Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh phú yên giai đoạn từ nay đến nă...

Tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh phú yên giai đoạn từ nay đến năm 2020

.PDF
114
452
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN HỮU TOÀN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN HỮU TOÀN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 Quyết định giao đề tài: 1315/QĐ-ĐHNT ngày 09/10/2013 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: 08/7/2016 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN THỦY ThS. VÕ HẢI THỦY Chủ tịch hội đồng Khoa sau đại học KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Hữu Toàn Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1986, tại: Phú Yên Là học viên cao học Khoa Kinh tế, trƣờng Đại học Nha trang Đề tài: “Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay đến năm, 2020” Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thủy (Hƣớng dẫn chính); Ths. Võ Hải Thủy (Hƣớng dẫn phụ). Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Nha Trang Tôi cam đoan luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Các nội dụng nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. Nha Trang, ngày 23 tháng 5 năm 2016 Tác giả Nguyễn Hữu Toàn iii LỜI CÁM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô của trƣờng Đại học Nha Trang đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến TS. Phạm Xuân Thủy; Ths. Võ Hải Thủy là những ngƣời hƣớng dẫn khoa học luận văn, đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những ngƣời bạn, những đồng nghiệp và ngƣời thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời! Nha Trang, ngày 23 tháng 5 năm 2016 Tác giả Nguyễn Hữu Toàn iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI .............................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: ....................................... 6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: ........................................................................................... 6 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ................................ 6 1.1.1.2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (vốn FDI): ................. 7 1.1.1.3. Khái niệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: .......................................... 8 1.1.2. Đặc điểm và các hình thức của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................................. 9 1.1.2.1.Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ........................................................... 9 1.1.2.2. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ......................................................... 9 1.1.3. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ: .......... 11 1.1.3.1.Những tác động tích cực:................................................................................... 11 1.1.3.2. Những tác động tiêu cực:.................................................................................. 12 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: ................ 12 1.1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô: ..................................................... 12 1.1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô: ..................................................... 15 1.1.5. Các chính sách và công cụ thu hút vốn FDI ........................................................ 16 1.1.5.1. Chính sách thuế ................................................................................................ 16 1.1.5.2. Chính sách đất đai ............................................................................................ 16 1.1.5.3. Chính sách tín dụng .......................................................................................... 17 1.1.5.4. Chính sách công nghệ ....................................................................................... 17 1.1.5.5. Chính sách đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực .......................................... 17 v 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá tình hình thu hút vốn FDI ................................................. 17 1.1.6.1. Số dự án đầu tƣ ................................................................................................. 17 1.1.6.2. Tổng vốn đầu tƣ ................................................................................................ 18 1.1.6.3. Mức đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm cho nền kinh tế ............................... 18 1.1.6.4. Mức đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc ........................................................... 19 1.1.6.5. Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ....................... 19 1.1.6.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................. 19 1.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút vốn FDI của một số địa phƣơng trong nƣớc và quốc gia trong khu vực: ................................................................................................... 20 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phƣơng trong nƣớc ..................... 20 1.2.1.1. Bình Dƣơng ...................................................................................................... 20 1.2.1.2. Quảng Nam ....................................................................................................... 21 1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số quốc gia trong khu vực ..................... 22 1.2.2.1. Trung Quốc ....................................................................................................... 22 1.2.2.2. Singapore .......................................................................................................... 24 1.2.3. Bài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI rút ra đối với tỉnh Phú Yên ................ 25 Tóm tắt chƣơng 1........................................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2015................ 27 2.1. Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Phú Yên có ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: ......................................................................................... 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 27 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................ 28 2.1.3. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 29 2.1.4. Nguồn nhân lực ................................................................................................... 29 2.2. Nhu cầu thu hút vốn FDI của tỉnh Phú Yên ........................................................... 29 2.3. Phân tích kết quả thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005-2015: ............................................................................................... 31 2.3.1. Phân tích số dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại tỉnh Phú Yên: ......................... 31 2.3.1.1. Số dự án mới có vốn FDI trong giai đoạn 2005-2015:..................................... 31 2.3.1.2.Tổng số dự án có vốn FDI tính đến thời điểm 31/12/2015 ............................... 33 2.3.2. Phân tích tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Phú Yên: ...................... 37 vi 2.3.2.1. Mức độ tham gia của vốn FDI trong cơ cấu vốn đầu tƣ toàn địa bàn tỉnh Phú Yên: ................................................................................................................... 37 2.3.2.2.Tình hình vốn FDI đăng ký mới trong giai đoạn 2005-2015: ........................... 38 2.3.2.3. Cơ cấu tổng vốn FDI theo ngành kinh tế: ........................................................ 39 2.3.3. Phân tích mức đóng góp của khu vực vốn FDI vào tổng giá trị sản phẩm cho nền kinh tế của tỉnh Phú Yên: .................................................................................. 40 2.3.4. Phân tích đóng góp của khu vực vốn FDI đối với ngân sách nhà nƣớc .............. 41 2.3.5. Phân tích đóng góp của khu vực FDI đối với vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ...................................................................... 42 2.3.6. Phân tích tác động của vốn FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên: ................................................................................................................... 43 2.4. Phân tích các chính sách và công cụ thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005-2014: ........................................................................................................ 44 2.4.1. Chính sách thuế ................................................................................................... 44 2.4.2. Chính sách đất đai ............................................................................................... 45 2.4.3. Chính sách tín dụng ............................................................................................. 46 2.4.4. Chính sách công nghệ .......................................................................................... 47 2.4.5. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực................................................ 48 2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Yên thông qua khảo sát trực tiếp doanh nghiệp FDI: ............................................... 48 2.5.1. Giới thiệu chung về cuộc điều tra của tác giả: .................................................... 48 2.5.2. Kết quả xử lý dữ liệu điều tra: ............................................................................. 49 2.5.2.1. Giới thiệu về mẫu khảo sát: .............................................................................. 49 2.5.2.2. Phân tích các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp vào Phú Yên .......................................................................................... 51 2.5.2.3. Phân tích ý định tƣơng lai của các doanh nghiệp FDI sau một thời gian hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên ...................................................... 57 2.6. Đánh giá chung thực trạng thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005-2014: .... 58 2.6.1. Những mặt tốt ...................................................................................................... 58 2.6.2. Những mặt hạn chế .............................................................................................. 58 2.6.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả thu hút vốn FDI ở Phú Yên ..................... 62 Tóm tắt chƣơng 2........................................................................................................... 66 vii CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 ......... 67 3.1. Căn cứ xây dựng giải pháp thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên đến năm 2020: ........................................................................................... 67 3.1.1. Xu hƣớng thu hút vốn FDI trên thế giới .............................................................. 67 3.1.2. Quan điểm chung của Việt Nam đối với vấn đề thu hút vốn FDI đến năm 2020 ............. 69 3.1.3. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên đến năm 2020 ................ 70 3.1.4. Một số định hƣớng của tỉnh Phú Yên về thu hút vốn FDI đến năm 2020: ......... 71 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên đến năm 2020 .............................................................................. 75 3.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về công tác hỗ trợ, thúc đẩy đầu tƣ ................................. 75 3.2.1.1. Tăng cƣờng công tác hỗ trợ các nhà đầu tƣ hiện có.............................................. 75 3.2.1.2. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ..................................................... 75 3.2.1.3. Đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực .................................................. 77 3.2.2. Nhóm giải pháp khác ............................................................................................. 78 3.2.2.1. Đa dạng hoá các đối tác đầu tƣ ............................................................................ 78 3.2.2.2. Tập trung xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ................................... 79 Tóm tắt chƣơng 3........................................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 81 I. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 81 II. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FDI : Foreign Direct Investment GDP : Gross Domestic Product IMF : International Monetary Fund OECD : Organization for Economic Co-operation and Development ODA : Official Development Assistance ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài BOT : Build-Operate - Transfer KKT : Khu kinh tế KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất UBND : Uỷ ban nhân dân BNC : Bayonet Nut Connector KT-XH : Kinh tế - Xã hội ASEAN : Association of Southeast Asian Nations TNCs : Transmission Network Control System TP : Thành phố TX : Thị xã Ha : Héc ta BT : Build Transfer PCI : Provincial Competitiveness Index UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development EU : European Union DN : Doanh nghiệp GRDP : Gross regional domestic product DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc WTO : World Trade Organization ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2015 . 30 Bảng 2.2: Số dự án có vốn FDI đăng ký mới và đƣợc cấp phép tại Phú Yên ............... 31 Bảng 2.3: Số dự án FDI phân theo nƣớc đầu tƣ ở Phú Yên tính đến 31/12/2015 ......... 33 Bảng 2.4: Số dự án FDI phân theo ngành kinh tế ở Phú Yên tính đến 31/12/2015 ...... 34 Bảng 2.5: Số dự án FDI phân theo khu vực ở Phú Yên tính đến 31/12/2015 ............... 35 Bảng 2.6: Số dự án FDI phân theo hình thức đầu tƣ ở Phú Yên tính đến 31/12/2015. 36 Bảng 2.7: Mức độ tham gia của vốn FDI trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2005 - 2015 . 37 Bảng 2.8: Tình hình đăng ký và thực hiện vốn FDI tại Phú Yên, giai đoạn 2005-2015 ....... 38 Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu vốn FDI thực hiện ở Phú Yên tính đến 31/12/2015 ....... 39 Bảng 2.10: Mức đóng góp của khu vực vốn FDI đối với GDP tỉnh Phú Yên năm 2015 (theo giá so sánh năm 2010) ....................................................................... 40 Bảng 2.11: Mức đóng góp của khu vực vốn FDI đối với ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Phú Yên, năm 2005 - 2015 ......................................................................... 41 Bảng 2.12: Mức đóng góp của khu vực vốn FDI về việc làm tại tỉnh Phú Yên .......... 43 Bảng 2.13: Đóng góp của khu vực FDI theo nhóm ngành tại Phú Yên .............................. 43 Bảng 2.14: Địa điểm hoạt động của các doanh nghiệp FDI đƣợc điều tra.................... 49 Bảng 2.15: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ........................................ 50 Bảng 2.16: Chức vụ của ngƣời trả lời câu hỏi ............................................................... 50 Bảng 2.17: Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Phú Yên đối với việc thu hút vốn FDI ........ 51 Bảng 2.18: Tác động tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên đối với việc thu hút vốn FDI.... 52 Bảng 2.19: Tác động Cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Yên đối với việc thu hút vốn FDI ... 53 Bảng 2.20: Tác động nguồn lao động của tỉnh Phú Yên đối với việc thu hút vốn FDI ....... 54 Bảng 2.21: Tác của động chính sách và công cụ thu hút FDI của tỉnh Phú Yên .......... 56 Bảng 2.22: Ý định tƣơng lai của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh................... 57 Bảng 2.23: Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Phú Yên, năm 2005-2015 ............... 62 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số dự án có vốn FDI đăng ký mới và đƣợc cấp phép trên địa bàn tỉnh Phú Yên, năm 2005-2015 ............................................................................... 33 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đóng góp vốn khu vực FDI trong tổng vốn trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005 - 2015 ...................................................................... 38 Biểu đồ 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn đầu tƣ FDI tỉnh Phú Yên tính đến 31/12/2014 .... 39 Biểu đồ 2.4: Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2005 - 2015................................................................................... 42 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu “Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay đến năm 2020” với mục tiêu là đánh giá thực trạng, công tác thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI vào tỉnh Phú Yên trong thời gian qua tìm những ƣu và khuyết điểm để có cơ sở đề xuất giải pháp tăng cƣờng hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu: Điều tra thống kê, thống kê tổng hợp, thống kê phân tích. Đối với số liệu thứ cấp tác giả thu thập, tổng hợp từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh để đánh giá tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005 - 2014. Đối với dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra trực tiếp 15 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Phú Yên, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: công tác thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh còn nhiều bất cập, hạn chế chƣa xứng với tiềm năng của tỉnh, hoạt động tiếp xúc nhà đầu tƣ còn thiếu tính chủ động và linh hoạt, còn nặng về tuyên truyền và quảng bá, chƣa tiếp cận với các đối tác đầu tƣ cụ thể theo từng dự án cụ thể, còn mang tính hình thức, Tỉnh còn chƣa tích cực trong việc tìm nguồn vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật, việc công khai quy hoạch đất cho các dự án chƣa đƣợc làm tốt dẫn đến công tác giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tƣ gặp nhiều khó khăn. Quá trình tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tƣ sau khi đƣợc cấp phép còn yếu, sự phối hợp của các ban, ngành trong việc giải quyết các vƣớng mắc, khó khăn của nhà đầu tƣ còn chậm. Hầu hết các doanh nghiệp FDI sau thời gian đầu tƣ tại tỉnh Phú Yên đều có ý định duy trì và mở rộng quy mô hoạt động, trong đó có 5/15 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 33,33% có ý định đầu tƣ vốn vào lĩnh vực kinh doanh mới, có 1/15 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 6,67% có ý định thu hẹp dần quy mô kinh doanh. Kết quả này nhìn chung rất khả quan thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng nhƣ sức hút của tỉnh đối với các doanh nghiệp này, vì vậy trong thời gian tới Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tƣ cũng nhƣ thu hút các dự án đầu tƣ mới. Kết quả phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thu hút nguồn vốn đầu tƣ FDI nhƣ tác động của điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên đối với việc thu hút vốn FDI, xii tác động của tài nguyên thiên nhiên, tác động cơ sở hạ tầng, tác động nguồn lao động, tác động chính sách và công cụ thu hút FDI. Trong đó, chính sách và công cụ thu hút FDI có ảnh hƣởng mạnh nhất và điều kiện tự nhiên có tác động nhỏ nhất. Từ khóa: Thu hút vốn đầu tƣ FDI, Phú Yên, yếu tố tác động, doanh nghiệp. xiii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ của bất kỳ một quốc gia hoặc một địa phƣơng nào. Đối với nƣớc ta, một nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH), chuyển đổi và hội nhập kinh tế, với mục tiêu chuyển đổi kinh tế rất cao, nhu cầu vốn đầu tƣ là rất lớn trong đó vốn FDI có vai trò đặc biệt quan trọng. Dƣới góc độ của một quốc gia hay một địa phƣơng tiếp nhận vốn, FDI có mục tiêu và tác động đa chiều. Ngoài tác động phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, qua các hoạt động FDI còn tạo cơ hội tiếp nhận kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, năng lực quản lý, điều hành, giúp các chủ thể trong nƣớc và nền kinh tế nói chung đẩy nhanh quá trình phát triển những ngành nghề có kỹ thuật, công nghệ mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trƣởng nhanh. FDI còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, góp phần vào việc lành mạnh hoá các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề thu hút vốn FDI đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, chú ý và đã có nhiều biện pháp tích cực, đổi mới liên tục nhằm thu hút ngày càng nhiều và ngày càng có chất lƣợng nguồn vốn quan trọng này. Đối với Phú Yên, một tỉnh trực thuộc Trung ƣơng, nằm ở vị trí chiến lƣợc của khu kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều lợi thế nhƣ có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, đƣờng Quốc lộ 1A đi qua địa phận tỉnh, đƣờng Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 nối Phú Yên với các tỉnh Tây nguyên: Gia Lai, Đắk Lắk…, cảng nƣớc sâu Vũng Rô, địa hình tƣơng đối bằng phẳng…, tiềm năng chƣa đƣợc khai thác đúng mức, nguồn vốn đầu tƣ FDI lại càng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở Phú Yên, các biện pháp thu hút vốn FDI trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém, hạn chế nhƣ lƣợng vốn thu hút chƣa xứng với tiềm năng Phú Yên, cơ cấu ngành chƣa hợp lý, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng…. Kết quả là tốc độ tăng vốn FDI chƣa đạt đƣợc nhƣ mong đợi, giá trị đóng góp của khu vực FDI năm 2014 đạt 737,6 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,7% trên tổng giá trị GDP của cả tỉnh Phú Yên. Số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ, số dự án đăng ký dự định đầu tƣ khá nhiều nhƣng số dự án đầu tƣ đƣợc cấp phép và đi vào hoạt động vẫn còn thấp, số vốn thực sự đầu tƣ 1 còn rất thấp về số lƣợng. Cơ cấu đầu tƣ chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan nhƣ thị trƣờng nhỏ hẹp, sức mua yếu, chi phí vận chuyển bằng đƣờng biển cao, thời gian vận chuyển lớn, nguồn nguyên liệu và các ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu, chất lƣợng kém, cơ chế chính sách của Trung ƣơng còn bất cập…, còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía chính quyền tỉnh Phú Yên cũng đã làm ảnh hƣởng tiêu cực đến thu hút vốn FDI trên địa bàn. Tình hình đó đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc thực trạng, tìm kiếm những giải pháp để tăng cƣờng thu hút vốn FDI có hiệu quả hơn, xem đó là vấn đề quan trọng, đột phá để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo. Vì các lý do trên, đề tài đƣợc chọn cho luận văn thạc sỹ là: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay đến năm 2020”. Qua đề tài này, tác giả mong muốn đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, tìm ra những mặt tích cực và hạn chế cùng với các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chúng; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có hiệu quả hơn vào tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đƣợc thực hiện; tìm ra những ƣu điểm, kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt hạn chế, tồn tại của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên. - Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Phú Yên thông qua khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp FDI. - Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Phú Yên và phân tích số liệu thu thập từ các doanh nghiệp FDI tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI qua dữ liệu thứ cấp đƣợc tiến hành trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. Khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp FDI đƣợc tiến hành trong tháng 3 năm 2016. Giải pháp đề xuất đƣợc xây dựng từ nay đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp điều tra thống kê, thống kê tổng hợp, thống kê phân tích… Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập tổng hợp, hệ thống hoá nguồn số liệu thu thập từ Niên giám Thống kê Tỉnh, từ Sở Kế hoạch Đầu tƣ Tỉnh, từ Sở Tài chính Tỉnh, từ Sở Nội vụ Tỉnh. Trên cơ sở các số liệu đã đƣợc thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005 - 2014. Đối với dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phiếu điều tra trực tiếp 15 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Phú Yên, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả xử lý dữ liệu làm cơ sở để nhận định đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI vào Tỉnh trong thời gian tới. 5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực tiễn hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến FDI nói chung và giải pháp thu hút FDI nói riêng, sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu: - “Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại thành phố Đà Nẵng”, Ngô Quang Vinh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2003. Đề tài đã phân tích đặc điểm, vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng, những lợi thế so sánh mà Đà Nẵng sẵn có; đánh giá thực trạng dựa trên các yếu tố tác động của FDI, phân tích các nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng thu hút FDI ở Đà Nẵng. - “Vận dụng kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam”, Nguyễn Thị Thu Hảo, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2003.Tác giả đã phân tích, đánh giá những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Trung Quốc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Trung Quốc; so sánh mối tƣơng quan giữ hai môi trƣờng đầu tƣ và vận dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút FDI vào Việt Nam. 3 - “Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dƣơng”, Ngô Hoàng Khanh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006. Tác giả phân tích vai trò cuả FDI đối với phát triển kinh tế xã hội, đánh giá thực trạng của tác động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Dƣơng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian tới. - “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam" Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Bùi Huy Nhƣợng, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2006. Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI và đƣa ra giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ ảnh hƣởng của môi trƣờng đầu tƣ tới thu hút FDI không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tập trung trình bày. - “Môi trƣờng đầu tƣ với hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Ái Liên, Luận văn Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Đề cập đến các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ, phân tích các đặc điểm của môi trƣờng đầu tƣ; tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ các yếu tố, các tiêu chí phân loại và các chỉ số phản ánh hiện trạng môi trƣờng đầu tƣ, từ đó đề xuất một số giải pháp ƣu tiên khắc phục những tồn tại chính của môi trƣờng đầu tƣ để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của đầu tƣ FDI nhƣ: tác động của FDI, vị trí và vai trò của FDI, quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực này; các biện pháp thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế… Trên cơ sở kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Yên. 6. Đóng góp khoa học của nghiên cứu: 6.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ toàn bộ cơ sở lý luận liên quan đến việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một địa phƣơng. 4 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn đƣa ra những nhận định về thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Phú Yên trong 10 năm qua, từ năm 2005 đến hết năm 2014. Luận văn cũng làm rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên; qua đó chỉ ra những mặt mạnh và những mặt còn yếu kém, tồn tại trong công tác thu hút vốn FDI tại Phú Yên, và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng thu hút vốn FDI ở Phú Yên trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Chƣơng 2: Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên giai đoạn 2005 - 2015. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Phú Yên từ nay đến năm 2020. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) a. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI đối với nƣớc ta còn khá mới mẻ vì nó chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Vì vậy, việc đƣa ra một khái niệm khái quát về FDI là vấn đề không đơn giản. Xuất phát từ nhiều khía cạnh và góc độ nghiên cứu, đã có nhiều khái niệm khác nhau về FDI. Tuy nhiên trên thế giới, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ngày nay đã trở thành hình thức đầu tƣ phổ biến và đã đƣợc định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng nhƣ luật pháp của các quốc gia. Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế chủ đầu tƣ, mục đích của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Khái niệm của OECD: Đầu tƣ trực tiếp là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tƣ mang lại khả năng tạo ảnh hƣởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tƣ; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm); Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thƣờng hoặc quyền biểu quyết trở lên. Theo tổ chức Thƣơng mại quốc tế: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc đầu tƣ) có một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng hay đƣợc gọi là “Công ty mẹ” và các tài sản là “Công ty con” hay “Chi nhánh công ty”. 6 Luật Đầu tƣ 2014 của Việt Nam sử dụng khái niệm “Đầu tƣ kinh doanh” để thay thế 2 khái niệm trƣớc đây là “Đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp”. Đầu tƣ kinh doanh là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tƣ theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tƣ. Xét về bản chất, FDI khác với đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài; đồng thời FDI là đầu tƣ thuộc kênh tƣ nhân, khác hẳn với đầu tƣ tài trợ (ODA) của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế. b. Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Có hai hình thức đầu tƣ chủ yếu là: + Đầu tƣ mới: là hình thức đầu tƣ trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nƣớc ngoài hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Với loại hình này phải bỏ nhiều tiền để đầu tƣ nghiên cứu thị trƣờng, chi phí liên hệ cơ quan nhà nƣớc và sẽ có nhiều rủi ro. + Mua lại và sáp nhập qua biên giới: là hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động. Với hình thức này, có thể tận dụng lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tƣ (tận dụng tài sản sẵn có của thị trƣờng) vì vậy tiết kiệm đƣợc thời gian, giảm thiểu rủi ro [3, tr.18]. 1.1.1.2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (vốn FDI): a. Khái niệm vốn FDI: Vốn FDI là vốn mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ ra, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lí, khai thác hoặc thuê ngƣời quản lí, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nƣớc sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lí, cùng với đối tác nƣớc sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro [8, tr.14]. b. Phân loại vốn FDI: Có thể phân loại vốn FDI theo các tiêu chí khác nhau nhƣ sau: - Theo tính chất dòng vốn: Có ba hình thức vốn chủ yếu là: + Vốn chứng khoán: Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nƣớc phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia các quyết định quản lý của công ty. + Vốn tái đầu tƣ: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tƣ thêm. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng