim và cá không có ánh kim. Hai từ chính yếu dùng mô tả độ rực rỡ của cá Koi là: Hikari (ánh kim) và Kawari (không có ánh kim). Dựa vào màu sắc cá Koi được chia thành 14 nhóm màu. Trong 14 nhóm này lại chia thành 2 nhóm chính dựa vào mức độ ánh kim của vẩy. Vẩy không có ánh kim gồm có nhóm: Kohaku, Taishosanke, Showasanshoku, Bekko, Utsurimono, Asagi, Shusui, Komoro, Kawarimono và Tancho. Nhóm vẩy có ánh kim gồm: Hikarimono, Hikariutsurimono, Hikarimoyomono. Kohaku: là loại phổ biến ở Nhật Bản từ xa xưa, là loài cá chép màu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng được sinh sản và lai tạo từ 2 con Kohaku với nhau. Có nhiều loại Kohhaku khác nhau chẳng hạn như thân trắng chỉ có môi đỏ, một số khác thì bụng đỏ hoặc đỏ ở nắp mang. Để đánh giá giá trị của Kohaku. Đầu tiên là màu đỏ phải đậm, kế đến màu trắng phải trắng như tuyết, cá xấu là cá có màu vàng. 4 Taisho sanke: nó giống như Kohaku nhưng điểm thêm những vết màu đen. Taisho Sankew có màu nền trắng ưu thế, điểm vài màu đỏ và đen . Ngoài ra nó có vết đen trượt dài trên cặp vây ngực và thường có màu đỏ liền nhau thành khối. Showa sanke: là cá có màu trắng, đen và đỏ xuất hiện năm 1924. Showa Sanke có màu đen cơ bản ưu thế hơn màu trắng. Cá được lai tạo giữa Kohaku đỏ và trắng với Utsuri đen và vàng. Giữa thập niên 1960 đặc tính màu vàng cam (kohaku, taisho sanke, showa sanke ) chuyển sang rất đậm và hiện nay chuyển sang đỏ máu. Cá có màu đen không liền nhau thành khối. Cá Showa Sanke tốt phải có màu đen trên đỉnh đầu giống như đốm đỏ. Bekko: có màu cơ bản là máu trắng, vàng, đỏ cam hoặc đỏ và nó là đốm, vết hay những khối đen nhỏ hơn nhiều và phân tán hơn. Utsuri mono: Màu cơ bản của nhóm này là màu đen, kế đến là màu vàng, đỏ và trắng. Tiêu chuẩn của cá là màu đen và tất cả vi của nó với ưu thế là màu đen, màu đen càng nhiều trên vi thì cá càng đẹp. Asagi: là cá chép màu biến dị đầu tiên có màu xanh nhẹ, có nguồn gốc từ cá chép hoang dại. Shusui: Shusui là con lai giữa cá chép kính Đức bình thường và còn Asagi Sanke. Komono: là nhóm cá hiếm có màu bạc hay xanh da trời phủ lên màu đỏ và trắng. một trong những loài nổi tiếng nhất của Komono là Aigoromo có màu đỏ và trắng với màu xanh lơ phủ trên vùng đỏ nó được lai tạo từ Asagi và Kohaku. Tancho: Tancho có thể được xem là loài phụ hay một dạng của Kohaku. Cá có đỉnh tròn trên đầu với toàn thân màu trắng. Hikari muij: là cá Koi đơn có màu ánh kim. Chúng có màu rất đơn thuần từ đầu đến các vây. Cá có rất nhiều tên và nhiều loại, đại diện chủng loại này là có Ogon có màu vàng kim. Hakri utsuri: Hakri utsuri là con Utsuri có 2 màu, ngoại trừ là vẩy có ánh kim. Tuy nhiên Hakriutsuri biểu hiện của giống loài có màu sáng bóng, vàng hay bạc của Utsuri và Showa. Hikarimoyo mono: là Nishikigoi, có các phần ánh kim và bình thường. Cá thường điểm 4 – 5 màu khác nhau. Nhìn chung Hikarimoyo có 2 màu trở lên và một trong các màu đó là ánh kim. Kin và Gin Rin: nhóm từ “Kim Gin Rin” có nhiều nghĩa và có nhiều cách giải thích khác nhau. Cơ bản là Kin – Gon – vàng, Gin - Silver color – bạc, Rin – Scal – vẩy. Khi kết hợp chúng lại với nhau và vẩy màu vàng bạc hoặc là vẩy có màu vàng và bạc hoặc là màu bạc và vàng. 5 Hình 2.2: Các dạng cá Chép Nhật Bản (http\\: schools – wikipedia.org) 6 2.1.2 Đặc điểm hình thái Thân dẹp bên, đầu thuôn, có hai đôi râu. Miệng hướng về phía trước khá rộng, khởi điểm của vây lưng nằm sau khởi điểm của vây bụng, vây hậu môn cao gần bằng vây đuôi. Vây đuôi có hai thùy bằng nhau, tia cứng cuối cùng của vây lưng và vây hậu môn đều có răng cưa ở cạnh trong (Võ Văn Chi, 1993). Cá chép có nhiều dạng hình và màu sắc khác nhau do sự phân li của chúng. Ta có thể gặp cá chép có vẩy phủ toàn thân, chỉ có một hàng vẩy dọc đường bên hoặc hoàn toàn không có vẩy. Đặc điểm chung của Chép Nhật là có nhiều màu sắc đẹp phối hợp, cá có các màu cơ bản như: trắng, đỏ, đen, vàng, cam. Theo kết quả khảo sát kiểu hình cá Chép Nhật sản xuất trong nước của Đỗ Việt Nam (2006) và Trần Bùi Thị Ngọc Lê (2008) đã thống kê khoảng 36 dạng kiểu hình, tuy nhiên nhiều kiểu hình trong số này có tần số xuất hiện rất thấp. 2.1.3 Đặc điểm phân bố Cá chép phân bố rộng trên nhiều vùng địa lý. Loài cá này phân bố từ vùng cận nhiệt đới đến vùng ôn đới (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Cá chép sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ với độ mặn khoảng 14 ‰ (Võ Văn Chi, 1993). Cá chép xuất hiện ở Nhật Bản cách đây khoảng 2000 năm. Tuy nhiên cá chép lại bắt nguồn từ Trung Quốc (Bùi Minh Tâm, 2007) 2.1.4 Đặc điểm môi trường sống Nhiệt độ Cá chép là loài rộng nhiệt, chúng sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đống băng vào mùa đông ở Châu Âu và nhiệt độ cao vào mùa hè ở nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới. Cá chép có thể sống được từ 2 – 300C. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 – 280C. Ở nhiệt độ thấp hơn 120C cá chậm lớn, ít ăn và nhiệt độ nhỏ hơn 50C cá ngừng bắt mồi (Dương Nhựt Long, 2003). Ở Nhật Bản, mùa đông ngắn nên ít gặp khó khăn hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ nước nhất là vào mùa đông. Mặc khác, hầu hết cá Koi được nuôi trong bể xi măng hay ao đất nên giữ nhiệt độ ao rất khó. Trong ao nuôi cần phải có hệ thống sưởi nóng cho cá. Một số nơi để chống lạnh, ao nuôi cần phải phủ bạc hay phủ lục bình hay bèo (Bùi Minh Tâm, 2007). pH pH là biểu thị độ phèn của nước.Thang pH được chia từ 0 – 14. Nước trung bình có pH = 7. Cá chép sống ở pH từ 6 – 8,5. Tuy nhiên pH thích hợp cho cá từ 7 – 8 (Dương Nhựt Long, 2003) 7 Oxy Oxy hoà tan trong ao nuôi cá Koi từ nhiều yếu tố như sự hoà tan oxy từ không khí hòa tan vào nước, từ quá trình quanh hợp và do sục khí. Nước nóng có khả năng giữ oxy hoà tan kém hơn nước lạnh. Vào mùa hè cần lưu ý lượng oxy hoà tan trong nước xuống thấp vào ban đêm là do quá trình hô hấp của thực vật nhất là thực vật phiêu sinh. Cá Koi đòi hỏi oxy hoà tan trong nước ít nhất 6 mg/l (Bùi Minh Tâm, 2007). Độ cứng Độ cứng của nước biểu thị các vật chất có trong nước thường là chloride, sulphate, carbonate, bicarbonate, calcium, magnasium, sodium và potassium (Bùi Minh Tâm, 2007). Ammonia, Nitrite và Nitrate Nồng độ của 3 chất này trong nước là chất chỉ thị chính yếu của chất lượng nước. Ammoinia là một chất khí rất độc đối với cá do sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Nồng độ gây chết của Ammoinia từ 0.2 – 0.5 mg/l, Nitrite 0.15 mg/l và Nitrate 500 mg/l (Bùi Minh Tâm, 2007). 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 3 ngày đầu cá dinh duỡng bằng noãn hoàng. Từ 3 đến 10 ngày tuổi, ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng ăn các thức ăn khác như: bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát. Khi trưởng thành cá cá ăn sinh vật đáy là chủ yếu như: ấu trùng, côn trùng, giun, giáp xác, nhuyễn thể, mầm thực vật, mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên cá có thể ăn các dạng hạt như ngô, đậu, thóc đã nấu chín, các loại bã đậu, bã rượu và thức ăn công nghiệp (Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành,2005). Thức ăn của cá chép phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng. Dạng thức ăn, chất lượng và kích cở thức ăn thay đổi tùy thuộc vào kích cở của cá. Thức ăn của cá chép dựa vào các ngũ cóc với các thành phần khác nhau đưa vào để tạo màu cho cá và giúp cá tiêu hóa tốt. Chọn kích cở thức ăn phải nhỏ hơn kích cở của miệng cá. Hầu hết thức ăn cho cá chép thuộc 2 dạng là nổi và chìm. Cá chép là loài cá ăn đáy nên tốt nhất là thức ăn cho cá ở dạng chìm. Nên cho cá ăn vừa đủ, nghĩa là sau 5 phút cá ăn hết thức ăn. Thường cho cá ăn khoảng 5% trọng lượng thân với kích cỡ 15 – 20 cm, cá lớn hơn 15 cm thì giảm thức ăn xuống khoảng 2% trọng lượng thân. Vào mùa đông nên cung cấp lúa mì để cung cấp năng lượng cho cá. Ngoài ra mầm lúa mì còn là nguồn vitamin E giúp cá thành thục sinh dục tốt (Dương Nhựt Long, 2003). 8 Cá Chép Nhật được xem là có giá trị kinh tế cao dựa trên màu sắc và hình dạng của chúng. Màu sắc của cá phần lớn được quyết định do yếu tố thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều carotene sẽ làm cho cá trở nên đẹp hơn. Trong số các loài tảo thì Spirulina platensis là loài chứa nhiều carotene sẽ giúp cho màu sắc cá trở nên đẹp hơn khi sử dụng hợp lý loài tảo này. Nếu sử dụng quá nhiều loài tảo này dẫn đến hàm lượng carotene trong cá cao sẽ làm cho màu trắng của cá biến đổi sang màu hồng (Bùi Minh Tâm, 2007). 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng Khi mới nở cá bột dài khoảng 5 – 7 mm. Giai đoạn đầu cá bột tăng trưởng nhanh trong vài tuần đầu tiên, mỗi ngày cá có thể tăng khối lượng cơ thể lên gấp đôi. Tuỳ theo nguồn thức ăn, chúng có thể đạt trọng lượng khoảng 10 – 20g vào cuối mùa hè đầu tiên (Vương Trung Hiếu, 2006). Cá chép sau khi nở 4 – 6 ngày cá dài 7,2 – 7,5 mm. Sau khi nở 8 – 10 ngày cá dài 9,6 – 10,5 mm phân bố ở tầng đáy. Sau 15 – 20 ngày tuổi dài 14,3 – 19 mm, các vây bắt đầu hoàn chỉnh, cá bắt đầu có vẩy và râu. Cá chép cá 20 – 28 ngày tuổi dài 19 – 28 mm, vây đầy đủ sống ở đáy (Dương Nhựt Long , 2003). Cá Chép Nhật có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 1 – 2 tháng ương cá đạt 3 – 4 cm, trong khoảng 6 – 8 tháng nuôi cá đạt 20 – 30 cm (Trịnh Thị Thanh Hòa , 2010). Cá chép thường được nuôi trong ao sau một năm tuổi đạt trung bình 0,5 – 0,8 kg, sau 2 năm tuổi cá chép đạt trung bình 0,8 – 1,2 kg (Dương Nhựt Long, 2003). Cá Chép Nhật có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng có thể sống tới 25 – 35 năm (Trịnh Thị Thanh Hòa , 2010). 2.1.7 Đặc điểm sinh sản Cá chép thành thục sau 1 năm tuổi, cá có thể đẻ quanh năm và là loài đẻ trứng dính. Cá chép thường đẻ tập trung vào 2 vụ chính: vụ xuân từ tháng 2 – 4 và vụ thu từ tháng 8 – 9 (Nguyễn Duy Khoát, 2003). Trong tự nhiên giá thể của chúng thường là cây cỏ thuỷ sinh, rễ bèo, lục bình...trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo có thể dùng dây nilon bó lại để làm giá thể cho trứng dính vào. Điều kiện sinh thái để cá đẻ trứng ngoài sự có mặt của giới tính thì giá thể và tác dụng của dòng nước không thể thiếu được. Vì vậy trong điều kiện nhân tạo để kích thích cho cá đẻ có thể phun mưa nhân tạo hoặc thay nước mới cho cá. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản từ 24 – 28 0C. Sức sinh sản của cá dao động từ 50000 – 80000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). 9 Theo Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành (2005) thì cá đực và cá cái được chọn cho sinh sản khi biểu hiện bên ngoài như sau: Cá cái: bụng to, mềm đều, da bụng mỏng, lỗ sinh dục có màu hơi lồi, trứng có độ rời cao, có màu sáng trắng và căng đều, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài hạt trứng. Cá đực: được chọn khi ta dùng tay vuốt nhẹ phần bụng gần lỗ sinh dục thì thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ đực cái khi sinh sản là 1:1 hay 1,5:1 tùy theo kích cỡ cũng như chất lượng con đực, với tỷ lệ này thì đủ để trứng thụ tinh tốt, không nên sử dụng cá đực ít hơn cá cái vì sự thụ tinh kém đi sẽ làm trứng ung nhiều. Bên cạnh việc kích thích sinh sản của cá bằng mưa nhân tạo, có thể dùng các loại kích dục tố như: não thuỳ sinh sản của cá bằng mưa nhân tạo, có thể dùng các loại kích dục tố như: não thùy với liều lượng 5 – 6 mg/kg cá cái hoặc 0,5 ml/kg cá cái (Bùi Minh Tâm, 2007). Sau khi tiêm thuốc xong cá được thả vào bể đẻ với tỷ lệ đực/cái là 1/1 và dùng dòng nước kích thích theo dạng phun mưa. Sau khi thả cá được khoảng 4 – 6 tiếng thì thả giá thể vào và tiếp tục kích thích nước để cá tự đẻ. Giá thể có thể là sơ dừa, xơ cao, xơ nilon…(Nguyễn Văn Kiểm, 2005) Trước khi sinh sản có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái. Dưới sự kích thích nước mới cá vờn đuổi nhau từ ngoài và chui rút vào ổ đẻ, tốc độ vờn đuổi càng lúc càng tăng thì cá sẽ đẻ dễ dàng. Cá cái quẫy mạnh phun trứng, cá đực tiến hành thụ tinh nơi trứng vừa được tiết ra (Nguyễn Duy Thoát, 2003). Trứng cá Koi là những trứng màu vàng, đường kính trứng 1,2 – 1,8 mm (Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành, 2005) Thời gian phát triển phôi 36 – 48 giờ ở nhiệt độ 26 – 28 0C sau khi cá đẻ xong thì tách cá bố mẹ ra khỏi trứng và ấp trứng (Bùi Minh Tâm, 2007). 2.2 Hormon steroid 17α hydrooxy-20β – dihyroprogesteron (17,20P) Hormon steroid 17,20P được chế từ 17P (17α – hydroxyprogesteron – sigma) theo Norymberski & Woods (1995) bằng phản ứng khử bởi NaBH 4 . Theo đúng những điều kiện tiến hành phản ứng của hai tác giả trên, khi thu được 5 đơn vị trọng lượng của 17,20P thì còn có 4 đơn vị trọng lượng 17P chưa được khử. Khi dùng, giữ nguyên hổn hợp 2 steroid nói trên mà không tách riêng vì 17P có thể có tác dụng gây chín trên cá trê (Richter et al., 1985). Do đó, khi nói đến liều của 17,20P trong thí nghiệm, cần được hiểu là còn có 17P với tỷ lệ 2 chất 5/4. Hormon steroid được hoà tan một phần và ở dạng huyền phù trong cồn 950. Nồng độ của 17,20P trong huyền phù là 5mg/ml (Nguyễn Tường Anh, 2011). 10 Các hormon steroid còn có những ưu điểm chung là rất dễ định lượng vì nguyên chất ở dạng tinh thể, có thể dễ dàng xác định hoạt tính và định liều. Hormon steroid chịu được nhiệt độ cao, không phân huỷ bởi vi khuẩn và nấm nên dễ bảo quản. Tuy nhiên, tất cả các chất steroid không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ như ethanol và các chất cồn (Nguyễn Tường Anh,2011). 2.3 Một số kết quả sinh sản trên cá chép Theo Nguyễn Tường Anh (2011) kích thích cá chép (Cyprinus carpio) sinh sản không dùng hormon là protein – peptid: khi liều sơ bộ bằng domperidon là 10mg/kg thì tất cả các liều quyết định bằng 17,20P từ 2mg/kg trở lên đều cho cho tỷ lệ rụng trứng rất cao 14 – 15 cá rụng trứng trên tổng số 15. Nếu không có liều quyết định bằng 17,20P, liều sơ bộ đơn độc không thể cho tỷ lệ rụng trứng cao đến như thế. Khi liều sơ bộ là đơn domperidon còn 5mg/kg thì các liều tương đối cao (3 – 4 mg/kg) của 17,20P trong liều quyết định mới cho tỷ lệ rụng trứng cao 73,3 – 80%. Những liều 17,20P thấp hơn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ rụng trứng. Theo Nguyễn Dương Dũng và Nguyễn Tường Anh (2011) Kích thích cá chép (Cyprinus carpio) sinh sản bằng 17α – hydroxy – 20β – dihydroprogesteron sau liều sơ bộ bằng LHRH - A: cá chép cái được tiêm khởi động bằng LHRH - A với liều 5 - 6 µg/kg và domperidon 3 – 4 mg/kg vào. Liều quyết định (17,20P) tiêm từ 2 – 7,89 mg/kg (sau liều khởi động 6 giờ). Nước giữ cá lấy từ giếng khoan có nhiệt độ ổn định. Hormon steroid 17,20P trong liều quyết định là 5mg/kg sau liều sơ bộ bằng LHRH - A đã gây chín và rụng trứng 90%. Thời gian hiệu ứng ở nhiệt độ 25 – 260 dao động trong khoảng từ 5 giờ 30 đến 7 giờ 50 phút. Theo Lê Văn Dân và Nguyễn Tường Anh (2008) sử dụng 17α – hydroxy – 20β – dihydroprogesteron (17,20P) và Progesteron (P) kích thích sinh sản cá chép (Cyprinus carpio). Thử nghiệm kích thích cá chép (Cyprinus carpio) sinh sản chỉ trong một lần tiêm 17α – hydroxy – 20β – dihydroprogesteron (17,20P), ở liều lần lượt là 1, 2, 3, 4 mg/kg cá cái và progesteron ở liều 10, 12,5 và 15 mg/kg cá cái. Kết quả thử nghiệm cho biết liều tối ưu của 17,20P là 3 và 4 mg/kg cá cái và liều tối ưu của P là 15 mg/kg. Khi tiêm một liều duy nhất với các mức 1, 2, 3, 4 mg/kg (17,20P) điều kích thích cá sinh sản nhân tạo ở cá chép nhưng ở mức 3, 4 cho kết quả rụng trứng cao tỷ lệ đẻ róc 80%, tỷ lệ rụng trứng là 20%. Ở mức 1 mg/kg (17,20P) thì phần trăm tỷ lệ đẻ róc đạt 25%, tỷ lệ rụng trứng 50% là thấp nhất. Khi tiêm một liều duy nhất với mức 10, 12,5 và 15 mg/kg đã cho tỷ lệ đẻ róc lần lượt là 25, 50 và 70%. Tỷ lệ rụng trứng ở liều 15 mg/kg là rất cao 100%. Trong khi đó ở liều 10 mg; 12,5 mg/kg tỷ lệ rụng trứng là 66,6 % và 75%. Hormon sử dụng sử dụng để kích thích sinh sản cá chép có thể dùng 2 loại kích thích tố sau: não thùy cá chép với liều lượng 4 – 6 mg/kg cá cái hoặc LHRH-A (20 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan